1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Phân tích tính hiệu quả của cơ chế quốc tế thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

65 42 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 78,7 KB

Nội dung

Các cơ quan này với vị thế pháp lý, chức năng và nhiệm vụcủa mình thực hiện mục tiêu thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và được chiathành hai dạng: i Các cơ quan được thành lập hoặc dựa

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

HỌC PHẦN: LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

PHÂN TÍCH TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CƠ CHẾ QUỐC TẾ THÚC ĐẨY VÀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI

Giảng viên:TS Ngô Thị Minh Hương Sinh viên:

MSSV:

Lớp: - Khoa Luật- ĐHQGHN

Trang 2

Đề bài: Phân tích tính hiệu quả của cơ chế quốc tế thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

1 Lý do chọn đề tài

Quyền con người là một vấn đề mang tính toàn cầu được tất cả các quốcgia quan tâm Hiến chương Liên hợp quốc ra đời đã mở ra một chương mới trongviệc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người Theo kèm với Hiến chương là một hệthống các cơ quan chuyên môn nhằm thực hiện các chức năng quốc tế để thúc đẩy

và bảo vệ quyền con người Bên cạnh Hiến chương còn có các Công ước quốc tế vềquyền con người có nhiều quốc gia thành viên Đây là hai cơ chế quốc tế chính đểthúc đẩy và bảo vệ quyền con người Em lựa chọn đề tài này để phân tích nhằm tìmhiểu kỹ hơn về Hiến chương LHQ, các Công ước về quyền con người, các cơ quanchức năng và mối liên kết giữa các cơ quan, tổ chức này

2 Mục đích của đề tài

Tiểu luận “Phân tích tính hiệu quả của cơ chế quốc tế thúc đẩy và bảo

vệ quyền con người”sẽ làm rõ hoạt động của cơ chế quốc tế thúc đẩy và bảo đảm

quyền con người Tìm ra các ví dụ thực tiễn để chứng minh cho tính hiệu quả của

cơ chế quốc tế này

II NỘI DUNG

1 Những lý luận cơ bản về cơ chế quốc tế thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

1.1 Khái quát quyền con người

Nhân quyền hay Quyền con người là những giá trị tốt đẹp của nhân loại, lànhững gì mỗi con người phải được hưởng và mọi người đều đấu tranh cho nó đểbảo đảm nhân phẩm và hạnh phúc

Trang 3

Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người (Office of High

Commissioner for Human Rights – OHCHR) định nghĩa: “quyền con người là

những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và

tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người” 1

Do các quyền con người rất phong phú và những vi phạm quyền rất đadạng, được thực hiện bởi nhiều đối tượng (cơ quan, công chức nhà nước, phápnhân, cá nhân công dân…) nên việc bảo vệ và thúc đẩy quyền đòi hỏi có sự thamgia của nhiều dạng chủ thể (nhà nước, cộng đồng, tổ chức phi chính phủ, tổ chứcquốc tế, cá nhân…) thông qua nhiều biện pháp, từ phổ biến, giáo dục, nâng caonhận thức cho đến theo dõi, giám sát, và xử lý những hành vi vi phạm về quyền…2

1.2 Khái niệm về cơ chế

Trong Tiếng Việt, “cơ chế” là một từ Hán Việt, khi chiết tự ta có “cơ” làmáy móc và “chế” là hoạt động, tức là một cỗ máy được hoạt động “Cơ chế” đượccác nhà ngôn ngữ học giải thích là “cách thức theo đó một quá trình thực hiện”3.Hay “cơ chế” là “cách thức sắp xếp, tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó màthực hiện”.4 Vậy có thể hiểu “cơ chế” là cách thức thực hiện, tổ chức

Thuật ngữ “cơ chế” chứa đựng hai nội dung đó là: (i) Cấu trúc của mộtchỉnh thể bao gồm nhiều bộ phận khác nhau hợp thành có mối liên hệ mật thiết vớinhau; (ii) Cách thức vận hành hay hoạt động của chính thể đó, tức là sự tương tácgiữa các bộ phận trong cấu trúc của chỉnh thể theo những nguyên tắc và quá trìnhxác định nhằm đạt được một kết quả nhất định.5

1 OHCHR, Freequently Asked Questions on a Human Rights-based Approach to Development Cooperation, New York and Geneva, 2006, tr.1

2 Nguyễn Đăng Dung- Vũ Công Giao- Lã Khánh Tùng (2009), Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người, Nxb ĐHQGHN, Tr327

3 Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng, Tr.214

4 Bộ GD&ĐT, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, Tr.464

5 TS Nguyễn Thị Kim Ngân (2018), Cơ chế thực hiện Điều ước quốc tế về quyền con người (Sách chuyên khảo), Nxb Lao động, Tr.16

Trang 4

1.3 Khái niệm cơ chế quốc tế

Cơ chế quốc tế là cách thực hiện, tổ chức những vấn đề mang tính quốc tếhay bởi các chủ thể quốc tế Với nội dung thứ nhất, cơ chế quốc tế gồm nhiều bộphận khác nhau hợp thành, các bộ phận này nằm trong chủ thể quốc tế, thực hiệnnhững chức năng, nhiệm vụ quốc tế Ví dụ: Liên hợp quốc có các cơ quan chuyêntrách về hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy việc bảo vệ quyền con người như Uỷ banNhân quyền, trong Uỷ ban Nhân quyền có các tiểu ban về tự do thông tin và xuấtbản, về chống phân biệt chủng tộc và bảo vệ các dân tộc nhỏ Ngoài uỷ ban Nhânquyền còn có uỷ ban về quyền phụ nữ thuộc Hội đồng Kinh tế - Xã hội, Nội dungthứ hai, sự tương tác giữa các bộ phận trong cấu trúc của chỉnh thể theo nhữngnguyên tắc và quá trình xác định, điều này giúp các bộ phận thực hiện tốt nhữngvấn đề mang tính quốc tế Ví dụ: Tháng 12/1993, Đại hội đồng Liên hợp quốc đãthông qua Nghị quyết 48/134 quy định các nguyên tắc về quy chế của các cơ quanquốc gia trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người (QCN), được gọi làNguyên tắc Paris6, nguyên tắc này được coi là nền tảng hình thành các cơ quannhân quyền quốc gia

1.4 Khái niệm cơ chế quốc tế thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Hiện tại trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, cơ chế quốc tếchủ yếu là cơ chế của Liên hợp quốc “Cơ chế của Liên hợp quốc về quyền conngười” (the United Nations Human Rights Mechanism) hay được sử dụng trong cáctài liệu chuyên môn để chỉ bộ máy các cơ quan chuyên trách và hệ thống các quytắc, thủ tục có liên quan do Liên hợp quốc thiết lập để thúc đẩy và bảo vệ các quyềncon người.7

2 Tính hiệu quả của hoạt động của cơ chế quốc tế thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

6 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Bài viết “Nguyên tắc Paris và các cơ chế bảo đảm nhân quyền quốc gia trên thế giới”, Thông tin khoa học

7 United Nations, Human Rights – A Basic Handbook for UN Staff, tr.37-52.

Trang 5

Như đã phân tích ở khái niệm, cơ chế quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyềncon người được thể hiện qua một bộ máy các cơ quan chuyên trách bảo vệ và thúcđẩy quyền con người và đặc biệt là một hệ thống có tính mật thiết và tính hiệu quảcao tại Liên hợp quốc Các cơ quan này với vị thế pháp lý, chức năng và nhiệm vụcủa mình thực hiện mục tiêu thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và được chiathành hai dạng: (i) Các cơ quan được thành lập (hoặc dựa trên) Hiến chương; (ii)Các cơ quan được thành lập (hoặc dựa trên) một số điều ước quan trọng về quyềncon người.

