Bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam.

Một phần của tài liệu bài giảng tư tưởng hồ chí minh nguyễn văn hạnh (Trang 60)

- Bạn hãy cho biết mục tiêu cao nhất của thời kỳ quá độ lên CNXH là gì? Hãy cho biết vì sao Chủ nghĩa xã hội đã bị tan rã ở Liên Xô và sụp đổ ở

3. Bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam.

Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân.

Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã quyết định chọn con đường cách mạng vô sản, kế thừa quan điểm thành lập chính đảng của giai cấp công nhân trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin. Đây là kết quả của quá trình hoạt động, tìm hiểu, tổng kết thực tiễn thế giới cũng như thực tiễn Việt Nam. Hồ Chí Minh cho rằng, chính chế độ thống trị tàn bạo của thực dân Pháp đã đẩy nhân dân ta đến cảnh ngộ hấp hối, tử địa, khiến cho nhân dân ta thấy rằng muốn sống phải làm cách mạng, nhưng muốn làm cách mạng phải có Đảng lãnh đạo. Cho nên, theo Người sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam trước hết là vì sự sống còn của dân tộc, là để cứu nước, cứu dân.

(16) Hồ Chí Minh toàn tập, T.7, Nxb Chính Trị Quốc Gia, H, 1996, tr 698.

Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm cốt. Theo Người : “không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động... Chỉ có lý luận cách mạng tiền phong, Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiên phong”(19).Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” (20). Hồ Chí Minh nhận định : “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin” (21). Đây chính là học thuyết về sự phát triển của xã hội lên một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội.

Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong hoạt động lãnh đạo, trong xây dựng tổ chức và sinh hoạt Đảng. Nguyên tắc đó bảo đảm mọi đảng viên được thảo luận và tham gia quyết định các chủ trương công tác của tổ chức Đảng, phát huy dân chủ trong Đảng. Để đảm bảo thống nhất ý chí và hành động trong Đảng, đòi hỏi thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức, cấp dưới phục tùng cấp trên, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Ban Chấp hành Trung ương và Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng.

Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của nhân dân lao động và Đảng của dân tộc.

Cơ sở xã hội của Đảng.

Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định : Đảng cộng sản là Đảng của giai cấp công nhân, đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp công nhân nước mình, và toàn bộ giai cấp công nhân thế giới.

Chủ nghĩa yêu nước là giá trị trường tồn trong lịch sử Việt Nam. Nó là yếu tố có trước so với phong trào công nhân. Nó kết hợp được với phong trào công nhân bởi

(19) Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2000, T.2, tr 259.

(20) Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2000, T.2, tr 268.

vì giữa hai phong trào này có điểm cơ bản tương đồng là mục tiêu giải phóng dân tộc. Đó cũng là điểm xuất phát từ đặc điểm của xã hội Việt Nam, khi mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp xâm lược được nổi lên trên hết, trước hết : khi quyền lợi giai cấp và quyền lợi dân tộc đã quyện chặt lại với nhau. Chính điều đó làm cơ sở vững chắc dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930.

Từ thực tiễn của xã hội Việt Nam Hồ Chí Minh, đã bổ sung : Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu cho quyền lợi của nhân dân và của cả dân tộc. Tại Đại hội II của Đảng (2/1951), Người nói : “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của cả dân tộc là một. Chính vì Đảng lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”(22). Khi miền Bắc bước vào giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh vẫn khẳng định “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư thiên vị” (23). Tư tưởng đó của Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam thành một Đảng có sự gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc trong mọi giai đoạn, mọi thời kỳ phát triển của cách mạng Việt Nam.

Lợi ích mà Đảng đại diện.

Hồ Chí Minh khẳng định : Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời là Đảng của dân tộc là muốn nói đến bản chất giai cấp công nhân của Đảng, giai cấp gánh vác sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng, không chỉ cho hiện tại mà còn cho cả tương lai của đất nước. Bản chất giai cấp công nhân không chỉ là số lượng đảng viên xuất thân từ công nhân mà là ở nền tảng tư tưởng của Đảng – Chủ nghĩa Mác-Lênin; ở mục tiêu, đường lối của Đảng – độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân, giải phóng con người. Đảng kết nạp những người ưu tú trong công nhân, nông dân, lao động trí óc, những người thuộc các thành

phần khác được giác ngộ về Đảng và tự nguyện chiến đấu trong hàng ngũ của Đảng. Vì vậy, Đảng cũng phải giáo dục, rèn luyện đảng viên nâng cao trình độ hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin, nâng cao giác ngộ về giai cấp và dân tộc.

Một phần của tài liệu bài giảng tư tưởng hồ chí minh nguyễn văn hạnh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)