0
Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Tình hình tiêu thụ dê của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ DÊ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ XUÂN TRƯỜNG, HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG (Trang 71 -71 )

Theo ước lượng của các cán bộ phụ trách chăn nuôi, số lượng dê tiêu thụ hàng năm của xã được tiêu thụ chủ yếu trong nội bộ huyện và tỉnh. Do tình hình giao thông mấy năm trước đây còn khá khó khăn cho việc đi lại nên việc tiêu thụ dê ra tỉnh còn hạn chế. Qua điều tra, có thể thấy tại xã Xuân Trường hiện tồn tại 5 kênh tiêu thụ dê phổ biến. Nhìn vào sơ đồ thấy rằng để thịt dê đến tay người tiêu dùng thì phải trải qua rất nhiều khâu trung gia, điều này đã trực tiếp làm cho giá của một con dê và thịt dê lên cao khi đến tay người tiêu dùng.

Sơ đồ 4.1. Các kênh tiêu thụ dê trên địa bàn xã Xuân Trường

(Nguồn: Tổng hợp được từ thông tin điều tra, 2015)

Người chăn nuôi Người giết mổ và bán lẻ Người bán lẻ Người giết mổ bán buôn Người giết mổ, lò mổ ngoài xã Người thu gom Người bán lẻ Người tiêu dùng ngoài xã Người tiêu dùng trong xã, huyện

Kênh tiêu thụ thứ nhất

Sơ đồ 4.2 Kênh tiêu thụ thứ nhất của người chăn nuôi

(Nguồn: Tổng hợp từ thông tin điều tra, 2015)

Kênh tiêu thụ thứ nhất thể hiện dòng luân chuyển sản phẩm dài nhất trước khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Đây cũng là kênh tiêu thụ chính trên địa bàn xã. Sản phẩm từ người chăn nuôi rồi chuyển qua người thu gom, người giết mổ bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng. Trong đó, mối quan hệ giữa người chăn nuôi và người thu gom khá lỏng lẻo, giữa họ không hề có ràng buộc nào.

Các hộ chăn nuôi ở các kênh này chủ yếu là các hộ chăn nuôi dê với quy mô lớn từ trên 20 con đến 60 con. Tại thời điểm dê có thể xuất chuồng thì chủ hộ sẽ liên lạc với đối tượng thu gom thường là người ở ngoài xã tới. Quá trình này thường diễn ra tại nhà của các hộ chăn nuôi dê. Các đối tượng thu gom phải trả tiền cho các hộ chăn nuôi dê trước khi mua dê.

Kênh tiêu thụ thứ hai

Sơ đồ 4.3 Kênh tiêu thụ thứ hai của người chăn nuôi

(Nguồn: Tổng hợp từ thông tin điều tra)

Theo kênh thứ hai, sản phẩm được bắt đầu từ người chăn nuôi, được luân chuyển đến người giết mổ bán buôn, qua người bán lẻ và cuối cùng đến tay người tiêu dùng. Trong kênh tiêu thụ này thì người chăn nuôi thường tiêu

Người chăn nuôi Người thu gom Người giết mổ, lò mổ ngoài xã Người bán lẻ Người tiêu dùng ngoài xã

Người chăn nuôi Người giết mổ, bán buôn

Người tiêu dùng ngoài xã

thụ sản phẩm tại hộ chăn nuôi. Sau đó, tác nhân này phân phối sản phẩm cho người bán lẻ tại chợ các xã, huyện lân cận và cuối cùng đến tay người tiêu dùng.

Kênh tiêu thụ thứ ba

Sơ đồ 4.4 Kênh tiêu thụ dê thứ ba của người chăn nuôi

(Nguồn: Tổng hợp từ thông tin điều tra, 2015)

Trong kênh tiêu thụ này, phương thức tiêu thụ cũng giống kênh thứ hai. Chỉ khác đối tượng tiêu thụ cuối cùng ở đây là người tiêu dùng trong xã. Kênh tiêu thụ này rất ít có ở xã, bởi vì hầu hết các hộ chăn nuôi dê đều bán dê cho người thu gom khi họ đến tận nơi mua

Kênh tiêu thụ thứ 4

Sơ đồ 4.5 Kênh tiêu thụ thứ tư của người chăn nuôi

(Nguồn: Tổng hợp từ thông tin điều tra, 2015)

Tác nhân người giết mổ trong kênh tiêu thụ này đồng thời cũng là người người bán lẻ dê và thịt dê tại chợ. Chính vì vậy họ chỉ giết mổ một con dê thịt và thường bán hết trong ngày. Trong kênh tiêu thụ này người tiêu dùng hoàn toàn là người trong xã, huyện. Họ dựa vào mối quan hệ để mua dê ở những hộ trong xã hay trong xóm, họ giết mổ dê không thường xuyên vì nhu cầu tiêu dùng thịt dê của các hộ dân trong xã còn thấp.

