Trung tâm Thông tin Thư viện trường Đại học sư phạm Đại học

Một phần của tài liệu Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại trường đại học sư phạm đại học thái nguyên (Trang 38)

8. Bố cục của đề tài

1.2.2. Trung tâm Thông tin Thư viện trường Đại học sư phạm Đại học

1.2.2. Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên Thái Nguyên

Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng

Trung tâm Thông tin - thƣ viện trƣờng Đại học sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên là cơ quan tổ chức chƣơng trình mục tiêu về CNTT và TV của Trƣờng, tham mƣu cho Ban Giám hiệu về chiến lƣợc phát triển CNTT và hệ thống Thƣ Viện của Trƣờng.

Trung tâm TT - TV gồm 2 bộ phận chính:

- Bộ phận Công nghệ thông tin chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ nhà Trƣờng và sự chỉ đạo chuyên môn của TT CNTT - ĐHTN.

- Bộ phận Thƣ viện chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ nhà Trƣờng và sự chỉ đạo chuyên môn của Trung tâm học liệu - ĐHTN.

Nhiệm vụ

+ Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn ứng dụng và phát triển CNTT, hệ thống TV của đơn vị: tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, các chƣơng trình quản lý ứng dụng và phát triển CNTT - TV sau khi đƣợc phê duyệt.

+ Quản lý, bảo trì và vận hành hoạt động toàn bộ hệ thống hạ tầng CNTT của đơn vị.

30

+ Hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho các đơn vị chức năng của Trƣờng trong khai thác ứng dụng CNTT - TV phục vụ công tác quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học.

+ Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu các văn bản quan trọng của Trƣờng.

+ Tổ chức và quản lý tốt hoạt động TV nhằm phục vụ có hiệu quả cho việc khai thác và sử dụng thông tin - tƣ liệu của cán bộ, sinh viên.

+ Quản trị và tổ chức khai thác có hiệu quả hệ thống mạng Intranet/ Internet của đơn vị, cung cấp dịch vụ thông tin - tƣ liệu điện tử.

+ Quản trị Website của Trƣờng, quản trị kỹ thuật các phần mềm, phục vụ đắc lực trong công tác điều hành quản lý chung và công tác đối nội, đối ngoại của đơn vị.

+ Đáp ứng mọi nhu cầu về giáo trình bài giảng và các ấn phẩm khác phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và công tác quản lý của đơn vị, đồng thời đóng góp tài chính cho đơn vị chủ quản.

+ Không ngừng mở rộng quan hệ trao đổi, hợp tác chia sẻ tài nguyên với các đối tác trong và ngoài nƣớc. Đặc biệt chú trọng việc trao đổi thông tin tƣ liệu với các cơ quan trong Đại học, với liên hiệp thƣ viện các trƣờng Đại học và Trung tâm Thông tin - Tƣ liệu và các bộ ngành hữu quan, các Trung tâm học liệu của các trƣờng bạn.

+ Quản lý tốt cơ sở vật chất hiện có, từng bƣớc có kế hoạch nâng cấp, tăng cƣờng năng lực phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý của đơn vị.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Nhà Trƣờng giao  Cơ cấu tổ chức

Tổng số cán bộ trung tâm bao gồm 21 cán bộ trong đó trình độ đào tạo: 1 Thạc sĩ, 20 cử nhân

31

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm TT-TV trƣờng Đại học sƣ phạm Đại học Thái Nguyên

Nguồn lực thông tin và cơ sở vật chất của trung tâm

Nguồn lực thông tin của trung tâm TT-TV trƣờng Đại học sƣ phạm Thái Nguyên khá đa dạng và phong phú, bao gồm:

Bộ sƣu tập

 Hơn 27000 bản sách và khoảng 10 cơ sở dữ liệu(CSDL) (Trong

đó có 05 bộ CSDL toàn văn Tiếng Việt nhƣ: CSDL toàn văn giáo trình, CSDL toàn văn luận văn, luận án, CSDL toàn văn tạp chí Khoa học và Công nghệ của Đại học Thái Nguyên… Ngoài ra có các tài liệu điện tử khác.

