Giải pháp trong sản xuất

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi và tiêu thụ dê của các hộ nông dân tại xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng (Trang 85)

4.4.1.1 Giải pháp về vốn

Vốn là yếu tố quan trọng nhất đối với người chăn nuôi, việc mở rộng quy mô chăn nuôi là tùy thuộc vào vốn của người nông dân. Thực tế hiện nay cho thấy việc vay vốn của các ngân hàng đối với các hộ chăn nuôi dê vẫn còn nhiều khó khăn, số tiền cho vay còn ít hơn thời gian cho vay ngắn, cộng thêm khó khăn khi các hộ chăn nuôi có tài sản thế chấp thấp nên hầu hết các hộ chăn nuôi theo quy mô lớn đều phải vay vốn ở ngoài hay vay anh em họ hàng.

Giải pháp Sản xuất Tiêu thụ Vốn Thức ăn chăn nuôi Kỹ thuật, công tác thú y Giống Vấn đề VSA TTP Xác định nhu cầu thị trường Tạo mối liên kết

Vì vậy, người chăn nuôi phải chịu một mức lãi suất cao hoặc bị các công ty ép giá và đưa các ràng buộc không có lợi cho người chăn nuôi. Để tạo điều kiện tốt cho các hộ chăn nuôi tôi có đề nghị một số giải pháp như sau:

 Thực hiện tốt chính sách cho vay vốn. Các tổ chức tín dụng thực hiện cho các hộ chăn nuôi vay với số lượng phù hợp với phương án kinh doanh của hộ và thời gian vay dài hơn 1 năm.

 Tiếp tục phát huy vai trò của đoàn thể như quỹ hội phụ nữ, quỹ hội nông dân tại địa phương để góp vốn sản xuất.

 Tổ chức thành các hiệp hội chăn nuôi nhằm hỗ trợ vốn cho nhau cùng phát triển. Tăng cường liên kết giữa người chăn nuôi với các thành phần có liên quan đến sản phẩm của ngành chăn nuôi nhằm huy động vốn vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao đồng thời đảm bảo được đầu ra của sản phẩm.

4.4.1.2 Giải pháp về thức ăn

Thức ăn là yếu tố không thể thiếu trong chăn nuôi dê. Nguồn thức ăn của đàn dê chủ yếu là đồng cỏ tự nhiên, một số loại lá cây trên đồi núi và một vài loại cỏ do hộ nông dân trồng để chăn nuôi dê. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng chặt phá rừng, gây cháy rừng vẫn còn rất nhiều làm mất đi nhiều đồng cỏ tự nhiên, nhiều loại cây là thức ăn cho dê.

Người chăn nuôi phải đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn thô cho dê, trồng nhiều loại cỏ như cỏ voi,.. nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho dê. Cần phải chú trọng hơn nữa việc cung cấp nguồn thức ăn tinh, tăng cường thức ăn tinh để đảm bảo dê được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Cần có các lớp tập huấn kĩ thuật chăn nuôi dê cho người chăn nuôi để họ biết cơ cấu từng loại thức ăn để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của dê, dê con cho ăn thế nào và giai đoạn gần bán thì cho ăn thế nào.

4.4.1.3 Giải pháp về kĩ thuật, công tác thú y

nuôi dê cho người dân thông qua các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi dê. Truyền tải thông tin trong các buổi tập huấn phải rõ ràng, dễ hiểu và phải gắn với thực tế, tránh việc nói lý thuyết suông người dân khó tiếp thu.

Tăng cường hơn nữa công tác chuyển giao công nghệ, mạnh dạn tổ chức thí điểm và nhân rộng các giống dê cho năng suất cao. Hướng dẫn cho người dân phòng trừ dịch bệnh, thực hiện nghiêm túc công tác tiêm phòng định kì. Hiện nay trên địa bàn xã chỉ mới tiêm phòng một năm 1 lần, nhiều hộ chăn nuôi cố tình trốn tránh không tiêm phòng. Vì vậy, trong những năm tới cần tăng cường số đợt tiêm phòng trong năm, bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng của những đợt tiêm phòng để việc phòng bệnh có hiệu quả hơn. Dịch bệnh ở dê khi bùng phát thì lây lan rất nhanh chính vì vậy khi dịch bệnh đã bùng phát thì phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời, tránh để dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

4.4.1.4 Giải pháp về giống

Trong sản xuất nông nghiệp thì đóng góp một phần hết sức quan trọng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi. Giống tốt góp phần chống lại dịch bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Bởi vậy thực hiện tốt giải pháp về nguồn giống là một việc làm cần thiết.

Hiện nay trên địa bàn xã chưa có thị trường cung cấp giống, các hộ chăn nuôi phải chủ động tìm mua giống dê từ các trang trại ở xã, huyện khác hay từ các cơ sở giống bên ngoài xã, từ công ty giống trung ương. Như vậy, việc lựa chọn xác định giống dê nuôi tốt đáng tin cậy rất khó khăn đối với người chăn nuôi. Để khắc phục vấn đề này các hộ chăn nuôi cần tìm những trung tâm giống uy tín để đảm bảo chất lượng con giống.

Qua điều tra thực tế cho thấy các hộ chăn nuôi thường nuôi dê theo kinh nghiệm, mật độ chưa đảm bảo kỹ thuật. Có nhà chuồng rộng, đất đai rộng thì nuôi nhiều còn chuồng chật thì nuôi ít, họ không biết được mật độ như thế nào là hợp lý, loại chuồng như thế nào thì thích hợp cho việc chăn

nuôi dê. Chính vì vậy cần có những lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi dê để hướng dẫn người chăn nuôi dê làm chuồng trại sao cho hợp lý.

Kỹ thuật chọn giống rất quan trọng, các hộ nuôi đều chọn giống dựa trên kinh nghiệm, đối với những người nông dân thì kinh nghiệm họ đúc kết được trong quá trình sản xuất là rất quan trọng. Tuy nhiên, kinh nghiệm thôi chưa đủ mà cần phải kết hợp giữa kinh nghiệm với kỹ thuật và phù hợp với điều kiện đầu tư của hộ nuôi.

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi và tiêu thụ dê của các hộ nông dân tại xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng (Trang 85)