Hãy phân biệt văn hóa cũ và văn hóa mới ?ví dụ minh họa?

Một phần của tài liệu bài giảng tư tưởng hồ chí minh nguyễn văn hạnh (Trang 128)

VẤN ĐỀ 11

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨCI. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức I. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 1.Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức

- Đạo đức là cái gốc của người cách mạng

Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, những lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức.

Khi đánh giá vai trò của đạo đức, Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”48. Người cho rằng làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề “sức có mạnh mới gánh được nặng, và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”49

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh trăn trở với nguy cơ của Đảng đó là sự sai lầm về đường lối và sự suy thoái về đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Đảng cầm quyền lãnh đạo toàn xã hội, lãnh đạo Nhà nước, nếu cán bộ, đảng viên của Đảng không tu dưỡng đạo đức cách mạng thì mặt trái của quyền lực có thể làm tha hoá con người. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”, trong Di chúc Người căn dặn: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”50.

Quan điểm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá đạo đức mà coi nhẹ mặt tài năng. Đức là gốc, nhưng đức và tài phải kết hợp, phẩm chất và năng lực phải đi đôi, không thể có mặt này mà thiếu mặt kia. Người đã lấy thí dụ về ông Bụt ngồi trong chùa không làm hại ai nhưng chẳng đem lại lợi ích gì và anh làm tài chính kinh doanh giỏi, nhưng tham ô, ăn cắp của công có hại cho dân, cho nước. Người thực sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực, tài năng để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng.

48 HCM T.Tập Tr. 252-253

49 HCM T.Tập T9 Tr .283

- Trung với nước, hiếu với dân.

Đây là phẩm chất đạo đức bao trùm, quan trọng nhất và chi phối các phẩm chất khác trong tư tưởng đạo đức của con người trong thời đại mới. Trung, hiếu là những khái niệm đạo đức đã có từ lâu trong xã hội phong kiến phương Đông. Trên cơ sở kế thừa, phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, khắc phục những hạn chế của truyền thống đó, Hồ Chí Minh khẳng định trung với nước hiếu với dân là một trong những phẩm chất của đạo đức cách mạng của con người Việt Nam.

Hồ Chí Minh không gạt bỏ từ ngữ “trung, hiếu” đã ăn sâu, bám rễ trong con người Việt Nam với ý nghĩa trách nhiệm, bổn phận của người dân với tổ quốc, người con với gia đình. Với khái niệm cũ, Người đưa vào đây một nội dung mới, cách mạng, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn, không phải chỉ trung với vua và chỉ có hiếu với cha mẹ, mà phải là "trung với nước, hiếu với dân".

Từ chỗ trung với vua, hiếu với cha mẹ đến trung với nước, hiếu với dân là một cuộc cách mạng, một sự đảo lộn trong quan niệm đạo đức, Hồ Chí Minh đã gạt bỏ điều cốt lõi nhất trong quan niệm đạo đức Nho giáo là lòng trung thành tuyệt đối với chế độ phong kiến mà nhà vua là đại diện. Người không thể chấp nhận lòng trung thành tuyệt đối của nhân dân bị áp bức với kẻ áp bức mình. Hồ Chí Minh đã lật ngược học thuyết đạo đức cũ, đạo đức Nho giáo, xây dựng đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngẩng lên trời”.

Theo quan điểm Hồ Chí Minh, nước là nước của dân và dân là chủ nhân của nước. Vì vậy, “trung với nước, hiếu với dân” là thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên và phát triển của đất nước.

Nội dung chủ yếu của trung với nước là:

- Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết.

Quyết tâm phấn đấu để thực hiện và hoàn thành mục tiêu con đường cách mạng, đưa đất nước phát triển theo con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

- Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Nội dung chủ yếu của hiếu với dân là:

- Khẳng định sức mạnh, vai trò thực sự của nhân dân. Dân là gốc của nước, sáng tạo ra của cải vật chất, làm nên lịch sử.

- Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, hoà mình với dân thành một khối, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những khái niệm đạo đức cũ, được Hồ Chí Minh tiếp thu, chọn lọc, đưa vào những yêu cầu và nội dung mới. Người chỉ ra rằng, bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay, ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện, làm gương cho nhân dân theo, để lợi cho nước, cho dân.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là một biểu hiện sinh động của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”. Việc thực hiện phẩm chất này đặt ra đối với tất cả mọi người, khi cách mạng thuận lợi cũng như lúc gặp khó khăn.

Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai. Kiệm là tiết kiệm vật tư, tiền bạc, của cải, thời gian, không xa xỉ, không hoang phí. Liêm là trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng. Chính là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn; điều gì không đúng đắn, thẳng thắn, tức là tà.

Các đức tính đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cần mà không kiệm giống như một chiếc thùng không đáy. Kiệm mà không cần thì lấy gì mà kiệm. Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ lại cần có cành, lá, hoa, quả mới là hoàn thiện.

Cần, kiệm, liêm, chính cần thiết đối với tất cả mọi người. Nó là thước đo bản chất “người” của một con người. Hồ Chí Minh viết:

"Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính

Thiếu một mùa, thì không thành trời Thiếu một phương, thì không thành đất Thiếu một đức, thì không thành người”51

Cần, kiệm, liêm, chính càng cần thiết đối với cán bộ, đảng viên. Bởi vì, nếu cán bộ, đảng viên mắc sai lầm, khuyết điểm thì sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung của cách mạng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Mặt khác: “Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”.

Cần, kiệm, liêm, chính còn là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh, tiến bộ của một dân tộc.

Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua ái quốc; là cái cần để “làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại”.

Chí công vô tư là ham làm những việc ích quốc lợi dân, không ham địa vị, không màng công danh, vinh hoa, phú quý, không nghĩ đến mình trước, hưởng thụ đi sau, là “lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào; là đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên hết, trước hết”. Thực hành chí công vô tư cũng có nghĩa là phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.

Một phần của tài liệu bài giảng tư tưởng hồ chí minh nguyễn văn hạnh (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)