Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 101 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
101
Dung lượng
585,5 KB
Nội dung
Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh ---------------------- trịnh thị thủy độcthoạinộitâmTrongtiểuthuyết y.kawabata Chuyên ngành: lý luận văn học Mã số: 60.22.32 Luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: pGs.ts. nguyễn văn hạnh Vinh - 2010 1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………1 1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………………… 1 2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………………….2 3. Mục đích và nhiệm vụ………………………………………………………….6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………… .6 5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………….7 6. Cấu trúc luận văn………………………………………………………………7 Chương 1. Một cái nhìn khái lược về độcthoạinộitâmtrongtiểuthuyết hiện đại………………………………………………………………………… 8 1.1. Giới thuyết khái niệm……………………………………………………… 8 1.2. Vài nét về sự ra đời và phát triển của kỹ thuật độcthoạinội tâm………… 14 1.2.1. Sự ra đời của độcthoạinội tâm………………………………………… 14 1.2.2. Độcthoạinộitâmtrong văn học Phục Hưng…………………………….16 1.2.3. Độcthoạinộitâmtrong văn học hiện đại……………………………… .19 1.3. Kỹ thuật độcthoạinộitâmtrongtiểuthuyết hiện đại………………………23 1.3.1. Độcthoạinộitâmtrongtiểuthuyết hiện thực chủ nghĩa…………………25 1.3.2. Độcthoạinộitâmtrongtiểuthuyết lãng mạn chủ nghĩa…………………27 Chương 2. Các hình thức độcthoạinộitâmtrongtiểuthuyết Y. Kawabata 2.1. Độcthoạinộitâm – nhìn từ góc độ tổ chức ngôn ngữ trần thuật………… 32 2.1.1. Hình thức độcthoại qua lời nói nửa trực tiếp…………………………….32 2.1.2. Hình thức độcthoạinộitâm qua lời trực tiếp tự do………………………37 2.1.3. Độcthoạinộitâm qua ngôn ngữ thiên nhiên…………………………… 40 2.2. Độcthoạinộitâm qua dòng chảy ý thức………………………………… .45 2.2.1. Mở rộng trường liên tưởng của nhân vật…………………………………46 2.2.2. Sự đan xen giữa ý thức và vô thức……………………………………… 53 2 2.2.3. Hình thức giấc mơ……………………………………………………… .56 2.3. Đối thoại hóa độcthoạinội tâm…………………………………………….61 2.3.1. Sự phân thân của nhân vật……………………………………………… 61 2.3.2. Hình thức “tấm gương soi” ………………………………………………63 Chương 3. Vai trò của độcthoạinộitâmtrong kết cấu tiểuthuyết Y. Kawabata……………………………………………………………………….68 3.1. Độcthoạinộitâm với việc xây dựng nhân vật…………………………… 68 3.1.1. Kiểu nhân vật hành trình đi tìm bản ngã………………………………….69 3.1.2. Kiểu nhân vật lữ khách đi tìm cái đẹp……………………………………73 3.1.3. Kiểu nhân vật tự ý thức………………………………………………… 79 3.2. Độcthoạinộitâm với việc tổ chức cốt truyện…………………………… 83 3.2.1. Độcthoạinộitâm với việc tinh giản tối đa chi tiết, sự kiện…………… 83 3.2.2. Độcthoạinộitâm với việc trì hoãn cốt truyện………………………… 88 3.2.3. Độcthoạinộitâm với việc lắp ghép của cốt truyện…………………… 90 3.3. Độcthoạinộitâm với việc tổ chức không - thời gian nghệ thuật………… 92 3.3.1. Độcthoạinộitâm với không gian tâm lý…………………………………92 3.3.3. Độcthoạinộitâm với sự lấn lướt của kiểu thời gian đồng hiện………….98 KẾT LUẬN……………………………………………………………………105 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… .