Cơ chế quốc tế thúc đẩy quyền con ngườ

Một phần của tài liệu Phân tích tính hiệu quả của cơ chế quốc tế thúc đẩy và bảo vệ quyền con người (Trang 42 - 45)

2. Đối với Việt Nam:

2.2. Cơ chế quốc tế thúc đẩy quyền con ngườ

Cơ chế quốc tế thúc đẩy quyền con người bằng cách đẩy mạnh việc giáo dục, hợp tác khu vực, quốc tế trong lĩnh vực quyền con người. Công tác thúc đẩy quyền con người không thuộc về một cơ quan cụ thể mà là quy trình được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau, trên tinh thần tự nguyện, hợp tác. Tuy nhiên, ngày nay, cơ chế này thường được thực hiện bởi các cơ quan của Liên Hợp Quốc và các ủy ban nhân quyền tại các quốc gia.

Công tác này được đảm bảo bằng Hiến chương Liên Hợp Quốc, các điều ước quốc tế liên quan đến nhân quyền… Ngày nay, ta có thể dễ dàng bắt gặp những tuyên truyền, phổ biến về quyền con người trên phương tiện truyền thông đại chúng, sự phổ biến pháp luật về nhân quyền được lan tỏa rộng rãi đến nhiều lứa tuổi, nhân quyền được đưa vào chương trình dạy học tại các bậc học khác nhau, có những khóa đào tạo riêng về quyền con người. Những hội nghị, tọa đàm hay bài viết nghiên cứu khoa học về quyền con người ngày càng xuất hiện nhiều hơn, quy mô rộng hơn, thường có sự liên kết của nhiều quốc gia trên thế giới.

Có thể nói, cơ chế quốc tế về thúc yền con người đã mang lại hiệu quả tích cực và to lớn trong công cuộc giáo dục quyền con người thúc đẩy sự phát triển của nhân quyền trên phạm vi toàn cầu.

Đặc biệt, sự hợp tác khu vực, quốc tế về vấn đề quyền con người ngày càng trở nên phổ biến. Cho đến thời điểm hiện tại, đã có 192 quốc gi tham gia vào Liên Hợp Quốc và cam kết về vấn đề quyền con người tỏng phạm vi quốc gia của mình, bên cạnh đó, ngày càng nhiều hiệp định hợp tác quốc tế có liên quan đến quyền con người được hình thành và được thừa nhận rộng rãi. Cụ thể như Hiến chương ASEAN, Công ước về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1970 (CEDAW), Công ước về quyền trẻ em 1989...

Như vậy, có thể thấy rằng, cơ chế quốc tế có hiệu quả rất lớn trong việc bảo vệ và phát triển quyền con người, vừa là cơ chế giám sát, điều tra quyền con người, xử lý hành vi vi phạm, vừa là cơ chế giáo dục, thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia và quốc tế về vấn đề quyền con người. Nhờ đó mà quyền con người được đảm bảo và lan tỏa mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Phân tích tính hiệu quả của cơ chế quốc tế thúc đẩy và bảo vệ quyền con người (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w