Những trang văn của ông thấm đượm hơi thở sông nước, núi rừng, những câu chuyện cả thực cả kì bí về miền quê Nam Bộ đã được ông truyền lại cho độc giả bằng chính tình yêu quê hương và sự
Trang 1NGUYỄN THỊ VIỆT YÊN
HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN
TRONG TIỂU THUYẾT ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM
CỦA ĐOÀN GIỎI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi
Người hướng dẫn khoa học:
TS NGUYỄN THỊ NHÀN
HÀ NỘI, 2016
Trang 22
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo – Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhàn, tác giả khóa luận xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc tới cô!
Tác giả khóa luận cũng xin cảm ơn chân thành các thầy cô giáo trong Khoa Giáo dục Mầm non – Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả hoàn thành khóa luận này
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2016 Sinh Viên
Nguyễn Thị Việt Yên
Trang 33
LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo – Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhàn
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quả nghiên cứu không trùng với kết quả nào khác
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Việt Yên
Trang 44
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1 Lí do chọn đề tài 6
2 Lịch sử vấn đề 7
3 Mục đích nghiên cứu 9
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 9
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
6 Phương pháp nghiên cứu 10
7 Cấu trúc khóa luận 10
NỘI DUNG 11
CHƯƠNG I HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM 11
1.1 Hình tượng trẻ em Nam Bộ 11
1.1.1 Nhân vật trẻ em – những đứa trẻ kém may mắn 11
1.1.2 Nhân vật trẻ em- những đứa trẻ vô tư, hồn nhiên 14
1.1.3 Nhân vật trẻ em - những đứa trẻ ham học hỏi và ham công việc … ………17
1.1.4 Nhân vật trẻ em – những đứa trẻ có đời sống tình cảm đẹp 20
1.1.5 Nhân vật trẻ em – những đứa trẻ yêu nước 23
1.2 Hình tượng người dân Nam Bộ 25
1.2.1 Người dân Nam Bộ- những con người nghèo khổ 25
1.2.2 Người dân Nam Bộ- những con người bị áp bức 27
1.2.3 Người dân Nam Bộ- những con người cần cù lao động 29
1.2.4 Người dân Nam Bộ- những con người có ý thức đấu tranh giai cấp và tinh thần yêu nước 33
Trang 55
1.3 Hình tượng cán bộ cách mạng 38
1.4 Hình tượng kẻ thù 40
CHƯƠNG II HÌNH TƯỢNG THIÊN NHIÊN TRONG TIỂU THUYẾT ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM 44
2.1 Thiên nhiên Nam Bộ hoang sơ, dữ dội 44
2.1.1 Thiên nhiên Nam Bộ với thời tiết khắc nghiệt 44
2.1.2 Một thế giới động vật hung dữ 46
2.2 Thiên nhiên Nam Bộ tươi đẹp, trù phú 48
2.2.1. Sông nước và đất rừng Nam Bộ trù phú 48
2.2.2. Sản vật của thiên nhiên phong phú 52
KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
Trang 6
Ở lứa tuổi mầm non, với tâm hồn ngây thơ, trong trắng, chưa có nhiều những trải nghiệm, nhận thức về thế giới xung quanh còn ở mức cảm tính thì việc được tiếp xúc với cái đẹp lấp lánh của ngôn từ và trí tưởng tượng phong phú trong các tác phẩm văn học thiếu nhi sẽ góp phần rất lớn trong việc hình thành tính cách, và tạo nên “thế giới quan” cho trẻ, giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của thế giới bao la đầy âm thanh và màu sắc
Ngày nay, cho dù trong thế giới văn chương muôn màu muôn vẻ, nhưng trong lòng bạn đọc yêu văn chương vẫn giữ lại nét chân dung về Đoàn Giỏi,
đó là một nhà văn Nam Bộ với tính cách đặc biệt Nam Bộ Ông không giống
ai, đi theo con đường mà mình đã chọn là quay về cội nguồn văn hoá dân tộc,
mà chính xác là văn hoá Nam Bộ bằng lối văn mộc mạc, bằng chữ nghĩa giản
dị gần gũi với đời sống thực tế, làm sống lại nhiều vấn đề về đất và con người nơi đây Nhà văn Đoàn Giỏi không thể nào lẫn lộn với bất kỳ ai trong các tác giả văn chương hiện đại, càng không dễ dàng xóa đi sức ảnh hưởng của ông trong việc nghiên cứu, tìm hiểu miền Nam Dù ông đã ra đi nhưng những gì còn ở lại mãi là những áng văn chương để đời, làm tên tuổi Đoàn Giỏi không thể phai nhạt trong dòng chảy của thời gian
“Đất rừng phương Nam” cuốn tác phẩm gây đình đám trong giới văn
học, với sức hấp dẫn, sự lôi cuốn bạn đọc như vũ bão Những trang văn của ông thấm đượm hơi thở sông nước, núi rừng, những câu chuyện cả thực cả kì
bí về miền quê Nam Bộ đã được ông truyền lại cho độc giả bằng chính tình yêu quê hương và sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế, lối kể chuyện hấp dẫn trong tác
Trang 77
phẩm của mình Đặc biệt, hình ảnh trẻ thơ trong tác phẩm còn giúp giáo dục nhân cách và đạo đức cao đẹp đối với lứa tuổi mầm non đó là tình yêu quê hương, đất nước, yêu mảnh đất Nam Bộ và những con người kiên cường, bất khuất
Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam cũng được giới mến mộ nhìn nhận
trên một số phương tiện nội dung và nghệ thuật Song, chủ yếu là khái quát
và gợi mở Việc đi sâu vào tìm hiểu thế giới thiên nhiên và con người của tiểu thuyết này còn chưa thực sự nhiều
Tất cả những lí do trên cùng với sự yêu quý, cảm phục tác giả Đoàn
Giỏi và những trang văn của ông, chúng tôi lựa chọn đề tài “hình tượng con
người và thiên nhiên trong tiểu thuyết Đất rừng Phương Nam” làm vấn đề khoa học của khóa luận
2 Lịch sử vấn đề
Đoàn Giỏi được đánh giá là cây bút xuất sắc trong làng văn học thiếu nhi Việt Nam, ông và các sáng tác của mình đã trở thành đối tượng nghiên cứu
của nhiều bạn đọc và nhà nghiên cứu Đặc biệt, tiểu thuyết Đất rừng phương
Nam – “vàng ròng” của văn học thiếu nhi là đề tài được quan tâm nhiều hơn
cả
Các nhà thơ, nhà văn và các bạn đọc đã có những bài hồi tưởng, những bài viết về nhà văn Đoàn Giỏi như: “Đôi điều nhớ lại Đoàn Giỏi với thiếu nhi” của Thy Ngọc hay “Uống rượu với nhà văn Đoàn Giỏi” của Lê Vân
Tuy đã mất nhưng sức ảnh hưởng của ông đến tất cả mọi người rất lớn và tình cảm của các nhà văn, nhà thơ và bạn đọc với Đoàn Giỏi là mãi mãi theo thời gian Tại lễ kỷ niệm 90 năm Ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi (tháng 5-1925
- tháng 5-2015) được NXB Kim Đồng và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tại
