Anh chị hãy cho biết con người cũ và con người mới giống và khác nhau chỗ nào?ví dụ?

Một phần của tài liệu bài giảng tư tưởng hồ chí minh nguyễn văn hạnh (Trang 141)

chỗ nào?ví dụ?

VẤN ĐỀ 12

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI I. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người I. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người

1. Quan niệm về con người

a. Con người được nhìn nhận như mộ chỉnh thể

Để sinh tồn con người phải lao động sản xuất, trong quá trình lao động sản xuất con người nhận thức được các hiện tượng quy luật của tự nhiên, của xã hội, hiểu về mình và hiểu biết lẫn nhau… xác lập các quan hệ giữa người với người. Trong các

quan hệ xã hội, quan hệ sản xuất là quan trọng nhất vì nó đóng vai trò chi phối bản chất con người.

Hồ Chí Minh nhìn nhận con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập: Người đời không phải là thánh thần, ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, ai cũng có tính tốt, tính xấu, có thiện, có ác… Các mặt đối lập đó không đơn thuần có nguồn gốc từ xã hội, nó còn cái căn nguyên từ yếu tố sinh vật của con người. Hồ Chí Minh vừa thấy các căn nguyên sinh vật, vừa thấy cái căn nguyên xã hội ảnh hưởng tới hành vi và đời sống con người. Đây là một sự kết hợp sáng tạo khi đòi hỏi quá trình cải tạo xã hội phải đồng thời và trước hết là cải tạo bản thân mỗi con người. Hai quá trình này vừa là điều kiện vừa là kết quả của nhau.

Con người có nhiều quan hệ với cộng đồng – là thành viên, với một chế độ xã hội – làm chủ hay bị áp bức; với tự nhiên – là một bộ phận không tách rời của giới tự nhiên. Bản chất con người và bản chất giai cấp của con người có quan hệ với nhau, nhưng không đồng nhất. Dù xấu hay tốt, văn minh hay dã man con người đều có tình,

tình hiểu theo nghĩa rộng đó là đời sống tinh thần của con người, biểu hiện tập trung ở mặt văn hoá - đạo đức. Đã là con người đều yêu sự yên lành, ghét sự dữ, yêu cái thiện, cái tốt, ghét cái xấu, cái ác.

Hồ Chí Minh cho rằng vấn đề giải phóng con người gắn liền với vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Nói cách khác, chỉ có thể thực hiện sự giải phóng con người trên cơ sở giải quyết những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá của xã hội hiện tại. Thước đo về sự giải phóng con người là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

b. Con người cụ thể, lịch sử

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, không có con người trừu tượng. Người viết: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng hơn là cả loài người. Có thể thấy trong định nghĩa này, Hồ Chí Minh

xem xét con người trong các quan hệ xã hội của nó. Cách tiếp cận vấn đề con người như vậy là phù hợp với cách tiếp cận của chủ nghĩa Mác.

Bao giờ Hồ Chí Minh cũng nói đến con người cụ thể, lịch sử. Tuỳ theo từng thời điểm lịch sử cụ thể gắn liền với từng thời kỳ cách mạng, Người dùng khái niệm này hay khái niệm khác để chỉ con người. Trong những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh thường dùng các khái niệm: “người bản xứ”, “người bản xứ bị áp bức”, “người bản xứ bị bắt làm nô lệ”, “người mất nước”, người lao động bản xứ”, “người bị bóc lột”, “người da đen”, “người cùng khổ”, “người vô sản”… và đối lập với họ là cách gọi những tên “thực dân”, “thực dân độc ác”, “viên chức tàn bạo”…

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, con người Việt Nam trở thành người tự do làm chủ đất nước, Hồ Chí Minh thường dùng các khái niệm: “đồng bào”, “nhân dân”, “quốc dân”, “dân” (qua đó đặt con người trong quan hệ gắn bó với khối thống nhất của cộng đồng dân tộc).

Khi miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Người dùng thêm nhiều khái niệm như “công dân”, “nông dân”, “trí thức”, “lao động chân tay”, “lao động trí óc”, “người chủ xã hội”… Cách tiếp cận cơ bản, xuyên suốt của Hồ Chí Minh về con người là thống nhất lập trường giai cấp với lập trường dân tộc, là sự vận dụng sáng tạo lập trường giai cấp vô sản vào hoàn cảnh lịch sử Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người nổi bật mấy điểm sau đây:

Một là, Hồ Chí Minh cảm nhận, cảm thông hết sức sâu sắc mọi nỗi đau, nỗi

khổ của con người. Trước hết là, những người nô lệ bị mất nước và những người cùng khổ.

Hai là, Hồ Chí Minh có niềm tin vững chắc vào năng lực phẩm giá và khả năng tự giải phóng của chính bản thân con người.

Ba là, Hồ Chí Minh quyết tâm hy sinh phấn đấu để giải phóng con người, và đem lại tự do hạnh phúc cho con người.

Một phần của tài liệu bài giảng tư tưởng hồ chí minh nguyễn văn hạnh (Trang 141)