1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiên nhiên trong tiểu thuyết y kawabata

170 1.9K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1 Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh phan thị vân hờng thiên nhiên trong tiểu thiên nhiên trong tiểu thuyết y.kawabata thuyết y.kawabata Chuyên ngành: lý luận văn học M số: ã 60.22.32 Luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn văn hạnh Vinh - 2010 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Y.Kawabata (1899 - 1972) là một trong số những nhà văn lớn nhất của văn học Nhật Bản thế kỷ XX. Tên tuổi của ông vượt ra ngoài biên giới Nhật Bản, trở thành một biểu tượng của văn học châu Á trong văn học hiện đại thế giới. Giải thưởng Nobel văn học 1968 trao cho bộ ba tiểu thuyết của ông (Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô) là sự ghi nhận mang tính toàn cầu về những sáng tạo độc đáo, đóng góp lớn lao của ông cho văn học Nhật Bản nói riêng, văn học nhân loại nói chung. Nghiên cứu sáng tác của ông, vì vậy không chỉ để hiểu một tài năng, mà còn mở ra khả năng để nắm bắt được những vấn đề mang tính lý luận trong sáng tạo văn học. 1.2. Trong sáng tác của Y.Kawabata, tiểu thuyết được xem là thành công nhất. Ở đó, ông đã cho thấy tài năng, sức sáng tạo, sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thể hiện một tư tưởng nghệ thuật trên con đường hiện đại hoá văn học Nhật Bản. Chọn tiểu thuyết Y.Kawabata nghiên cứu, chúng tôi hi vọng rút ra được nhiều vấn đề có ý nghĩa lý luận trong xu hướng toàn cầu hoá của văn học hiện nay, trong đó có văn học Việt Nam. 1.3. Tiểu thuyết Y.Kawabata được xem là tiêu biểu cho tiểu thuyết hướng nội, một xu hướng tiểu thuyết phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ XX. Một trong những biểu hiện của nó là sự hiện diện của một thế giới thiên nhiên phong phú, đa dạng được sử dụng như một thứ ngôn ngữ đặc biệt để chuyển tải những thông điệp tư tưởng của nhà văn về hiện thực cuộc sống, một hiện thực được nhận thức không chỉ ở những gì đang diễn ra có thể nhìn thấy, mà còn cả những phần khuất lấp trong thế giới tinh thần của con người. Tìm hiểu thiên nhiên trong tiểu thuyết Y.Kawabata, vì vậy, không chỉ để giải mã những 3 vấn đề hiện thực đời sống đặt ra trong tác phẩm, mà còn có ý nghĩa lý luận trong việc nhận thức các phương tiện biểu đạt trong tiểu thuyết hướng nội. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Tác phẩm của Kawabata được dịch và giới thiệu ở nhiều nước, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà phê bình trên thế giới. Trong phạm vi tư liệu bao quát được, chúng tôi xin điểm lại một số vấn đề cơ bản. Ở Nga, năm 1971, trên Tạp chí văn học nước ngoài (Nga) số 8, Grigorieva nhận xét tác phẩm của Kawabata là mẫu mực của vẻ đẹp Nhật. Cũng năm đó, nhà xuất bản Matxcơva cho xuất bản tuyển tập của Kawabata với nhan đề: Kawabata - sinh ra bởi vẻ đẹp nước Nhật. Năm 1974, N.I.Fedorenco có các bài “Y.Kawabata với triết học và mĩ học” và “Y.Kawabata - con mắt nhìn thấu cái đẹp” đề cập đến ảnh hưởng của các quan điểm mĩ học Thiền trong sáng tác của Kawabata. Năm 1975, nhà xuất bản Matxcơva cho in cuốn Y.Kawabata - sự tồn tại và khám phá cái đẹp, từng có cả tình yêu và lòng căm thù. Năm 1968, trong bài diễn văn