Hà Nội
Trang 88
Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, không giấu được sự xúc động khi
nhắc đến nhà văn Đoàn Giỏi Là người may mắn tiếp xúc với tác giả Đất rừng
phẩm, quan tâm đến việc cống hiến cho bạn đọc
Ngoài ra, trong bài phát biểu khai mạc Lễ kỷ niệm 90 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi, nhà thơ Hữu Thỉnh đã nhấn mạnh: “Người ta nói rằng những nhà văn thực sự tài năng là những nhà văn có khả năng bước qua đề
tài, thể loại và đơn đặt hàng Đoàn Giỏi chính là một nhà văn như thế “Đất rừng phương Nam” làm thay đổi một nhận thức vốn là định kiến trong giới,
rằng một tác phẩm viết theo đơn đặt hàng thì bị gò bó, trói buộc cả đề tài và cảm xúc Nhưng tác phẩm này lại vượt qua những ràng buộc đó, Đoàn Giỏi hoàn toàn tự do với đơn đặt hàng và trở thành một trong những tên tuổi viết cho thiếu nhi hay nhất Việt Nam
“Đất rừng phương Nam” là một tác phẩm viết cho thiếu nhi mà lại làm say
lòng cả người lớn, và Đoàn Giỏi là một trong những nhà văn để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng các thế hệ bạn đọc ở nước ta Ông là ví dụ đẹp đẽ cho câu nói: “Ai yêu tuổi thơ, người đó có cả thế giới”
Nói đến Đoàn Giỏi là bạn đọc nhắc đến "Đất rừng phương Nam" - tác
phẩm văn học ra đời cách nay đã hơn nửa thế kỷ, tái bản không biết bao lần, thu hút độc giả nhiều thế hệ, như TS giáo dục học Thụy Anh chia sẻ là
"Những trang viết suốt đời đi vẫn nhớ/Như áng mây ngũ sắc ngủ trong đầu"
Khi nhận xét về tác động của Đất rừng phương Nam đến tình cảm yêu mến
một vùng đến xa lạ đối với những người chưa từng biết và đến vùng đất Nam
Bộ Ngô Văn Phú đã trình bày cảm xúc của mình khi được tiếp cận tác phẩm:
“Đọc xong Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi, ta cảm thấy, với người
Trang 9Nguyễn Thị Hoa Hải với luận văn “ Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Đất
rừng phương Nam của Đoàn Giỏi và ý nghĩa giáo dục với học sinh tiểu học”
đã nhận định: Trong nghệ thuật khắc họa nhân vật qua ngoại hình: “Nhà văn
có những chiêm nghiệm và có thể đã thử nghiệm - sự nghiệm sinh sâu sắc trong thế giới nhân gian” Còn nghệ thuật khắc họa nhân vật qua hành động:
“Những trang viết của Đoàn Giỏi đầy ắp tư liệu cuộc sống chân thật”
Như vậy, tất cả các bài nghiên cứu về nhà văn Đoàn giỏi và tiểu thuyết Đất
rừng phương Nam đã khẳng định tầm quan trọng, nét tài hoa và khái quát giá trị của tác phẩm Để tiếp thu những thành tựu của giới nghiên cứu, đề tài khóa luận đi sâu vào hình tượng con người và thiên nhiên trong tác phẩm
- Giúp cho chúng tôi nâng cao năng lực văn chương, giúp ích cho việc
giảng dạy trẻ em lứa tuổi mầm non
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu kiến thức lí luận có liên quan đến đề tài
Trang 1010
- Tìm hiểu hình tượng con người và thiên nhiên trong tiểu thuyết Đất
rừng phương Nam
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
- Về mặt tài liệu, luận văn khảo sát tiểu thuyết Đất rừng phương Nam
của Đoàn Giỏi, Nxb Văn Học, Hà Nội, 2013
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi tư liệu: Khảo sát tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của Đoàn
Giỏi, Nxb Văn Học, Hà Nội, 2013
- Phạm vi khoa học: Hình tượng con người và thiên nhiên trong tiểu
thuyết Đất rừng phương Nam
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp loại hình (phân tích tác phẩm văn học)
- Phương pháp thống kê
- Kết hợp các thao tác khoa học khác: phân tích, tổng hợp, bình giảng…
7 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của khóa luận bao gồm 2 chương như sau:
Chương I Hình tượng con người trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam Chương II Hình tượng thiên nhiên trong tiểu thuyết Đất rừng phương
Nam
Trang 1111
NỘI DUNG CHƯƠNG I HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG
TIỂU THUYẾT ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM
1.1 Hình tượng trẻ em Nam Bộ
Trong câu chuyện về đất rừng và con người phương Nam, số lượng nhân vật trẻ em mà tác giả nhắc tới khá nhiều Song, khóa luận chủ yếu tập trung vào hai nhân vật được đề cập tới nhiều nhất đó là cậu bé An và thằng Cò
Tác phẩm Đất rừng phương Nam, chủ yếu xoay quanh số phận những
đứa trẻ trong thời kì kháng chiến chống Pháp Con người chịu nhiều mất mát, bất hạnh do chiến tranh gây ra
Mở đầu câu chuyện, hình ảnh cậu bé An sống ở thành thị Đó là cuộc sống khá đầy đủ trong một gia đình trung lưu An học tập vui chơi trong cảnh bình yên cho đến ngày trước Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: “Tôi đã lớn lên trong cái thành phố vừa đông vui trù mật vừa yên tĩnh dịu dàng, tràn ngập một thứ gió sông nhiễm đầy mùi nắng phù sa và nắng ấm đó cho đến ngày
“đằng mình” cướp chính quyền” [3, tr.89] Khi giặc đổ bộ càn quét, An cùng gia đình đi tản cư hết vùng này qua vùng khác, cho đến một ngày ở Hậu Giang, khi câu bé An đang chơi cùng những đứa trẻ nơi đây thì giặc đổ bộ bất ngờ, và em lạc mất cha mẹ tại đây: “Tôi lần về đến nơi thì không thấy ba má tôi đâu nữa Ngôi nhà chúng tôi vào nghỉ nhờ ban sáng chỉ còn lại một đống tro, và những cây cột than gãy đổ vẫn còn đang ngun ngút cháy” [3, tr.103] Lạc mất cha mẹ là nỗi đau lớn, không nhà không cửa, không người thân, tìm cha mẹ trong vô vọng, khi đọc đến đây ta không khỏi xót xa cho thân phận nhỏ bé của một đứa trẻ Từ đó, An bắt đầu cuộc đời lưu lạc
Đầu tiên, An gặp được đoàn quân lương Họ như vị cứu tinh cho em trong thời loạn lạc Em đi cùng những anh bộ đội để có thể tìm lại được cha
Trang 1212
mẹ của mình Nhưng niềm vui nhỏ bé ấy vừa lóe lên vội vụt tắt Em bị đoàn quân lương bỏ lại ở khu chợ Chắc Băng: “Tôi sực nhớ là mình đã đi lâu quá
Tôi liền chạy vào quán cà phê Không thấy anh học sinh cô-le đâu Tôi nhằm
hướng đầu ngọn cây bàng khô, chạy một mạch về, Đoàn thuyền quân lương vận tải không còn chiếc nào đậu ở đó nữa” [3, tr.20]
