0
Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ DÊ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ XUÂN TRƯỜNG, HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG (Trang 77 -77 )

4.3.1.1 Vốn đầu tư cho phát triển chăn nuôi

Nguồn vốn ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi dê như một yếu tố quyết định. Không có vốn hoặc ít vốn thì hoạt động chăn nuôi dê chỉ dừng lại ở hình thức nuôi tận dụng, sản phẩm làm ra chỉ phục vụ nhu cầu của chính mình hoặc một hình thức tiết kiệm cho người sản xuất.

Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu để bắt đầu và thực hiện quá trình chăn nuôi. Không có vốn sẽ không nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và mở rộng quy mô. Theo như điều tra thì hộ nông dân để nuôi 50 con dê cần 80 đến 100 triệu đồng. Khoản tiền này không phải hộ chăn nuôi nào cũng có đủ chủ yếu là đi vay thêm. Thế nhưng lãi suất cho vay ngoài Ngân hàng rất cao mà vay Ngân hàng thì lại khó, phải trải qua nhiều thủ tục, phải có rất nhiều điều kiện thì mới vay được tiền nhất là với những hộ có quy mô sản xuất nhỏ. Hơn nữa, một số hộ nông dân sợ rủi ro không dám vay số tiền lớn

để làm ăn. Đây là tâm lý của những bà con nông dân đã quen sản xuất nhỏ lẻ và tận dụng.

Với những hộ nông dân có ý chí, có lòng quyết tâm trong chăn nuôi thì vốn luôn là vấn đề hàng đầu mà họ quan tâm nhưng hiện nay đã có sự phối hợp, giúp đỡ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quỹ tín dụng và nhiều nguồn khác, nhưng thiếu vốn vẫn là tình trạng xảy ra phổ biến. Do thiếu vốn nên đầu tư ban đầu không đầy đủ, vấn đề thiếu vốn đã rất nhức nhối đối với bà con nông dân khi cầm sổ đỏ đi vay cũng chỉ được ít nhất là 20 triệu đồng, nhiều nhất là 50 triệu đồng; thủ tục lại rườm rà. Chính vì vậy mà nhiều hộ nông dân không đến Ngân hàng để vay vốn mà họ tìm đến tư nhân khác để vay, họ sẽ phải chịu lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng nên việc mở rộng quy mô chăn nuôi của người dân sẽ trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt là sau những đợt dịch bênh thiệt hại đàn dê nhiều hộ nông dân không biết lấy vốn ở đâu để đầu tư lại.

4.3.1.2 Thức ăn chăn nuôi

Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình chăn nuôi, phản ánh phần lớn chi phí và quyết định tới hiệu quả kinh tế thì việc đảm bảo nguồn cung cấp thức ăn ổn định, chất lượng cho đàn dê của bà con nông dân là vấn đề luôn cần được toàn xã lưu ý giải quyết.

Nguồn thức ăn cung cấp đầy đủ các chất đinh dưỡng cho dê để đảm bảo quá trình sinh trưởng và phát triển của đàn dê, việc tận dụng cánh đồng tự nhiên sẽ cung cấp nguồn thức ăn đa dạng cho dê. Nếu thiếu thức ăn sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của dê, làm giảm số lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

Bên canh đó bổ sung thức ăn tinh cũng rất quan trọng nhằm cung cấp chất đạm và năng lượng cho đàn dê, đặc biệt là những lứa dê con. Các hộ chăn nuôi cần chú trọng phát triển sản xuất và trồng trọt nhiều loại cỏ như cỏ voi, cỏ Ghine,... và các loại củ quả như củ cải, khoai lang,... để cung cấp đầy

đủ thức ăn cho đàn dê khi nuôi nhốt tại chuồng.

Cùng cán bộ khuyến nông tìm hiểu nhiều hơn về cách chế biến và trồng các loại cỏ cho dê đem lại năng suất cao.

4.3.1.3 Dịch bệnh trong chăn nuôi

Nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đây là môi trường thuận lợi cho việc phát triển các loại dịch bệnh, nhất là trong giai đoạn chuyển mùa và những thời gian có độ ẩm cao. Dịch bệnh không những ảnh hưởng đến sự phát triển và số lượng của đàn dê mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe con người.

Chăn nuôi dê đã mang lại thu nhập khá cao cho các hộ nông dân của xã nhưng các hộ chăn nuôi của xã cũng luôn phải đối mặt với nhiều dịch bệnh, bệnh dịch xuất hiện bất cứ thời gian nào, trong giai đoạn chăn nuôi nào. Do cán bộ cả xã thiếu nhiệt tình trong kiểm tra kiểm dịch, người chăn nuôi thiếu kiến thức, thiếu tự giác thường tự ý mang dê đi bán, không có sự cách ly nên bệnh dịch phát tán nhanh chóng. Công tác thú y liên quan chặt chẽ đến việc bảo vệ sức khỏe của đàn dê và người tiêu dùng, là nhân tố hạn chế rủi ro trong quá trình chăn nuôi.

Trên địa bàn xã hiện nay chỉ có một cửa hàng bán thuốc thú y rất nhỏ lẻ, chưa có một cơ sở hay một đại lý lớn, uy tín nào cung cấp thuốc thú y và tài liệu phòng chống dịch bệnh cho đàn dê của bà con nông dân. Khi dê mắc bệnh thì các hộ nông dân tự đi ra cửa hàng bán thuốc lấy về tự chạy chữa cho đàn dê của mình dựa theo kinh nghiệm chăn nuôi lâu năm vừa không cứu vãn được tình hình vừa gây ảnh hưởng đến các hộ chăn nuôi xung quanh.

Dịch bệnh là yếu tố chi phối cao tới sự thất bại của đàn dê. Khi dịch bệnh được kiểm soát và phòng chữa kịp thời sẽ mang lại kết quả cao trong chăn nuôi, tăng năng suất và chất lượng đàn dê thịt dù ở quy mô lớn hay nhỏ. Phải làm tốt công tác thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người chăn nuôi về vai trò, vị trí của công tác thú y trong quá trình chăn nuôi dê.

4.3.1.4 Yếu tố công nghệ kỹ thuật

Trong chăn nuôi để giảm rủi ro và tăng mức tăng trọng về lượng, về chất của vật nuôi thì công nghệ kỹ thuật là yếu tố chủ chốt. Có công nghệ kỹ thuật tốt sẽ giảm được chi phí đầu tư và tăng lợi nhuận cho hộ nông dân. Những điểm này thì nhìn chung các hộ nông dân trên địa bàn xã còn kém. Người nông dân vẫn dựa rất nhiều kinh nghiệm qua thời gian, phải thừa nhận rằng trong chăn nuôi kinh nghiệm rất quan trọng nhưng chỉ với kinh nghiệm thì khó có thể giải quyết các vấn đề mới phát sinh, các vấn đề mà trước đó trong quá trình chăn nuôi hộ chưa từng gặp.

Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán có lẽ là một trong những nguyên nhân quan trọng hạn chế việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vào sản xuất. Người sản xuất ngại áp dụng các kỹ thuật mới khi quy mô chăn nuôi nhỏ do không mang lại hiệu quả lớn.

Bên cạnh đó thì các tiến bộ kỹ thuật tạo ra chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi vì nhiều nghiên cứu khoa học chưa dựa vào nhu cầu của các cơ sở chăn nuôi, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ sở nghiên cứu với các cơ sở sản xuất chăn nuôi.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ DÊ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ XUÂN TRƯỜNG, HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG (Trang 77 -77 )

×