1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Phân tích tính hiệu quả của cơ chế quốc tế thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

12 22 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 85,12 KB

Nội dung

Về cơ bản, cơ chế quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người được thể hiện ở bộ máy các cơ quan và quy tắc, thủ tục về thúc đẩy, bảo vệ quyền con nguởi trong tổ chức Liên hợp quốc.. C

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

-🕮 -LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

CHỦ ĐỀ:

Phân tích tính hiệu quả của cơ chế quốc tế thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Sinh viên:

Mã sinh viên:

Ngày sinh:

Giảng viên hướng dẫn Cô Ngô Thị Minh Hương

Hà Nội – Tháng 11 Năm 2021

Trang 2

I KHÁI QUÁT

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trước hết là trách nhiệm, nghĩa vụ của các nhà nước, song cũng là quyền và trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân Điều này đã được nêu trong Tuyên bố của Liên hợp quốc về trách nhiệm bảo vệ quyền con người của mọi cá nhân, tổ chức (1998) cũng như nhiều văn kiện pháp lý quốc tế khác về quyền con người Đây cũng là những vấn đề được quy định trong pháp luật của hầu hết quốc gia Việc xác định các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thể, đặc biệt là của các cá nhân, như nêu ở trên là rất quan trọng để bảo đảm hiện thực hóa các quyền con người trên thực tế Tuy nhiên, ngay cả khi đã xác định được các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thể thì việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người vẫn có thể vẫn chưa hiệu quả nếu không thiết lập được các cơ chế cho việc thực thi các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ đó

Về cơ bản, cơ chế quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người được thể hiện ở

bộ máy các cơ quan và quy tắc, thủ tục về thúc đẩy, bảo vệ quyền con nguởi trong

tổ chức Liên hợp quốc Dựa trên địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy thì các cơ quan về quyền con người của Liên hợp quốc được chia thành hai dạng: Các cơ quan được thành lập hoặc dựa trên Hiến chương và các cơ quan được thảnh lập theo hoặc dựa trên một số điều ước quan trọng về quyền con người Một

số tài liệu (Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người) gọi hệ thống các

cơ quan và thủ tục này là cơ chế dựa trên Hiến chương và cơ chế dựa trên điều ước Ngoài ra, còn có các cơ chế khu vực và cơ chế quốc gia

Trên bình diện chung, cơ chế quốc tế bảo đảm quyền con người có một số đặc trưng sau:

 Là cơ chế giám sát, đánh giá, điều tra việc thực hiện các nghĩa vụ quốc tế trong lĩnh vực quyền con người của các quốc gia

Trang 3

 Có tính chất cưỡng chế đối với các quốc gia vi phạm các nghĩa vụ về bảo vệ

và phát triển quyền con người

 Có chức năng chủ yếu là đẩy mạnh việc giáo dục, hợp tác khu vực, quốc tế trong lĩnh vực quyền con người

II CƠ CHẾ DỰA TRÊN HIẾN CHƯƠNG

Do bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người được xác định là một trong những mục tiêu cơ bản của Liên hợp quốc nên cả 6 cơ quan chính, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác và Toà án quốc đều có trách nhiệm trên lĩnh vực này Một số cơ quan chính thiết lập một mạng lưới các cơ quan giúp việc

về quyền con người, đồng thời xây dựng một quy chế để huy động sự tham gia, hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ (quốc tế, khu vực và quốc gia) vào hoạt động thúc đẩy và bảo vệ quyên con người

1 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc là một trong 6 cơ quan chính của Liên Hợp Quốc Được thành lập bởi các quốc gia thành viên, Đại Hội đồng triệu tập các kỳ họp thường niên dưới quyền của vị chủ tịch được bầu chọn trong vòng các đại biểu đến

từ các quốc gia thành viên

Là cơ quan duy nhất của Liên Hợp Quốc có đại diện của tất cả thành viên, Đại Hội đồng có chức năng của một diễn đàn để các thành viên để đạt sáng kiến trong những vấn đề về hòa bình, tiến bộ kinh tế và nhân quyền cũng là một trong số đó Cũng có thể đề xuất các cuộc nghiên cứu, đưa ra những lời khuyên cho nhân

Trang 4

quyền, soạn thảo và phát triển công pháp quốc tế và xúc tiến những chương trình kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục

2 Hội đồng bảo an

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hợp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hòa bình

và an ninh quốc tế Những nghị quyết của Hội đồng Bảo an được thông qua mà phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc thì bắt buộc các nước hội viên của Liên Hợp Quốc phải thi hành Hội đồng Bảo an không phụ thuộc vào Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc

Trên phương diện quyền con người, Hội đồng Bảo an có các thẩm quyền sau:

