Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ.

Một phần của tài liệu bài giảng tư tưởng hồ chí minh nguyễn văn hạnh (Trang 71)

- Bạn hãy cho biết mục tiêu cao nhất của thời kỳ quá độ lên CNXH là gì? Hãy cho biết vì sao Chủ nghĩa xã hội đã bị tan rã ở Liên Xô và sụp đổ ở

c. Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ.

- Hệ thống tổ chức Đảng :

Hồ Chí Minh khẳng định sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ tổ chức, một tổ chức tiên phong chiến đấu của giai cấp công nhân. Hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến cơ sở phải thật chặt chẽ, có tính kỷ luật cao. Sức mạnh các tổ chức, liên quan chặt chẽ với nhau, mỗi cấp độ tổ chức có chức năng, nhiệm vụ riêng.

Trong hệ thống tổ chức Đảng, Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của chi bộ. Bởi lẽ, đối với bản thân Đảng, chi bộ là tổ chức hạt nhân, quyết định chất lượng lãnh đạo của Đảng; chi bộ là môi trường tu dưỡng, rèn luyện và cũng là nơi giám sát đảng viên; chi bộ có vai trò quan trọng trong việc gắn kết giữa Đảng với quần chúng nhân dân.

Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng.

* Tập trung dân chủ

- Đây là nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng và tổ chức Đảng cộng sản thành một tổ chức chiến đấu chặt chẽ, phát huy được sức mạnh của mỗi Đảng viên và của cả tổ chức Đảng.

Thế nào là tập trung ? Phải thống nhất về tư tưởng, tổ chức, hành động. Do đó, thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phải phục tùng cấp trên. Mọi đảng viên phải chấp hành vô điều kiện Nghị quyết của Đảng. Từ đó, làm cho Đảng tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì trăm người như một.

Thế nào là dân chủ ? Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là quyền lợi mà cũng là nghĩa vụ của mỗi người. Theo Hồ Chí Minh, khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm ra chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý.

Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức quan trọng bậc nhất của Đảng. Đây là hai mặt có quan hệ gắn bó với nhau trong một nguyên tắc. Dân chủ để đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung, chứ không phải là dân chủ theo kiểu phân tán, tùy tiện, vô tổ chức. Tập trung trên cơ sở dân chủ, chứ không phải tập trung quan liêu, theo kiểu độc đoán, chuyên quyền.

* Tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách.

Về tập thể lãnh đạo : Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Người phân tích : Một người dù tài giỏi đến mấy cũng không thể thấy hết được mọi mặt của vấn đề, cũng

không thể thấy hết được mọi việc, hiểu hết được mọi chuyện. Vì vậy, cần phải có nhiều người. Nhiều người thì nhiều kiến thức, người thấy mặt này, người thấy mặt khác, do đó hiểu mọi mặt, mọi vấn đề.

Về cá nhân phụ trách, Người chỉ rõ : Việc gì đã được tập thể bàn bạc kỹ lưỡng, kế hoạch đã được định rõ thì cần giao cho một người phụ trách. Như thế công việc mới chạy, như thế mới tránh được thói dựa dẫm, người này ỷ vào người kia, ỷ vào tập thể, tránh tình trạng “nhiều sãi không ai đóng cửa chùa”.

Mối quan hệ giữa tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, Người cho rằng : tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách luôn luôn đi đôi với nhau. Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách tức là dân chủ tập trung.

* Tự phê bình và phê bình.

Đây là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, là qui luật phát triển của Đảng. Theo Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình trước là để soi vào mình, để thấy rõ mình hơn và người khác giúp mình thấy rõ mình hơn, như hàng ngày soi gương rửa mặt, cốt để phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, để tư tưởng và hành động đúng hơn, tốt hơn, tiến bộ, hơn, làm việc có hiệu quả hơn, tăng cường đoàn kết nội bộ hơn. Đó là vũ khí để rèn luyện đảng viên.

Hồ Chí Minh xem tự phê bình và phê bình không chỉ là vũ khí xây dựng nội bộ, mà còn là nghệ thuật cách mạng, Đảng không những luôn luôn dùng, mà còn khéo dùng phê bình và tự phê bình. Để tự phê bình có hiệu quả, trước hết cái tâm phải trong sáng, cái đầu phải tỉnh táo, “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” (Di chúc, 15/5/1965).

Kỷ luật nghiêm minh – tự giác

+ Nghiêm minh ta thuộc về tổ chức Đảng, vì đó là kỷ luật đối với mọi cán bộ đảng viên, không phân biệt cán bộ lãnh đạo cao hay thấp, là cán bộ lãnh đạo hay đảng viên thường, mọi cán bộ đảng nên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng.

+ Tự giác là thuộc về mỗi cán bộ, đảng viên đối với Đảng. Yêu cầu cao nhất của kỷ luật Đảng là cán bộ, đảng viên phải chấp hành các chủ trương, nghị quyết của Đảng và tuân thủ các nguyên tắc tổ chức, lãnh đạo, sinh hoạt đảng và các nguyên tắc xây dựng Đảng một cách tự giác, nghiêm minh.

* Đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc, xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng thành một khối vững chắc. Toàn Đảng phải thống nhất ý chí và hành động, mọi đảng viên phải bảo vệ sự đoàn kết thống nhất của Đảng như bảo vệ con ngươi của mắt mình.

Cơ sở để xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, chính là đường lối, quan điểm và điều lệ của Đảng. Đây là cơ sở chủ yếu để tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, về tổ chức, từ đó có sự thống nhất về hành động của toàn Đảng.

Để xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, Người nêu lên những yêu cầu sau : Phải thực hiện và mở rộng dân chủ nội bộ để cán bộ, đảng viên có thể tham gia bàn bạc đến nơi đến chốn những vấn đề hệ trọng của Đảng. Phải thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình với tinh thần trung thực, chân thành, thẳng thắn, tự nghiêm khắc với mình và có tình thương yêu đồng chí. Phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân và bao nhiêu thứ tệ nạn từ chủ nghĩa cá nhân mà ra.

- Cán bộ, công tác cán bộ của Đảng.

Theo Hồ Chí Minh, cán bộ và công tác cán bộ bao gồm một hệ thống các quan điểm về cán bộ và công tác cán bộ. Người nhận thức rất rõ vị trí, vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng. Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy, là mắt khâu trung

gian nối liền giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Muốn việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém. Người cán bộ phải có đủ đức và tài, phẩm chất và năng lực, trong đó đức là gốc, là nền tảng.

Hồ Chí Minh cho rằng, công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng. Nội dung gồm các khâu liên hoàn, liên quan chặt chẽ với nhau. Từ tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ, đánh giá, tuyển dụng, sắp xếp, bố trí cán bộ; thực hiện các chính sách đối với cán bộ.

Một phần của tài liệu bài giảng tư tưởng hồ chí minh nguyễn văn hạnh (Trang 71)