 Trung tâm hiện có 50 loại ấn phẩm định kỳ nhƣ báo, tạp chí…

Ban Giám đốc (02 cán bộ) Phòng CNTT (08 cán bộ) Phòng nghiệp vụ Thư viện (13 cán bộ) Phòng trực CNTT ( 03 cán bộ) Các phòng thực hành (04 cán bộ) Phòng xử lý kỹ thuật (8 cán bộ) Phòng phục vụ (5 cán bộ)

32

 Bộ sƣu tập tài liệu tham khảo cho 16 ngành học của trƣờng Đại học Sƣ phạm và tài liệu cho Trƣờng THPT trực thuộc trƣờng Đại học Sƣ phạm (Bao gồm cả giáo trình của các môn học)

 Bộ sƣu tập đa phƣơng tiện nhƣ DVD và CD-ROM.

Trung tâm TT-TV của trƣờng Đại học Sƣ phạm hiện đang quản lý và làm việc tại tòa nhà 5 tầng với tổng diện tích là 6000m2 với các trang thiết bị:

 Gần 40 máy tính nối mạng với tốc độ cao

 Truy cập mạng không dây (wifi) tại mọi địa điểm của trung tâm  Khu vực học tập yên tĩnh

 Phòng nghiên cứu dành cho giảng viên và sinh viên sau đại học

 Hệ thống máy in và máy photocopy nối mạng

Nguồn lực thông tin

Trong hoạt động thông tin - thƣ viện thì nguồn lực thông tin luôn giữ vị trí quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của hoạt động thông tin khoa học, là nguyên liệu đầu vào không thể thiếu để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện. Xây dựng nguồn lực thông tin tốt là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của bất cứ cơ quan thông tin - thƣ viện nào, Trung tâm TT-TV Đại học sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên cũng không nằm ngoại lệ. Với sứ mệnh là cung cấp các tài liệu cho các giáo viên, cán bộ, học viên và sinh viên trong toàn trƣờng Đại học sƣ phạm Thái Nguyên. Chính vì vậy, nguồn lực thông tin của Trung tâm không chỉ tập trung sâu vào một chuyên ngành mà đòi hỏi Trung tâm phải có một nguồn lực thông tin phong phú và đang dạng về mọi lĩnh vực khoa học, phù hợp với từng chuyên ngành của các khoa trong trƣờng.

Trong những năm qua, với nguồn kinh phí cấp tƣơng đối ổn định do nhà trƣờng cung cấp, trung tâm TT-TV đã kết hợp mọi hình thức bổ sung, xây dựng và tạo lập đƣợc một bộ sƣu tập với nội dung phong phú và đa dạng, thƣờng xuyên đƣợc bổ sung và phát triển có chọn lọc. Bên cạnh những nguồn thông tin

33

đƣợc bổ sung bằng nguồn ngân sách của nhà nƣớc, thƣ viện còn nhận đƣợc sự trợ giúp, liên kết với nguồn tài liệu của TTHL. Cùng với các nguồn thông tin trên, Trung tâm TT-TV còn một nguồn tin vô cùng quan trọng khác, đó chính là nguồn tin nội sinh. Nguồn tin này bao gồm các kết quả nghiên cứu, báo cáo khoa học, các Luận án, luận văn...

Cho đến nay, thƣ viện trƣờng có 37.827 tên sách với 262.420 bản thuộc các lĩnh vực kỹ thuật, nông - lâm nghiệp, môi trƣờng, kinh tế tài chính, kế toán, công nghệ thông tin, khoa học tự nhiên và xã hội, y - dƣợc học…; 50 tên tạp chí trong đó có 10 tên tạp chí nƣớc ngoài. Bên cạnh những tài liệu in ấn, Trung tâm cũng đã xây dựng đƣợc 1 bộ sƣu tập tài liệu điện tử rất phong phú và đa dạng: gồm 11.475 biểu ghi. Ngoài ra còn có các đĩa CD-ROM, băng đĩa….

Tính đến tháng 06 năm 2014, tổng số VTL của Thƣ viện có:

STT LOẠI HÌNH TÀI LIỆU SỐ ĐẦU SỐ CUỐN

1 Sách giáo trình 17.878 145.012

2 Sách tham khảo 8130 52.763

3 Sách chuyên khảo 2749 52.566

4 Luận văn, luận án 8020 8020

5 Tài liệu nghe nhìn (CD-ROM, băng đĩa…) 2236 2236

6 Cơ sở dữ liệu 11.475 11.475

7 Tài liệu khác 1050 4.059

Bảng 1.1: Bảng thống kê tổng số vốn tài liệu của Thƣ viện trƣờng Đại học sƣ phạm - ĐHTN

Với sứ mệnh là chiếc nôi đào tạo nên những ngƣời giáo viên, là một trong những trƣờng đại học lâu đời nhất của Đại học Thái Nguyên,là cơ sở phục vụ đào tạo thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐHTN luôn tự ý thức đƣợc trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với sự nghiệp giáo dục của nhà

34

trƣờng nói riêng và của Đại học Thái Nguyên nói chúng. Trung tâm thƣ viện Đại học sƣ phạm - ĐHTN đã vƣợt qua nhiều khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao là hỗ trợ và phục vụ thiết thực công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học thông qua việc giúp cán bộ và sinh viên khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn tài liệu, nguồn thông tin khoa học và công nghệ hiện có; đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực chất lƣợng cao của Trƣờng đại học sƣ phạm - ĐHTN.

Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin tại trung tâm Thông tin - thƣ viện trƣờng Đại học sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên

Ngƣời dùng tin (NDT) và nhu cầu tin (NCT) là cơ sở quyết định chức năng, nhiệm vụ và định hƣớng các hoạt động của thƣ viện. Nghiên cứu NDT và NCT là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các Trung tâm Thông tin - Thƣ viện, với mục đích là không ngừng nâng cao khả năng thỏa mãn nhu cầu thông tin của NDT. NDT và NCT trở thành một cơ sở thiết yếu định hƣớng cho hoạt động của cơ quan Thông tin - Thƣ viện đặc biệt là trong quá trình tổ chức, xây dựng các SP & DVTT-TV mới. Muốn cho SP & DVTT-TV có hiệu quả và chất lƣợng cao thì cơ quan Thông tin - Thƣ viện phải nắm vững đặc điểm NDT và NCT để tạo ra các SP & DVTT-TV phù hợp với nhu cầu của họ.

Đặc điểm người dùng tin

Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên là một trong những trƣờng trọng điểm, đứng đầu trong hệ thống các trƣờng của Đại học Thái Nguyên, đồng thời cũng là một trong những đơn vị đào tạo sƣ phạm đứng đầu cả nƣớc. Nhà trƣờng hiện là một trung tâm lớn về đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy nghiên cứu khoa học. Là nơi đào tạo nhiều nhân tài cũng các nhà khoa học danh tiếng cho đất nƣớc.

35

Trƣờng ĐHSP với đặc thù đào tạo nhiều nhóm ngành, với hệ thống các khoa, các trung tâm trực thuộc trƣờng đa dạng vì vậy nên đối tƣợng sử dụng trung tâm TT-TV của trƣờng cũng rất phong phú. Xuất phát từ yêu cầu đào tạo, cũng nhƣ đặc thù các ngành đào tạo của trƣờng trong giai đoạn hiện nay có thể phân chia NDT của trung tâm TT-TV trƣờng ĐHSPTN thành các nhóm sau:

- Nhóm cán bộ lãnh đạo,quản lý

- Nhóm người dùng tin là cán bộ nghiên cứu,giảng viên

- Nhóm người dùng tin là học viên cao học, sinh viên

Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý

Nhóm NDT là cán bộ của nhà trƣờng gồm Cán bộ quản lý, lãnh đạo,cán bộ giảng dạy, nghiên cứu; Cán bộ là các chuyên viên phòng ban chức năng.

Nhóm NDT này chiếm khoảng...số lƣợng NDT tại trung tâm. Tuy chỉ chiếm số lƣợng nhỏ nhƣng vai trò của nhóm bạn đọc này đối với hoạt động của nhà trƣờng là hết sức quan trọng.

Ðối với họ thông tin là công cụ của quản lý vì quản lý là quá trình biến đổi thông tin thành hành động. Thông tin càng đầy đủ thì quá trình quản lý càng đạt kết quả cao. Do vậy thông tin cần cho nhóm này có diện rộng, mang tính chất tổng kết, dự báo, dự đoán trên các lĩnh vực về khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn, tài liệu chính trị kinh tế xã hội, các văn bản, chỉ thị nghị quyết của Ðảng và Nhà nƣớc. Khi ra quyết định quản lý, điều hành hoạt động giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của ÐHTN, họ chính là những ngƣời cung cấp thông tin có giá trị cao, do vậy cán bộ thông tin cần khai thác triệt để nguồn thông tin này bằng cách trao đổi, xin ý kiến nhằm tăng cƣờng nguồn thông tin cho công tác thông tin - thƣ viện

Nhu cầu thông tin của nhóm này rất phong phú. Do cƣờng độ lao động của nhóm này cao nên việc cung cấp thông tin phải cô đọng, súc tích. Hình thức phục vụ thƣờng là các bản tin nhanh, các tin vắn, tóm tắt tổng quan, tổng

36

luận. Phƣơng pháp phục vụ chủ yếu dành cho nhóm đối tƣợng này là phục vụ từ xa, cung cấp đến từng ngƣời theo những yêu cầu cụ thể.