Người chăn nuôi Người giết mổ bán buôn Người bán lẻ Người tiêu dùng trong xã, huyện

Người chăn nuôi Người giết mổ bán lẻ

Người tiêu dùng trong xã,huyện

Kênh tiêu thụ thứ năm

Sơ đồ 4.6 Kênh tiêu thụ thứ năm của người chăn nuôi

(Nguồn: Tổng hợp từ thông tin điều tra, 2015)

Trong kênh tiêu thụ này, người chăn nuôi cũng chính là người giết mổ, bán dê và đem bán trực tiếp tại các chợ không qua tác nhân trung gian nào.

Kênh tiêu thụ này rất ít vì hầu hết người chăn nuôi dê đều bán dê cho người thu gom hoặc lò giết mổ, họ không tự giết mổ và đem ra chợ bán. Trường hợp này chỉ xảy ra nhiều nhất 1 đến 2 lần trong một năm.

4.1.4.2 Tình hình tiêu thụ dê của các hộ điều tra

Các hộ chăn nuôi dê trên địa bàn xã đều mong muốn sản phẩm của mình được tiêu thụ hết với mức giá cao. Sản phẩm chăn nuôi của các hộ chăn nuôi được tiêu thụ bằng nhiều cách khác nhau. Có những hộ thì bán cho những người thu gom, có những hộ thì bán dê cho các lò mổ.

Khi đàn dê của các hộ chăn nuôi đã đủ lớn thì các hộ gọi điện tìm hoặc người thu gom chủ động đi tìm để thu mua. Sau khi tìm được người mua dê thì lúc này giá cả bán dê được hộ chăn nuôi và người mua thỏa thuận và đi đến thống nhất việc mua bán.

Khối lượng xuất chuồng bình quân của các nhóm hộ chăn nuôi không chênh lệch quá nhiều. Hều hết các hộ chăn nuôi dê đều xuất chuồng lúc dê nặng khoảng 39 đến 40 kg. Vì nhóm hộ được điều tra đều nằm ở trung tâm của địa bàn xã nên giá bán bình quân đều như nhau, người thu gom và người chăn nuôi đều cùng thống nhất giá bán dê.

Người chăn nuôi

Người tiêu dùng trong xã, huyện

Bảng 4.8 Tình hình tiêu thụ dê của các hộ chăn nuôi dê năm 2014 Hộ chăn nuôi QM nhỏ QM TB QM lớn 1. Khối lượng xuất chuồng BQ/con Kg 39,6 39,7 39,1

2. Giá bán BQ 1000đ 120 120 120

3. Người mua

- Thợ giết mổ bán lẻ % 0,00 0,00 0,00

- Người thu gom % 100,00 100,00 92,5

- Lò mổ % 0,00 0,00 7,5

4. Hình thức thanh toán

- Trả toàn bộ sau khi giao dê % 95,00 97,50 92,50

- Trả trước một phần % 5,00 2,50 7,50

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2015)

Các họ chăn nuôi dê chủ yếu tiêu thụ dê cho người đến thu gom, ở nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và quy mô trung bình 100% số hộ điều tra đều bán dê cho người thu gom, nhóm hộ chăn nuôi quy mô lớn có 92,5% số hộ điều tra bán dê cho người thu gom và 7,5% bán cho lò mổ trên địa bàn huyện. Các chủ hộ chưa thật sự quan tâm đến khâu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, họ không có bất kỳ hợp đồng buôn bán nào. Một số hộ bán dê dựa vào mối quan hệ thân quen hay bạn bè, hàng xóm giới thiệu để tiêu thụ dê.

Hầu hết người thu gom đều thanh toán toàn bộ sau khi giao dê, do những người người thu gom, lò mổ nằm ngoài xã nên việc thanh toán là khó khăn. Vì vậy mà các hộ chăn nuôi yêu cầu họ phải trả toàn bộ khoản tiền đó, một vài hộ lại yêu cầu họ đặt một khoản tiền nào đó gọi là tiền đặt cọc, sau khi giao lợn xong thì thanh toán toàn bộ số tiền.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ DÊ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ XUÂN TRƯỜNG, HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG (Trang 71 -71 )

×