0
Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Kết quả chăn nuôi dê của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ DÊ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ XUÂN TRƯỜNG, HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG (Trang 67 -67 )

4.1.3.1 Chi phí chăn nuôi dê của các hộ điều tra

Để đánh giá hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi dê nói riêng chúng ta cần quan tâm đến chi phí sản xuất.

Bảng 4.5 Chi phí bình quân của các hộ chăn nuôi dê theo quy mô chăn nuôi năm 2014 (tính BQ cho 100kg thịt).

ĐVT: 1000đ/100kg Chỉ tiêu QM nhỏ QM TB QM lớn Giống 7.944.1 7.107.3 6.445.5 Thức ăn 403.364 742.093 583.497 Thú y, chữa bệnh 90.638 152.058 135.150 Chi phí khác 193.321 215.288 167.839 Tổng 8.631.423 8.216.739 7.332.04

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2015)

Qua bảng 4.5 cho thấy mức chi phí cho chăn nuôi khác nhau tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi dê của hộ. Hầu hết các hộ chăn nuôi dê mua dê giống ở

các trạm giống hay các hộ chăn nuôi dê trong vùng nên giá dê không chênh lệch nhau. Chi phí bình quân cho giống dê của các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ là 14.440.000 đồng và tăng dần theo quy mô chăn nuôi, ở nhóm hộ chăn nuôi quy mô lớn là 30.475.000 đồng và chi phí ở nhóm hộ quy mô trung bình là 19.116.000 đồng.

Theo điều tra tất cả các hộ chăn nuôi dê đều không mất chi phí cho loại thức ăn thô xanh (cỏ mọc tự nhiên, cỏ voi, dây khoai lang…), thức ăn thô khô như rơm lúa và thức ăn củ cải. Đối với thức ăn thô xanh và thức ăn thô khô thì hầu hết đều do dê tự kiếm ăn trên đồi núi, trên đồng cỏ mọc tự nhiên. Thức ăn củ cải đều do hộ chăn nuôi tự sản xuất để phục vụ sản xuất, giống các loại củ cải được truyền từ đời này sang đời khác, hầu như các hộ chăn nuôi đều không phải mua giống các loại củ cải này. Vì thế các hộ chăn nuôi đều không mất một khoản chi phí cho thức ăn thô xanh và củ cải.

Thức ăn tinh là loại thức ăn cung cấp năng lượng cho đàn dê bao gồm các loại hạt ngũ cốc, các loại củ phơi khô (khoai, sắn), bột ngô, cám, gạo… Trong năm vừa qua các hộ chăn nuôi đã tốn khá nhiều chi phí cho chăn nuôi dê, chi phí bình quân cho thức ăn tinh ở nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ là

708.000 đồng; nhóm quy mô trung bình là 1.995.000 đồng và nhóm hộ chăn nuôi với quy mô lớn là 2.759.000 đồng. Tuy nhiên đa số các hộ chăn nuôi đều sử dụng loại thức ăn này rất ít, họ cho rằng không quá cần thiết phải sử dụng nhiều thức ăn tinh như vậy do đó mà đàn dê không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm. Vì thế mà đàn dê không đủ hệ miễn dịch dịch bệnh gây ra bệnh dịch cho cả đàn, khiến dê chết làm thiệt hại cho hộ chăn nuôi, họ chỉ tận dụng đồng cỏ tự nhiên mà họ có.

Chi phí cho công tác thú y và tiêm phòng dịch bệnh tuy chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng chi phí nhưng nó lại đóng vai trò hết sức quan trọng và cần thiết nhất là đối với hộ chăn nuôi theo quy mô lớn, chỉ một sai sót trong khâu phòng trừ dịch bệnh, hoặc chủ quan với bệnh dịch sẽ để lại hậu quả rất nặng

nề cho chăn nuôi của hộ. Các hộ chăn nuôi dê quy mô lớn nuôi với số lượng nhiều nên rất chú trọng tới việc tiêm vacxin phòng bệnh hay công tác thú y. Chỉ một con bị bệnh cũng có thể lây lan ra cả đàn gây thiệt hại lớn. Chính vì vậy mà chi phí cho công tác thú y của các hộ trong nhóm này là cao nhất trong ba nhóm.

Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng sự chênh lệch chi phí chăn nuôi giữa các quy mô là không lớn. Bởi lẽ hầu hết các hộ chăn nuôi dê đều biết áp dụng các phương pháp chăn nuôi hiện đại, có quy mô lớn không còn truyền thống nhỏ lẻ như trước nữa. Chăn nuôi dê có kỹ thuật không những giúp nâng cao chất lượng và khối lượng sản phẩm mà sẽ giảm được một phần chi phí.

4.1.3.2 Kết quả chăn nuôi dê của các hộ điều tra

Dưới đây là bảng kết quả chăn nuôi dê của các nhóm hộ điều tra tính cho lứa nuôi gần nhất tại thời điểm tháng 2/2014 đến tháng 3/2015:

Bảng 4.6 Kết quả chăn nuôi dê của các hộ chăn nuôi dê năm 2014(tính BQ cho 100kg thịt)

ĐVT: 1000đ/100kg

Hộ chăn nuôi

QM nhỏ QM TB QM lớn

1.Giá trị sản xuất (GO) 12.000 11.741 11.018

2.Chi phí trung gian (IC) 8.631.423 8.216.739 7.332.04

3.Giá trị gia tăng (VA) 3.368.577 3.524.261 3.685.960

4.Khấu hao chuồng trại (A) 95.340 259.670 309.714

5.Thu nhập hỗn hợp (MI) 3.273.237 3.264.591 3.376.246

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2015)

Qua bảng số liệu ta thấy giá trị sản xuất của nhóm hộ quy mô nhỏ là 12 triệu đồng lớn nhất trong ba nhóm quy mô, nhóm hộ quy mô lớn lại có giá trị sản xuất thấp nhất là 11.018 triệu đồng và quy mô trung bình là 11.741 triệu đồng.