1.1.Cơ chế dựa trên Hiến chương (Charter-based)

Hiến chương Liên hợp quốc là văn bản pháp lý có ảnh hưởng và chi phốiđến việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người Ngay tại Khoản 3 Điều 1 của Hiến

chương đã nêu rõ mục đích của Liên hợp quốc là: “Đạt được sự hợp tác quốc tế

trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá hoặc nhân đạo,

và thúc đẩy, khuyến khích việc tôn trọng các quyền con người và tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo ”8.Theo Hiến chương, mỗi cơ quan trong 6 cơ quan chính của Liên hợp quốc đều cótrách nhiệm nhất định trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

❖ Đại hội đồng (UN General Asembly)

Đại hội đồng (ĐHĐ) là cơ quan đại diện chính của Liên hợp quốc, baogồm tất cả các quốc gia thành viên (Điều 9 Hiến chương) Trong lĩnh vực quyềncon người, do có chức năng và quyền hạn lớn nên Đại hội đồng giữ vị trí thiết yếutrong hoạt động thức đẩy và bảo vệ quyền con người của các cơ quan chuyên môncủa Liên hợp quốc Trách nhiệm của ĐHĐ trong vấn đề quyền con người được đềcập trong Điều 13 Hiến chương: ĐHĐ có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu và thông

qua những kiến nghị nhằm “ thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế,

8 Hiến chương Liên Hợp Quốc Điều 1 Khoản 3

Trang 6

xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế và thực hiện các quyền và tự do cơ bản của con người, không phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ và tôn giáo”9.

Một trong những chức năng quan trọng của ĐHĐ về quyền con người làviệc ban hành văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người ĐHĐ là cơ quan cuốicùng của quá trình quyết định, có chức năng thẩm định và thông qua các dự thảovăn kiện Dưới quyền của ĐHĐ có 6 Ủy ban, bao gồm: Ủy ban chính trị và an ninh,

Ủy ban chính trị đặc biệt, Ủy ban kinh tế và tài chính, Ủy ban văn hóa, nhân đạo và

xã hội, Ủy ban quản thác, Ủy ban hành chính và ngân sách, Ủy ban pháp luật.Vàtrong ĐHĐ còn có các cơ quan chức năng giúp việc khác về lĩnh vực quyền conngười, đó là: (i) Ủy ban đặc biệt về phi thực dân hóa; (ii) Ủy ban đặc biệt về chốngtội ác apácthai; (iii) Hội đồng Liên hợp quốc về Namibia; (iv) Ủy ban đặc biệt vềđiều tra các hành động của Ixrael ảnh hưởng đến quyền con người của nhân dânPalextin và các dân tộc Arập khác ở các vùng bị Ixrael chiếm đóng; (v) Ủy ban vềthực hiện các quyền không thể tước bỏ của nhân dân Palextin; (vi) Ủy ban Phápluật quốc tế và (vii) Hội đồng của Liên hợp quốc về quyền con người

Ví dụ cho tính hiệu quả: Chuyên gia về giải trừ quân bị của tổ chức PAX,ông Wim Zwijnenburg nêu dẫn chứng tại Iraq, nhiều giếng dầu bị các lực lượngtham chiến đốt cháy gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, các nhà máy nước bị némbom gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân 10Tại khóa họp thứ

70 Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC), các ủy viên ILC tiếp tục thảo luận các đề tài:Định dạng luật tập quán quốc tế; Thỏa thuận và thực tiễn về sau trong giải thíchđiều ước quốc tế; Áp dụng tạm thời các điều ước quốc tế; Quy phạm mệnh lệnhtrong luật quốc tế (Jus cogens); Bảo vệ môi trường trong xung đột vũ trang; Thừa

kế quốc gia liên quan đến trách nhiệm quốc gia; Quyền miễn trừ cho nhân viêncông vụ đối với thẩm quyền hình sự nước ngoài; Bảo vệ bầu khí quyển Đáng chú

ý, báo cáo về thừa kế quốc gia liên quan đến trách nhiệm quốc gia và báo cáo về

9 Hiến chương Liên Hợp Quốc Điều 13

10 Bài viết “Cộng đồng quốc tế nỗ lực bảo vệ môi trường trong xung đột vũ trang” (31/5/2020),

baovemoitruong.org.vn

Trang 7

bảo vệ môi trường trong xung đột vũ trang có liên quan đến những vấn đề thời sự

và có một số thông tin, quan điểm tương đối "nhạy cảm", được các thành viên ILC,đặc biệt là Ủy viên ILC của Việt Nam quan tâm, tham gia thảo luận sôi nổi.11

❖ Hội đồng Bảo an (Security Council)

Trên lĩnh vực quyền con người, Hội đồng Bảo an (HĐBA) có các thẩmquyền sau:

- Xem xét những vi phạm nghiệm trọng về quyền con người mà đe dọahòa bình và an ninh quốc tế theo quy định tại Điều 39 Hiến chương và thông quanhững biện pháp cưỡng chế nếu cần thiết

- Thành lập các tòa án hình sự quốc tế lâm thời để xét xử những vi phạmnghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế

Với chức năng và quyền hạn của mình, với những hoạt động gìn giữ hòabình mà HĐBA đã tiến hành, HĐBA đã góp phần tích cực trong lĩnh vực bảo vệquyền con người Về nguyên tắc, HĐBA là cơ quan duy nhất trong các cơ quanchính của Liên hợp quốc có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi có các viphạm quyền con người (Chương VII Hiến chương) Ngoài biện pháp cưỡng chế,HĐBA có thể thông qua các nghị quyết lên án những vi phạm quyền con ngườinghiêm trọng trên thế giới.12 Bên cạnh đó, Điều 34 và 35 của Hiến chương cũngcho phép HĐBA đóng vai trò trọng tài phân xử các tranh chấp giữa các quốc giatrên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quyền con người

❖ Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC)

Hội đồng Kinh tế và Xã hội (HĐKTVXH) có vai trò quan trọng bậc nhấttrong cơ chế của Liên hợp quốc về quyền con người Cơ quan này đã thiết lập racác cơ quan chuyên môn thúc đẩy và bảo vệ quyền con người như: Uỷ ban quyềncon người (UNCHR), Uỷ ban về vị thế của phụ nữ và Uỷ ban ngăn ngừa tội ác và

tư pháp hình sự

11 Bài viết “Kết thúc khóa họp thứ 70 Ủy ban Luật pháp quốc tế ILC” (12/8/2018), Báo Thế giới và Việt Nam

12 Nguyễn Đăng Dung- Vũ Công Giao- Lã Khánh Tùng (2009), Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người, Nxb ĐHQGHN, Tr332,333

Trang 8

Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về kinh tế xã hội, Mục c Điều 55 Hiến

chương quy định: “Sự tôn trọng và tuân thủ triệt để các quyền và các tự do cơ bản

của tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo.”13

Và HĐKTVXH có chức năng điều hành cơ chế hợp tác quốc tế về kinh tế xã hộinày Trong cơ chế này có rất nhiều cơ quan, tổ chức liên chính phủ thuộc hệ thốngLiên hợp quốc như: Văn phòng Cao uỷ Liên hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR),Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc(UNICEF), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thựcLiên hợp quốc (FAO), Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc(UNESCO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Ngoài ra, HĐKTVXH cũng là cơquan thiết lập Uỷ ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá - một trong các ủy bancông ước - có trách nhiệm giám sát thực hiện Công Ước Quốc Tế Về Các QuyềnKinh Tế, Xã Hội Và Văn Hóa ICESCR

