0
Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Thực trạng phát triển chăn nuôi và tiêu thụ dê ở Việt Nam và thế

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ DÊ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ XUÂN TRƯỜNG, HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG (Trang 28 -28 )

2.2.1.1 Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới

Trong thời gian dài vai trò của chăn nuôi dê trong nền kinh tế của các nước đang phát triển không được đánh giá đầy đủ. Sự đóng góp tích cực của con dê đối với đời sống của người dân , đặc biệt là những gia đình khó khăn về các nguồn lực cũng thường xuyên bị bỏ qua. Có nhiều nguyên nhân cho vấn đề này. Trước hết, dê thường khó đếm được chính xác và vì thế số lượng đầu dê thường không được thống kê đầy đủ. Mặt khác, dê sống cũng như các sản phẩm của dê ít khi tham gia vào các thị trường chính thống và không phải chịu thuế nên sự đóng góp trong nền kinh tế quốc dân không được ghi chép đầy đủ. Hơn nữa những người nuôi dê thường là những người dân nghèo bị lép vế về cả mặt kinh tế và xã hội.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhận thức về vai trò của con dê đã có sự thay đổi và tiềm năng của nó đã bắt đầu được khai thác tích cực hơn. Tuy còn nhiều quan điểm khác nhau về chủ trương phát triển, nhưng chăn nuôi dê ngày càng được chú trọng hơn và có đóng góp lớn vào việc phát triển kinh tế của người dân nghèo, đặc biệt là ở các vùng mà các gia súc khác nhau như bò sữa, lợn lai không phù hợp thì con dê được coi là coi vật có thể giúp cho người nông dân tăng thêm thu nhập, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu.

Thực tế, hiện nay có khoảng 95% trong tổng số 765 triệu con dê trên thế giới được nuôi ở các nước đang phát triển và mang lại thu nhập có ý nghĩa cho người dân (Đặng Văn Bình, 2008). Ở Châu Á, nước nuôi nhiều dê nhất là Trung quốc, sau đó là Ấn Độ và Pakistan. Chăn nuôi dê tập trung ở các nước đang phát triển, nhưng chủ yếu ở khu vực nông hộ quy mô nhỏ, ở những vùng khô cằn, nông dân nghèo. ở những nước phát triển, chăn nuôi dê ở quy mô

đàn lớn hơn và chăn nuôi theo phương thức thâm canh với mục đích lấy sữa làm pho mát hoặc chuyên lấy thịt cho tiêu dùng trong nước hay xuất khẩu. Ngoài ra, chăn nuôi dê trên thế giới cũng đã cung cấp một khối lượng khá lớn sản phẩm về lông và da.

Ấn Độ là nước có ngành chăn nuôi dê rất phát triển. Công tác nghiên cứu về chăn nuôi dê được nhà nước đặc biệt quan tâm chú ý. Họ có Viện nghiên cứu chăn nuôi dê, Viện sữa quốc gia, các trường đại học và một số trung tâm nghiên cứu dê.

Ở Trung Quốc, từ năm 1978 Chính phủ đã bắt đầu quan tâm đến chăn nuôi dê và do đó mà tốc độ phát triển chăn nuôi dê ngày càng nhanh. Trung Quốc là nước đã sử dụng kỹ thuật cấy truyền hợp tử trên dê.

Ở Philippine, Viện Nghiên cứu và Phát triển con dê cũng được Chính phủ quan tâm chú ý. Một chương trình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê quốc gia được thiết lập, hiện nay đã được đưa ra và tiến hành một mô hình nghiên cứu toàn diện về con dê để đẩy mạnh ngành chăn nuôi dê trong những năm tới.

2.2.1.2 Tình hình chăn nuôi dê cả nước

Ở Việt Nam nghề chăn nuôi dê tuy đã có từ lâu đời, nhưng chủ yếu là nuôi quảng canh tận dụng bãi chăn thả tự nhiên là chính, thiếu kinh nghiệm và kiến thức kỹ thuật. Phần lớn giống dê là dê Cỏ địa phương nhỏ con, năng suất thấp. Nghề chăn nuôi dê với quy mô lớn chưa được hình thành. Gần đây do nhu cầu tiêu thụ thịt dê tăng nhanh, giá bán cao nên ngành chăn nuôi dê có tốc độ phát triển khá nhanh.

Gần đây, Nhà nước cũng đã có sự quan tâm trong việc đầu tư nghiên cứu, xây dựng mô hình đặc biệt là việc đào tạo chuyển giao kỹ thuật thích hợp về chăn nuôi dê cho cán bộ kỹ thuật cũng như người dân.

