- Bạn hãy cho biết mục tiêu cao nhất của thời kỳ quá độ lên CNXH là gì? Hãy cho biết vì sao Chủ nghĩa xã hội đã bị tan rã ở Liên Xô và sụp đổ ở
c. Vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.
Tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên.
- Hồ Chí Minh coi “cán bộ là cái gốc của mọi công việc” (15), “Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”). Hồ Chí Minh đặt sự nghiệp cách mạng lên trên tất cả, do vậy Người yêu cầu cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Đạo đức với người cách mạng như nguồn của sông, như gốc của cây. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân, vì nhân dân chỉ quí mến những người có đạo đức.
- Đảng ta là đảng cầm quyền, mỗi cán bộ, đảng viên trong bộ máy nhà nước đều có ít nhiều quyền hạn, nếu không rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng sẽ dẫn đến tham ô, tham nhũng, quan liêu. Bản chất bao trùm, lớn nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là từng bước xác lập một xã hội mà người dân thật sự là chủ và biết làm chủ, cán bộ, đảng viên phải thật sự là người đầy tớ (công bộc) và là người lãnh đạo nhân dân. Là người đầy tớ - người phục vụ chung của xã hội là một vinh dự lớn, đòi hỏi phải có phẩm chất trung thành, tận tụy, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ... Là người lãnh đạo phải có trí tuệ minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi nhân dân trọng dụng hiền tài..., phải có đức trọng tài cao, phải vừa hiền lại vừa minh.
Khả năng thu hút, tập hợp quần chúng của cán bộ, đảng viên.
(14) ĐCSVN : Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB chính trị quốc gia, HN 2001, trang 25-26
Từ việc khẳng định Đảng là người lãnh đạo nhưng đồng thời cũng là người đầy tớ nhân dân, Hồ Chí Minh yêu cầu các cán bộ chính quyền, đoàn thể, các hội viên của các tổ chức nhân dân đều phải làm dân vận. “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho (16). Từ việc yêu cầu cả hệ thống chính trị, các tổ chức nghề nghiệp và mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức... đều phải có trách nhiệm làm công tác vận động quần chúng nhân dân, Hồ Chí Minh còn chỉ ra những phẩm chất, tác phong của người làm công tác dân vận. Làm dân vận phải có tác phong gần dân, thân dân, trọng dân và có trách nhiệm với dân; nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin. “Người phụ trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc” (17).Hồ Chí Minh lý giải tại sao làm công tác dân vận. “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” (18).