Ví dụ cho tính hiệu quả: Theo các Điều 28 và 29 CRC, tất cả trẻ em đều cóquyền hưởng nền giáo dục và nội dung giáo dục cần hướng vào sự phát triển nhâncách, tài năng, năng lực trí tuệ và thể chất của trẻ ở mức cao và đầy đủ nhất TheoQuỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), sự mở rộng các cơ hội giáo dục trong những thập

kỷ qua rõ ràng đã ảnh hưởng tích cực đến trẻ em gái, mặc dù điều này vẫn chưaphải là kết quả của chính sách kiên quyết nhằm giảm những khoảng cách về giớitrong cơ hội tiếp cận giáo dục Trên cơ sở đánh giá theo tổng tỷ lệ học sinh tiểu họcthì giáo dục trẻ em gái đã được cải thiện đáng kể ở Trung Đông và khu vực BắcPhi.14

❖ Hội đồng quyền con người (UNHRC)

Hội đồng quyền con người của Liên hợp quốc là cơ quan mới được thànhlập theo Nghị quyết số 60/251 ngày 03/4/2006 của Đại hội đồng Liên hợp quốc đểthay thế cho Ủy ban quyền con người (UNCHR)

13 Hiến chương Liên Hợp Quốc Điều 55 Mục c

14 Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Quyền con người - Tập tài liệu chuyên đề của LHQ, Nxb Công an nhân dân, Tr449

Trang 9

Theo Nghị quyết số 60/251 của Đại hội đồng Liên hợp quốc thì UNHRC

có các chức năng, nhiệm vụ: Thúc đẩy các hoạt động giáo dục, nghiên cứu, dịch vụ

tư vấn, trợ giúp kỹ thuật và xây dựng năng lực về quyền con người ở các quốc gia;thúc đẩy việc thực thi đầy đủ các nghĩa vụ về qụyền con người ở các quốc gia;đóng vai trò là một diễn đàn để đối thoại về những chủ đề cụ thể về quyền conngười; đưa ra những khuyến nghị với Đại hội đồng về sự phát triển của luật quốc tế

về quyền con người; thực hiện việc đánh giá định kỳ toàn thể việc tuân thủ cácnghĩa vụ và cam kết về quyền con người của các quốc gia; thông qua đối thoại vàhợp tác để góp phần phòng ngừa những vi phạm quyền con người và phản ứng kịpthời với những tình huống khẩn cấp về quyền con người; hợp tác chặt chẽ với cácchính phủ, các tổ chức khu vực, các cơ quan quyền con người quốc gia, các tổ chức

xã hội dân sự trong các hoạt động về quyền con người

Phương thức hoạt động của UNHRC là đưa ra báo cáo hoạt động hàngnăm với Đại hội đồng hay còn gọi là cơ chế “Đánh giá định kỳ chung (phổ quát) -Universal Periodic Review - UPR) Thay thế cho phương thức hoạt động của Ủyban nhân quyền trước đây là: Hàng năm, chọn ra các vụ việc nghiêm trọng nhất vềquyền con người xảy ra ở các quốc gia trên thế giới để đưa ra xem xét, đánh giá, thìHội đồng quyền con ngưòi tiến hành một thủ tục mới là đánh giá định kỳ chung(UPR) UPR sẽ đánh giá định kỳ việc tuân thủ các nghĩa vụ và cam kết về quyềncon người của tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc dựa trên các báo cáo từcác nguồn khác nhau.15

Ví dụ cho tính hiệu quả: Ngày 27/5/2021, Hội đồng Nhân quyền Liên hợpquốc (UNHRC) đã thông qua nghị quyết yêu cầu mở cuộc điều tra quốc tế vềnhững tội ác trong cuộc xung đột kéo dài 11 ngày giữa Israel và phong trào Hồigiáo Hamas tại Gaza.16 Theo yêu cầu của Tổ chức hợp tác Hồi giáo và của

15 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Bài viết “Các cơ chế của Liên hợp quốc về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người”, Thông tin khoa học

16 Bài viết “Xung đột Gaza: Hội đồng nhân quyền quyết điều tra tội ác chiến tranh, Mỹ cảnh báo, Israel-Palestine phản ứng trái chiều”, Báo Thế giới và Việt Nam

Trang 10

Palestine, với sự ủng hộ của 20 nước thành viên và 43 nước quan sát viên, Hộiđồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã tiến hành Phiên họp đặc biệt bằng hình thứctrực tuyến về tình hình nhân quyền nghiêm trọng tại các vùng lãnh thổ Palestine bịchiếm đóng, trong đó có Đông Jerusalem Các nước hoan nghênh và kêu gọi cácbên tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn, kiềm chế tối đa để bảo vệ dân thường và các

cơ sở hạ tầng thiết yếu Đồng thời, các nước cũng kêu gọi tiến hành cuộc điều traquốc tế độc lập về các vi phạm luật nhân quyền và nhân đạo tại các vùng lãnh thổPalestine bị chiếm đóng.17

❖ Tòa án Công lý quốc tế (ICJ)

Theo Điều 36 Quy chế của Tòa án (một phần của Hiến chương Liên hợpquốc), ICJ có thẩm quyền xét xử các tranh chấp pháp lý mà các bên nêu ra liênquan đến Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế do Liên hợp quốcban hành Như vậy, về nguyên tắc, ICJ cũng có chức năng xem xét, xử lý các tranhchấp về quyền con người Tuy nhiên, khác với các cơ chế khác, chủ thể đưa cáctranh chấp về quyền con người ra ICJ giải quyết phải là các quốc gia thành viênLiên hợp quốc

Hiện tại có khoảng một nửa số điều ước quốc tế về quyền con người quyđịnh việc một nước thành viên có thể đệ trình lên ICJ yêu cầu giải quyết các tranhchấp của nước mình với các quốc gia thành viên khác, liên quan đến việc giải thích,

áp dụng hoặc tuân thủ các điều ước đó.18 Ngoài chức năng xét xử, Điều 96 của Hiếnchương còn quy định ICJ có chức năng tư vấn; theo đó, ĐHĐ và HĐBA có thể yêucầu ICJ đưa ra những kết luận tư vấn về bất kỳ vấn đề pháp lý nào

Ví dụ cho tính hiệu quả: Thực tế trong gần 60 năm tồn tại của mình, tuy sốlượng vụ việc được đưa ra giải quyết tại Tòa không lớn nhưng đối với kết quả giảiquyết của Tòa, ngoài việc xem xét các tranh chấp quốc tế phát sinh, Tòa đã đóng

17 Bài viết “Hội đồng Nhân quyền họp phiên đặc biệt về tình hình Palestine, Việt Nam đề nghị các bên kiềm chế tối

đa để bảo vệ dân thường”, Báo Thế giới và Việt Nam

18 Nguyễn Đăng Dung- Vũ Công Giao- Lã Khánh Tùng (2009), Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người, Nxb ĐHQGHN, Tr337

Trang 11

góp nhiều ý kiến tư vấn về pháp lý cho Liên hợp quốc cũng như góp phần pháttriển Luật quốc tế và khoa học pháp lý quốc tế Hiện nay, hợp tác cùng phát triểntrên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là xu hướng tất yếu màcác quốc gia lựa chọn Tuy nhiên, sự gia tăng của quan hệ hợp tác quốc tế lại tiềm

