Là cơ chế giám sát, đánh giá, điều tra việc thực hiện các nghĩa vụ quốc tế trong lĩnh vực quyền con người của các quốc gia.

Một phần của tài liệu Phân tích tính hiệu quả của cơ chế quốc tế thúc đẩy và bảo vệ quyền con người (Trang 40 - 42)

2. Đối với Việt Nam:

2.1.1. Là cơ chế giám sát, đánh giá, điều tra việc thực hiện các nghĩa vụ quốc tế trong lĩnh vực quyền con người của các quốc gia.

quốc tế trong lĩnh vực quyền con người của các quốc gia.

Cơ chế quốc tế thực hiện việc bảo vệ quyền con người bằng cách giám sát, đánh giá và điều tra việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế tỏng lĩnh vực quyền con người của các quốc gia. Theo đó, nếu phát hiện sia phạm, cơ chế quốc tế sẽ tiến hành xử lý vi phạm và yêu cầu các quốc gia giải thích cũng như khắc phục những vi phạm của mình.

Hiện nay, trên thế giới phổ biến hai hệ thống quốc tế về giám sát, đánh giá, điều tra việc thực hiện các nghĩa vụ quốc tế trong lĩnh vực quyền con người của các quốc gia, đó là: (1) Hệ thống các cơ quan hình thành theo quy định của Hiến chương LHQ. Chức năng và nhiệm vụ có liên quan đến quyền con người của các cơ quan này được xác định bởi Hiến chương; (2) Hệ thống các cơ quan giám sát thực hiện các điều ước quốc tế.

Cơ chế giám sát, đánh giá, điều tra việc thực hiện các nghĩa vụ quốc tế tỏng lĩnh vực quyền con người của các quốc gia được đảm bảo thực hiện bởi hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Trong đó, các văn bản quy phạm pháp luật quốc tế bao gồm: Hiến chương Liên Hợp Quốc, Bộ luật quốc tế về Quyền con người, Công ước quốc tề về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ước quốc tế về quyền trẻ em…

Công tác giám sát được thực hiện liên tục, không chỉ trong trường hợp phát hiện sai phạm, mà ngay cả khi không có dấu hiệu của vi phạm quyền con

người, công tác giám sát vẫn diễn ra. Ngược lại. công tác điều tra chỉ được thực hiện khi nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm nhân quyền tại các quốc gia hoặc được thực hiện định kỳ theo quy định. Chính từ quá trình điều tra, giám sát này, ccác tổ chức có thẩm quyền tiến hành hoạt động đánh giá quá trình thực hiện nhân quyền tại các quốc gia.

Sở dĩ đây được xem là hoạt động mang lại hiệu quả bảo vệ quyền con người bởi đây là cơ chế quôc tế giám sát hoạt động nhân quyền của các quốc gia, khi có vi phạm sẽ yêu cầu các quốc gia thực hiện đúng cam kết của mình về vấn đề nhân quyền, bảo vệ quyền con người ngay cả khi không có vi phạm, đảm bảo nhân quyền thực sự được áp dụng và bảo vệ.

Ví dụ, đối với cơ chế bảo vệ nhân quyền của Liên Hợp Quốc, nổi bật là điều khoản kiểm điểm định kỳ (Universal Periodic Review). Với những nhiệm vụ đã được xác định như trên thì Universal Periodic Review là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Hội đồng. Quá trình này được thực hiện bằng việc đánh giá những bản báo cáo nhân quyền của tất cả 192 quốc gia thành viên LHQ. Cứ 4 năm thì những bản báo cáo về nhân quyền của tất cả 192 thành viên phải được đánh giá. Việc đánh giá này nhằm thúc đẩy tình trạng nhân quyền ở mọi quốc gia và xác định được những hành vi vi phạm nhân quyền diễn ra ở mọi nơi trên thế giới. Với mục tiêu ban đầu là đến năm 2011 tất cả 192 quốc gia thành viên LHQ đều phải được đánh giá tình trạng nhân quyền thì mỗi năm một lần 3 cuộc đánh giá (session) sẽ được tiến hành. Ở mỗi session 16 quốc gia sẽ được đánh giá, như vậy mỗi năm sẽ có 48 quốc gia sẽ được Hội đồng Nhân quyền xem xét tình trạng nhân quyền tại quốc gia mình. Như vậy đến năm 2011 chúng ta sẽ đạt được mục tiêu tất cả 192 quốc gia sẽ được thực hiện thủ tục này.

Một phần của tài liệu Phân tích tính hiệu quả của cơ chế quốc tế thúc đẩy và bảo vệ quyền con người (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w