Liên tiếp bị lạc gia đình ở Hậu Giang, lạc các anh bộ đội ở chợ Chắc Băng, điều đó đã đẩy An đến với những tháng ngày lang thang An phải đối diện với cái đói, cái rét Và rồi An sống qua ngày bằng những “nắm xôi”, “gói bắp” của người ta cho, tối đến thì ngủ “dưới gầm một thớt bán thịt của người Hoa Kiều” Cho đến khi em gặp được dì Tư Béo, thì cuộc sống của em không còn đói khát, rách rưới
Từ những ngày lạc cha mẹ, An bơ vơ, cuộc sống của em nay đây mai đó
Từ cậu bé được học hành, nay em phải làm lụng phụ bếp cho dì Tư Béo Tuy vất vả, nhưng những tháng ngày sống cùng dì Tư là quãng thời gian bình yên
và no ấm nhất từ khi An lạc mất cha mẹ của mình Có thể nói số phận em thật kém may mắn, khi em ở đâu cũng không được yên ổn lâu dài, khi quán rượu
dì Tư bị bọn tay sai cho giặc đốt cháy: “Khi tôi bò ra khỏi hào thì đã thấy một vầng lửa đỏ rực đang bao trùm lên ngôi tửu quán Những lưỡi lửa khổng lồ đang le lên liếm trụi các cành cây khô trên ngọn gáo cổ thụ Tre nứa nổ lốp đốp Khói cuồn cuộn bốc lên, đưa tàn lửa bay chấp chới như một bầy ong đỏ
từ trong đám cháy bị mùi rượu sực nồng xua lên, bay tản mác ra xa” [3, tr.83] Và rồi em lại trở về với những ngày tháng lang thang, không biết đi đâu và về đâu Những sự việc xảy ra liên tiếp với em, cho thấy An là một đứa trẻ kém may mắn và bất hạnh hơn những đứa trẻ khác, có cha mẹ mà không biết họ ở nơi nào, càng chứng tỏ cái bất công, tàn nhẫn của chiến tranh
Cùng trang lứa với An là thằng Cò Ngay từ khi lọt lòng, Cò đã phải chịu
số phận kém may mắn Cha mẹ Cò cũng gặp nhiều éo le trong cuộc sống
Trang 1313
Cha của thằng Cò vốn là một người hiền lành, còn mẹ là người phụ nữ xinh đẹp Chính vì có nhan sắc nên tên địa chủ nào cũng muốn chiếm đoạt, khiến gia đình Cò phải chạy trốn khắp nơi để thoát khỏi những kẻ háo sắc đó
Vì vậy ngay từ nhỏ nó đã phải rong ruổi cùng cha mẹ hết vùng này đến vùng khác trong cảnh nghèo khổ, khó khăn Gia đình Cò chỉ mong tìm được sự yên
ổn mưu sinh: “Một cái thuyền nát, một con dao rựa, một con chó gầy gò, ngồi bên mẻ lửa hun khói đuổi muỗi, đuổi bọ mắt trước mũi thuyền, người nông dân cùng đường này chèo đưa vợ con cùng mấy giạ lúa ăn, lúa giống cuối cùng, mỗi ngày một đi sâu vào rừng rậm” [3, tr.132] Cuộc sống nay đây mai
đó, lênh đênh sông nước cùng gia đình, khiến Cò cũng thành đứa trẻ phiêu bạt
Ngoài An và Cò còn có các em nhỏ tuổi hơn Em cũng có chung số phận như hai người “anh” Đó là đứa bé gái con nhà mãi võ ở chợ Chắc Băng Cuộc sống quá nghèo và khó khăn nên mới mười một tuổi em đã mang cả tính mạng của mình ra để đổi lấy miếng cơm manh áo: “Em bé lại nghiêng đầu chào mọi người rồi dún chân một cái, chạy tới ba bước, gieo mình như một con thoi bay qua vòng lửa” [3, tr.17] Chưa kết thúc như vậy, màn biểu diễn thực sự khiến người xem lo lắng,hồi hộp đó là em bé lao qua vòng với những chiếc dao sắc nhọn: “Những mũi dao nhọn hình lá trúc đào lấp lánh ánh thép trắng xanh tua tủa Tôi nhắm mắt lại Trời ơi! Chỉ nhích một phân, ở bất cứ phía nào thì những mũi dao sắc nhọn như gươm kia cũng đâm xóc lút vào da thịt” [3, tr.18]
Thật xót xa cho số phận của những đứa trẻ nơi đây, đứa thì còn nhỏ mà không được học hành, phải lênh đênh trôi nổi cùng cha mẹ để kiếm sống, làm
đủ thứ công việc nguy hiểm; đứa đáng được đi học, sung sướng thì bị rơi vào hoàn cảnh lạc cha mẹ Chứng kiến cuộc sống khó khăn của các em, số phận bất hạnh và kém may mắn của chúng càng khiến ta thêm căm ghét chiến
Trang 1414
tranh, căm ghét bọn thống trị, vì chính chúng đã khiến trẻ em vùng đất phương Nam chịu nhiều thiệt thòi, mất mát
Là những nhân vật trẻ em trong tác phẩm, chúng đều mang nhiều nét ngây thơ, vô tư, hồn nhiên theo đúng bản chất của một đứa trẻ con
An cũng như bất cứ đứa trẻ nào, vô tư là bản tính vốn có Dù có đi tản cư
từ Mỹ Tho đến Cai Lậy rồi Cái Bè…cũng chẳng làm mất đi tính hiếu động của cậu bé Em đã nhanh chóng gia nhập cùng những đứa trẻ tản cư khác vui chơi hồn nhiên hết ngày này qua ngày khác, mặc cho bom đạn rượt đuổi Khi
má An kêu than, buồn rầu, cậu bé mới tỏ ra ân hận Cách hối lỗi của An cũng
vô cùng đáng yêu: “Tôi thương má tôi lắm Những lúc ấy thì giá có trời xuống rủ đi chơi tôi cũng chẳng đi Tôi rơm rớm nước mắt, cúi mặt xuống, lòng buồn thỉu buồn thiu” [3, tr.102] Ấy vậy mà mau nhớ, mau quên đúng theo bản tính của trẻ con: “Nhưng nước mắt và cái buồn của trẻ thơ mau đến cũng mau tan, như những giọt mưa bóng mây thôi Quẩn quanh bên chân má tôi được vài buổi, tôi lại lén theo bọn nhỏ reo hò như một đám quỷ ranh, hoặc lại đi chơi xa cùng chúng nó” [3, tr.102] Dẫu không cố ý nhưng trẻ con thường hay quên lời người lớn dặn, và dễ bị thu hút bởi những cái mới lạ Bản tính trẻ con ngây thơ và hồn nhiên của An còn được thể hiện trong hành động và suy nghĩ của mình Khi được đi theo đoàn quân lương cách mạng,
cậu bé vẫn được anh học sinh trường cô-le và bác tài công già quan tâm,
chiều chuộng nên những hành động vẫn con mang nhiều nét ngây thơ: buồn, nhớ nhà, thích đi xem gánh hát Sơn Đông nhưng ban đầu cố tỏ ra mình chẳng quan tâm; thương cảm với em bé biểu diễn xiếc khi em bị thương chảy máu chân
Tuy đã trải qua một thời gian dài bị “chà xát” với cuộc sống, cậu bé cũng
đã già dặn, trưởng thành hơn, nhưng mỗi khi ở bên thằng Cò là An lại trở về
Trang 1515
tính trẻ con ngộ nghĩnh, vô tư và hay chạnh chọe với thằng Cò: “Tôi cũng chẳng hỏi gì thêm, cứ lặng thinh Nó cũng không thèm chú ý đến vẻ mặt khó đăm đăm của tôi Cứ nắm tay lôi đi… Sự mừng rỡ làm tôi quên phắt cái bực mình vừa qua” [3, tr.154]
Hai đứa trẻ, hai xuất thân khác nhau, nhưng bản tính trẻ con thì đứa nào cũng có sẵn trong người, thậm chí thằng Cò con đặc sệt cái tính thơ trẻ hồn nhiên, vô tư pha một chút ích kỉ
Cò cũng là đứa trẻ Suy nghĩ của em cũng đơn giản và hay nạnh tỵ với bạn:
“Thằng Cò phải ở nhà nên nó bèn kiếm cách gỡ Nó cứ rịt con Luốc lại, không cho theo tôi; nó bảo là không cho nó đi vì phải để con Luốc ở nhà chơi vơi nó cho có bạn” [3, tr.164-165] Tính trẻ con của thằng Cò đâu chỉ có vậy,
nó thích được khoe với bạn bè để họ phải nể phục mình Điều này được thể hiện rõ qua từng đoạn đối đáp rất hồn nhiên: “Chim đẹp quá, Cò ơi!- tôi tặc lưỡi kêu lên
-Thứ chim cỏ này mà đẹp gì!