 Xem xét các vi phạm nghiêm trọng về quyền con người mà đe doạ hoà bình

và an ninh quốc tế theo quy định tại điều 29 Hiến chương và thông qua những biện pháp cưỡng chế nếu cần thiết

 Thành lập Toà án Hình sự quốc tế lâm thời để xét xử vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế

Hội đồng Bảo an đã đạt được vô vàn thành tựu rực rỡ trong việc bảo vệ quyền con người Một nghiên cứu của Tập đoàn RAND vào năm 2005 cho thấy, LHQ đã thành công trong hai trên ba nỗ lực gìn giữ hòa bình Cũng trong năm 2005, Báo cáo An ninh Con người đã ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về số lượng các cuộc chiến tranh, diệt chủng và vi phạm nhân quyền kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, và đưa ra bằng chứng rằng hoạt động quốc tế - chủ yếu do LHQ dẫn đầu - đã

là tác nhân chính của sự suy giảm xung đột vũ trang kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc

Trang 5

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, tính hiệu quả của Hội đồng bảo an trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người đôi khi bị đặt một dấu hỏi lớn Trong cuộc chiến tranh Darfur, Hội đồng Bảo an đã thất bại trong việc giải quyết các xung đột vũ trang ở đây Dân quân Janjaweed, dưới sự cho phép của chính phủ Sudan, đã thực hiện giết chết hàng ngàn người dân vô tội Trong khi ở vụ thảm sát Srebrenica, quân đội Serbia đã thực hiện tội ác diệt chủng chống lại người Bosnia, mặc dù Liên Hợp quốc đã tuyên bố Srebrenica là nơi “trú ẩn an toàn” và được bảo

vệ bởi 400 lính có vũ trang của Hà Lan

3 Hội đồng kinh tế và xã hội

Hoạt động của Hội đồng kinh tế - xã hội trong lĩnh vực quyền con người chủ yếu là đưa ra các khuyến nghị nhằm mục đích thúc đẩy việc tôn trọng và tuân thủ các quyền và tự do cơ bản của con người cho tất cả mọi người Hội đồng còn có thể soạn thảo và triệu tập các hội nghị quốc tế về vấn đề quyền con người

4 Hội đồng Quyền con người

Hội đồng quyền con người của Liên hợp quốc (UN Human Rights Council - HRC)

là cơ quan mới được thành lập theo Nghị quyết số 60/251 ngày 03/4/2006 của Đại hội đồng Liên hợp quốc để thay thế cho Ủy ban quyền con người (CHR) Do Ủy ban quyền con người trước đây và Hội đồng quyền con người (HRC) hiện nay, đóng vai trò “đầu tàu” trong bộ máy các cơ quan về quyền con người Liên hợp quốc, nên sự kiện thành lập HRC được nhiều tổ chức và chuyên gia đánh giá là hứa hẹn mở ra “một trang mới” trong hoạt động của Liên hợp quốc trên lĩnh vực này

Trang 6

Dù gặt hái được nhiều thành tựu, song, Hội đồng nhân quyền cũng gặp phải một số vướng mắc, bất cập Vì muốn có tính đại diện cao, Hội đồng nhân quyền hiện nay đang có tới 47 thành viên Vì vậy, nhiều quốc gia có cơ hội được bầu vào Hội đồng này, trong đó có những nước được bầu dù vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và có

hệ thống Nếu hội đồng Nhân quyền đề cao chất lượng hơn là số lượng thì các thành viên trong hội đồng nhân quyền ắt sẽ là những thành viên ưu tú và có một hồ

sơ nhân quyền tương đối tốt trở lên Qua đó, sẽ cải thiện được chất lượng mặt bằng chung của Hội đồng nhân quyền để các quốc gia nếu muốn được vào Hội đồng này phải cố gắng, nỗ lực hết sức có thể, và các thành viên của Hội đồng phải là các thành viên ưu tú về mặt “nhân quyền”, chứ không phải mang tính “đại trà” như hiện nay

5 Hội đồng quản thác

Hội đồng Quản thác Liên Hợp Quốc từng là một trong những cơ quan chính của Liên Hợp Quốc, được thành lập nhằm đảm bảo những lãnh thổ ủy thác được quản

lý với những lợi ích tốt nhất dành cho cư dân nơi đấy cũng như an ninh và hòa bình quốc tế Các lãnh thổ ủy thác này ,phần lớn trong số chúng là các cựu lãnh thổ ủy trị của Hội Quốc Liên hoặc các vùng lãnh thổ tách ra từ những nước bại trận trong thế chiến thứ hai ngày nay đều đã giành được quyền tự trị hoặc nền độc lập Chúng hoặc trở thành những quốc gia riêng biệt hoặc sáp nhập vào những quốc gia độc lập xung quanh Lãnh thổ ủy thác cuối cùng là Palau, từng là một phần của lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương, đã trở thành thành viên Liên Hợp Quốc vào tháng 12 năm 1994