ẩn nguy cơ nảy sinh mâu thuẫn bất đồng thậm chí có thể nói, số lượng tranh chấpcòn tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển của quan hệ quốc tế Các tranh chấp quốc tếđược giải quyết bằng nhiều biện pháp khác nhau và một trong số các biện pháp đó

là biện pháp sử dụng hình thức tài phán quốc tế Từ năm 1946 đến nay đã có hơn

70 phán quyết và 23 kết luận tư vấn Các vụ án đưa ra trước Tòa từ các nước đangphát triển cũng tăng lên Các vụ tranh chấp đều được giải quyết và các phán quyếtđược các quốc gia thi hành khá nghiêm túc Ví dụ như vụ Thềm lục địa Tuynidi –Libi, Tranh chấp lãnh thổ Libi – Sát, Tranh chấp chủ quyền trên các đảo PulauLigitan và Pulau Sipadan Các phán quyết của Tòa thể hiện tính khách quan hơntrước Trong vụ Các hành động quân sự và bán quân sự tại Nicaragoa và chống lạiNicaragoa, Tòa đã xử cho Nicargoa thắng, yêu cầu Mỹ phải chấm dứt mọi sự đedọa và sử dụng vũ lực chống lại Nicaragoa

Đóng góp trong lĩnh vực luật chung của luật quốc tế Khoản 1 Điều 38 Quychế của Tòa án xác định cơ sở để Tòa giải quyết các tranh chấp bao gồm: các côngước quốc tế chung hoặc riêng đã thiết lập ra những nguyên tắc được các bên tranhchấp thừa nhận (luật điều ước), các tập quán quốc tế như là một chứng cứ thực tiễnchung được thừa nhận là một tiêu chuẩn pháp lý, những nguyên tắc pháp lý đượccác dân tộc văn minh thừa nhận, các nghị quyết xét xử và các luận thuyết của cácchuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật pháp công khai của nhiều dân tộc khácnhau được coi là phương tiện bổ trợ để xác định các tiêu chuẩn pháp lý Việc ápdụng luật quốc tế trong quá trình giải quyết các tranh chấp của Tòa có một ý nghĩahết sức quan trọng bởi hoạt động này đưa các quy định của luật đi vào thực tiễn,cũng như góp phần giải thích, làm rõ những quy định này 19

19 Bài viết “Đánh giá hiệu quả hoạt động của Tòa án Công lý quốc tế” (2013)

Trang 12

❖ Ban thư ký Liên hợp quốc (the United Nation Secretariat)

Cơ quan hành chính của LHQ, đứng đầu bởi Tổng thư ký Có một bộ phậntrực thuộc là Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người (High Commissioner forHuman Rights) do một Phó tổng thư ký LHQ lãnh đạo Cơ quan này được thànhlập thông qua Nghị quyết A/RES/48/141 của ĐHĐ Dưới quyền điều hành trực tiếpcủa Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người là Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc

về quyền con người (Office of the High Commissioner for Human Rights OHCHR), có chức năng hành chính, hậu cần cho các cơ quan nhân quyền LHQ,đặc biệt là cho Hội đồng quyền con người

-1.2.Cơ chế dựa trên công ước (Treaty-based)

Cơ chế thúc đẩy và bảo vệ quyền con người dựa trên công ước, về bảnchất, làm một cơ chế pháp lý Điều này trước hết xuất phát từ tính pháp lý củaquyền con người Quyền con người không thể được bảo đảm đầy đủ nếu khôngđược quy định trong các văn bản pháp luật Một cơ chế dựa trên công ước kháchquan, hiệu quả và bền vững sẽ hỗ trợ các cuộc thảo luận ở cả hai cấp độ quốc gia vàquốc tế về việc thực thi nghĩa vụ của các quốc gia với các công ước thông qua sựgiám sát định kỳ, khách quan, không định kiến của các chuyên gia độc lập Cơ chếnày hài hòa với những cơ chế thúc đẩy và bảo vệ quyền con người khác của LHQ,bao gồm UPR và thủ tục đặc biệt, qua đó bảo vệ các quyền con người cho tất cảmọi người

Trong khuôn khổ Liên hợp quốc đã có nhiều công ước quốc tế về quyềncon người được ký kết Ngoài việc xác định nghĩa vụ cho quốc gia trong việc bảo

vệ và phát triển quyền con người, một số công ước còn thành lập các ủy ban (Uỷban công ước) để giúp cộng đồng quốc tế thực hiện kiểm soát cần thiết đối với việcthực hiện nghĩa vụ thành viên của mỗi quốc gia.20 Hiện nay, có 9 ủy ban được

thành lập trên cơ sở công ước quốc tế về quyền con người: Uỷ ban về xóa bỏ sự

20 TS Nguyễn Thị Kim Ngân (2018), Cơ chế thực hiện Điều ước quốc tế về quyền con người (Sách chuyên khảo), Nxb Lao động, Tr80

Trang 13

phân biệt chủng tộc (Thành lập theo Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức

phân biệt chủng tộc, 1965); Uỷ ban Quyền con người (Thành lập theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, 1966); Uỷ ban về Xóa bỏ sự phân biệt đối

xử với phụ nữ (Thành lập theo Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức

phân biệt đối xử với phụ nữ, 1979); Uỷ ban chống tra tấn (Thành lập theo Công

ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục

khác, 1987); Uỷ ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (Thành lập theo một nghị quyết của ECOSOC); Uỷ ban về quyền trẻ em (Thành lập theo Công ước về quyền trẻ em, 1989); Uỷ ban bảo vệ quyền của tất cả những người lao động

nhập cư và các thành viên trong gia đình họ (Thành lập theo Công ước về bảo

vệ quyền của tất cả những người lao động nhập cư và các thành viên trong gia

đình họ, 1990); Uỷ ban về quyền của người khuyết tật (Thành lập theo Công ước

về quyền của người khuyết tật, 2007); Uỷ ban về các vụ mất tích cưỡng bức

(Thành lập theo Công ước quốc tế về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị cưỡng bức đưa đi mất tích, 2006).

Các Uỷ ban công ước thực hiện một số chức năng theo quy định của cáccông ước quốc tế đã thành lập nên ủy ban Các chức năng chủ yếu bao gồm:

- Giám sát các quốc gia trong việc tuân thủ nghĩa vụ thành viên;

- Tiếp nhận và giải quyết kiến nghị của cá nhân hoặc cộng đồng;

- Đưa ra nhận xét và khuyến nghị đối với quốc gia thành viên về các vấn

đề liên quan nhằm thúc đẩy việc thực hiện quyền con người theo công ước quốc tế

Ví dụ cho tính hiệu quả: Uỷ ban về xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc (CERD)

là cơ quan đầu tiên do LHQ thành lập để giám sát và kiểm điểm hành động của cácquốc gia thành viên trong việc thực hiện những nghĩa vụ của họ theo một điều ước

cụ thể về quyền con người Một đặc trưng cơ bản của Công ước là các quốc giathành viên cam kết thực hiện các hoạt động giảng dạy, giáo dục, văn hóa và thôngtin nhằm chống lại những định kiến phân biệt đối xử về chủng tộc và thúc đẩy sựhiểu biết, lòng khoan dung và tình hữu nghị giữa các quốc gia và các nhóm chủng

Trang 14

tộc hoặc dân tộc LHQ đã triển khai thành công hai Thập kỷ Hành động chống chủnghĩa phân biệt chủng tộc (1973-1983 và 1983-1993) Nhiều cuộc hội nghị thế giới

về chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và sự phân biệt đối xử về chủng tộc đãđược tổ chức dưới sự bảo trợ của LHQ.21

