5. Cơ cấu bài nghiên cứu
CHƯƠNG 2 TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CƠ CHẾ QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ VÀ THÚC ĐẨY QUYỀN CON NGƯỜI.
VÀ THÚC ĐẨY QUYỀN CON NGƯỜI.
Việc bảo đảm và thúc đẩy thực hiện quyền con người trước hết là trách nhiệm và quyền hạn của mỗi quốc gia dân tộc. Các quốc gia có trách nhiệm xây dựng hệ thống pháp luật trong nước phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương Liên hợp quốc, có tính đến hoàn cảnh của quốc gia mình như thế nào để bảo đảm cho người dân được hưởng thụ quyền con người một cách tốt nhất. Thế nhưng, do khác biệt về hoàn cảnh lịch sử, chế độ chính trị, trình độ phát triển, giá trị truyền thống văn hóa nên cách thực hiện quyền con người của mỗi quốc gia có thể khác nhau. Sự hợp tác và đối thoại giữa các quốc gia để thúc đẩy việc thực hiện và bảo vệ quyền con người là một yêu cầu cần thiết và khách quan.
Các cơ quan nhân quyền quốc tế và quốc gia đã thực hiện rất tốt vai trò của mình, là tổ chức không thể thiếu trong việc bảo đảm quyền con người. Các cơ quan này đã thực hiện rất tốt việc giải quyết những khiếu nại về việc vi phạm những quyền cơ bản của công dân, khiến nghị những chính sách về quyền con người cho nhà nước và góp phần xây dựng về quyền con người sao cho phù hợp với chuẩn mực của luật pháp quốc tế và pháp luật quốc gia. Trong thời gian qua, nhờ việc thành lập ra hội đồng thực hiện về cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc bảo vệ quyền con người như: Ủy ban đặc biệt về phi thực dân hóa; Ủy ban đặc biệt về chống tội ác apácthai; Hội đồng Liên hợp quốc về Namibia; Ủy ban đặc biệt về điều tra các hành động của Ixrael ảnh hưởng đến quyền con người của nhân dân Palextin và các dân tộc Arập khác ở các vùng bị Ixrael chiếm đóng; Ủy ban về thực hiện các quyền không thể tước bỏ của nhân
dân Palextin và Ủy ban Pháp luật quốc tế… Gần đây nhất, như đã đề cập ở trên, ĐHĐ là cơ quan ra quyết định thành lập Hội đồng của Liên hợp quốc về quyền con người. Ngoài ra, cơ chế này đã đạt được những kết quả khởi sắc như tiến hành những nghiên cứu và báo cáo về những vấn đề quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và kiến nghị về các vấn đề này cho ĐHĐ, các nước thành viên Liên hợp quốc và các cơ quan chuyên môn hữu quan; đưa ra những khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người; chuẩn bị dự thảo các điều ước quốc tế về những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình để trình lên ĐHĐ”; triệu tập các hội nghị quốc tế về những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình, theo các thủ tục do Liên hợp quốc quy định”.
Ngoài ra, nhờ có cơ chế này, các quốc gia đã và đang thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ đối với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia, trong đó có nghĩa vụ nội luật hóa, xây dựng cơ chế pháp luật quốc gia phù hợp với các quy định của công ước; thực thi các biện pháp lập pháp, hành pháp và tư pháp để bảo đảm quyền con người; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nội dung công ước; soạn thảo và đệ trình báo cáo quốc gia định kỳ về việc thực hiện công ước; hợp tác quốc tế trong việc thực hiện công ước; xây dựng các chương trình quốc gia để thực hiện những cam kết quốc tế về quyền con người. Tính từ thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều văn bản luật và dưới luật được rà soát, ban hành và sửa đổi, trong đó các quyền con người cơ bản được quy định một cách cụ thể và toàn diện hơn; hàng loạt những nguyên tắc tiến bộ của luật pháp quốc tế đã được thể hiện trong các đạo luật quốc gia. Các quyền dân sự, chính trị được nêu trong các công ước quốc tế mà các quốc gia là thành viên đã được thể hiện xuyên suốt, thống nhất trong Hiến pháp và được thể hiện tại nhiều văn bản luật quan trọng. Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử là nền tảng xuyên suốt các văn bản pháp luật Việt Nam, tạo