Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC)

Một phần của tài liệu Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại trường đại học sư phạm đại học thái nguyên (Trang 53)

8. Bố cục của đề tài

2.1.1.Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC)

Mục lục thƣ viện là tập hợp các phiếu mục lục hoặc các biểu ghi thƣ mục trong cơ sở dữ liệu, phán ánh nguồn tin của các thƣ viện, cơ quan thông tin

Chức năng chủ yếu của mục lục thƣ viện là phán ánh trữ lƣợng, thành phần kho tài liệu của thƣ viện, giúp ngƣời dùng tin xác định đƣợc vị trí lƣu trữ tài liệu trong kho và trợ giúp cho việc lựa chọn tài liệu phù hợp với nhu cầu của ngƣời dùng. Mục lục thƣ viện đƣợc thể hiện dƣới các dạng mục lục phiếu, mục lục sách in và mục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC). Hiện nay tại trung tâm TT-TV trƣờng ĐHSP- ĐHTN tồn tại một dạng mục lục đó là mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC)

Với sự xuất hiện của công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra những tác động to lớn đến mọi hoạt động trong lĩnh vực thông tin - thƣ viện và việc thiết kế mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC) là một trong những bằng chứng rõ ràng về những tác động của cộng đồng thƣ viện đã nắm lấy công nghệ thông tin và máy tính để xây dựng những công cụ tra cứu chính trong thƣ viện đƣợc biết đến nhƣ OPAC.

45

Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC) là một hệ thống gồm tập hợp các biểu ghi thƣ mục của tài liệu đƣợc ghi lại, lƣu trữ và tra cứu bằng máy tính. Hệ thống mục lục này có thể chứa đựng một số lƣợng biểu ghi rất lớn và cho phép truy cập nhanh vào những biểu ghi đó. Mục lục trực tuyến có khả năng truy cập nhiều khía cạnh của tài liệu, truy cập nhiều ngƣời một lúc, không hạn chế về thời gian, địa điểm và cho phép thực hiện việc phối hợp, chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các thƣ viện với nhau.

Với vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc phục vụ đào tạo của mình, trung tâm TT-TV trƣờng ĐHSP đã đƣợc ban giám hiệu nhà trƣờng hết sức quan tâm. Đứng trƣớc những đòi hỏi, sự tác động của công nghệ thông tin vào các hoạt động TT-TV nên lãnh đạo thƣ viện cũng đã quyết định sử dụng mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC) là công cụ chính trong việc tìm kiếm tài liệu tại Trung tâm.

Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC) tại Trung tâm Học liệu đƣợc tổ chức khá hoàn chỉnh, tuân theo các nguyên tắc về tính thân thiện, tính thuận lợi và dễ tìm đối với ngƣời sử dụng.

Phần mềm đƣợc sử dụng trong hệ thống là phần mềm quản trị thƣ viện điện tử Iilb do Công ty máy tính và truyền thông CMC thiết kế và xây dựng. Giao diện tra cứu mang các đặc điểm cơ bản của cấu trúc mục lục truy cập trực tuyến, cho phép truy cập trực tiếp đến các cơ sở dữ liệu thƣ mục.

Thông qua mục lục truy nhập công cộng trực tuyến tại Trung tâm, bạn đọc có thể tra tìm tài liệu theo nhiều hƣớng khác nhau nhƣ: Loại hình tài liệu, Tên tài liệu, Tác giả, Nơi xuất bản, Năm xuất bản, Chủ đề, Ký hiệu phân loại, Số đăng ký cá biệt... Cùng với đó, bạn đọc có thể sử dụng cách tìm kiếm nâng cao bằng cách mở rộng hay thu hẹp lại cách truy tìm thông tin qua việc sử dụng toán tử OR, AND, NOT.

46

Ảnh 1: Minh họa giao diện phân hệ tra cứu của Hệ quản trị thư viện điện tử tích hợp Ilib

Bên cạnh đó, hệ thống OPAC còn giúp bạn đọc kiểm soát tình hình mƣợn sách của mình thông qua tài khoản mà hệ thống cấp cho. Bạn đọc có thể nắm đƣợc mình đang mƣợn những tài liệu nào, thời hạn nào phải trả những tài liệu đó, có cuốn nào quá hạn hay không....

47

Ảnh 2: Minh họa giao diện người dùng của Hệ quản trị thư viện điện tử tích hợp Ilib

 Ƣu điểm của mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC): - Giúp ngƣời dùng tin có thể tra cứu tài liệu nhanh chóng - Cập nhật thƣờng xuyên

- Dễ sử dụng và khai thác

 Nhƣợc điểm:

- Đôi khi không tra tìm đƣợc tài liệu do đƣờng truyền Internet của Trung tâm

- Công cụ hỗ trợ NDT nhƣ từ khóa, phân loại, chủ đề chƣa đƣợc đƣa vào. Do vậy gây khó khăn trong quá trình tìm tin của NDT

Với những ƣu điểm và nhƣợc điểm nhƣ trên, nhƣng qua kết quả khảo sát nhu cầu tin cho thấy trong 410 đối tƣợng đƣợc hỏi đã có 81.9% sử dụng

48

mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC) vào việc tra tìm thông tin. (Bảng 2.1 ) TT Các sản phẩm Tổng số 410 CB quản lý, lãnh đạo CB NC, Giáo viên NCS, CH, sinh viên SL % SL % SL % 1 Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC) 336 81.9 7 46.7 62 77.5 267 84.7 2 Cơ sở dữ liệu 313 76.5 9 60.0 65 81.2 239 75.8 3 Trang Web của Trung

tâm 150 36.5 5 33.0 30 37.5 115 36.5 4 Thƣ mục giới thiệu sách mới 315 76.9 4 26.7 30 37.5 281 89.2 Bảng 2.1: Thống kê mức độ bạn đọc thƣờng xuyên sử dụng các sản phẩm thông tin - thƣ viện tại Trung tâm TT-TV trƣờng ĐH sƣ phạm

Về chất lƣợng (mức độ đáp ứng) của của mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC) qua điều tra cho thấy, có tới 42.3% cho rằng chất lƣợng mục lục truy nhập trực tuyến (OPAC) là tốt, 36.7% cho rằng chất lƣợng là tƣơng đối tốt, 2.9% cho là không tốt

MLTNCCTT (OPAC)

Mức độ đáp ứng

Tốt Tƣơng đối tốt Không tốt

173 (42.3%) 150 (36.7%) 12 (2.9%)

49

Hình 2.1: Biểu đồ ý kiến đánh giá - Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến OPAC

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại trường đại học sư phạm đại học thái nguyên (Trang 53)