-Ở đây, chim nhiều quá Bữa nào tụi mình đi bắn một bữa đi
-Thứ đồ bỏ, không ăn thua gì đâu Mày mà gặp “sân chim” thì mày sẽ biết…” [3, tr.154]
Với tính nạnh tỵ kiểu trẻ con đó thì không có gì lạ bởi đứa trẻ nào cũng
có cái tính như vậy Điều đặc biệt hơn trong tính cách của Cò là một đứa trẻ còn chưa hiểu được thế nào là số phận, là mệnh trời, nhưng lại mê tín, tin tưởng một cách thơ ngây và hồn nhiên ở mệnh trời Đó cũng là cách suy nghĩ của một bộ phận người dân, khi cuộc sống quá khó khăn, họ chỉ biết cầu nguyện một lực lượng siêu nhiên, thần thánh nào đó giúp đỡ mình vào những lúc trở nên bất lực, họ lại an ủi mình bằng cách đổi cho số phận Điều đó được thể hiện, khi đi câu rắn nước, muốn cho An phục mình, thằng Cò nói: “Vái trời vái phật cho trúng bữa câu” Trong tâm trí nó luôn có một nỗi mơ hồ: “Nó
Trang 1616
là một đứa chúa sợ ma! Bao giờ nghe kể chuyện trong lúc ban đêm, mặc dù
đã lớn tướng như vậy mà lúc nào nó cũng nhảy vào lòng má, ngồi rụt lại như một đứa trẻ con” [3, tr.135]
Ngoài nhân vật An và Cò, trong câu chuyện còn có những đứa trẻ khác, chúng đều mang những nét hồn nhiên, ngây thơ và vô tư Đó là thằng bé béo lùn Chú có những câu nói vô tư khi gặp An: “Nghe tôi nói bằng một giọng nhường nhịn, thằng bé tức thời nép người qua để cho tôi lách vào, rồi nó nhe răng cười làm như tôi với nó quen từ hồi nào… Đêm qua, nó nhào sáu lần mà bữa nay nó tăng lên tới tám lần! Mày thấy ghê chưa? – thằng bé béo lùn ục ịch lại hích tôi, vênh mặt nói” [3, tr.17] Rồi đến cả những thằng nhỏ sơ tán cùng, chúng đều mang nét hồn nhiên như An Lũ trẻ tụ tập, trốn người lớn để tìm một thế giới riêng cho mình như không hề có chiến tranh Chúng nghĩ ra các trò chơi như ngựa kéo bằng mo cau; cọng sậy hay một đội thuyền từ những bẹ chuối; những cuộc đánh trận giả bằng trái mù u… Cứ như thế một khoảng trời trẻ thơ vẫn trong vắt tiếng cười, đẩy lùi chết chóc Những hành động như vậy chỉ có ở trẻ con: “Chúng tôi đi thật xa, ra tận giữa cánh đồng, hoặc chui vào những khu vườn rậm để người lớn không thể tìm thấy, ở đó chúng tôi mặc sức bày ra đủ các thứ trò chơi mà trước kia ở thành phố tôi không hề nghĩ ra Chỉ cần một cái mo cau rụng và mươi cọng sậy là chúng tôi làm thành một chiếc cộ hai ngựa kéo, đưa viên tướng cởi truồng đầu đội mũ tết lá xanh đi “quan sát mặt trận”, theo sau có cả tiểu đội trẻ em phơi rốn bồng súng theo hầu Với vài bẹ chuối cắt ngắn, cắm đầy que khô thả xuống con mương nhỏ, thế là chúng tôi đã có cả một đội hải thuyền rồi Còn đạn trái phá thì tha hồ, cứ nhặt quả mù u rụng, ném xuống “uỳnh uỳnh” làm cho bẹ chuối rập rềnh, nước có bắn tung tóe ướt cả áo quần cũng mặc…” [3, tr.102]
Trang 1717
Những đứa trẻ nơi đất rừng phương Nam dù phải trải qua biết bao khó khăn trong cuộc sống nhưng chúng vẫn luôn tồn tại những nét trẻ con, gây thơ và hồn nhiên theo đúng lứa tuổi của mình
Sinh ra là người con của Nam Bộ nên trẻ em ở nơi đây rất cần cù, chịu khó lao động và khám phá học hỏi, và cũng vì sinh ra từ nghèo khổ nên các
em lại càng biết trân trọng cuộc sống, yêu thích những công việc nơi rừng nước Trong quá trình làm những công việc để phục vụ mục đích mưu sinh, cũng là quá trình các em học hỏi, khám phá được nhiều điều thú vị trong cuộc sống
Đầu tiên phải kể đến, đó là cậu bé An một nhân vật khá đặc biệt, bởi em sinh ra trong gia đình trung lưu tại thành phố nên những công việc chân tay khá xa lạ với em Tuy vậy, An lại thích nghi khá nhanh, làm quen với công việc rất dễ dàng Từ công việc đầu tiên như rửa bát, lau dọn, nấu ăn khi làm trong quán dì Tư Chỉ mấy ngày, em đã quen hết Đến những công việc khó khăn hơn khi về sống trong gia đình tía nuôi, An cũng dần dần làm được và chăm chỉ
Tại gia đình mới, cậu bé được sống trong tình yêu thương An được làm rất nhiều những công việc thú vị mà cả đời chưa bao giờ cậu nghĩ đến ví như
đi “câu rắn”, đi “lấy mật ong”… Ở nơi đây, An thỏa sức tò mò, khám phá, được tía nuôi cho biết tập tính của các loài vật, được thằng Cò dạy cho cách chế biến mồi câu rắn: “dùng hai ngón tay banh họng con cá, nhét vào học mỗi con một quả ớt hiểm chín”, “vót nhọn đầu cái que, xóc ngang con cá mồi” [3, tr.137] Sau khi biết làm mồi là công đoạn đặt bẫy đòi hỏi sự khéo léo “kéo tàu lá dừa nước quặt xuống, buộc chùm gai vào giữa sống lá”, “con mồi nướng bị lưỡi câu mắc suốt từ đầu đến gần gót đuôi, còn chưa ra một tí đuôi cho ăn dễ nhầm”, “kéo quằn tàu lá xuống, vừa đủ cho con mồi treo lơ lửng
Trang 1818