Ví dụ cho tính hiệu quả: Uỷ ban về quyền trẻ em, trong một số khuyếnnghị chung về Điều 2 của CRC, đã kêu gọi các quốc gia thành viên ghi nhậnnguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và cấm phân biệt đối xử về giới, kể cả việcthông qua những quy định cấm những tập tục truyền thống có hại, chẳng hạn nhưtục cắt âm vật, tảo hôn hoặc cưỡng hôn, có thai sớm và nhiều tục lệ khác có liênquan đến sức khoẻ của phụ nữ Công việc của Uỷ ban cũng cho phép xác định một

số lĩnh vực cụ thể cần phải cải cách về pháp luật, cả về luật dân sự và hình sự,chẳng hạn như vấn đề tuổi tối thiếu khi kết hôn, quy định tuổi tối thiểu phải chịutrách nhiệm hình sự khi đến tuổi dậy thì Một số quốc gia lập luận rằng những trẻ

em gái đến độ tuổi trưởng thành sớm hơn, nhưng Uỷ ban thì lại cho rằng tuổitrưởng thành không phải chỉ đơn thuần xác định theo sự phát triển về thể chất khi

mà sự phát triển về trí tuệ và về mặt xã hội có chưa đạt, nếu theo tiêu chí đó, nhiều

bé gái sẽ được coi là người lớn theo pháp luật về hôn nhân, do vậy , các em sẽ bịmất quyền được bảo vệ theo CRC Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển họp tạiCai- rô (Ai - cập) tháng 9/1994 đã khuyến thích các chính phủ nâng độ tuổi kết hôntối thiểu Báo cáo viên đặc biệt về nguyên nhân và hậu quả của nạn bạo lực với phụ

nữ, Radhika Coomaraswamy, cũng cho rằng rằng độ tuổi hôn nhân là một yếu tốgóp phần vào sự vi phạm các quyền của phụ nữ.22

III KẾT LUẬN

Cơ chế quốc tế thúc đẩy và bảo đảm quyền con người đã có tác động tíchcực đến thực trạng của quyền con người trên phạm vi toàn cầu Những sự thay đổiđáng kể được nêu trên là những bước tiến lớn đối với tình hình của quyền con

21 Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Quyền con người - Tập tài liệu chuyên đề của LHQ, Nxb Công an nhân dân, Tr212,217

22 Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Quyền con người - Tập tài liệu chuyên đề của LHQ, Nxb Công an nhân dân, Tr453

Trang 15

người trên thế giới Hiện nay, vấn đề quyền con người vẫn còn có những sự viphạm nghiêm trọng, vì vậy ngoài nỗ lực của LHQ và các tổ chức quốc tế, còn cần

có sự chung tay của cả cơ chế khu vực và cơ chế quốc gia nhằm tạo ra sự thay đổitốt đẹp hơn về quyền con người trong tương lai

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 OHCHR, Freequently Asked Questions on a Human Rights-basedApproach to Development Cooperation, New York and Geneva, 2006

2 Nguyễn Đăng Dung- Vũ Công Giao- Lã Khánh Tùng (2009), Giáotrình Lý luận và Pháp luật về quyền con người, Nxb ĐHQGHN

3 Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trungtâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng

4 Bộ GD&ĐT, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (1998), Đại

từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội

5 TS Nguyễn Thị Kim Ngân (2018), Cơ chế thực hiện Điều ước quốc tế

về quyền con người (Sách chuyên khảo), Nxb Lao động

6 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Bài viết “Nguyên tắc Paris và các

cơ chế bảo đảm nhân quyền quốc gia trên thế giới”, Thông tin khoa học

7 United Nations, Human Rights – A Basic Handbook for UN Staff

8 Hiến chương Liên Hợp Quốc

9 Bài viết “Cộng đồng quốc tế nỗ lực bảo vệ môi trường trong xung đột

Trang 16

13 Bài viết “Xung đột Gaza: Hội đồng nhân quyền quyết điều tra tội ácchiến tranh, Mỹ cảnh báo, Israel-Palestine phản ứng trái chiều”, Báo Thế giới

và Việt Nam

14 Bài viết “Hội đồng Nhân quyền họp phiên đặc biệt về tình hìnhPalestine, Việt Nam đề nghị các bên kiềm chế tối đa để bảo vệ dân thường”,Báo Thế giới và Việt Nam

15 Bài viết “Đánh giá hiệu quả hoạt động của Tòa án Công lý quốc tế”(2013)

16 Nguyễn Văn Thôi (2002), Luận văn Thạc sĩ Pháp luật quốc tế “Cơ chếquốc tế đảm bảo quyền con người”, Khoa Luật – ĐHQGHN

Trang 17

tế (mà nòng cốt là cơ chế của Liên hợp quốc), còn có các cơ chế khu vực vàquốc gia

Trong cơ chế quốc tế về bảo hộ quyền con người được chia ra làm hai loại là:

Cơ chế dựa trên Hiến chương (Charter - based mechanism) và Cơ chế dựatrên công ước (Treaty - based mechanism)

- Cơ chế dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc

Do bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người được xác định là một trong nhữngmục tiêu cơ bản của Liên hợp quốc nên cả 6 cơ quan chính (Đại hội đồng(General Assembly), Hội đồng Bảo an (Security Council), Hội đồng Kinh tế

và Xã hội (Economic and Social Council - ECOSOC), Hội đồng Quản thác(Trusteeship Council) và Toà án quốc tế (International Court of Justice - ICJ)đều có trách nhiệm trên lĩnh vực này Một số cơ quan chính thiết lập mộtmạng lưới các cơ quan giúp việc về quyền con người, đồng thời xây dựng mộtquy chế để huy động sự tham gia, hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ (quốc

tế, khu vực và quốc gia) vào hoạt động thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

- Cơ chế dựa trên công ước

Trang 18

Cơ chế này được dựa trên các ủy ban giám sát việc thực hiện một số công ướcquốc tế về quyền con người (treaty-based bodies), được thành lập theo quyđịnh của chính các công ước đó (ngoại trừ Uỷ ban về các quyền kinh tế, xãhội, văn hoá được thành lập theo một nghị quyết của ECOSOC).

Nếu như các cơ quan trong cơ chế dựa trên Hiến chương có những chức năng

đa dạng, bao gồm cả việc nghiên cứu, xây dựng các dự thảo văn kiện, thẩmđịnh, theo dõi, giám sát và điều hành các chương trình, hoạt động về quyềncon người…thì hệ thống uỷ ban công ước có chức năng hẹp hơn Các uỷ bannày được thiết lập chỉ để giám sát, thúc đẩy việc thực hiện các điều ước quốc

tế về quyền con người, thông qua việc nhận, xem xét và ra khuyến nghị liênquan đến các báo cáo về việc thực hiện các công ước này của những quốc giathành viên (và với một số uỷ ban, còn thông qua thẩm quyền nhận, xem xét và

xử lý các khiếu nại về việc vi phạm các quyền con người được ghi nhận trongmột số công ước)

II Tính hiệu quả của cơ chế quốc tế thúc đẩy quyền con người

1 Tính hiệu quả của cơ chế dựa trên Hiến chương

Theo Hiến chương, mỗi cơ quan trong số 6 cơ quan chính của Liên hợp quốcđều có trách nhiệm nhất định trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền conngười Dưới đây khái quát vai trò, của các cơ quan này trong vấn đề quyềncon người

Đại hội đồng (UN General Asembly):

Đại hội đồng (ĐHĐ) là cơ quan đại diện chính của Liên hợp quốc, bao gồmtất cả các quốc gia thành viên (Điều 9 Hiến chương) Trách nhiệm của ĐHĐtrong vấn đề quyền con người được đề cập trong Điều 13 Hiến chương theo

đó, ĐHĐ có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu và thông qua những kiến nghị