Chăn nuôi dê cần ít vốn, quay vòng vốn nhanh, tận dụng được lao động và điều kiện tự nhiên ở mọi vùng sinh thái. Chăn nuôi dê là định hướng hợp

lý cho phát triển chăn nuôi của nông dân nghèo. Khuyến khích chăn nuôi gia súc nhai lại nhỏ là cuộc cách mạng thích hợp để giải quyết các vấn đề đói nghèo trong nông thôn hơn các chương trình phát triển đại gia súc khác. Chăn nuôi gia súc lớn đầu tư vượt quá khả năng của đa số nông dân, thời gian thu hồi lâu hơn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về kinh tế. Chăn nuôi dê phát triển góp phần đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, ổn định kinh tế và xã hội, giảm đói nghèo, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp, Ngành chăn nuôi dê, cần được phát triển tương xứng với tiềm năng và thị trường trong nước.

Tháng 4/2010, tổng đàn dê cả nước 75.183 con; sản lượng thịt 394 tấn, chăn nuôi dê chủ yếu phát triển tập trung ở Đồng Bằng sông Hồng 11.966 con với sản lượng thịt 41 tấn. Miền núi và Trung du là 8.441 con với sản lượng thịt 55 tấn. Đến tháng 10/2010 tổng đàn dê đã tăng lên đến 1.210.047 con, trong đó miền núi và trung du có tổng số đàn dê 537.732 con, với sản lượng thịt 36.613 tấn (Tổng Cục thống kê, 2014).

Chăn nuôi dê là một trong những thế mạnh của các tỉnh trung du miền núi. Nhiều giống dê thịt, sữa đã được nhập về để cải tạo đàn dê trong nước và đa dạng hóa nguồn gen.

Số lượng dê và sản lượng thịt dê trong vài năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.2 sau đây:

Bảng 2.1 Tình hình chăn nuôi dê của nước ta 5 năm gần đây Năm Cả nước Đồng bằng sông Hồng Miền núi và trung du Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Tây nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Số lượng (con) Sản lượng thịt (tấn) Số lượng (con) Sản lượng thịt (tấn) Số lượng (con) Sản lượng thịt (tấn) Số lượng (con) Sản lượng thịt (tấn) Số lượng (con) Sản lượng thịt (tấn) Số lượng (con) Sản lượng thịt (tấn) Số lượng (con) Sản lượng thịt (tấn) 2010 1.210 54.215 75.516 2.967 537.732 36.613 316.592 8.640 91.622 1.738 95.532 2.085 93.052 2.172 2011 1.109 15.732,7 74.175 1556,8 525.036 3270,7 224.666 5.897 99.537 1492,4 93.736 1487,5 92.312 2.028 2012 1.250.5 16.467 68.592 1.530,93 553.364 3.542 313.359 7.014,1 53.364 1.443,9 117.919 920,224 98.183 2.014 2013 1.334.3 17.065 65.659 1.377 594.243 3.888 292.614 4.696 92.410 1.196 177.7 2091 111.67 3.545 2014 1.600 18.057 72.383 1.425 672.539 4.039 393.017 6.337 100.760 1.148 208.5 2.698 153.047 2.409 (Nguồn: Tổng Cục thống kê,2015)

Chăn nuôi dê trang trại phát triển chủ yếu tại Ninh Thuận, Bình Thuận, Đông Nam Bộ và Duyên Hải Nam Trung bộ.

Chăn nuôi trâu, dê, lợn và gia cầm là một lợi thế tại các tỉnh vùng thiểu số và miền núi phía Bắc từ nhiều năm nay bởi với những lợi thế điều kiện tự nhiên của vùng như: Đất đai rộng lớn, có nhiều giống gia súc, gia cầm chất lượng tốt. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến năm 2012 đàn dê chiếm gần 50% trong tổng cả đàn gia súc ăn cỏ.

Người nông dân Việt Nam chăn nuôi dê chủ yếu theo các phương thức sau: Có 3 phương thức chăn nuôi dê:

Phương thức chăn nuôi quảng canh

Phương thức chăn nuôi quảng canh áp dụng cho những nơi có đồi, bãi, núi đá hay rừng cây rộng và với các giống dê địa phương lấy thịt.

Với phương thức này, dê được chăn thả hoàn toàn, tự tìm kiếm và chọn lọc những loại thức ăn trong tự nhiên. (đôi khi cần bổ sung thêm ít sắn, khoai, cám, ngô và cỏ, lá tại chuồng).

Ưu điểm: yêu cầu vốn đầu tư về giống, thức ăn, chuồng trại thấp.

Nhược điểm: việc quản lý đàn và công tác giống không được tiến hành theo cá thể; năng suất chăn nuôi thường thấp.