cách mặt nước chỉ non gang tay” [3, tr.144] Sau khi được nghe, được học cách câu rắn, An vui mừng và háo hức muốn thực hành ngay trong lần đầu tiên nên An đã tranh giành buộc câu với Cò: “Không Để tao buộc Tao buộc được… Tưởng thứ gì khó kia” [3, tr145]
Đó là việc đầu tiên An được học khi ở nhà ba má nuôi Ngay hôm sau,
An còn được mọi người dẫn đi lấy mật ong An được má nuôi chỉ đặc tính của loài ong và cách chọn chỗ gác kèo: “Đó là những chỗ “ấm”, cây dày, không bị ngọn gió thốc thẳng vào và ít khi có những dấu chân người đi tới, người đốn củi lội đến…” [3, tr.155] Không đơn giản chỉ là chọn được vùng mà còn phải chọn cây trong vùng để gác kèo được nhiều mật nhất: “Chọn được vùng rồi, còn phải chọn cây: cây nào vừa kín, vừa im, có nhiều bóng nắng kia! Con ong không thích chỗ rợp Ở những nơi đó, bao giờ mật cũng chua và dễ bị ẩm” [3, tr.155] Chỉ riêng nói đến việc chọn chỗ gác kèo cũng đã vô cùng khó khăn,
nó đòi hỏi sự chuẩn xác, tinh ý không phải ngày một ngày hai mà cậu bé An làm được: “Nhiều người trở thành “dân ăn ong” đã năm mươi năm trong nghề, vậy mà gác kèo xong, tới mùa mật, mang gùi lên lưng vào rừng, lại mang gùi không trở về” [3, tr.156] Gác kèo có được mật đã khó nhưng đuổi được những con ong hung hãn đi để lấy mật lại càng khó hơn, có thể nói công việc gác kèo và lấy mật là cả một nghệ thuật: “Tía nuôi tôi cầm cọng sậy có gắn miếng thuốc bốc khói đưa lên, kê vào gần tổ ong Bầy ong hốt hoảng nối nhau bay mất không còn một con.” [3, tr.157] Vừa được biết đường đi lối lại của ong, vừa lấy được rất nhiều mật ong, nhưng với An vẫn chưa đủ An ham lấy ong đến nỗi không biết mệt là gì, không biết trời đất ra sao: “Từ sáng sớm đến gần lúc xế chiều, tía nuôi tôi đã gỡ hơn năm mươi kèo ong Mật đầy cả hai gùi Tôi mang gùi mật óc ách đằng sau lưng mà vẫn cảm thấy nhẹ tênh, và tiếc cái gùi bé quá” [3, tr.158]
Trang 1919
Những công việc có sức hấp dẫn với An vô cùng Có lẽ chưa có sách vở nào giúp em học được nhiều như thực tế cuộc sống nơi đây Em được thỏa mải khám phá, học được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được nhiều điều thú vị trong thiên nhiên
Những điều lạ lẫm, thú vị với An lại quá quen thuộc và gần gũi với Cò, bởi ngay từ sinh ra em đã được tiếp xúc với thiên nhiên
Những công việc như bắt rắn, lấy mật ong… tất cả thằng Cò đã quá thành thạo, điêu luyện Tập tính, đặc điểm của tất cả những loài động vật trong rừng thằng Cò đều nắm rõ trong tay, mà không cần tới những lý thuyết thuần túy trong sách vở
Từ cách làm mồi như thế nào để rắn thích thú và mắc bẫy: “Nó dùng hai ngón tay banh họng con cá, nhét vào họng mỗi con một quả ớt hiểm chín”,
“mình ngửi mùi cá nướng còn phát thèm, huống gì con rắn!”[3, tr.137] Trong công việc này người ta sẽ thấy khâm phục cung cách cầm lái của Cò, “len lách trong những lùm dừa nước” thật thành thục Cử chỉ “thoăn thoắt” của cậu
bé khi kéo những tàu dừa, buộc chùm gai vào lá dừa; khi nó lại cầm đèn, dùng mác, dùng tay để tiếp cận với lũ rắn quả thật như một người thợ săn bắt sành sỏi: “Nó với tay kéo tàu lá dừa nước quặt xuống, buộc chùm gai vào giữa sống lá Tôi soi đèn, tay cầm lon mồi Nó làm thoăn thoắt, coi bộ thành thạo lắm Con mồi nướng bị lưỡi câu móc suốt từ đầu đến chót đuôi, còn chừa ra một tý đuôi cho rắn dễ nhầm… Tay tôi run quá, tim cứ đập thình thình Thằng
Cò ấn cây giầm vào tay tôi, ra hiệu cho tôi chống xuồng tới Nó cầm cái mác trong tay, một tay đưa đèn lên soi phía trước… Mỗi lần con rắn vặn mình cố siết cho đứt chùm dây câu, da nó mở ra, vồng lên như gai mít Thằng Cò buông mác, thò tay nắm đuôi con rắn Con rắn tháo ra, quấn một khúc vào cổ tay thằng Cò Thằng Cò chộp ngang lưng con rắn, bàn tay nó tuột ra vì không nắm hết… Thằng Cò ghé răng cắn vào đuôi nó một cái, con rắn đau quá, vội
Trang 2020
tháo ra khỏi cổ tay thằng Cò, tuột gọn vào lòng giỏ” [3, tr.144-148] Cuộc sống lênh đênh sông nước đã dậy cho thằng Cò phải làm quen với hiểm nguy, linh hoạt trong công việc đầy thử thách này
Ngoài “câu rắn” là việc lấy mật ong Công việc nghe có vẻ đơn giản hơn nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo, nhanh nhẹn và chính xác từng xen ti mét Cả một đàn ong vù vù khó nhìn rõ con nào với con nào huống chi biết đâu là con ong mật, chỉ những thằng trong nghề lâu năm như Cò mới có thể phát hiện ra được điều kì diệu ấy Điều đó được thể hiện qua đoạn hội thoại hồn nhiên của hai đứa trẻ: “ Chịu thua mày đó! Tao không thấy con ong mật đâu cả
Thằng Cò nghe tôi nói chịu thua, nó bèn vênh mặt lên cười, quay sang tôi: -Bây giời mày cứ nhìn kỹ vào khoảng cách giữa hai nhánh tràm cao kia! Ờ, đúng rồi Nhìn một chỗ trống ấy thôi nhá Nó tới liền bây giờ!
