nhất ?
VẤN ĐỀ 6
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘCI. Vị trí vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng I. Vị trí vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng
1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, quyết định sự thành công của cách mạng cách mạng
Yêu nước và ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh nhận thức đầy đủ được vị trí, vai trò của đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng. Muốn làm cách mạng phải có lực lượng cách mạng. Muốn có lực lượng cách mạng phải thực hiện đoàn kết.
Chính sách Mặt trận của Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh là để thực hiện đoàn kết dân tộc. Nhờ tư tưởng nhất quán và chính sách Mặt trận đúng đắn, Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công khối đại đoàn kết dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn. Hồ Chí Minh viết “Đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã làm cách mạng tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hòa bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắc. Đoàn kết trong Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc”(1)
Từ thực tiễn như vậy, Hồ Chí Minh đã khái quát thành nhiều luận điểm có tính chân lý về vai trò của khối đại đoàn kết :
Đoàn kết làm ra sức mạnh. Hồ Chí Minh rất nhiều lần nhấn mạnh luận điểm này. Người viết : “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ thì chúng ta nhất định có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và làm tròn nhiệm vụ nhân dân giao phó”(2). “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi”(3). “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”(4) “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”(5). “Đoàn kết là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt”(6).
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết;
Thành công, thành công, đại thành công”(7)
2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
(1) Hồ Chí Minh TT, NXB CTQG, HN, 2002, T10, Tr.604 (2) Hồ Chí Minh TT, NXB CTQG, HN, 2002, T7, Tr.392 (3) Hồ Chí Minh TT, NXB CTQG, HN, 2002, T7, Tr.397 (4) Hồ Chí Minh TT, NXB CTQG, HN, 2002, T11, Tr.154 (5) Hồ Chí Minh TT, NXB CTQG, HN, 2002, T7, Tr.397 (6) Hồ Chí Minh TT, NXB CTQG, HN, 2002, T8, Tr.392 (7) Hồ Chí Minh TT, NXB CTQG, HN, 2002, T10, Tr.607
Có đoàn kết mới có thành công nên đại đoàn kết là điểm xuất phát và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả đường lối, chủ trương của Đảng. Chính vì vậy, ở bất cứ thời kỳ cách mạng nào, khi xây dựng đường lối chiến lược, vấn đề quan trọng hàng đầu là xác định cho được mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp phù hợp với nguyện vọng, quyền lợi của đại đa số nhân dân mới có thể thu hút và phát huy triệt để sức mạnh của quần chúng vào sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh khẳng định, mục đích của Đảng lao động Việt Nam bao gồm tám chữ “Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ Quốc”(8).
Hồ Chí Minh cho rằng, đại đoàn kết không phải là chủ trương, sách lược xuất phát từ ý muốn chủ quan của lực lượng lãnh đạo, mà là một nhu cầu, đòi hỏi khách quan của chính quần chúng trong cuộc đấu tranh tự giải phóng. Do vậy, đại đoàn kết là sự nghiệp của quần chúng, vì quần chúng, Đảng cộng sản phải có sứ mệnh thức tỉnh, hướng dẫn quần chúng, chuyển những nhu cầu tự nhiên, tự phát của họ về đoàn kết thành nhu cầu tự giác, thành đại đoàn kết hiện thực, có tổ chức, để trở thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, vì tự do cho nhân dân.