…….108 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 3 1.1. Y. Kawabata thuộc vào số những nhà văn lớn nhất trong lịch sử hàng ngàn năm của văn học Nhật Bản. Năm 1968 giải Nobel văn học trao cho bộ ba tiểuthuyết Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô của Y. Kawabata là sự thừa nhận mang tính toàn cầu tài năng và đóng góp của ông cho văn học nhân loại. Những sáng tác của ông qua thời gian vẫn tiềm ẩn sức hấp dẫn không chỉ đối với các thế hệ người đọc Nhật Bản mà trên toàn thế giới về một vẻ đẹp thuần khiết của tinh thần Nhật. Y. Kawabata là người có công lớn trong việc đổi mới nền văn học Nhật Bản bằng việc kết hợp hài hoà truyền thống dân tộc với nét hiện đại của phương Tây. Ông đã góp sức mình bắc nhịp cầu nối liền hai nền văn hoá Đông – Tây. Tìm hiểu tiểuthuyết Y. Kawabata, vì vậy giúp ta không chỉ hiểu về một tài năng kiệt xuất của Nhật Bản mà còn có được một cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa, văn học Nhật Bản thế kỷ XX, vừa hiện đại vừa mang đậm truyền thống phương Đông. 1.2. Độcthoạinộitâm được nhìn nhận là một trong những biện pháp kỹ thuật mang tính đặc trưng của tiểuthuyết hiện đại, nhất là tiểuthuyết hướng nội. Tìm hiểu độcthoạinộitâmtrongtiểuthuyết của Y. Kawabata sẽ gợi mở nhiều vấn đề lý luận về thể loại tiểu thuyết, nhất là khuynh huớng tiểuthuyết hướng nội mà Y.Kawabata được xem là một hiện tượng tiêu biểu. Độcthoạinộitâm được thể hiện qua những tác phẩm nổi tiếng như Xứ tuyết, Cố đô, Ngàn cánh hạc, Tiếng rền của núi, Người đẹp say ngủ. Đó là một trong những nét nổi bật trong nghệ thuật tiểuthuyết của Y. Kawabata, khám phá và thể hiện một cách tinh tế những bí ẩn sâu kín trong thế giới tinh thần con người Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II. Với việc sử dụng thành công thủ pháp độcthoạinội tâm, ông được xem là bậc thầy trong việc thể hiện “bản chất và cách tư duy Nhật Bản”. 1.3. Những tác phẩm của Kawabata được dịch và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, tác giả Y. Kawabata được dịch và giới thiệu từ năm 1969 và ngày càng rộng rãi hơn vào mấy thập niên cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Tác phẩm của Y. Kawabata đã được đưa vào chương trình môn văn các bậc học trong hệ thống nhà trường Việt Nam từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, có một thực tế là cả người dạy và người học đang gặp nhiều khó khăn, nhất là tư liệu và phương pháp tiếp cận. Nghiên cứu 4 đề tài này, chúng tôi hi vọng góp phần tháo gỡ phần nào những khó khăn ấy, và giới thiệu với người đọc về một tài năng nghệ thuật độc đáo, kiệt xuất của văn học hiện đại Nhật Bản. 2. Lịch sử vấn đề Được mệnh danh là nhà văn “sinh ra từ vẻ đẹp Nhật Bản”, “người phục sinh văn xuôi Nhật Bản”, tác phẩm của ông được dịch, giới thiệu và nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong yêu cầu nhiệm vụ của đề tài và nguồn tư liệu bao quát được, chúng tôi điểm lại một số vấn đề cơ bản sau: 2.1. So với nhiều tác gia văn học thế giới, Y. Kawabata được dịch và giới thiệu ở Việt Nam muộn hơn rất nhiều. Cho đến những thập niên cuối của thế kỷ XX, tác phẩm của Kawabata mới được dịch và giới thiệu ở Việt Nam, với các thể loại như, truyện ngắn, truyện trong lòng bàn tay, tiểuthuyết và tạp văn. Năm 1969, một số bản dịch tác phẩm của Y. Kawabata đã được giới thiệu như Tiếng rền của núi, Ngàn cánh hạc (Vũ Như Thanh dịch) đăng trên tạp chí Văn (Sài Gòn), số 140, ngày 15.10.1969; Xứ tuyết (Vũ Như Thanh dịch) đăng trên tạp chí Văn số 122. Đó được xem là những bản dịch đầu tiên tác phẩm Kawabata xuất hiện ở nước ta. Kể từ đó, tác phẩm Y. Kawabata được dịch giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam. Năm 1988, Giang Hà Vy dịch Ngàn cánh hạc (Nxb Tổng hợp Kiên Giang); Người đẹp say ngủ (Vũ Đình Phong, Nxb Văn học 1990). Trong những năm đầu thế kỷ XXI, một loạt truyện ngắn, tiểuthuyết của Y. Kawabata được dịch, giới thiệu trên các báo, tạp chí, sau đó được in thành tuyển tập. Trong số đó đáng chú ý là các tập: Tuyển tập Y. Kawabata (Nxb Hội nhà văn, 2001); Tuyển tập truyện ngắn các tác giả đoạt giải Nobel (Nxb Hội nhà văn, 2004); Tuyển tập tác phẩm Yasunari Kawabata (Nxb Lao động, Trung tâm văn hoá và ngôn ngữ Đông Tây, 2005)… Như vậy, có thể thấy, cho đến nay bằng vào nỗ lực của đông đảo dịch giả am tường và yêu văn chương đất nước Phù tang và sự cố gắng hết mình của các tổ chức, các nhà xuất bản, tác phẩm của Y. Kawabata đã đến được với công chúng Việt Nam ngày một đầy đủ và hệ thống hơn. Trên cơ sở đó, việc tìm 5 tòi nghiên cứu về Kawabatanói riêng và văn học Nhật nói chung ở nước ta có thêm bước phát triển mới. Trong nguồn tư liệu mà chúng tôi bao quát được, cho đến nay ở nước ta đã có hàng chục công trình với quy mô, mức độ khác nhau nghiên cứu về cuộc đời và sáng tác của Y. Kawabata. Xuất hiện sớm nhất là các bài nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Văn như: Chân dung Yasunari Kawabata - giải văn chương nobel 1968 của Đào Hữu Dũng (Tạp chí Văn, số 90, tháng 6/ 1969), Yasunari Kawabata – cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Như Thanh và Yasunari Kawabata dưới nhãn quan phương Tây của Chu Sỹ Hạnh (Tạp chí Văn, số 140, tháng 10/ 1969). Trong bài Từ Murasaki đến Kawabata (trong cuốn Văn hoá, văn học - từ một góc nhìn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002), Hà Thanh Vân đã phác thảo một cái nhìn vừa mang tính tổng quát và cụ thể về Kawabatatrong dòng chảy văn học Nhật Bản. Ở một góc nhìn khác, Đào Thị Thu Hằng trong bài Yasunari Kawabata giữa dòng chảy Đông – Tây đã cho rằng, những tác phẩm của Kawabata vừa mang đặc điểm truyền thống phương Đông vừa đan cài yếu tố phương Tây hiện đại. Từ góc nhìn thể loại tác giả Lưu Đức Trung đã nêu ra đặc điểm thi pháp tiểuthuyết của Yasunari Kawabata – nhà văn lớn Nhật Bản (Tạp chí nghiên cứu văn học số 9/ 1999) nhấn mạnh yếu tố thuộc về đặc trưng thi pháp tiểuthuyết của Kawabata. Nhật Chiêu trong bài Thế giới Kawabata Yasunari (hay là cái đẹp: hình và bóng) và Kawabata Yasunari và thẩm mỹ của chiếc gương soi, chỉ ra đặc điểm của cái đẹp và nghệ thuật sử dụng chiếc gương soi trong tác phẩm của Kawabata…. Trong những công trình nghiên cứu được xuất bản trong vòng hơn mười năm trở lại đây, như: Yasunari Kawabata - cuộc đời và tác phẩm của Lưu Đức Trung (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997), Yasunari Kawabata tuyển tập tác phẩm Nxb Lao Động & Trung tâm văn hoá và Ngôn ngữ Đông Tây, 2005) và Văn hoá Nhật Bản và Yasunari Kawabata của Đào Thị Thu Hằng (Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2007) đã bước đầu đưa ra được những nhận xét, kiến giải về tài năng nhiều mặt của Y. Kawabata và thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của ông. 6 2.2. Trong số những sáng tác của Y. Kawabata, thể loại tiểuthuyết được biết đến nhiều nhất. Và đây cũng là thể loại được quan tâm nghiên cứu giới thiệu nhiều ở nước ta trong mấy chục năm qua. Bàn về tiểuthuyết Y. Kawabata, Lưu Đức Trung đã có những cảm nhận tinh tế