đọc tại lễ trao giải Nobel văn học, Anders Sterling đã cho rằng, Kawabata là người tôn vinh vẻ đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn của hiện hữu trong đời sống thiên nhiêntrong định mệnh con người. Năm 1994, Oe Kenzaburo trong diễn từ Sinh ra bởi tính đa nghĩa của Nhật Bản đọc tại buổi trao giải Nobel văn học khẳng định lại rằng sáng tác của Kawabata mang vẻ đẹp của mĩ học Thiền. Ở Nhật Bản, nơi đã sinh ra tài năng văn học kiệt xuất này, M.Yukio nhận xét Y.Kawabata là người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp. Trong cuốn Các nhà văn hiện đại Nhật Bản (1953), nhà văn vô sản Aômô Xuêkiti đã cho rằng tác phẩm của Kawabata có chức năng thanh lọc tâm hồn con người. Nhìn chung, các ý kiến đánh giá trong các bài viết, bài phát biểu nêu trên đã nêu bật được phong cách độc đáo của Kawabata và những đặc điểm cơ bản nhất trong sáng tác của ông. 4 Ở Việt Nam, năm 1969, Tạp chí V¨n (Sài Gòn) đã ra số đặc biệt về Kawabata và cho đăng những truyện ngắn, những bài nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn. Sau đó, liên tiếp những sáng tác của Kawabata được dịch và xuất bản: Xứ tuyết (Chu Việt dịch năm 1969), Tiếng rền của núi (Ngô Quý Giang dịch năm 1989), Ngàn cánh hạc (Giang Hà Vị dịch năm 1990), Người đẹp say ngủ (Vũ Đình Phòng dịch năm 1990). Năm 1997, Tuyển tập các tác giả đạt giải Nobel đăng ba truyện ngắn của Kawabata. Năm 2001, Tuyển tập Y.Kawabata ra đời với bốn tiểu thuyết của ông: Tiếng rền của núi, Xứ tuyết, Người đẹp say ngủ, Ngàn cánh hạc (Nxb Hội nhà văn). Năm 2005, Yasunari Kawabata - Tuyển tập tác phẩm ra đời với truyện ngắn, truyện trong lòng bàn tay, tiểu thuyết và một số bài phê bình, nghiên cứu, bài phát biểu về Kawabata (Nxb Lao động và Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông - Tây). Những nghiên cứu về Kawabata ở Việt Nam đã xuất hiện đáng kể vào những năm gần đây. Về sách đó là các cuốn Yasunari Kawabata, cuộc đời và tác phẩm của Lưu Đức Trung (Nxb Giáo dục, 1997) và Văn hóa Nhật Bản và Yasunari Kawabata của Đào Thị Thu Hằng (Nxb Giáo dục, H.2007, Chuyên luận). Những bài viết về Y.Kawabata tập trung làm rõ và khẳng định những đóng góp to lớn của nhà văn này về nội dung và nghệ thuật ở thể loại truyện trong lòng bàn tay, truyện ngắn và tiểu thuyết. Đề cập đến cái đẹp, vai trò cầu nối Đông - Tây của Y.Kawabata và những đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Y. Kawabata là các bài, như: Thế giới Kawabata Yasunari (Hay là cái đẹp: Hình và Bóng) của Nhật Chiêu (Tạp chí Văn học số 3/2000); Kawabata Yasunari và thẩm mỹ của chiếc gương soi của Nhật Chiêu (Nghiên cứu Nhật Bản số 4/2000), Kawabata Yasunari - Người lữ khách ưu sầu đi tìm cái đẹp của Lê Thị Hường (Tạp chí Sông Hương số 154/2001). Ở những bài viết này, các tác giả đã nói đến cái đẹp trong tác phẩm Kawabata, trong đó có vẻ đẹp của thiên nhiên. Đi tìm nguồn gốc cái đẹp trong tác phẩm Kawabata, nhiều bài viết đã 5 quan tâm đến văn hoá truyền thống, xem đó như nhân tố góp phần làm nên vẻ đẹp độc đáo trong tác phẩm Kawabata. Về phương diện này, có thể kể đến các bài viết, như: Mỹ học Kawabata Yasunari (Khương Việt Hà - Tạp chí văn học số 6/2006), Cái đẹp truyền thống Nhật Bản trong sáng tác của Y. Kawabata (Trần Thị Tố Loan - Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 1/2006), Đặc điểm truyện ngắn của Yasunari Kawabata - nhìn từ góc độ thi pháp (Hà Văn Lưỡng - Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 5/2007, Yasunari Kawabata giữa dòng chảy Đông - Tây (Đào Thị Thu Hằng, TCVH số 7/2005) . Một số bài đi vào giải mã tiểu thuyết Y.Kawabata về phương diện nội dung phản ánh và thi pháp biểu hiện với những phân tích, đánh giá tinh tế, sắc sảo. Ví như: Thi pháp tiểu thuyết của Yasunari Kawabata - nhà văn lớn Nhật Bản (Lưu Đức Trung, Tạp chí Văn học số 9/1999); Thủ pháp tương phản trong tiểu thuyết “Người đẹp say ngủ” của Y.Kawabata (Khương Việt Hà, Tạp chí văn học số 1/2004); Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết “Người đẹp say ngủ” của Y.Kawabata (Hà Văn Lưỡng, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 81/2007). Trên tạp chí văn học số 9/1999, Lưu Đức Trung trong bài Thi pháp tiểu thuyết Y.Kawabata - Nhà văn lớn Nhật Bản đã khẳng định tiểu thuyết Y.Kawabata mang đầy đủ đặc trưng của mỹ học Thiền. Ông viết: "Y.Kawabata thường hay nói đến truyền thống yêu cái đẹp của người Nhật, tạo ra mỹ cảm trong tác phẩm. Người Nhật vốn thích sống thanh cao, biết trọng danh dự, gìn giữ đạo đức, khuôn phép. Tâm hồn rộng mở hoà hợp với thiên nhiên. Họ yêu vẻ đẹp từ trong một phiến đá, một bông hoa trên cành, một cành tuyết lơ lửng bay. Họ thích suy ngẫm qua một chén trà, trầm lặng trước cảnh cô tịch của một ngôi chùa"[52,293-294]. Ngoài ra, trong những năm gần đây đã xuất hiện khá nhiều những luận văn nghiên cứu về hiện tượng văn học Kawabata. 6 Điểm lại những công trình nghiên cứu, giới thiệu về Y.Kawabata có thể thấy vấn đề thiên nhiên trong sáng tác của ông đã được nhiều người nói đến. Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào khảo sát đầy đủ, toàn diện về vị trí, vai trò của thiên nhiên trong tiểu thuyết của Y.Kawabata. Trong khi đó nét nổi bật và có thể coi là độc đáo của tiểu thuyết Kawabata là sự khai thác triệt để quan trọng tiếng nói của thiên nhiên, coi thiên nhiên như một thứ ngôn ngữ để thể hiện nội tâm nhân vật. Nói một cách khác, trong tiểu thuyết của Y.Kawabata thiên nhiên đã được chủ thể hoá, trở thành một phương tiện, một ngôn ngữ để nhà văn đối thoại với cuộc đời. Do vậy, đi vào nghiên cứu vai trò, vị trí của thiên nhiên trong tiểu thuyết của Y.Kawabata là một cách tiếp cận đúng đắn để giúp ta hiểu rõ hơn về phong cách sáng tác của Kawabata, đồng thời góp phần nhận thức rõ hơn về các phương tiện biểu đạt trong tiểu thuyết hướng nội. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát, phân tích vai trò, vị trí của thiên nhiên trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Y.Kawabata. 3.2. Với mục đích đó, đề tài có nhiệm vụ: Thứ nhất, khảo sát, thống kê phân loại các dạng thức thiên nhiên trong tiểu thuyết Y.Kawabata. Thứ hai, chỉ ra vai trò, vị trí của thiên nhiên trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Y.Kawabata. 4. Đối tượng và phạm vi khảo sát 4.1. Như tên đề tài đã xác định, đối tượng khảo sát của đề tài là thiên nhiên trong tiểu thuyết Y.Kawabata. 4.2. Phạm vi khảo sát của đề tài là 6 tiểu thuyết Y.Kawabata in trong Yasunari Kawabata - Tuyển tập, Nxb Lao Động và Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây ấn hành 2005. 