6 Toà án công lý quốc tế

Trang 7

Toà án Công lý Quốc tế là một phân ban trực thuộc Liên Hợp Quốc, được thành lập vào năm 1945 với tiền thân là Toà án Thường trực Công lý Quốc tế có từ năm

1922 Tòa bắt đầu chính thức nhận hồ sơ, thụ lý và giải quyết tranh chấp các vấn

đề giữa các quốc gia thành viên có liên quan, cũng như làm công tác cố vấn pháp luật cho Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đặc biệt là các vấn đề về nhân quyền Mặc dù chỉ mang tính chất tham khảo và không

có tính ràng buộc, những ý kiến tư vấn của Toà án công lý có uy tín cũng như giá trị pháp lý rất lớn Chúng góp phần phát triển nhân quyền quốc tế và thúc đẩy quan

hệ hòa bình giữa các quốc gia

7 Uỷ ban cố vấn

Tương tự như mô hình Tiểu ban thúc đẩy và bảo vệ quyền con người của CHR trước đây, HRC thành lập một Ủy ban cố vấn để hỗ trợ Hội đồng trong các hoạt động chuyên môn Ủy ban này bao gồm 18 chuyên gia được Hội đồng bầu ra bằng cách bỏ phiếu kín từ danh sách các ứng cử viên mà các quốc gia thành viên đề cử Mặc dù vậy, các chuyên gia thành viên của Ủy ban hoạt động với tư cách cá nhân Nhiệm kỳ của mỗi chuyên gia là 3 năm, chỉ được bầu lại một lần Cơ cấu của Ủy ban cố vấn được cân nhắc để đảm bảo tính cân bằng về giới và về khu vực địa lý

III CƠ CHẾ DỰA TRÊN CÔNG ƯỚC

Cơ chế này được dựa trên các ủy ban giám sát việc thực hiện một số công ước quốc tế về quyền con người được thành lập theo quy định của chính các công ước

Trang 8

đó (ngoại trừ Uỷ ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá được thành lập theo một nghị quyết của ECOSOC)

Đến nay, đã có 24 công ước quốc tế về quyền con người Đa số các công ước quốc

tế về quyền con người đều quy định có các cuộc họp định kỳ nhằm kiểm điểm, đánh giá chung việc thực hiện các quy định của công ước Trong số đó, có năm công ước đã thành lập ra các ủy ban riêng để theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ thành viên, tạo thành một cơ chế theo dõi và giám sát việc thực hiện từng công ước nói riêng, đồng thời có chức năng phối hợp với các cơ chế khác nói chung

IV CƠ CHẾ NHÂN QUYỀN DỰA TRÊN KHU VỰC

Ngoài những cơ chế của quốc tế thì để đảm bảo nhân quyền trên khắp thế giới, một

số tổ chức khu vực cũng thành lập các cơ chế để thực thi nhân quyền, hay còn được gọi là cơ chế khu vực Ngoài ra còn một loại cơ chế nữa là cơ chế quốc gia (tuy nhiên, trong giới hạn của đề bài chỉ đề cập tới “cơ chế quốc tế” cho nên tạm thời em sẽ không đề cập tới cơ chế quốc gia)

Trên thế giới hiện nay thì riêng chỉ có châu Á chưa hình thành được cơ chế bảo vệ

và thúc đẩy nhân quyền Trong khi đó, 3 châu lục còn lại là châu Âu, châu Phi và châu Mỹ đã thiết lập riêng cho mình những cơ chế để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

1 Châu Âu

Vì là khu vực tiên phong, nên châu Âu cũng đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc thi hành cơ chế khu vực Do đó, tính hiệu quả của cơ chế này tại châu Âu là hơn

Trang 9

cả Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở châu Âu được cấu thành từ hệ thống các văn kiện khu vực về quyền con người cùng các bộ máy thực thi, bao gồm: Công ước châu Âu về Bảo vệ quyền con người và Tự do cơ bản được Hội đồng châu Âu thông qua năm 1950, có hiệu lực năm 1953; Ủy ban Quyền con người trực thuộc Hội đồng châu Âu (thành lập năm 1954); Tòa án Quyền con người châu Âu (1959); Ủy ban các Bộ trưởng của Hội đồng châu Âu

Cơ chế giải quyết các khiếu kiện về tình trạng vi phạm quyền con người ở châu Âu được thực hiện thông qua cơ chế giải quyết trực tiếp theo thẩm quyền của Công ước châu Âu về quyền con người (ECHR)[3], hoặc trực tiếp tại Tòa án Nhân quyền châu Âu được thành lập theo Nghị định thư số 11 của Công ước Mức độ thụ lý và giải quyết các vụ việc này, mặc dù so với yêu cầu thực tế chưa đáp ứng được mong đợi của người dân châu Âu, nhưng đi đầu trong các khu vực có cơ chế tương tự

