Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo

Một phần của tài liệu bài giảng tư tưởng hồ chí minh nguyễn văn hạnh (Trang 35)

- Theo bạn vì lý do gì năm 1930 HCM về Quảng Châu (TQ) hợp nhất 3 tổ chức lại không chấp hành chỉ thị của Quốc Tế Cộng Sản đặt tên Đảng Cộng Sản Đông

a.Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo

Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nền kinh tế hàng hóa phát triển đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường. Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa, một trong những nguồn sống của chủ nghĩa đế quốc.Nguyễn Ái Quốc khẳng định “tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản đế quốc đều lấy ở các xứ thuộc địa. Đó là nơi chủ nghĩa đế quốc lấy nguyên liệu cho các nhà máy của nó, nơi nó đầu tư, tiêu thụ hàng, mộ nhân công rẻ mạt cho đạo quân lao động của nó, và nhất là tuyển những binh lính bản xứ cho các đạo quân phản cách mạng của nó”.

Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đế quốc, cách mạng thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt. Do bị áp bức bóc lột nặng nề nên nhân dân các dân tộc thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn. Theo Hồ Chí Minh, phải “làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”.

Trong khi yêu cầu Quốc tế Cộng sản và các Đảng Cộng sản khác quan tâm đến cách mạng thuộc địa, Hồ Chí Minh vẫn khẳng định công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực tự giải phóng. Người chủ trương phát huy nỗ lực chủ quan của dân tộc, tránh tư tưởng bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài. Tháng 8- 1945, khi thời cơ đến, Người kêu gọi: “Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy, đem sức ta mà giải phóng cho ta”.

Trong phong trào công sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản chính quốc. Quan điểm này đã làm giảm tính chủ động, sáng tạo của phong trào cách mạng thuộc địa.

Theo Hồ Chí Minh, giữa cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và cách mạng vô sản chính quốc, có mối quan hệ mật thiết nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc. Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là mối quan hệ lệ thuộc, hoặc quan hệ chính-phụ.

Nhận thức đúng vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa, ngay từ 1924, Hồ Chí Minh chỉ rõ: chỉ có thể bằng chủ động nỗ lực vượt bực của các dân tộc thuộc địa, thì cách mạng thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng vô sản chính quốc mà nó có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc. Mặt khác cách mạng thuộc địa còn có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn.

Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn; một cống hiến quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin.

Một phần của tài liệu bài giảng tư tưởng hồ chí minh nguyễn văn hạnh (Trang 35)