Đã lâu lắm mà sao tôi chưa thấy gì cả Tôi vừa toan đứng dậy thì tía nuôi tôi
đã đến cầm tay tôi trỏ lên:
-Đó, con thấy nó chưa?” [3, tr.152]
Những đứa trẻ nơi đây, chẳng những không ngại, không sợ việc mà còn rất thích thú với những công việc mang tính chất nguy hiểm này Bởi chúng được học hỏi và khám phá những điều thú vị trong thế giới thiên nhiên mà không sách vở nào có được
Trẻ em Nam Bộ “đẹp” trong tính cách ngây thơ, vô tư, “đẹp” trong tinh thần ham học hỏi khám phá và chúng còn “đẹp” trong trái tim giàu tình cảm
Những đứa trẻ trong tác phẩm Đất rừng phương Nam, được tác giả khai thác
sâu sắc về mặt tình cảm Đối với nhân vật An, đó là một cậu bé hiểu chuyện, một đứa trẻ tình cảm
Tình cảm mà An dành cho cha mẹ là vô bờ bến, suốt những tháng ngày lang thang, chưa một giây phút nào em không nhớ đến hình bóng cha mẹ mình, An
Trang 2121
cố gắng tìm cách quên đi nỗi nhớ, nỗi buồn ấy, nhưng đêm về nó lại quẩn quanh trong giấc mơ của em Điều đó chứng tỏ rằng cậu bé An đang rất nhớ, rất mong gặp lại được cha mẹ mình: “Ban ngày, tôi có thể tạm quên những nỗi buồn nhớ ba má tôi bằng cách đi chơi đâu đó, vui đùa với bọn trẻ nhỏ và các anh thanh niên Nhưng ban đêm, tôi thường giật mình thức giấc, thấy mình nghiêng mặt trên cánh tay gối đầu ướt đẫm nước mắt…” [3, tr.89] Tình cảm An dành cho cha mẹ mình mình thầm kín và đáng trân trọng biết bao Không phải em chỉ biết yêu cha mẹ ruột của mình, cậu bé của chúng ta còn biết ơn đến những người đã cưu mang em trong suốt những tháng ngày em lưu lạc Người đầu tiên, đó là dì Tư Béo, dì Tư là người đàn bà chắt chiu, hà tiện và chua ngoa, nhưng lại là người An chịu ơn nhiều nhất Tình cảm cậu bé dành cho dì không quá lộ liễu nhưng đủ cho người đọc hiểu được tình cảm lớn lao của em: “Tôi không theo toán người đi đuổi bắt vợ chồng Tư Mắm Tôi đến bên dì Tư Béo, cầm lấy bàn tay lạnh ngắt của bà ta, không biết nên nói gì đây… Tự nhiên, không hiểu sao tôi cũng quay mặt vào bóng tối Phải rồi, một thiếu niên dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được tỏ ra yếu mềm trước mọi người” [3, tr.85] Con người sống nội tâm và giàu tình cảm như An, trong hoàn cảnh nào em cũng luôn biết quan tâm, lo lắng tới người khác
Trong quãng thời gian sống cùng gia đình tía má nuôi, tuy không phải cha
mẹ ruột nhưng An thể hiện mình là người con ngoan, hiếu thảo và lễ phép An
lo lắng, quan tâm tía má nuôi mình không đơn giản như người cưu mang mình mà đó là tình cảm của một đứa con với cha mẹ ruột Đó là khi em ầm thầm theo dõi tía nuôi đi trả thù cho chú Võ Tòng, lo lắng lắm cho sự an nguy của tía nhưng An vẫn im lặng quan sát hành động của tía nuôi Chỉ khi tía nuôi bắn “mũi tên thù” vào con mụ Việt Gian và bị bọn Tây rượt đuổi, thì lúc
đó cậu bé bất chấp tất cả để đánh lạc hướng bọn Tây giải cứu cho cha mình
Trang 2222
“Máu dồn lên nóng cả mặt Tôi che tay lên mồm hô lớn: “Xung Phong!” [3, tr.213] Với sự nhanh trí của An, “nó quay lưng tháo chạy về đồn”, lúc này cậu bé mới hốt hoảng tìm cha “Tôi cứ chạy tiếp theo đám rều, gọi “tía ơi, tía hỡi!”mà không nghe thấy tiếng đáp Đám rều mỗi lúc một trôi nhanh Tôi ngồi xuống bờ sông, khóc nấc lên.” [3, tr.213] Hành động của An cho thấy
đó là một đứa trẻ thông minh và có lòng hiếu thảo, tình yêu nó dành cho cha
mẹ còn lớn hơn cả tính mạng của mình
Song song với nhân vật An, đó là thằng Cò, thằng bé có tính cách đặc sệt trẻ con hay nạnh tỵ, khoe khoang nhưng xen lẫn những tình cảm đẹp, trong sáng đối với những người xung quanh nó
Thằng Cò và An như hai người bạn thân thiết từ lâu, qua cách xưng hô “ mày” – “tao”, hay những lần giận dỗi nhau Điều đó, thể hiện tình cảm chúng dành cho nhau vô tư và hồn nhiên như thế nào: “Tôi cũng chẳng hỏi gì thêm,
cứ lặng thinh Nó cũng không thèm chú ý đến vẻ mặt khó đăm đăm của tôi
Cứ nắm tay lôi đi…” [3, tr.154] Trong những tháng ngày chung sống với nhau, hai đứa trẻ chuyển từ tình cảm bạn bè sang tình cảm anh em thân thiết như ruột thịt Khi An lên đường đi chiến đấu, cả nhà ra tiễn chỉ duy nhất thằng Cò đang bị “sốt thương hàn” không tiễn được An Hành động thằng Cò nhất định không ăn gói ruốc thịt nai, bắt mẹ mang ra cho An đã thể hiện tình cảm thân thiết như anh em chung giọt máu đào, khác hẳn cái cách chạnh chọe của nó khi hai đứa ở bên nhau Tình cảm là thứ không nhất thiết phải nói ra
mà chỉ là hành động nhỏ cũng đủ để cảm nhận được nó nhiều ra sao
Thằng Cò cũng như An luôn quan tâm, lo lắng cho cha mẹ mình, tình yêu
mà hai đứa trẻ dành cho cha mẹ là thứ tình cảm mãnh liệt nhưng có pha đôi chút hồn nhiên của trẻ con: “Mỗi lần tía nuôi tôi mang vòng dây thép lặn xuống, thằng Cò theo thuyền cứ mếu máo trực khóc Còn tay chân tôi cứ phát run lên” [3, tr.232]
Trang 2323
Cách thể hiện tình yêu của những đứa trẻ Nam Bộ, nó thầm kín và pha chút ngộ nghĩnh của trẻ con Điều đó càng cho thấy các em có đời sống tình cảm đẹp đẽ
Khi miêu tả hình tượng trẻ em phương Nam, tác giả Đoàn Giỏi đã khai thác tất cả mọi mặt của các em một cách sâu sắc Đặc biệt nhất và khâm phục nhất
đó là lòng yêu nước của những đứa trẻ Nam Bộ Tiêu biểu và đại diện cho những đứa trẻ yêu nước đó là cậu bé An Một thằng bé còn ít tuổi nhưng dạt dào tình yêu quê hương đất nước Điều đó được thể hiện qua hàng loạt các hành động của em
Đầu tiên, là sự việc xảy ra giữa An và vợ chồng Tư Mắm trong quá trình An làm việc tại quán dì Tư Trong tửu quán, An thường xuyên quan sát tất cả khách lui tới quán dì Tư Đỉnh điểm của tài quan sát, và thể hiện mình là người thông minh, khéo léo đó là việc phát hiện hành vi kì lạ của vợ chồng