Trang 19

nhằm: (b) …thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, vănhoá, giáo dục, y tế và thực hiện các quyền và tự do cơ bản của con người,không phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ và tôn giáo” Thêm vào đó, Điều 10Hiến chương quy định ĐHĐ có quyền thảo luận về tất cả các vấn đề hoặc cáccông việc thuộc phạm vi Hiến chương, hoặc thuộc quyền hạn và chức năngcủa bất kỳ cơ quan nào được ghi trong Hiến chương, trừ trường hợp quy định

ở Điều 12 (khi Hội đồng Bảo an thực hiện chức năng duy trì hòa bình và anninh quốc tế) Như vậy, về mặt hình thức, ĐHĐ là cơ quan có trách nhiệm caonhất trên lĩnh vực quyền con người và có thẩm quyền với tất cả những hoạtđộng chính nêu trên Tuy nhiên, trên thực tế, ĐHĐ chỉ có vai trò quan trọngtrong một số hoạt động Cụ thể như sau: Trong việc thiết lập các chuẩn mựcquốc tế về quyền con người, Trong việc xây dựng, điều hành các chươngtrình, hoạt động về quyền con người, Trong việc xây dựng bộ máy cơ quannhân quyền của Liên hợp quốc, Trong việc xử lý các vi phạm quyền conngười, Đại hội đồng là cơ quan quyết định cuối cùng về biện pháp xử lý

Hội đồng bảo an:

Về cơ bản, trên phương diện quyền con người, HĐBA có các thẩm quyền sau:

- Xem xét những vi phạm nghiêm trọng về quyền con người mà đe dọa hòabình và an ninh quốc tế theo quy định tại Điều 39 Hiến chương và thông quanhững biện pháp cưỡng chế nếu cần thiết

- Thành lập các tòa án hình sự quốc tế lâm thời để xét xử những vi phạmnghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế

Là một cơ quan có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế nên HĐBA có vai tròquyết định trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người ở một số vùnglãnh thổ, cơ quan này có một vai trò đặc biệt trong cơ chế của Liên hợp quốc

về quyền con người, thể hiện trong việc xử lý các vi phạm quyền con người

Trang 20

Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC)

Các chức năng cơ bản của ECOSOC (Điều 62 Hiến chương) bao gồm: (a)…tiến hành những nghiên cứu và báo cáo về những vấn đề quốc tế trong lĩnhvực kinh tế, xã hội, văn hoá và kiến nghị về các vấn đề này cho ĐHĐ, cácnước thành viên Liên hợp quốc và các cơ quan chuyên môn hữu quan; (b)…đưa ra những khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự tôn trọng các quyền và tự do cơbản của con người; (c)… chuẩn bị dự thảo các điều ước quốc tế về những vấn

đề thuộc thẩm quyền của mình để trình lên ĐHĐ”; (d)… triệu tập các hội nghịquốc tế về những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình, theo các thủ tục do Liênhợp quốc quy định” ECOSOC có vai trò quan trọng bậc nhất trong cơ chế củaLiên hợp quốc về quyền con người

Hội đồng Quản thác (Trusteeship Council)

Chức năng của HĐQT là thực hiện các mục tiêu cơ bản của chế độ quản thácđược quy định trong Điều 76 Hiến chương mà có một trong những quy địnhtrực tiếp liên quan đến quyền con người (điểm c Điều 76 đã nói ở trên) Ngoài

ra, trên thực tế, các mục tiêu khác (bao gồm tạo điều kiện phát triển về mọimặt cho nhân dân các lãnh thổ quản thác để họ tiến tới khả năng tự quản vàđộc lập; bảo đảm cho nhân dân ở các lãnh thổ này có quyền bình đẳng về mọimặt với công dân các nước quản thác) cũng liên quan mật thiết đến quyền conngười

Tòa án công lý quốc tế:

Giải quyết các tranh chấp của với các quốc gia thành viên , và giải thích phápluật áp dụng hoặc tuân thủ các điều ước đó Trên thực tế, đã có một số vụtranh chấp và các vấn đề phức tạp về quyền con người được đưa ra , cụ thểnhư vấn đề quyền có nơi cư trú, quyền của những người ngoại kiều, quyền củatrẻ em

Trang 21

Ban Thư ký Liên hợp quốc (the United Nation Secretariat):

Trong số các cơ quan trong Ban Thư ký, có các bộ phận trực tiếp hoạt độngtrên lĩnh vực quyền con người mà quan trọng nhất là Văn phòng Cao uỷ Liênhợp quốc về quyền con người và Bộ phận vì sự tiến bộ của phụ nữ của CụcPhát triển xã hội và các vấn đề nhân đạo Các cơ quan này cung cấp nhữngdịch vụ văn phòng và điều phối các chương trình hoạt động về quyền conngười trong cả hệ thống Liên hợp quốc

Tổng thư ký có thể đưa ra những định hướng cho các hoạt động quyền conngười của Liên hợp quốc, tham gia và điều hành các cuộc hội nghị, hội thảohoặc các cuộc họp của các cơ quan Liên hợp quốc về quyền con người, chỉđịnh các đại diện đặc biệt của mình để xem xét, nghiên cứu tình hình quyềncon người ở một quốc gia, khu vực…

2 Cơ chế dựa trên công ước

Cơ chế này được dựa trên các ủy ban giám sát việc thực hiện một số công ướcquốc tế về quyền con người (treaty-based bodies), được thành lập theo quyđịnh của chính các công ước đó Các uỷ ban này được thiết lập chỉ để giámsát, thúc đẩy việc thực hiện những điều ước quốc tế về quyền con người,thông qua việc nhận, xem xét và ra khuyến nghị liên quan đến các báo cáo vềviệc thực hiện những công ước này của những quốc gia thành viên

Hiện tại, có 9 công ước được coi là điều ước quốc tế căn bản về quyền conngười (core international human rights treaties) của Liên hợp quốc Một trong

số đó hiện chưa có hiệu lực là Công ước về cưỡng bức đưa đi mất tích Cáccông ước còn lại được giám sát bởi các ủy ban giám sát và một cơ quan tương

tự là nhóm công tác Cụ thể, các Ủy ban giám sát công ước đang hoạt độngbao gồm:

Trang 22

Uy ban về xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc (thành lập theo Công ước về xóa bỏtất cả các hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965)

Ủy ban quyền con người (thành lập theo Công ước quốc tế về các quyền dân

Ủy ban về quyền trẻ em (thành lập theo Công ước về quyền trẻ em năm 1989)

Ủy ban bảo vệ quyền của những người lao động nhập cư và các thành viêntrong gia đình họ (thành lập theo Công ước về bảo vệ quyền của những ngườilao động nhập cư và các thành viên trong gia đình họ năm 1990)

Ủy ban về quyền của người khuyết tật (thành lập theo Công ước về quyền củangười khuyết tật năm 2007)

Các ủy ban công ước bao gồm những chuyên gia được thừa nhận là có uy tín,đạo đức và năng lực trong các lĩnh vực của công ước liên quan Các chuyêngia này được lựa chọn (thông qua bỏ phiếu ở các ủy ban) từ những người đượccác quốc gia thành viên đề cử (thường là công dân của nước mình) Tuy nhiên,khi được bầu là thành viên các ủy ban thì các chuyên gia hoạt động với tưcách cá nhân, số lượng thành viên của các ủy ban công ước được quy địnhngay trong mỗi công ước và có thể khác nhau, nhưng thông thường không íthơn 10 người và không nhiều hơn 30 người

Trang 23

Các ủy ban công ước thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ căn cứ vào quyđịnh cụ thể của từng công ước, trong đó, đáng chú ý là các chức năng: Xemxét báo cáo của các quốc gia thành viên; xem xét khiếu nại của các cá nhân;đưa ra các bình luận, khuyến nghị chung để giải thích nội dung và các biệnpháp thực hiện công ước.

