phóng dân tộc, hãy làm rõ vì sao trong giai đoạn hiện nay càng phải cần thiết nhận thức và giải quyết chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa trên lập trường của Đảng Cộng sản Việt Nam?
VẤN ĐỀ 4
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1.Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Tiếp thu, vận dụng sáng tạo lý luận về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác Lênin, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Tiến lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam sau khi giành được độc lập dân tộc
Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng vô sản có nghĩa là làm cho dân tộc Việt Nam hoàn toàn độc lập, chính quyền về tay nhân dân, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, sau khi cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác
ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính”5
1. Đặc trưng củachủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
a. Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
Sau khi tiếp cận học thuyết Mác Lênin, Hồ Chí Minh vừa vận dụng những nguyên lý chung của chủ nghĩa xã hội khoa học, vừa bổ sung cách tiếp cận mới từ những nét đặc thù của điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam.
- Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học của học thuyết Mác Lênin từ khát vọng giải phóng dân tộc Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam phải liên tục chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc, nên giải phóng dân tộc trở thành khát vọng của mỗi người dân Việt Nam, Vì vậy, khi tìm thấy ở học thuyết Mác Lênin sự thống nhất biện chứng giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội (trong đó có giải phóng con người), Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân toàn thế giới”6
- Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ đạo đức.
Sinh ra trong gia đình nhà nho nghèo, sớm tiếp thu những giá trị đạo đức của Nho giáo, Phật giáo…Vì vậy, Hồ Chí Minh nhanh chóng tiếp thu được những giá trị nhân đạo, nhân văn của học thuyết Mác Lênin. Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh từ bỏ chủ nghĩa cá nhân”7
Chủ nghĩa xã hội là xóa bỏ chủ nghĩa cá nhân chứ không xóa bỏ nhu cầu, lợi ích cá nhân. Vì vậy, Hồ Chí Minh khẳng định: “Không có chế độ nào tôn trọng con
5Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. 2002. t.1, tr,461
6Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. 2000. t.12, tr,474
người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thoả mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa”8