Tư Mắm “Mụ vợ tên lái buôn cau mắt lườm hắn một cái, từ trong hai ngươi phát ra những tia sáng quắc, nhọn như những mũi kim Nếu tôi không chú ý
mụ từ trước, thì không thể nào bắt gặp cái lườm dữ dội trong thoáng chớp ấy” [3, tr.46]
Qua những cử chỉ, thái độ đáng ngờ của vợ chồng Tư Mắm, An đã quyết định khám phá hành tung bí ẩn của họ Bé An thể hiện mình là người vô cùng thông minh, tinh ý và sử dụng triệt để vai trò phụ bếp của mình để tiếp cận đối tượng “Tôi lia mắt sang thấy bát nước hầm rượu không còn bốc hơi nữa, bèn nảy ra ý nghĩ sẽ vờ cầm ấm nước sôi đến rót thay vào bát nước nguội để
có thể tới bàn mụ ta ngồi”, chính từ hành động mạnh dạn ấy mà hành tung của đôi vợ chồng lái buôn bí ẩn mới dần được sáng tỏ Điều đó con cho thấy cậu
bé An quan tâm đến cách mạng, quyết tâm vạch trần bộ của bọn phản nước
Trang 2424
Từ lòng yêu cách mạng khiến cho cậu bé có động lực chiến đấu, gan góc và thông minh Đó là khi cậu bé muốn thoát khỏi sự truy xét của kẻ gian, cách trấn an tinh thần mình “gãi tai, cười và nói một cách hồn nhiên”, cách An giả
vờ vấp chân kêu đau để đánh lạc hướng kẻ thù, rồi chạy chốn “lao đi như một mũi tên” Bĩnh tĩnh, can đảm và nhanh nhẹn là biểu hiện của An trong lúc nguy hiểm để đảm bảo tính mạng Cuộc chạy trốn được tác giả kể lại đầy kịch tính và hồi hộp
Hàng loạt hành động của An đã thể hiện một cuộc đấu trí không cân sức, nhưng kẻ thù vẫn nhận sự thất bại trước sự thông minh, gan góc và đặc biệt là thất bại trước tinh thần yêu nước nồng nàn của một đứa trẻ nhỏ
Đọc tác phẩm chúng ta sớm nhận ra cậu bé An có tấm lòng yêu nước trong sáng Cậu vui chung niềm vui khi nước nhà độc lập, có hành động và ý thức
tố giác kẻ phản bội và là một trong những chiến sỹ du kích đầu tiên của sông nước Cửu Long
An tình nguyện tham gia vào du kích để bảo về quê hương khi em mười lăm tuổi Cậu bé ngày nào nay đã tưởng thành hơn, suy nghĩ già dặn hơn, nhận thức rõ ràng được tầm quan trọng và sự nguy hiểm khi là một chiến sỹ
du kích Trong buổi lễ trang nghiêm ấy, em nhận thấy trái tim mình như đang sục sôi, lòng quyết tâm chiến đấu đang dâng trào: “Tôi đứng nghiêm, nén thở nghe tim đập dồn dã trong lồng ngực bé nhỏ của mình đang ưỡn tới Tất cả chung quanh tôi như chìm vào ánh sáng đỏ của ngọn lửa cháy rừng rực” [3, tr.291] Niềm vui sướng của một cậu bé yêu nước, yêu cách mạng không thể kìm nén được mà trào ra trong nước mắt, những giọt nước mắt thể hiện sự quyết tâm của người chiến sỹ du kích nhỏ tuổi: “Một cảm giác lạ lùng vụt xâm chiếm đầu óc tôi: không phải lá cờ đang từ từ hạ xuống, mà chính những người đứng trên sân lễ giữa rừng đước Cà Mau đây, tất cả đang từ từ bay lên, mỗi phút một gần màu đỏ của lá cờ Bao nhiêu lo buồn, tủi cực, bao nhiêu
Trang 2525
căm thù, nhớ thương và hy vọng cùng dồn dập đến cả trong tôi trong giờ phút này Tôi chớp mi mắt nhìn lên lá cờ, để cho những giọt nước mắt vui sướng
và nóng hổi tự do lăn trên đôi gò má nóng bừng” [3, tr.300]
Thông qua hình ảnh đại diện là cậu bé An cho thấy lòng yêu nước, yêu cách mạng của những đứa trẻ Nam Bộ dạt dào biết bao nhiêu Có thể thấy đó
là một phần trong phẩm chất những người con của Nam Bộ
1.2 Hình tượng người dân Nam Bộ
Người dân Nam Bộ đa phần họ đều là những con người nghèo khó, cùng cực Trong câu chuyện, tác giả khắc họa rõ nét hình ảnh các nhân vật để thấy được cái nghèo đang vây bám xung quanh con người nơi đây
Người đầu tiên, được nhấn mạnh trong cái nghèo, đó là vợ chồng ông Hai Ngay từ khi sinh ra số phận của họ đã phải chịu cái cảnh nghèo khổ Thời đó, anh Hai đã mồ côi cha mẹ từ lúc mười tuổi, phải ở đợ cho tên địa chủ Khá để trả nợ cho cha mẹ và mong được lấy vợ như tên địa chủ đã hứa Còn chị Hai sinh ra trong một ra đình cố nông Cái nghèo lại gặp cái nghèo khó nên cuộc sống vợ chồng ông Hai cứ lênh đênh trôi nổi không biết về đâu Họ làm nụng vất từ những nghề hạ bạc để kiếm được miếng cơm, chỉ để mong tồn tại qua ngày: “Từ những nghề hạ bạc như đóng đáy, câu cá sấu trên sông Cửu Long mênh mông, đến trèo cau, trèo dừa ở đất Bến Tre, nơi người đi có thể bước suốt ngày dưới những vườn dừa tàu lá ken nhau, trên đầu không lọt xuống một bóng nắng, đến nghề đi làm ruộng thuê cho những tên địa chủ ác bá giàu nứt đố đổ vách của tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu…” [3, tr.131] Công việc ban ngày làm nụng vất vả như vậy nhưng vẫn không đủ nồi gạo nấu cháo, đêm đến họ còn phải “bò ra những đồng lúa cao như núi do tay mình làm ra, vốc từng nắm một đem về, rồi lấy cán dao cà lúa cho ra gạo Không dám xay giã
đã đành, thậm chí đến đèn cũng không dám thắp, sợ tăn khao thấy chỗ nào có
Trang 2626
ánh sáng là sẽ mò tới…” [3, tr.131-132] Làm thâu đêm suốt sáng như vậy nhưng tài sản của vợ chồng ông Hai chỉ đơn giản là: “Một cái thuyền nát, một con dao rựa, một con chó gầy gò, ngồi bên mẻ lửa hun khói đuổi muỗi, đuổi
bọ mắt trước mũi thuyền, người nông dân cùng đường này chèo đưa vợ con cùng mấy giạ lúa ăn, lúa giống cuối cùng, mỗi ngày một đi sâu vào rừng rậm” [3, tr.132] Qua những lời miêu tả của tác giả, khiến độc giả không khỏi xót
xa về số phận vợ chồng ông Hai
Cũng đồng cảnh nghèo khổ như vợ chồng ông Hai, đó là gia đình ông Khách mãi võ Tác giả không cho thấy gia đình người khách xuất thân nghèo khổ ra sao, nhưng chỉ biết rằng bây giờ cái nghèo đói bao trùm lên gia đình đó Họ