khi cho rằng, phong cách đặc sắc của Y. Kawabatatrongtiểuthuyết là: “Chất trữ tình sâu lắng, nỗi buồn êm dịu” được “Kawabata kế thừa từ trong dòng văn học “nữ tính” thời đại Heian” [53,18] Đánh giá về thi pháp tiểuthuyết của Y. Kawabata mà tiêu biểu là bộ ba tác phẩm Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố Đô ông viết: “Ba bộ tiểuthuyết xuất sắc trên đây đã thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của Kawabata. Cái chất trữ tình sâu lắng, nỗi buồn êm dịu đó phải chăng Kawabata đã kế thừa từ trong dòng văn học “nữ tính” trong thời đại Heian (794 - 1192) từ tác phẩm Genji Monogatari (truyện Genji) của Murasaki Shikibu (978 - 1044) đầy chất bi cảm” [54,47]. Với Kawabata người ta đặc biệt ca ngợi trình độ bậc thầy của ông qua các bộ tiểuthuyết khi miêu tả một cách tinh tế tâm lí con người, nhất là người phụ nữ: “Mỗi tiểuthuyết của Kawabata là một đài gương cho nhà văn ngắm mình ở những chặng đời: tuổi trẻ, trung niên và tuổi già…” [24, 999]. 2.3. Một trong những vấn đề ít nhiều đã được giới nghiên cứu phê bình bàn đến về tiểuthuyết Y. Kawabata là thủ pháp độcthoạinội tâm. Nó được nhìn nhận như là một trong những thủ pháp nghệ thuật cơ bản của Y. Kawabatatrong việc khám phá thế giới nộitâm nhân vật. Ông được xem là một trong những nhà văn hiện đại Nhật Bản vận dụng một cách thành công và sáng tạo thủ pháp này. Qua các tác phẩm nổi tiếng như: Tiếng rền của núi, Cố đô, Người đẹp say ngủ…thế giới nộitâm của nhân vật được thể hiện một cách sâu sắc và đậm nét thông qua những đoạn hồi ức, độcthoại của nhân vật. Những dòng độcthoạinộitâm được nhà văn thể hiện một cách sinh động, góp phần đào sâu, khám phá chiều sâu tâm lý nhân vật. Bên cạnh đó, nhiều nhận xét được xem là liên quan đến thủ pháp độcthoạinộitâm này như cách biểu hiện thẩm mỹ của “Chiếc gương soi”, hay cái đẹp “hình và bóng”, “dòng chảy ý thức”, sử dụng “yếu tố huyền ảo”, giấc mơ… để có thể khám phá chiều sâu tâm lý, bên trong của nhân vật. Đó được xem là những yếu tố bổ trợ làm nên thủ pháp độcthoạinộitâmtrongtiểuthuyết của Kawabata. Trong bài viết “cấu 7 trúc hướng nộitrongtiểuthuyết của Y. Kawabata” Nguyễn Văn Hạnh cũng đã bàn về cách sử dụng độcthoạinộitâmtrongtiểuthuyết hướng nội Kawabata. Ông viết: “Bên cạnh những thủ pháp nghệ thuật thường gặp trongtiểuthuyết hiện đại, tiểuthuyết hướng nội còn sử dụng những thủ pháp nghệ thuật riêng (…) Trong đó, độcthoạinộitâm và cao hơn là dòng ý thức (Stream of consciousness) được xem là thủ pháp đặc trưng của tiểuthuyết hướng nội. Và đây cũng chính là thủ pháp nghệ thuật cơ bản trongtiểuthuyết Y. Kawabata” [15, 186]. Trong cuốn Văn hóa Nhật Bản và Yasunari Kawabata Đào Thị Thu Hằng cũng đã viết rất nhiều về các hình thức biểu hiện của nghệ thuật mà trong đó có sử dụng yếu tố độcthoạinội tâm, như xây dựng tâm lí nhân vật, cách sử dụng không gian tâm lý, thời gian đồng hiện… “Tất cả những điều đó đã làm nên một Kawabata với nghệ thuật kể chuyện vừa mang tính dân tộc vừa mang tính quốc tế. Được đánh giá cao bởi thi pháp chân không và những nguyên lí thẩm mỹ độc đáo…” [16, 214]. Nhật Chiêu đã có những đánh giá sâu sắc về nghệ thuật sử dụng “tấm gương soi” tính thẩm mỹ của nó qua một số hình ảnh như (gương, tấm kính toa tàu, giọt nước, mặt nước…). Ông viết: “Thực chất của thẩm mỹ gương soi là hồn thơ khát khao vươn tới điều chưa biết trongKawabata đã vận dụng thần tính mỹ cảm phương Đông, mỹ cảm Nhật Bản và cả mỹ cảm hiện đại, phản ánh tất cả trong một giọt sương sáng tạo đầy bản lĩnh” [7, 36]… Dù chưa nhiều nhưng những ý kiến đó giúp chúng tôi có cơ sở để đi vào khảo sát độcthoạinộitâmtrongtiểuthuyết Y. Kawabata một cách hệ thống, toàn diện hơn. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 3.1. Như tên đề tài đã chỉ rõ, mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát, phân tích độcthoạinộitâmtrongtiểuthuyết Y. Kawabata từ đó thấy được vai trò, ý nghĩa của thủ pháp này trong việc chuyển tải nội dung và quan điểm nghệ thuật của Y. Kawabata. 3.2. Với mục đích đó, đề tài có nhiệm vụ: Thứ nhất, chỉ ra vai trò, vị trí của độcthoạinộitâmtrong nghệ thuật trần thuật của Y. Kawabatatrong bối cảnh tiểuthuyết hiện đại. 8 Thứ hai, khảo sát phân loại các dạng thức độcthoạinộitâm và vai trò của nó trongtiểuthuyết Y. Kawabata. Thứ ba, phân tích, chỉ ra hiệu quả thẩm mỹ của độcthoạinộitâmtrong việc khắc họa nhân vật và chuyển tải tư tưởng nghệ thuật của Y. Kawabata. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những độcthoạinộitâmtrongthuyết Kawabata. 4.2. Phạm vi khảo sát của đề tài được giới hạn trong sáu tiểuthuyết Y. Kawabata, in trongKawabata -Ttuyển tập, nhà xuất bản Lao Động & Trung tâm ngôn ngữ văn hóa Đông Tây, Hà Nội 2005. 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết tốt những nhiệm vụ khoa học của đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp, như: khảo sát, thống kê, phân tích, tổng hợp và trong chừng mực nào đó là phương pháp so sánh đối chiếu; phương pháp nghiên cứu liên ngành. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Một cái nhìn khái lược về độcthoạinộitâmtrongtiểuthuyết hiện đại Chương 2: Các hình thức độcthoạinộitâmtrongtiểuthuyết Y. Kawabata Chương 3: Vai trò của độcthoạinộitâmtrongtiểuthuyết Y. Kawabata Cuối cùng là tài liệu tham khảo 9 Chương 1 MỘT CÁI NHÌN KHÁI LƯỢC VỀ ĐỘCTHOẠINỘITÂMTRONGTIỂUTHUYẾT HIỆN ĐẠI 1.1. Giới thuyết khái niệm Cho tới nay, khái niệm độcthoạinộitâm đã được dùng một cách phổ biến trong nghiên cứu phê bình văn học. Tuy nhiên cách hiểu về nó còn tồn tại nhiều khác biệt với ở những biên độ ngữ nghĩa khác nhau. Vậy độcthoạinộitâm là gì? Xét trong nghệ thuật tự sự, ngoài lời gián tiếp của người kể còn có lời trực tiếp của nhân vật. Theo lí thuyết phong cách học hiện đại, lời trực tiếp của nhân vật được thuật lại dưới bốn dạng thức sau: a. Dạng có dẫn ngữ trực tiếp: Ví dụ: Hắn giật mình và nói với chính mình: “mình sai rồi” b. Dạng có dẫn ngữ gián tiếp: Ví dụ: Hắn giật mình và nói với chính mình là hắn sai rồi. c. Dạng gián tiếp tự do: Ví dụ: Hắn giật mình, hắn thấy sai rồi. d. Dạng trực tiếp tự do: Ví dụ: Hắn giật mình. Hắn sai rồi. Trong bốn dạng trên, dạng thứ tư là dạng tiền đề cho sự xuất hiện độcthoạinội tâm. Bởi lẽ, điều kiện đầu tiên để xuất hiện độcthoạinộitâm là nhân vật tự do nói lời của mình một cách trực tiếp, nguyên vẹn, thoát khỏi mọi ràng buộc của lời gián tiếp của người kể, không có chỉ dẫn, dẫn dắt. Đồng thời độcthoạinộitâm cũng cần đặt trong ngữ cảnh của lời nói gián tiếp, nếu không thì nó không khác lời trần thuật theo ngôi thứ nhất. Điều kiện thứ hai là nó khác với lời độc thoại. Độcthoại là lời nói một mình, trước và sau không có lời nào của ai khác nhưng người thứ ba đó đang nghe, nghe mà không trả lời như trong 10