VẤN ĐỀ 8
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦI. Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ I. Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ
1. Dân chủ là vốn quý báu nhất của nhân dân
- Thuật ngữ dân chủ có từ khi nào?
- Dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản và dân chủ XHCN khác nhau chỗ nào?
2. Dân chủ là cơ sở bảo đảm quyền làm chủ và các quyền cơ bản của nhân dân dân
- Trước cách mạng tháng 8 – 1945 dân ta chìm đắm trong cảnh nước mất nhà tan, bị thực dân pháp bóc lột một cách thậm tệ chính vì vậy dân ta cũng không có quyền dân chủ.
- Sau cách mạng tháng 8 – 1945 chủ tịch hồ chí minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VNDCCH, kể từ đây dân ta từ mộ người nô lệ trở thành chủ nhân của đất nước. “nước việt nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập”.
- kể từ đây dân ta được hưởng mọi quyền dân chủ, được thể hiện qua các lĩnh vực của đời sống xã hội.
3. Dân là chủ và dân làm chủ
Dân chủ là khát vọng muôn đời của con người. Hồ Chí Minh quan niệm dân chủ có nghĩa là “Dân là chủ”35để đối lập với “quan chủ ”.“Dân là chủ” là cách diễn đạt ngắn, gọn, rõ, đi thẳng vào bản chất của khái niệm trong cơ cấu quyền lực của xã hội. Từ đó Hồ Chí Minh khẳng định:“Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là Nhà nước do dân do dân làm chủ”36 “Chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức là nhân dân làm chủ”37
“Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”38. Khi biểu đạt
“Dân là chủ”, Hồ Chí Minh nói đến vị thế của dân; còn “Dân làm chủ” là nói đến
35 Hồ Chí Minh : Toàn tập, Sđd, t.1, tr.34 36 Hồ Chí Minh : Toàn tập, Sđd, t.7, tr.452 36 Hồ Chí Minh : Toàn tập, Sđd, t.7, tr.452 37 Hồ Chí Minh : Toàn tập, Sđd, t.10, tr.251
năng lực và trách nhiệm của dân. Cả hai vế này luôn đi đôi với nhau, thể hiện vị trí, vai trò, quyền lực của dân.