Tuy nhiên phần chi phí các hộ chăn nuôi bỏ ra khá lớn, đặc biệt là chi phí về giống và thức ăn chăn nuôi. Những hộ chăn nuôi quy mô càng lớn thì

chi phí trung gian cho chăn nuôi dê càng nhỏ là 7.332.04 nghìn đồng và nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ là 8.631.423 nghìn đồng có chi phí trung gian lớn nhất. Do các hộ chăn nuôi chưa thật sự quan tâm đến việc tiêm vacxin phòng bệnh cho dê nên chi phí bỏ ra để chữa bệnh cho dê còn cao.

Thu nhập hỗn hợp của các hộ chăn nuôi khá cao, không có nhóm hộ chăn nuôi nào bị lỗ. Thu nhập hỗn hợp của các nhóm hộ không có sự chênh lệch nhiều, quy mô lớn có thu nhập hỗn hợp nhiều nhất là 3.376.246 nghìn đồng, quy mô chăn nuôi nhỏ là 3.273.237 nghìn đồng và nhóm hộ quy mô trung bình có thu nhập hỗn hợp ít nhất là 3.264.591nghìn đồng.

Chi phí khấu hao chuồng trại tăng theo nhóm hộ quy mô chăn nuôi, hộ chăn nuôi với quy mô lớn thường sẽ chăn nuôi dê ở ngoài khu vực dân cư hoặc trên đồi núi nên họ sẽ xây dựng chuồng trại tại đó nên cần nhiều trang thiết bị hơn những hộ chăn nuôi ở trong khu vực dân cư. Khấu hao chuồng trại tính theo 100kg thịt thì các hộ chăn nuôi theo quy mô lớn có chi phí lớn nhất là 309.714 nghìn đồng, nhóm hộ quy mô nhỏ có chi phí ít nhất là 95.340 nghìn đồng và nhóm hộ quy mô trung bình là 259.670 nghìn đồng.

Kết quả chăn nuôi dê của cả ba nhóm hộ nhìn chung là không cao, các hộ chăn nuôi vẫn không dám đầu tư chăn nuôi với quy mô lớn vì họ còn thiếu kinh nghiệm cũng như kỹ thuật chăn nuôi dê. Cần có biện pháp cải thiện nhằm nâng cáo sản lượng sản phẩm chăn nuôi trong thời gian tới.

4.1.3.3 Hiệu quả kinh tế chăn nuôi dê của các hộ điều tra

Hiệu quả kinh tế chăn nuôi dê có thể được tính toán theo nhiều chỉ tiêu khác nhau. Dựa vào các chỉ tiêu này để người chăn nuôi có thể đưa ra quyết định đúng đắn như mở rộng hay thu hẹp quy mô chăn nuôi, tăng yếu tố đầu vào này hoặc giảm yếu tố đầu vào kia. Dưới đây là bảng hiệu quả chăn nuôi dê của các hộ điều tra tính cho lứa nuôi gần nhất.

Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế chăn nuôi dê tính theo chi phí trung gian của các hộ điều tra (tính BQ cho 100kg)

ĐVT: lần

Chỉ tiêu Quy mô chăn nuôi

QM Nhỏ QM TB QM Lớn

GO/IC 1,39 1,43 1,50 1,44

VA/IC 0,39 0,43 0,5 0,44

MI/IC 0,38 0,39 0,46 0,41

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2015)

Theo kết quả của bảng 4.7 thì giá trị sản xuất tạo nên 1000 đồng chi phí trung gian (GO/IC) cao nhất là các hộ chăn nuôi dê quy mô lớn với 1,5 lần và trung bình cho cả 3 quy mô là 1,44 lần. Như vậy hiệu quả kinh tế thu được từ chăn nuôi dê là không cao. Nguyên nhân là do chi phí đầu vào và các dịch vụ thú y quá lớn trong khi giá bán dê càng ngày càng thấp. Người chăn nuôi không chú trong cho việc phòng bênh nên chi phí chữa bệnh cho dê khi có dịch bệnh khá là cao, có biện pháp giúp cho người chăn nuôi hiểu được tầm quan trọng của công tác phòng bệnh cho đàn dê.

Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí trung gian của các hộ quy mô là lớn nhất là 0,5 lần, quy mô trung bình là 0,43 và quy mô nhỏ là 0,39. Mức tỷ suất giá trị tăng thêm bình quân của cả 3 nhóm hộ là 0,44 lần. Như vậy, mức tỷ suất giá trị tăng thêm của cả 3 nhóm hộ đều không cao. Thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian trung bình của cả 3 nhóm hộ quy mô là 0,41 và nhóm hộ chăn nuôi theo quy mô lớn là lớn nhất với 0,46 lần.

Người chăn nuôi thu được lợi nhuận từ chăn nuôi dê nhưng không cao. Tuy nhiên, đây chỉ là hiệu quả chăn nuôi dê của các hộ điều tra mang tính thời điểm. Do mang lại lợi nhuận cho các hộ chăn nuôi nên người dân ở xã đang đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi dê, áp dụng nhiều phương pháp chăn nuôi nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ DÊ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ XUÂN TRƯỜNG, HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG (Trang 67 -67 )

×