0
Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Tình hình chung về phát triển chăn nuôi của xã

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ DÊ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ XUÂN TRƯỜNG, HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG (Trang 51 -51 )

Là một xã chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp, bên cạnh đó chăn nuôi cũng được chú trọng. Đây là một hướng đi đúng đắn để phát triển kinh tế của xã. Mặt khác xã đã có hệ thống giao thông xuyên suốt nên xã có thể giao lưu buôn bán với xã khác, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế nói chung và chăn nuôi dê nói riêng.

Chăn nuôi dê trên địa bàn xã không còn là ngành chăn nuôi tận dụng như trước nữa mà đã có nhiều loại hình chăn nuôi theo hướng tập trung quy mô lớn.

Có nhiều nguyên nhân để cho chăn nuôi dê tồn tại và phát triển trên địa bàn xã. Nguyên nhân đầu tiên là do địa hình đồi núi tại địa bàn thích hợp cho việc chăn thả đàn dê, phương tiện đi lại, giao thông thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Thứ hai, do kinh tế xã hội nói chung và trên địa bàn nói riêng ngày càng phát triển, cuộc sống người dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao.

Thứ ba, xã có nghề chăn nuôi dê lâu đời nên kinh nghiệm chăn nuôi dê mà cha ông để lại là nền tảng vững chắc cho hộ chăn nuôi. Mặt khác xã có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, tình hình dịch bệnh kèm theo giá cả thị trường không ổn định đã là cho tình hình chăn nuôi dê trên địa bàn xã có sự chuyển biến rõ rệt.

Theo chi Cục Thống kê huyện Bảo lạc, đàn dê của xã Xuân Trường năm 2013 là 661 con đến năm 2014 đã tăng lên đến 784 con, đàn dê tăng dần qua các năm làm tăng số lượng đàn dê của cả huyện 3.805 con. Tuy nhiên do

người chăn nuôi chưa có phương pháp chăn nuôi hiện đại và do dịch bệnh nên số con xuất chuồng còn thấp. Các hộ chăn nuôi không coi trọng công tác tiêm vacxin phòng bệnh cho dê, chuồng trại chưa được xây dựng kiên cố. Nguồn thức ăn tự nhiên ngày càng khan hiếm do tình trạng phá rừng, đốt rừng làm rẫy tràn lan còn nhiều.

• Nguồn lực về đất đai trong chăn nuôi

Sự thành công trong chăn nuôi đàn dê bao gồm rất nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến nguồn lực đất đai; đất đai trong chăn nuôi rất quan trọng, tuy nó không tác động trực tiếp đến vật nuôi nhưng lại có ý nghĩa quyết định đến việc chăn nuôi và mở rộng quy mô chăn nuôi của từng hộ gia đình. Vị trí chăn nuôi cũng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng đàn dê bởi vị trí chăn nuôi đó có đảm bảo các yếu tố như thoáng mát, khô ráo, nơi ở có yên tĩnh hay không; nếu chăn thả đàn dê thì cánh đồng hay ngọn đồi lớn, có nguồn thức ăn phong phú cho đàn dê sẽ tác động tác mạnh đến sự sinh trưởng và phát triển của đàn dê.

• Nguồn lực về lao động trong chăn nuôi

Yếu tố con người là quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của mọi vấn đề. Trong chăn nuôi dê nguồn lực lao động quyết định trực tiếp đến chế độ chăm sóc, công tác quản lý và hiệu quả kinh tế mang lại. Trong chăn nuôi dê cần ít lao động và người chăn nuôi dê sử dụng chủ yếu lao động gia đình.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ DÊ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ XUÂN TRƯỜNG, HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG (Trang 51 -51 )

×