2 Châu Mỹ

Cơ chế châu Mỹ được cấu thành từ những văn kiện chính trị và pháp lý cùng các thể chế thực thi trong lĩnh vực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, bao gồm: Tuyên ngôn châu Mỹ về các quyền và nghĩa vụ của con người được Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) thông qua năm 1948; Ủy ban Liên Mỹ về quyền con người thành lập năm 1959 (IACHR); Công ước Liên Mỹ về quyền con người được thông qua năm 1969; Tòa án Liên Mỹ về quyền con người Mỹ

Trong việc xét xử các đơn khiếu kiện về tình trạng vi phạm nhân quyền của các cá nhân hoặc tổ chức, Tòa án Liên Mỹ về quyền con người tiếp nhận hồ sơ thông qua

Ủy ban Liên Mỹ về quyền con người Ủy ban Liên Mỹ về Quyền con người sẽ xem xét các hồ sơ khiếu kiện về tình trạng vi phạm nhân quyền do các công dân hoặc tổ chức thuộc các quốc gia thành viên đệ trình Nếu thuộc thẩm quyền và phạm vi

Trang 10

giải quyết của Ủy ban, Ủy ban sẽ xem xét, giải quyết Tùy theo mức độ và tính chất của các vụ việc mà Ủy ban sẽ chuyển các hồ sơ đến Tòa án Liên Mỹ về Quyền con người để thụ lý và xét xử Bên cạnh các chức năng xét xử, Tòa án Liên

Mỹ về quyền con người có chức năng tư vấn cho Ủy ban Liên Mỹ về Quyền con người về các vấn đề liên quan đến thực hiện các văn kiện quốc tế và khu vực về Quyền con người

3 Châu Phi

Châu Phi đã thể hiện rằng châu lục này là một khu vực rất quan tâm và đề cao tới các vấn đề về nhân quyền Thể hiện ở chỗ châu Phi cũng đang xây dựng và học hỏi các cơ chế tương tự ở châu Mỹ và châu Âu Cơ chế châu Phi trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người bao gồm hệ thống văn kiện khu vực về quyền con người ở châu Phi cùng các thể chế tương ứng, bao gồm: Hiến chương châu Phi về Quyền con người và Quyền các dân tộc, được Tổ chức Liên minh châu Phi thông qua năm 1981; Ủy ban Quyền con người và Quyền các dân tộc châu Phi năm 1981; Tòa án châu Phi về Quyền con người và Quyền các dân tộc được thành lập theo Nghị định thư bổ sung của Hiến chương châu Phi về Quyền con người và Quyền của các dân tộc được thông qua năm 1998, năm 2004 mới có hiệu lực

4 Châu Á

Như đã đề cập ở trên, châu Á vẫn chưa có một cơ chế khu vực trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người Tuy nhiên, nhiều khu vực khác trong châu Á cũng đã nhen nhóm, hình thành và phát triển các cơ chế để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, đặc biệt là ở Đông Nam Á Tại điều 17 ở Hiến chương ASEAN cũng đã đề

Trang 11

cập tới việc xác lập về nguyên tác thành lập cơ quan bảo vệ và thúc đẩy quyền con người Trong đó có Ủy ban Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) Mặc dù đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện quy chế về tổ chức và hoạt động, AICHR bước đầu đóng góp tích cực vào quá trình bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực ASEAN cũng như tăng cường đối thoại, hiểu biết lẫn nhau về quyền con người giữa các quốc gia thành viên cũng như giữa ASEAN và các tổ chức, thể chế khu vực, quốc gia và quốc tế trên phạm vi toàn thế giới

V KẾT LUẬN

Các cơ chế ở trên dù vẫn vấp phải nhiều khó khăn, vướng mắc, thậm chí còn phải đối diện với nhiều chỉ trích tiêu cực, song không thể phủ nhận các thành tựu, sự hiệu quả của các cơ chế đó trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên khắp thế giới Có thể thấy, dù là ở cơ chế nào thì chúng ta vẫn ghi nhận cam kết và quyết tâm chung về bảo vệ cũng như thúc đẩy quyền con người và đều thiết lập những chuẩn mực chung chi phối hành động và ứng xử cho các quốc gia Các chuẩn mực chung được thống nhất này sẽ tạo sự đồng thuận và điều kiện cho các quốc gia phấn đấu và hợp tác với nhau trong việc bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền Đây cũng sẽ là động lực để các nước nỗ lực thực hiện tốt nghĩa vụ quốc tế về bảo

vệ, thúc đẩy quyền con người trên phạm vi quốc tế và trong nước

Ngày đăng: 12/11/2021, 19:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w