Phương thức chăn nuôi bán thâm canh

Đây là phương thức nuôi phổ biến và phù hợp nhất trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta hiện nay. Thường áp dụng cho hướng chăn nuôi kiêm dụng thịt - sữa. Với phương thức này, dê được nuôi nhốt kết hợp chăn dắt luân phiên ở khu vực quanh nhà, đồi gò.

Ưu điểm: có thể quản lý cá thể được

Phương thức chăn nuôi thâm canh

Phương thức này áp dụng cho những nơi không có điều kiện chăn thả, phù hợp với hướng chăn nuôi chuyên dụng sữa, thịt hoặc kiêm dụng sữa - thịt.

Dê được nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng và được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo từng thời kỳ sản xuất.

Ưu điểm: quản lý được đàn bao gồm việc chọn lọc, loại thải con giống và ghép đôi giao phối dựa trên cơ sở ghi chép, theo dõi kết quả sản xuất cá thể.

Nhược điểm: đòi hỏi có trình độ quản lý tốt và vốn đầu tư cao.

Tại tỉnh Cao Bằng, tình hình chăn nuôi dê ngày càng trở nên phát triển đặc biệt là những huyện miền núi như Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang,… Các hộ chăn nuôi đã biết cách áp dụng nhiều phương pháp hiện đại trong chăn nuôi dê nâng, phát triển đàn dê nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho gia đình.

Bảng 2.2 Tình hình chăn nuôi dê của tỉnh Cao Bằng 3 năm gần đây Năm 2012 2013 2014 Tốc độ phát triển 2013/2012 2014/2013 BQ Số lượng (con) 27.783 31.624 42.117 1,138 1,331 1,234 Sản lượng thịt (tấn) 116,294 110 109 0,945 0,991 0,968 Số con xuất chuồng (con) 4.726 4.586 5.147 0,970 1,122 1,046 (Nguồn: Tổng Cục thống kê, 2015)

Theo bảng 2.3 thì số lượng dê tăng qua các năm, năm 2010 là 19.840 con đến năm 2014 tăng lên đến 42.117 con, số lượng dê tăng đều qua các năm. Tuy nhiên sản lượng thịt dê qua các năm tăng không đáng kể từ 75 tấn năm 2010 đến 109 tấn năm 2014. Do người chăn nuôi chưa chú trọng cho việc phòng bệnh cho đàn dê nên dịch bệnh còn thường xuyên xảy ra làm cho dê chết hàng loạt gây thiệt hại về kinh tế cho hộ chăn nuôi. Các hộ chăn nuôi không dám đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi vì họ chưa mạnh dạn, sợ rủi ro. Số con xuất chuồng còn rất ít từ năm 2012 là 4.726 con đến năm 2014 chỉ tăng lên 5.147 con.

2.2.1.2 Tình hình tiêu thụ dê cả nước

Sản phẩm xuất khẩu của nước ta từ trước đến nay chủ yếu là thịt dê, sữa. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu chưa nhiều và không ổn định

Tình hình tiêu thụ dê của chúng ta hiện nay vẫn chủ yếu là thị trường trong nước. Giá tiêu thụ thịt dê tại thị trường trong nước thường cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực, điều này cũng là cơ hội thúc đẩy phát triển chăn nuôi dê, nhưng lại khó khăn cho việc cạnh tranh với thị trường xuất khẩu.

Nhà nước chưa quan tâm nhiều đến việc phát triển chăn nuôi dê lấy thịt và lấy sữa, chưa có nhiều chủ trương hay chính sách nhằm phát triển đàn dê với quy mô lớn hơn. Hạn chế nhiều chương trình nhằm phát triển mô hình chăn nuôi dê lấy sữa và thịt phục vụ cho xuất khẩu

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1Vị trí địa lý

Xã Xuân Trường là xã miền núi biên giới nằm ở phía Đông của huyện Bảo Lạc và phía Tây Bắc của tỉnh Cao Bằng. Trên địa bàn xã có đường tỉnh lộ 216 chạy qua đã láng nhựa, đường liên xã đã được cứng hóa nhựa; diện tích đất tự nhiên là 8135,89 ha (UBND xã Xuân Trường, 2015).

Xã có vị trí như sau:

- Phía Bắc giáp xã Khánh Xuân, huyện Nà Pò của tỉnh Quảng Tây nước CHND Trung Hoa.

- Phía Nam giáp xã Hồng An.

- Phía Đông giáp huyện Thông Nông, huyện Nà Pò của tỉnh Quảng Tây nước CHND Trung Hoa.

- Phía Tây giáp xã Phan Thanh và xã Khánh Xuân.