2.1 Chức năng nhiệm vụ của các ủy ban công ước

Xem xét báo cáo của các quốc gia thành viên

Các quốc gia thành viên phải đệ trình báo cáo toàn diện đầu tiên sau một hoặchai năm kể từ khi công ước có hiệu lực đối với quốc gia đó Sau đó, các quốcgia tiếp tục thực hiện nghĩa vụ báo cáo định kỳ căn cứ theo các quy định củaCông ước (thông thường sau 4 hoặc 5 năm) về những biện pháp đã được ápdụng để thực hiện công ước Các báo cáo phải nêu ra những biện pháp pháp

lý, hành chính và tư pháp đã được quốc gia thành viên áp dụng để thực hiệncác quy định của Công ước, đồng thời đề cập những thuận lợi, khó khăn màquốc gia đã và đang đối mặt trong việc thực hiện Công ước Bên cạnh báo cáocủa các quốc gia thành viên, các uỷ ban công ước cũng tiếp nhận thông tin vềtình hình quyền con người của các quốc gia từ những nguồn khác, bao gồmcác tổ chức phi chính phủ

Xem xét khiếu nại của các cá nhân:

Bên cạnh thủ tục báo cáo, một số uỷ ban công ước còn được giao chức nănggiám sát phụ thông qua ba cơ chế khác nhau, đó là: thủ tục điều tra (inquiry),xem xét khiếu kiện liên quốc gia và xem xét khiếu nại cá nhân

Đưa ra các bình luận chung/khuyến nghị chung để giải thích nội dung và cácbiện pháp thực hiện công ước: Các uỷ ban công ước cũng có thẩm quyền đưa

ra những bình luận/khuyến nghị chung để giải thích nội dung các quyền và

Trang 24

hướng dẫn các biện pháp thực hiện công ước mà uỷ ban giám sát Các bìnhluận/khuyến nghị chung thường tập trung giải thích chi tiết những chuẩn mực

và biện pháp mà các quốc gia phải tuân thủ, thực hiện để hoàn thành các nghĩa

vụ theo công ước

III Những đóng góp của Việt Nam trong quá trình thúc đẩy bảo vệ

quyền con người

Ở Việt Nam, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, mà trước hết là quyềndân tộc tự quyết - quyền được ghi nhận tại Điều 1 của Công ước về các quyềndân sự chính trị (ICCPR), chính là mục tiêu và thành quả quá trình đấu tranh,

hy sinh gian khổ của nhiều thế hệ người dân Việt Nam Đặc biệt, trong côngcuộc đổi mới toàn diện đất nước mà Việt Nam tiến hành suốt 35 năm qua, conngười (nhân dân) luôn được Đảng, Nhà nước ta đặt ở vị trí trung tâm, coi đóvừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển Dù còn nhiều khó khăn,thách thức bởi cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng công tác bảo

vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu tolớn, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, tin tưởng, đánh giá cao

Về vấn đề thực hiện công ước về quyền con người mà Việt Nam đã gia nhập

Từ khi Hiến pháp năm 2013 được thông qua đến nay, công tác cải cách phápluật, hoàn thiện thể chế, chính sách đã được đẩy mạnh với hơn 100 luật, bộluật có liên quan đến quyền con người được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổsung Đặc biệt, ngày 20/11/2019, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động(sửa đổi) với nhiều quy định mới, bảo đảm tốt hơn quyền của người lao động,

cơ bản tương thích với các điều ước quốc tế quan trọng của Tổ chức Lao độngquốc tế (ILO) Theo Báo cáo của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc(UNDP) năm 2018, Việt Nam thuộc nhóm trung bình cao về Chỉ số phát triểncon người (xếp hạng 116/189 quốc gia); Chỉ số bình đẳng giới (xếp hạng

Trang 25

67/160 quốc gia) Đảng và Nhà nước Việt Nam có rất nhiều biện pháp cụ thể

để bảo đảm quyền của người dân trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế,văn hóa xã hội Người dân tham gia trực tiếp và thụ hưởng quyền qua các hìnhthức, như: tham gia qua Quốc hội, qua các đoàn thể chính trị - xã hội, cácphương tiện thông tin đại chúng, v.v Điều đó thể hiện chủ trương, đường lốicủa Đảng và Nhà nước Việt Nam là nhất quán, rõ ràng, ngày càng được hoànthiện, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, mang lại kết quả cụ thể, đượccộng đồng quốc tế ghi nhận

Trang 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình Lý luận pháp luật về Quyền con người; (Khoa luật – ĐHQGHN)

2 Hiến chương Liên hợp quốc 1945

Trang 27

BÀI LÀM

Việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người không chỉ cần được quy định trongcác văn bản pháp luật mà còn được thể hiện qua tổ chức và hoạt động của các cơquan bảo vệ các quyền con người Các văn bản pháp luật và các cơ quan này tạothành cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người Cơ chế này bao gồm cả ở cấp

độ quốc tế, khu vực và quốc gia Cơ chế quốc tế được coi là “nền tảng” mang lạihiệu quả về việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

II NỘI DUNG

1 Cơ chế quốc tế về bảo vệ quyền con người

Trên bình diện chung, cơ chế quốc tế bảo đảm quyền con người có một sốđặc trưng sau:

- Là cơ chế giám sát, đánh giá, điều tra việc thực hiện các nghĩa vụ quốc

tế trong lĩnh vực quyền con người của các quốc gia

- Có tính chất cưỡng chế đối với các quốc gia vi phạm các nghĩa vụ về bảo vệ và phát triển quyền con người

- Có chức năng chủ yếu là đẩy mạnh việc giáo dục, hợp tác khu vực, quốc

tế trong lĩnh vực quyền con người

1.1 Cơ chế quốc tế về thúc đẩy, phát triển và bảo vệ quyền con người trong khuôn khổ của Liên hợp quốc

+ Đại hội đồng Liên hợp quốc:

Là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc, Đại hội đồng đã trở thành và có chức năng là trung tâm của sự phối hợp và tổ chức các

Trang 28

hoạt động duy trì, phát triển mọi vấn đề về quyền con người giữa các thành viên của Liên hợp quốc.

Từ khi Tuyên ngôn thế giới về quyền con người được thông qua năm

1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã có những thành tựu to lớn trong lĩnh vực xây dựng luật quốc tế về quyền con người, đó là việc Đại hội đồng thông qua nhiều tuyên bố và công ước về quyền con người ở nhiều lĩnh vực như lĩnh vực về quốc tịch, các quyền của trẻ em, quyền của phụ

nữ, của người bị tàn tật, lĩnh vực phát triển và tiến bộ xã hội Ngoài thành tựu và chức năng lập pháp, Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng giải quyết vấn đề quyền con người thuộc các phạm trù chính trị, kinh tế, an ninh quốc tế và giải trừ quân bị Để thực hiện các chức năng này, Đại hội đồng có một số cơ quan trực thuộc là các ủy ban liên quan đến các quyền

và tự do cơ bản của con người

+ Hội đồng kình tế-xã hội và các ủy ban trực thuộc:

Hoạt động của Hội đồng kinh tế-xã hội trong lĩnh vực quyền con người chủ yếu là đưa ra các khuyến nghị nhằm mục đích thúc đẩy việc tôn trọng và tuân thủ các quyền và tự do cơ bản của con người cho tất cả mọi người Hôi đồng còn có thể soạn thảo và triệu tập các hội nghị quốc

tế về vấh đề quyền con người Hoạt động của Hội đồng kinh tế-xã hội có

sự trợ giúp của các uỷ ban trực thuộc do Hội đồng thành lập là ủy ban quyền con người và ủy ban về vị thế của phụ nữ

