Cơ sở khách quan

Một phần của tài liệu bài giảng tư tưởng hồ chí minh nguyễn văn hạnh (Trang 86)

III. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc

1. Cơ sở khách quan

Vào cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước tư bản đế quốc, bên trong thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài thì tiến hành xâm lược và áp bức nhân dân các nước thuộc địa.

Chủ nghĩa Mác – Lênin trong khi làm sáng tỏ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là xóa bỏ chế độ tư bản, giải phóng giai cấp mình, giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức bóc lột, đã chỉ rõ: để giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân phải liên kết, tập hợp lực lượng trên qui mô quốc tế, không chỉ trong phạm vi giai cấp mình mà còn phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, trong đó đặc biệt là phải đoàn kết với các dân tộc thuộc địa. “Theo Lênin, cách mạng ở phương Tây muốn thắng lợi thì nó phải liên hệ chặt

chẽ với phong trào giải phóng chống chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa và các nước bị nô dịch và vấn đề dân tộc, như Lênin đã dạy chúng ta, chỉ là một bộ phận của vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản”(1). Và ngược lại, các dân tộc thuộc địa, muốn tiến hành cuộc đấu tranh giải phong dân tộc thắng lợi, phải liên minh, đoàn kết với giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản đế quốc theo khẩu hiệu : Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại.

Theo Hồ Chí Minh “Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới, cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn. Thắng lợi của cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của các dân tộc gắn liền với sự ủng hộ và giúp đỡ tích cực của phe xã hội chủ nghĩa và của phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa”(2).

Với nội dung trên, thời đại mới được vạch ra từ sau cách mạng Tháng Mười, mở ra khả năng thực tế chấm dứt thời kỳ tồn tại biệt lập giữa các quốc gia, mở ra mối quan hệ ngày càng rộng lớn giữa các dân tộc. Vận mệnh riêng của từng dân tộc không tách rời vận mệnh chung của cả loài người, đặt cách mạng nước mình trong tình hình, nhiệm vụ chung của cách mạng thế giới, biết vận dụng những thành công của cách mạng thế giới và góp phần hoàn thành nhiệm vụ quốc tế của mình.

Một phần của tài liệu bài giảng tư tưởng hồ chí minh nguyễn văn hạnh (Trang 86)