1. Văn hoá giáo dục
Trong cuộc đấu tranh giành độc lập, Hồ Chí Minh đã phê phán mạnh mẽ nền giáo dục phong kiến (nền giáo dục kinh viện xa thực tế, phụ nữ bị tước quyền học vấn…) và nền giáo dục thực dân (ngu dân, đồi bại, xảo trá, nguy hiểm hơn cả sự dốt nát).
Sau khi giành được chính quyền, Hồ Chí Minh chăm lo xây dựng nền giáo dục mới. Nó được phát triển trong hai cuộc kháng chiến lâu dài và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Những quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hoá giáo dục tập trung ở những điểm sau :
- Mục tiêu của văn hoá giáo dục : là thực hiện cả ba chức năng của văn hoá bằng giáo dục, có nghĩa là bằng dạy và học. Dạy và học để mở mang dân trí, nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đúng và tình cảm cao đẹp, những phẩm chất trong sáng và phong cách lành mạnh cho nhân dân; đó là đào tạo những con người mới vừa có
đức vừa có tài, những công dân biết làm chủ để góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, làm cho nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu.
- Cải cách giáo dục : Xây chương trình, nội dung dạy và học khoa học, hợp lý phù hợp với các giai đoạn cách mạng. Nội dung giáo dục phải toàn diện : văn hoá, chính trị, khoa học – kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, lao động… Các nội dung đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Học chính trị là học chủ nghĩa Mac-Lênin, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Cách học phải sáng tạo, không giáo điều. Học khoa học kỹ thuật để đáp ứng đòi hỏi của thời đại mà cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đang phát triển như vũ bão.
- Phương châm, phương pháp giáo dục:
Phương châm : Học đi đôi với hành, lý luận liên hệ với thực tế, học tập kết hợp với lao động; phối hợp nhà trường, gia đình, xã hội, thực hiện dân chủ bình đẳng trong giáo dục, học suốt đời, coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại, học ở mọi lúc, mọi nơi, học mọi người.
Phương pháp : Giáo dục phải xuất phát và bám chắc vào mục tiêu giáo dục, giáo dục là một khoa học nên cách dạy phải phù hợp với mọi lứa tuổi. Dạy từ dễ đến khó kết hợp học tập với vui chơi có ích lành mạnh, giáo dục phải dùng phương pháp nêu gương, giáo dục phải gắn liền với thi đua.
Phải xây dựng đội ngũ giáo viên yêu nghề, có đạo đức cách mạng giỏi chuyên môn, thuần thục về phương pháp người đi giáo dục cũng phải được giáo dục, phải học nữa học mãi.
2.Văn hoá văn nghệ
Văn nghệ (bao gồm văn học và nghệ thuật) là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hoá là đỉnh cao của đời sống tinh thần, là hình ảnh của tâm hồn dân tộc . Hồ Chí Minh là người khai sinh ra nền văn nghệ cách mạng và có cống hiến to lớn, sáng tạo cho nền văn nghệ nước nhà.
Văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới.
Văn nghệ là mặt trận : Nghĩa là văn nghệ có vai trò độc lập, ngang hàng với các mặt trận khác, là một bộ phận của cách mạng, là văn nghệ cách mạng. “Mặt trận” thể hiện tính chất cam go, quyết liệt,cho nên tác phẩm văn nghệ và ngòi bút phải là vũ khí sắc bén.
Trước khi giành được chính quyền, văn nghệ có nhiệm vụ thức tỉnh quần chúng,tập hợp lực lượng,cổ vũ cho thắng lợi tất yếu của cách mạng. Sau khi có chính quyền,văn nghệ phải tham gia vào công cuộc bảo vệ và xây dựng chế độ mới, xây dựng con người mới. Mặt trận văn nghệ lúc này còn cam go hơn, quyết liệt hơn bởi thắng đế quốc thực dân đã khó, thắng nghèo nàn lạc hậu còn khó hơn nhiều.
Văn nghệ sĩ là chiến sĩ: Nghĩa là văn nghệ phải đem được chất “Thép” vào trong tác phẩm, nhà văn, nhà thơ, người nghệ sĩ phải biết xung phong trên mặt trận của mình. Họ phải có lập trường vững vàng, tư tưởng đúng đắn đặt lợi ích và nhiệm vụ phụng sự nhân dân, tổ quốc lên trên hết.
Văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân.
Thực tiễn đời sống của nhân dân là lao động sản xuất, chiến đấu, sinh hoạt và xây dựng cuộc sống mới. Đây là nguồn nhựa sống, là sinh khí và là chất liệu vô tận cho văn nghệ sáng tác. Từ thực tiễn đó, bằng tài năng sáng tạo và tinh thần nhân văn của mình văn nghệ sĩ có thể nhào nặn, thăng hoa, hư cấu để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật trường tồn cùng dân tộc và nhân loại. Để làm được như vậy Hồ Chí Minh yêu cầu các văn nghệ sĩ phải “Từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng” phải “Liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân” để hiểu thấu tâm tư nguyện vọng quần chúng.Quần chúng là những người làm ra lịch sử, sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần. Họ là những người đánh giá sản phẩm văn nghệ trung thực, khách quan và chính xác, nhân dân là người hưởng thụ các giá trị tinh thần.
Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc.
Tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại là những tác phẩm miêu tả vừa hay vừa chân thật sự nghiệp cách mạng của nhân dân, được quần chúng yêu thích, đem lại những chuyển biến tích cực trong tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mọi người.
Tác phẩm văn nghệ phải phản ánh một “đề tài” là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phải phong phú, đa dạng về thể loại, không thể đơn điệu nghèo nàn giống như khi vào vườn hoa cần làm cho mọi người thấy nhiều hoa đẹp.
3.Văn hoá đời sống
Văn hoá đời sống: Thực chất là đời sống mới với ba nội dung hợp thành: Đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu nhất. Bởi vì, có dựa trên nền tảng đạo đức thì mới xây dựng được lối sống mới, nếp sống mới và đạo đức mới lại được thể hiện trong lối sống và nếp sống mới.
- Đạo đức mới: Để xây dựng đời sống mới trước hết phải xây dựng đạo đức mới, về vấn đề này Hồ Chí Minh đã viết “… thực hành đời sống mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính”46
. Sau này, Người đã nhiều lần khẳng định “Nêu cao và thực hành cần, kiệm, liêm, chính tức là nhen lửa cho đời sống mới”47.
Đạo đức mới khác với đạo đức cũ dưới thời thực dân phong kiến vì nó nhằm phục vụ cách mạng, tạo động lực đưa cách mạng đến thắng lợi.
- Lối sống mới: Là lối sống có lý tưởng, có đạo đức. Đó còn là lối sống văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hoà truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hoá nhân loại. Hoạt động của con người bao gồm: ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc, phải làm sao cho mỗi hoạt động đó đều mang tính văn hoá. Chính vì vậy để xây dựng lối sống mới Hồ Chí Minh đã yêu cầu phải sửa đổi năm cách: Cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc. Theo ngôn ngữ hiện nay thì đây là phong cách sống (sinh hoạt ứng xử) và phong cách làm việc, gọi chung là lối sống mới.
- Nếp sống mới: Xây dựng nếp sống mới (nếp sống văn minh) là xây dựng những thói quen và phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển những thuần
46 Sđd t.5, tr. 94đd
phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới, cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ, cái gì cũ, mà không xấu nhưng phiền phức thì sửa đổi, cái gì cũ mà tốt thì phát triển thêm, cái gì mới mà hay thì phải làm, phải bổ sung.
Xây dựng văn hoá đời sống mới, nhằm biến Việt Nam từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia văn minh và phú cường là một công việc lâu dài, phải bắt đầu từ từng người, từng gia đình, vì mỗi người là một cá thể để tạo nên gia đình, mỗi gia đình là một tế bào để tạo nên xã hội.
* Câu hỏi thảo luận:
Theo anh (chị), HSSV cần phải làm gì để thực hiện tốt quan điểm Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục, văn hóa văn nghệ, văn hóa đời sống. Đặc biệt là thực Minh về văn hóa giáo dục, văn hóa văn nghệ, văn hóa đời sống. Đặc biệt là thực hiện quy định 7 điều HSSV Trường ĐH Nha Trang không được làm?
Câu hỏi liên quan :