+ Hội đồng nhân quyền:

Trang 29

Hội đồng nhân quyền (HRC) là cơ quan được thành lập theo Nghị quyết số 60/251 (A/RES/60/251) ngày 03/4/2006 của Đại hội đồng Liên hợp quốc để thay thế cho Ưỷ ban nhân quyền (CHR) - một cơ quan được thành lập từ năm 1946 nhằm giám sát việc thực hiện các điều ước quốc tế

về quyền con người của các quốc gia

Hội đồng nhân quyền có trách nhiệm chính là thúc đẩy sự tôn trộng toàn cầu đối với việc bảo vệ các quyền con người và tự do cơ bản cho tất

cả mọi người, không có sự phân biệt và theo một cách công bằng và bình đẳng; giải quyết các tình huống vi phạm quyền con người và đưa ra các

đề xuất Sự xuất hiện của Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) là một trong những điểm khác biệt trong quy trình làm việc của Hội đồng nhân quyền so với Uỷ ban nhân quyền trước đây Cơ chế UPR của Hội đồng nhân quyền sẽ xem xét việc thực hiện nghĩa vụ thành viên của quốc gia đối với tất cả các điều ước quốc tế về quyền con người mà quốc gia đãtham gia

Hội đồng nhân quyền bao gồm 47 thành viên được bầu trực tiếp bằng cách bỏ phiếu kín Các thành viên sẽ được phân bổ công bằng theo các khu vực địa lý (số ghế được phân phối như sau giữa các nhóm khu vực: nhóm các nước châu Phi: 13; nhóm các nước châu Á: 13; nhóm các nước Đông Ẩu: 6; nhóm các nước Mỹ Latinh và Caribe: 8; và nhóm các nước Tây Âu và các quốc gia khác: 7) với nhiêm kỳ là 3 năm và không được táibầu ngay lập tức sau 2 nhiệm kỳ liên tiếp Hội đồng họp định kỳ trong năm và tối thiểu là 3 kỳ mỗi năm theo nhiêm kỳ Hội đồng Ngoài ra, Hội đồng có thể tổ chức phiên họp đặc biệt khi cần thiết theo yếu cầu của một thành viên của Hội đồng nếu được sự ủng hộ của 1/3 thành viên còn lại Phương thức làm việc của HRC là minh bạch, công bằng, khách quan,

Trang 30

cho phép đối thoại thực chất và cũng cho phép tương tác về nội dung với các thủ tục và cơ chế đặc biệt.

- Ủy ban về vị thế của phụ nữ được thành lập và bắt đầu hoạt động vào

năm 1946, với sự tham gia của đại diện ba mươi hai quốc gia Cách thức

và quy chế hoạt động của ủy ban này về cơ bản cũng giống như ủy ban quyền con người

- Trung tâm quyền con người (thuộc Cao ủy Liên hợp quốc về quyền

con người) Những chức năng chính của trung tâm này là cơ quan đầu mối của Liên hợp quốc trong lĩnh vực quyền con người, với các hoạt động cung cấp dịch vụ vãn phòng và những trợ giúp khác cho các cơ quan cọ chức năng giải quyết các vấn đề về nhân quyền của Liên hợp quốc; tiến hành các nghiên cứu về quyền con người theo yêu cầu của các

cơ quan hữu quan Đặc biệt, thiết chế này có sự điều phối quan hệ với các

tổ chức phi chính phủ và các tổ chức ngoài khuôn khổ Liên hợp quốc để tiến hành các hoạt động mang tính chất tư vấn hoặc dịch vụ về nhân quyền

- Liên hợp quốc cũng có những cơ chế giải quyết vấn đề quyền con người theo mô hình và các phương thức của những cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc như thông qua cơ quan Cao ủy Liên hợp quốc về người tỵ nạn (ƯNHCR), Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức y tế thế giới (WHO), Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Tổ chức nông lương thế giới (FAO) Mỗi tổ chức giải quyết vấn đề nhân quyền từ góc độ chức năng và lĩnh vực chuyên môn của mình

Trang 31

1.2 Cơ chế quốc tế giải quyết các vấn đề quyền con người khác trong các công ước quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc

Đến nay, đã có hai mươi tư công ước quốc tế về quyền con người Đa

số các công ước quốc tế về quyền con người đều quy định có các cuộc họp định kỳ nhằm kiểm điểm, đánh giá chung việc thực hiện các quy địnhcủa công ước Trong số đó, có năm công ước đã thành lập ra các ủy ban riêng để theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ thành viên, tạo thành một cơ chế theo dõi và giám sát việc thực hiên từng công ước nói riêng, đồng thời có chức năng phối hợp với các cơ chế khác nói chung, ví dụ, ủyban công ước về loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử thành lập năm

1970 theo Điều 8 Công ước này, ủy ban công ước về các quyền dân chính trị thành lập năm 1977 theo Điều 28 Công ước, ủy ban về chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ thành lập năm 1982 theo Điều 17 Công ước, ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá thành lập năm 1985, ủy ban chống tra tấn thành lập năm 1987

2 Đối với Việt Nam:

Việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trước hết được thực hiện bởi pháp luật quốc gia nhưng nó cũng được điều chỉnh bởi pháp luật quốc tế mà các quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ với tư cách là chủ thể của luật pháp và là thành viên của các điều ước quốc tế Trên cơ sởluật pháp quốc tế về quyền con người, hệ thống các cơ quan và cơ chế nhân quyền Liên hiệp quốc đã được thiết lập nhằm thúc đẩy sự hợp tácquốc tế, hỗ trợ và giám sát các quốc gia trong việc thực thi các giá trị, nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về quyền con người

Quyền con người là giá trị phổ quát mà tất cả người dân các quốc gia đều mong muốn quyền của mình được bảo đảm; quyền này

Trang 32

được nêu trong hầu hết các điều ước quốc tế Ở Việt Nam, nhờ yếu tố

cơ chế quốc tế nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, mà trước hết là quyền dân tộc tự quyết - quyền được ghi nhận tại Điều 1 của Công ước về các quyền dân sự chính trị (ICCPR), đã trở thành mục tiêu và thành quả quá trình đấu tranh, hy sinh gian khổ của nhiều thế

hệ người dân Việt Nam Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước mà Việt Nam tiến hành suốt 35 năm qua, con người (nhân dân) luôn được Đảng, Nhà nước ta đặt ở vị trí trung tâm, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển Dù còn nhiều khó khăn, thách thức bởi cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam đã đạt được nhiềuthành tựu to lớn, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, tin tưởng, đánh giácao

Chỉ tính từ khi Hiến pháp năm 2013 được thông qua đến nay, công tác cải cách pháp luật, hoàn thiện thể chế, chính sách đã được đẩy mạnh với hơn 100 luật, bộ luật có liên quan đến quyền con người được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung Đặc biệt, ngày 20/11/2019, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) với nhiều quy định mới, bảo đảm tốt hơn quyền của người lao động, cơ bản tương thích với các điều ước quốc tế quan trọng của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) Theo Báo cáo của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) năm 2018, Việt Nam thuộc nhóm trung bình cao về Chỉ số phát triển con người (xếp hạng 116/189 quốc gia); Chỉ số bình đẳng giới (xếp hạng 67/160 quốc gia) Đảng và Nhà nước Việt Nam có rất nhiều biện pháp cụ thể để bảo đảm quyền của người dân trong các lĩnhvực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội Người dân tham gia trực tiếp và thụ hưởng quyền qua các hình thức, như: tham gia qua Quốc

Ngày đăng: 13/11/2021, 10:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w