Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu bài giảng tư tưởng hồ chí minh nguyễn văn hạnh (Trang 137)

Minh

1. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

- Xác định đúng vị trí, vai trò của đạo đức đối với cá nhân

Đạo đức, hiểu theo nghĩa chung nhất là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng giá trị được xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác và toàn xã hội. Xuất phát từ bản chất, con người luôn có khát vọng hướng tới chân, thiện, mỹ nhằm hoàn thiện bản thân. Để vươn tới sự hoàn thiện, trước hết con người phải tự tu dưỡng hoàn thiện mình về đạo đức. Do vậy, đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách tạo nên giá trị con người.

Hồ Chí Minh cho rằng, đối với các dân tộc phương Đông giàu tình cảm, trọng đạo lý, việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người có vai trò vô cùng quan trọng. Riêng với thế hệ trẻ, việc tu dưỡng này còn quan trọng hơn. Vì họ là “người chủ tương lai của nước nhà”52; nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một

phần lớn là do các thanh niên”2. Chính vì vậy trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Vào những năm 20 của thế kỷ XX, sau khi tiếp thu được lý luận chủ nghĩa Mac Lênin, truyền bá vào Việt Nam và trực tiếp xây dựng lực lượng cách mạng, Người quan tâm đầu tiên đến việc giác ngộ thanh niên; Người đã mở lớp huấn luyện tại Quảng Châu Trung Quốc (1925-1927) dành cho các thanh niên Việt Nam yêu nước từ trong nước sang. Trong tác phẩm Đường Kách Mệnh, Người đã dành trang đầu nêu lên 23 điểm, thuộc tư cách một người Cách mệnh trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạo đức, từ đó và trong toàn bộ cuộc đời cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc đào tạo thế hệ trẻ thành những người thừa kế sự nghiệp của cách mạng. Trong Di chúc, Người viết: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm quan trọng và rất cần thiết”. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa “hồng”, vừa “chuyên”.

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng giúp cho con người vững vàng trong mọi thử thách “Khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước… Khi gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn”, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hoá”1

.

Ngày nay, thanh niên là nguồn lực quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Thanh niên là những người chủ, là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,sự nghiệp đổi mới có thành công hay không,đất nước bước vào thế kỷ XXI có xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không,cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường Chủ nghĩa xã hội hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên,vào việc bồi dưỡng,rèn luyện thế hệ thanh niên.

- Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh

đức cần thiết để họ có phương hướng phấn đấu rèn luyện. Trong bài nói chuyện tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai (7-5-1958), những phẩm chất đó được Hồ Chí Minh tóm tắt trong 6 cái yêu:

Yêu Tổ quốc: Yêu như thế nào? Yêu là phải làm sao cho tổ quốc ta giàu mạnh. Muốn cho tổ quốc ta giàu mạnh thì phải ra sức lao động, ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.

Yêu nhân dân: Mình phải hiểu rõ sinh hoạt của nhân dân hiểu nhân dân còn cực khổ như thế nào, biết chia sẻ những lo lắng, những vui buồn, những công tác nặng nhọc với nhân dân.

Yêu chủ nghĩa xã hội: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm.

Yêu lao động: Muốn thật thà yêu Tổ quốc, yêu nhân dân yêu chủ nghĩa xã hội thì phải yêu lao động, vì không có lao động thì chỉ là nói suông.

Yêu khoa học và kỷ luật: Bởi vì tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có khoa học và kỹ thuật”53.

Theo Người, để có được những phẩm chất như vậy, sinh viên phải rèn luyện cho mình những đức tính như: Trung thành, tận tuỵ, thật thà và chính trực. Phải xác định rõ nhiệm vụ của mình, “không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho lợi ích nước nhà nhiều hơn?”2. Trong học tập, rèn luyện phải kết hợp lý luận với thực hành, học tập với lao động; phải chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân.

2. Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

- Thực trạng đạo đức lối sống trong sinh viên hiện nay

53 T.9, tr. 173, 174

Trong hơn hai mươi năm đổi mới, đường lối của Đảng đã đi vào cuộc sống, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu trong kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện… Những thành tựu đạt được trong sự nghiệp đổi mới đã góp phần củng cố niềm tin của sinh viên về vai trò lãnh đạo của Đảng, uy tín của Đảng được nâng cao. Các yếu tố đạo đức truyền thống như lòng yêu nước, cần cù, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa, hiếu học, không cam chịu nghèo khó, thua kém các nước trên thế giới đã thúc đẩy sinh viên trong quá trình học tập, tiếp cận những cái mới, cái hiện đại và sáng tạo mà thế hệ cha anh trước đây chưa có điều kiện để thực hiện ước mơ của mình.

Tuy nhiên, trong sự phát triển của kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực, còn có những mặt tiêu cực, hạn chế nhất định như: phân hoá giàu nghèo, tâm lý sùng bái đồng tiền, trọng lợi khinh nghĩa, làm trỗi dậy chủ nghĩa cá nhân, nảy sinh lối sống thực dụng, bất chấp đạo lý, các tệ nạn xã hội như buôn lậu, tham nhũng, làm giàu bất chính ngày càng nhiều… Sự tác động của kinh tế thị trường còn dẫn đến sự thay đổi trong quan niệm về đạo đức, lối sống, coi nặng giá trị vật chất, kinh tế, coi nhẹ giá trị tinh thần, xã hội. Những tiêu cực do cơ chế thị trường nảy sinh đang len vào các trường đại học, cao đẳng, đã ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động của nhà trường, làm giảm sút chất lượng học tập và đạo đức, lối sống trong một bộ phận sinh viên. Chẳng hạn, hiện tượng xin điểm mua điểm khá phổ biến, một bộ phận sinh viên phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng phấn đấu, không có chí lập thân, lập nghiệp, chạy theo lối sống thực dụng, sống thử thiếu trách nhiệm thờ ơ với gia đình và xã hội, sa vào nghiện ngập, hút xách, thiếu trung thực, gian lận trong thi cử… đây là những biểu hiện không thể coi thường.

- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Để trở thành người chủ tương lai của nước nhà, thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và sinh viên, thanh niên trí thức nói riêng cần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Dưới đây là một số nội dung cơ bản:

- Học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.

- Học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người.

- Học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống.

* Câu hỏi thảo luận:

Theo anh (chị), HSSV cần phải làm gì để thực hiện tốt chiến lược “ rồng người” của Bác trong giai đoạn hiện nay? người” của Bác trong giai đoạn hiện nay?

Câu hỏi liên quan:

Một phần của tài liệu bài giảng tư tưởng hồ chí minh nguyễn văn hạnh (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)