Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa

Một phần của tài liệu bài giảng tư tưởng hồ chí minh nguyễn văn hạnh (Trang 28)

- Theo bạn vì lý do gì năm 1930 HCM về Quảng Châu (TQ) hợp nhất 3 tổ chức lại không chấp hành chỉ thị của Quốc Tế Cộng Sản đặt tên Đảng Cộng Sản Đông

a. Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa

- Sự phân hóa của xã hội thuộc địa

Hồ Chí Minh nhận thấy sự phân hóa giai cấp ở các nước thuộc địa phương Đông không giống như các nước tư bản phương Tây. Các giai cấp ở các nước thuộc địa có sự khác nhau ít nhiều, nhưng đều có chung số phận mất nước, giữa họ vẫn có sự tương đồng lớn: Dù là địa chủ hay nông dân, họ đều chịu chung số phận là người nô lệ mất nước. - Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa

Dưới tác động của chính sách bóc lột tô thuế và cướp đoạt ruộng đất, cùng với chính sách cai trị của chủ nghĩa đế quốc, mỗi giai cấp xã hội thuộc địa có địa vị kinh tế, thái độ chính trị khác nhau, thậm chí có lợi ích ngược chiều nhau, nhưng nổi lên mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với đế quốc xâm lược và tay sai của chúng. Nếu như ở các nước tư bản phải tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp, thì ở các nước thuộc địa trước hết phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Đối tượng của cách mạng ở các nước thuộc địa không phải là giai cấp tư sản bản xứ, cũng không phải giai cấp địa chủ nói chung, mà là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động. Do đó cách mạng ở thuộc địa trước hết phải “lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc”, chứ chưa phải là là cuộc cách mạng xóa bỏ sự tư hữu và áp bức bóc lột nói chung.

Mặt khác, Hồ Chí Minh luôn phân biệt rõ bọn thực dân xâm lược với nhân dân các nước tư bản chủ nghĩa. Người kêu gọi nhân dân các nước phản đối chiến tranh xâm lược thuộc địa, ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.

- Yêu cầu bức thiết của nhân dân các nước thuộc địa là độc lập dân tộc. Trong phong trào cộng sản quốc tế, có quan điểm cho rằng “vấn đề cơ bản của cách mạng thuộc địa là vấn đề nông dân”, và chủ trương nhấn mạng vấn đề ruộng đất, nhấn mạnh đấu tranh giai cấp.

Ở các nước thuộc địa, nông dân là lực lượng đông đảo, chiếm hơn 90% trong lực lượng toàn dân tộc. Thực dân Pháp thống trị và bóc lột nhân dân Việt Nam, chủ yếu là thống trị, bóc lột nông dân. Họ là nạn nhân chính của chính sách khai thác thuộc địa, bóc lột tô thuế và cướp đoạt ruộng đất. Vì thế, kẻ thù số một của nông dân là bọn đế quốc thực

dân. Họ có hai yêu cầu: độc lập dân tộc và ruộng đất, nhưng họ luôn đặt yêu cầu độc lập dân tộc cao hơn so với yêu cầu ruộng đất.

Cùng với nông dân, tất cả các giai cấp và tầng lớp khác nhau đều có nguyện vọng chung là “cứu giống nòi” ra khỏi cảnh “nước sôi lửa bỏng”. Việc cứu nước là việc chung của cả dân tộc bị áp bức.

- Tính chất, nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa.

Vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam, trong tác phẩm Đường cách mệnh,

Nguyễn Ái Quốc phân biệt ba loại cách mạng: cách mạng tư sản, cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc; Người nhấn mạnh tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc. Người giải thích: nông dân là bộ phận có số lượng lớn nhất trong dân tộc, nên giải phóng dân tộc chủ yếu là giải phóng nông dân. Họ có yêu cầu về ruộng đất, nhưng nhiệm vụ ruộng đất cần tiến hành từng bước thích hợp. Khi đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, yêu cầu đó sẽ được đáp ứng một phần, vì ruộng đất của bọn đế quốc và tay sai sẽ thuộc về nông dân.

b. Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc

Mục tiêu cấp thiết của cách mạng ở thuộc địa chưa phải là giành quyền lợi riêng biệt cho mỗi giai cấp, mà là quyền lợi chung của toàn dân tộc. Đó là mục tiêu phù hợp với xu thế của thời đại chống đế quốc, giải phóng dân tộc, đáp ứng nguyện vọng độc lập, tự do của quần chúng nhân dân. Trong hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành trung ương Đảng (5- 1941) Hồ Chí Minh khẳng định dứt khoát: “Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng phải giải quyết một vấn đề cần kíp “ dân tộc giải phóng”, vậy thì cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng giải phóng”. Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”, chỉ chia lại công điền và ruộng đất “tịch thu của Việt gian phản quốc” cho dân cày nghèo chứ không tịch thu ruộng đất của giai cấp địa chủ nói chung.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 cũng như ba mươi năm cách mạng Việt Nam 1945-1975 trước hết là thắng lợi của đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và tư tưởng độc lập, tự do của Hồ Chí Minh.

2.Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản

Một phần của tài liệu bài giảng tư tưởng hồ chí minh nguyễn văn hạnh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)