Phần lớn cán bộ quản lý của ÐHTN, ngoài công tác lãnh đạo quản lý họ còn tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Vì vậy, ngoài những thông tin về đƣờng lối, chính sách của Ðảng và Nhà nƣớc nói chung thì nhóm này cũng rất cần các thông tin, tài liệu có tính chất chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên môn nhƣ các cán bộ giảng dạy khác: sƣ phạm toán, sƣ phạm văn,sƣ phạm mầm non...

Nhóm cán bộ nghiên cứu, giáo viên

Ðây là nhóm đối tƣợng phục vụ quan trọng của Trung tâm và là nhóm có hoạt động thông tin năng động và tích cực nhất. Họ thƣờng xuyên cung cấp thông tin qua hệ thống bài giảng, các bài báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học đƣợc công bố, các đề xuất, các dự án, các đề tài, các kiến nghị. Ðồng thời họ cũng chính là những ngƣời dùng tin thƣờng xuyên, liên tục của Trung tâm.

Thông tin cho nhóm này có tính chất chuyên ngành, có tính chất lý luận và thực tiễn. Thông tin có tính thời sự liên quan đến các lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội, các thông tin mới về các thành tựu khoa học kỹ thuật trong và ngoài nƣớc, kết quả các công trình nghiên cứu khoa học, các đề tài đã và đang đƣợc tiến hành, những nguồn thông tin khoa học có thể truy nhập đƣợc, các hoạt động khoa học đƣợc triển khai. Hình thức phục vụ nhóm này là các thông tin chuyên đề, thông tin chọn lọc, thông tin tài liệu mới.

Nhóm nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên

Nhóm ngƣời dùng tin là nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên có số lƣợng đông nhất, họ không chỉ tiếp thu những kiến thức do giáo viên truyền đạt mà từ những kiến thức nền tảng đó họ phải tích cực, chủ động tìm kiếm những thông tin liên quan nhằm phát huy khả năng tƣ duy độc lập, sáng tạo, áp dụng những kiến thức vào trong thực tiễn xã hội

37

Ðối với nghiên cứu sinh, học viên cao học là những ngƣời đã tốt nghiệp đại học, đã qua công tác thực tiễn tại các cơ quan ở khắp các tỉnh trong cả nƣớc. Thông tin dành cho họ chủ yếu có tính chất chuyên ngành sâu, phù hợp với chƣơng trình đào tạo, đề tài, đề án mà học đang thực hiện.

Đối với sinh viên: nhóm đối tƣợng này thực sự đông đảo và có nhiếu biến động, nhu cầu tin của họ rất lớn. Hiện nay, với việc đổi mới phƣơng pháp dạy - học càng góp phần làm thay đổi về phƣơng pháp học tập của sinh viên. Bên cạnh những giờ học trên lớp thì phƣơng pháp tự học, tự nghiên cứu đang đƣợc chú trọng và quan tâm rất lớn của hầu hết sinh viên trong trƣờng. Với đối tƣợng sinh viên này thì ngoài thông tin về chuyên ngành đang học, sinh viên còn cần những thông tin khác, trên nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội để mở mang sự hiểu biết và nâng cao trình độ. Nhìn chung sinh viên cần những thông tin cụ thể, chi tiết và đầy đủ. Do vậy tuỳ theo từng chuyên ngành học mà những thông tin, tài liệu cần phải phù hợp với nhu cầu cũng nhƣ cấp học của nhóm đối tƣợng này.

Ngoài việc sử dụng thông tin để phục vụ cho mục đích học tập và tự nghiên cứu, sinh viên còn sử dụng thông tin cho mục đích giải trí nhằm nâng cao đời sống tinh thần của mình

Hình thức phục vụ cho nhóm đối tƣợng này chủ yếu là thông tin phổ biến về những tri thức cơ bản dƣới dạng sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo hoặc một số ít là bài viết trong tạp chí, những luận án, luận văn có tính chất cụ thể, trực tiếp phục vụ cho môn học và ngành học đào tạo của họ.

Đặc điểm nhu cầu tin

Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan về thông tin của con ngƣời nhằm đảm bảo duy trì và thực hiện các hoạt động nhận thức thực tiễn xã hội. Khi

Một phần của tài liệu Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại trường đại học sư phạm đại học thái nguyên (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)