Xã Xuân Trường có hệ thống đường vành đai biên giớ với Trung Quốc tạo điều kiện giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội với Trung Quốc (UBND xã Xuân Trường, 2015).

3.1.1.2. Điều kiện thời tiết – khí hậu

Khí hậu của xã Xuân Trường mang các đặc trưng chung của vùng núi cao phía Tây của tỉnh Cao Bằng. Khí hậu chia làm 2 mùa đặc trưng: Mùa mưa và mùa khô.

- Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 9 hàng năm, khí hậu khá mát mẻ.

- Mùa khô: kéo dài từ tháng 10 năm trước tới tháng 3 năm sau, có những mùa khô có thể dài hơn.

Xã nằm trong khu vực có hiện tượng mưa đá, sương muối ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân (UBND xã Xuân Trường).

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình đất đai và sử dụng đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên 8.135,89 ha. Trong đó đất nông nghiệp 7.949,98 ha, chiếm 97,71%; đất phi nông nghiệp là 105,86 ha, chiếm 1,30%; đát chưa sư dụng khoảng 80,05 ha chiếm 0,98% (Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bảo Lạc, 2015).

Cơ cấu sử dụng đất chưa phát huy được lợi thế về đất đai và tài nguyên khí hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Đất nông nghiệp:

- Đất sản xuất nông nghiệp diện tích 681,78 ha, chiếm 8,38% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó diện tích đất trồng lúa nước 200,05 ha chiếm 2,46% tổng diện tích tự nhiên, đất trồng cây hàng năm khác diện tích 449,15 ha chiếm 5,52%, đất trồng cây lâu năm diện tích 32,58 ha chiếm 0,4%.

- Đất lâm nghiệp: tổng diện tích đất lâm nghiệp năm 2012 là 7.262,99 ha chiếm 89,27% diện tích đất tự nhiên, toàn bộ là rừng phòng hộ.

Đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã chiếm tỉ lệ rất nhỏ là 0,03%diện tích tự nhiên (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Lạc, 2015).

Đất phi nông nghiệp:

Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu đất đai của xã (1,30%)

Trong đó, đất khu dân cư nông thôn 37,50 ha chiếm 0,46%; đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 0,41 ha chiếm 0,01%; đất quốc phòng diện tích 2,72 ha chiếm 0,03%; đất có mục đích công cộng 51,56 ha chiếm 0,63%; đất sông suối mặt nước chuyên dùng 7,5 ha chiếm 0,09%. Còn lại là đất nghĩa

trang nghĩa địa (0,08%), đất đi tích danh thắng (0,03%) (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Lạc, 2015).

Đất chưa sử dụng: diện tích đất chưa sử dụng 80,05 ha, chiếm 0.89%. Hiện trạng sử dụng đất cho thấy xã chưa tận dụng hết quỹ đất sử dụng để phát triển sản xuất giúp cho người dân cải thiện nâng cao đời sống.

Diện tích đất lúa hiện tại là đất lúa 1 vụ, có thể đưa vào trồng xen các loại cây trồng khác như: ngô, khoai tây, rau màu vào các vụ nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, nâng cao đời sống nhân dân.

Đất đai hiện tại của xã có thể đem lại năng suất cao, sản lượng cây trồng cao, song tương lai trong quá trình canh tác cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống cậy, con phù hợp để đạt năng suất, hiệu quả cao, đồng thời duy trì đồ phì cho đất, đảm bảo mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm hiệu quả.

Trong nhóm đất phi nông nghiệp, đất phát triển cơ sở hạ tầng chiếm tỉ lệ nhỏ, trong tương lai cần dành thêm quỹ đất cho mục đích này đảm bảo nhu cầu phát triển các ngành kinh tế.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội đòi hỏi việc quy hoạch sử dụng đất của xã phải có sự phân bố đất đai một cách hợp lí hơn, đáp ứng nhu cầu cho tất cả các ngành, các lĩnh vực và bảo vệ môi trường (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Lạc, 2015).

3.1.2.2. Tình hình dân số và sử dụng lao động

Dân số:

Theo thống kê số liệu năm 2012, dân số trong toàn xã 3.819 người, 741 hộ, bình quân nhân khẩu toàn xã 5 – 6 người/hộ (UBND xã Xuân Trường, 2015).

Dân cư phân bố khá đều khắp diện tích đất của xã. Cách phân bố dân cư như hiện trạng là tương đối phù hợp với điều kiện sản xuất.

Bảng 3.1 Thống kê số hộ, số khẩu, diện tích đất của từng xóm

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ DÊ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ XUÂN TRƯỜNG, HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG (Trang 28 -28 )

×