7 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những nhiệm vụ khoa học của đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp như: khảo sát, thống kê; phân tích, tổng hợp; so sánh đối chiếu. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Tiểu thuyết trên hành trình sáng tạo của Y.Kawabata Chương 2. Thiên nhiên trong tiểu thuyết Y.Kawabata - từ góc nhìn của mỹ học Nhật Bản Chương 3. Thiên nhiên trong cấu trúc hướng nội của tiểu thuyết Y.Kawabata Và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 8 Ch¬ng 1 TIỂU THUYẾT TRÊN HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA Y.KAWABATA 1.1. Vài nét về cuộc đời và con đường sáng tạo của Y.Kawabata 1.1.1. Cuộc đời Y.Kawabata Ngày 14 tháng 6 năm 1899 tại một ngôi làng nhỏ gần thành phố Osaka của đất nước Nhật Bản xinh đẹp, một cậu bé đã cất tiếng khóc chào đời trước sự chào đón hân hoan của cha mẹ và chị gái cậu. Không ai có thể ngờ rằng 69 năm sau (năm 1968) cậu bé này lại trở nên nổi tiếng trên văn đàn thế giới và đưa về cho đất nước mình giải Nobel văn chương quý giá, đúng một trăm năm Nhật Bản tiến hành công cuộc Duy tân và thành công rực rỡ kể từ năm Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi (1868). Cậu bé đó chính là Yasunari Kawabata - người được mệnh danh là “sinh ra từ vẻ đẹp Nhật Bản” và thường được xem là “nhà văn tiêu biểu của tâm hồn Nhật Bản”. Y.Kawabata sống vào những năm đầu thế kỷ XX, trong bối cảnh xã hội hết sức phức tạp khi Nhật Bản tham gia vào hai cuộc chiến tranh thế giới lại thêm nạn động đất thường xuyên đe dọa, do đó người dân Nhật Bản luôn phải chịu đựng những mất mát to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần. Là một con người vốn rất nhạy cảm với những nỗi đau và đặc biệt rất giàu tình yêu thương và sự cảm thông đối với con người, đứng trước những biến cố lớn lao đó của thời đại, Y.Kawabata không thể không cảm thấy lòng trĩu nặng một nỗi buồn thương. Trong cuộc đời riêng, Y.Kawabata phải chịu đựng những mất mát đau thương tưởng chừng như không thể vượt qua. Được sinh ra trong một gia đình học thức khá giả, cha là một y sĩ có trình độ văn hoá và quan tâm đến văn chương. Tuy vậy cuộc đời đã không ưu ái Y.Kawabata. Từ thủa ấu thơ, Y. 9 Kawabata đã mang trong lòng nỗi buồn đau của một đứa trẻ mồ côi. Hai tuổi, mồ côi cha. Ba tuổi mồ côi mẹ. Ông được gửi tới ở với người ông mù loà già yếu ở một vùng xa xôi hẻo lánh. Bảy tuổi mất bà ngoại, 9 tuổi thì mất chị gái; năm 14 tuổi ông ngoại cũng ra đi. Y. Kawabata đã phải về Tokyo sống nương nhờ vào gia đình người dì. Trở thành một cậu bé côi cút và cô đơn, Y. Kawabata chỉ biết tựa mình vào năng lực sáng tạo, phong kín vết thương tâm hồn của mình bằng cuộc tìm kiếm mê mải cái đẹp trong cuộc đời. Cô đơn từ bé, nhưng không cô độc và cay đắng. Trong cuốn tự truyện, Y. Kawabata viết: "Mồ côi từ thuở nhỏ, tôi sống nhờ sự cưu mang của người khác. Có lẽ vì thế mà cuối cùng tôi mất hết khả năng ghét người, ngay cả giận họ" (Tự truyện văn chương, 1934). Lớn lên, Y. Kawabata có thêm nỗi buồn từ cảm thức hoài cổ và những suy tư trầm mặc về cuộc sống. Ở tuổi đôi mươi, Y. Kawabata lại đánh mất tình yêu với người thiếu nữ mà ông thường gọi là Chiyô. Ông đã cùng nàng hứa hôn nhưng khi mọi việc chuẩn bị xong, nàng bất ngờ từ hôn, không một lời giải thích. Chính nàng là hình mẫu cho các nhân vật nữ trong những sáng tác của Kawabata sau này. Suốt những năm còn lại Kawabata không lấy vợ và chỉ có một đứa con nuôi. Ông sợ sẽ di truyền lại "thiên hướng mồ côi". Những tổn thất về tinh thần, nhất lại là đối với một người vốn giàu tình cảm như Y. Kawabata đã có ảnh hưởng rất lớn đến thế giới quan trong sáng tác của nhà văn. Đó là một trong những nguyên nhân làm nên cảm thức cô đơn trong tác phẩm Y. Kawabata. Trong những tác phẩm của Y. Kawabata luôn phảng phất một nỗi buồn không thể gọi thành tên nhưng nó tồn tại dai dẳng và đầy ám ảnh! Nỗi buồn đó thấm vào từng trang văn, đọng vào hồn cảnh vật và chứa chan trong đôi mắt nhìn của nhân vật trong tiểu thuyết Y. Kawabata. Hầu như toàn bộ sự nghiệp văn chương của ông dành trọn cho nỗi buồn. Từ truyện đầu tay Nhật ký tuổi mười sáu, đến Vũ nữ xứ Izu, Những 10 truyện ngắn trong lòng bàn tay, Người đẹp say ngủ, Ngàn cánh hạc, Đẹp và buồn, Xứ tuyết, Cao thủ cờ Go và Cố đô . tất cả đều tràn ngập một nỗi buồn mong manh, hư ảo . Những sáng tác buồn thương và tinh tế của Y. Kawabata đã trở thành một trong những di sản tinh thần quý giá nhất của thế kỷ XX. Tuy vậy cái mà Y. Kawabata luôn hướng đến không phải là thể hiện nỗi buồn của mình trên trang giấy mà là khát vọng tìm kiếm cái đẹp trong cuộc đời này. Suốt cuộc đời mình, Y. Kawabata luôn nuôi dưỡng những hoài bão đẹp. Hồi còn nhỏ ông đã rất say mê nghệ thuật, đặc biệt là hội họa. Và ông đã có khá nhiều bức vẽ đẹp. Điều đó giải thích tại sao trong các trang văn của ông, ta thấy có sự hiện diện của những bức tranh phong cảnh thiên nhiên với những màu sắc tinh tế và đậm chất hội họa. Lớn lên, Y. Kawabata đã quyết định theo con đường văn học. Thơ ca và truyện ngắn của ông được xuất bản ngay từ lúc ông còn là học sinh trung học. Tuổi trẻ cô đơn và đau khổ không thể dìm Y. Kawabata xuống vực sâu của tối tăm và bất hạnh mà còn nâng đỡ, tạo nên động lực giúp ông thêm yêu cái đẹp trong cuộc đời này: “Tình yêu đối với tôi là sợi dây độc nhất giữ đời tôi lại” (Chuyển dẫn [23,1072]). Với tình yêu mãnh liệt đối với cuộc đời, Y. Kawabata đã không mệt mỏi trên hành trình tìm kiếm cái đẹp. Năm 1920 Y. Kawabata vào học khoa Văn học Anh của trường Đại học Tổng hợp Tokyo, lên năm thứ hai ông chuyển sang nghiên cứu văn học Nhật Bản. Ông ra tạp chí sinh viên và viết bài phê bình cho các báo Tokyo. Ngay năm đầu đại học, Y. Kawabata đã cùng một số bạn văn trẻ tuổi sáng lập tạp chí Trào lưu mới (Sintio). Sau khi tốt nghiệp đại học (1924) Y. Kawabata cùng với Yokomitsu Riichi, Yukio Mishima . sáng lập những tạp chí văn học có tên tuổi như Văn nghệ xuân thu (Bungei Shunzui), Văn nghệ thời đại (Bungei Jidai), đại biểu cho trào lưu Tân cảm giác (Shinkankakuha). Y. Kawabata say mê thơ văn cổ điển dân tộc như Truyện Gengi của Murasaki . Trờng đại học vinh phan thị vân hờng thiên nhiên trong tiểu thiên nhiên trong tiểu thuyết y. kawabata thuyết y. kawabata Chuyên ngành: lý luận văn học M số:. đề tài là thiên nhiên trong tiểu thuyết Y. Kawabata. 4.2. Phạm vi khảo sát của đề tài là 6 tiểu thuyết Y. Kawabata in trong Yasunari Kawabata - Tuyển tập,

Ngày đăng: 18/12/2013, 21:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w