có thể đổ mồ hôi lấy miếng cơm manh áo, cũng không loại trừ cơm áo đổi bằng sự hiểm nguy của sinh mệnh Khi chứng kiến cảnh cha con người khách mãi võ tại khu chợ Chắc Băng, độc giả sẽ thấm thía lẽ đời rủi ro, khi dấn thân vào cuộc sống mưu sinh Đó là cảnh hai cha con họ lao qua vòng lửa cháy giữa mười hai mũi dao sắc nhọn: “Những mũi dao nhọn hình lá trúc đào lấp lánh ánh thép trắng xanh tua tủa Tôi nhắm mắt lại Trời ơi! Chỉ nhích một phân, ở bất cứ phía nào thì những mũi dao sắc nhọn như gươm kia cũng đâm xóc lút vào da thịt” [3, tr.18]
Rồi cả cuộc sống của chú Võ Tòng cũng vô cùng khó khăn, có thể nói cái nghèo không tha cho ai nơi vùng quê ấy Cuộc sống khó khăn quá, không có tiền để mua măng cho người vợ thai nghén ăn, thương vợ nên chú đành liều đi lấy măng tre trong làng cho vợ Nhà nghèo mà thương vợ nên chú phải trả giá bằng mười năm tù giam, vì bị vu khống là tên ăn trộm, đó là kết quả của cái nghèo khổ cùng cực gây ra cho con người: “Gã đàn ông hiền lành, quý vợ rất mực ấy bèn liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng Khi về qua ngang nhà tên địa chủ, tên này bắt gã bỏ mụt măng xuống và vu cho gã lấy trộm măng tre của hắn” [3, tr.167]
Trang 2727
Cái nghèo khổ vây bám đến người dân nơi đây, những con người Nam Bộ,
họ sẵn sàng đổi cả sự nguy hiểm của tính mạng để đấu tranh chống lại cái nghèo khổ, và để có cuộc sống tốt đẹp hơn
Sống trong thời buổi chiến tranh, trong xã hội phong kiến thực dân thối nát, những người nông dân nghèo khổ thường được gắn với cụm từ “bị áp bức” Vì họ nghèo nên bị áp bức, vì bị áp bức nên nghèo lại càng nghèo hơn Tầng lớp nông dân là những con người thấp cổ bé họng, họ bị bọn thống trị đè nén, bóc lột đến đường cùng ngõ cụt
Hãy cùng tìm hiểu cuộc đời ông Hai, để thấy được sự tàn ác của những tên địa chủ Anh Hai thuộc kẻ bị bóc lột còn tên địa chủ Khá là kẻ giàu có, quen bóc lột những người nghèo khổ Anh Hai tá điền khỏe mạnh, giỏi giang, nhưng thật thà đến độ cả tin vào tên địa chủ Khá ma mãnh Anh đã dành hết cuộc đời trai trẻ của mình cho việc ảo tưởng vào một lời hứa hão huyền từ miệng tên địa chủ: “Bao giờ mày làm cho tao đúng hai mươi năm, trừ hết số
nợ cha mẹ mày còn thiếu tao ngày xưa, tao sẽ cho mày một số tiền cưới vợ Tao sẽ cho mày một vuông đất làm nền nhà, và cho mướn một ít ruộng làm ăn riêng với nhau…” [3, tr.125] Cho đến năm ba mươi tuổi, khi tên địa chủ có
vẻ đồng ý hôn nhân của anh và đòi xem mặt chị Hai, anh đã “ bơi xuồng suốt đêm, đến tận nhà người yêu báo tin vui đó” Tên địa chủ Khá lại là kẻ háo sắc, hãm hại biết bao đời con gái nhà lành: “Một tay lão đã vùi dập biết bao nhiêu đời thiếu nữ Có nhiều người con gái tá điền trẻ, đẹp, bước vào nhà lão rồi không trở về nhà cha mẹ nữa, mà ra nằm vĩnh viễn dưới nấm mồ giữa đồng ” [3, tr.137] Với bản chất cáo già, lão nhẫn tâm định cướp mất người yêu của người đầy tớ trung thành nhất Hắn bày âm mưu hãm hại anh Hai để chiếm đoạt trái tim và thân xác chị Hai Tên địa chủ bất lương, lừa anh Hai đi trông hai mươi con bò ngoài chòi rồi ngon ngọt ép chị Hai ưng thuận làm vợ ba của
Trang 2828
hắn: “Hắn hết dỗ dành đến dọa nạt Hắn đã dùng gậy, dùng roi mây đánh chị thâm tím khắp mình mẩy, và lôi nhốt chị trong nhà kho bỏ trống với một vò nước lã” [3, tr.128] Anh Hai quá hiểu bản chất của tên địa chủ, lòng anh cứ nóng như lửa đốt, cho đến khi thằng Bé chạy báo tin cho anh về sự nguy hiểm của chị Hai, anh mới vỡ lẽ mọi chuyện Anh vội vàng tìm cách đưa người yêu
đi trốn nhưng bị tên địa chủ chặn đường: “hắn phang gậy xối xả, đập vào đầu vào mặt anh, đập cả vào thân hình người thiếu nữ mềm nhũn trên tay tên đầy
tớ dám cưỡng lệnh hắn” [3, tr.130] Bị đè nén quá mức chịu đựng, anh Hai đã chống trả lại bằng một nhát dao vào lưng tên địa chủ Nhưng kết quả anh phải chịu mười năm tù đày vì hành động được cho là “cố ý gây thương tích nhà chủ”
Đi tù được năm năm, anh bỏ ra ngoài và đưa chị Hai bỏ trốn đến nơi xa xôi
để tránh xa tên địa chủ dâm ác Tuy nhiên, đi đến đâu anh chị lại chịu áp bức đến đó: “Những tên tề địa chủ thấy chị Hai xinh đẹp, liền lập mưu phao phu cho chồng chị làm cộng sản để định để bắt anh đày đi chết rục xương ở Côn Đảo, hòng chiếm đoạt người đàn bà lam lũ nhưng có nhan sắc và duyên dáng kia” [3, tr.132]
Tai họa luôn luôn ập đến với gia đình cố nông này Người chồng thì bị bóc lột đến kiệt sức, còn người vợ thì luôn bị đe dọa cưỡng bức Điều đó càng cho thấy xã hội bất công quá Người nghèo, người hiền lành thì chịu bao nhiêu khổ cực, bị bóc lột, đàn áp, còn bọn thống trị “ăn trắng mặc trơn” lại mâm cao
cỗ đầy, kẻ hầu người hạ
Chú Võ Tòng cũng là nạn nhân của xã hội đầy bất công đó Chú xuất hiện với lai lịch không rõ ràng, không ai biết chú ở đâu, và vì sao lại gọi chú là Võ Tòng Cũng giống như cuộc đời ông Hai, chú bị chà đạp bởi những tên chúa đất Chúng cướp đi mười năm cuộc sống tự do của chú, cướp đi niềm tin vào tình yêu, vào cái thiện Từ một anh nông dân hiền lành, yêu thương vợ, chú
Trang 2929
trở thành người đàn ông ghét đàn bà, căm hận đàn bà Qua lời tự sự của tác giả, cuộc đời đầy bi kịch của nhân vật hiện lên rõ nét Ngày đó, chú hết mực yêu vợ, khi vợ chú có chửa thèm ăn măng, chú đã liều mình đi lấy măng tre đình làng cho vợ ăn Nhưng thật không may khi chú gặp ngay tên địa chủ tham lam, ác độc, hắn đã vu cho Võ Tòng ăn trộm măng và đánh tới tấp vào đầu chú.Với sức của mình chú có thể chịu được những cái đánh, tuy chú lại không thể chịu nhục khi bị đánh vào đầu: “Đánh đâu thì còn nhịn được, chứ đánh lên đầu là nơi thờ phụng ông bà… thì số mày tới rồi!” [3, tr.167] Từ đó dẫn đến hành động chú chém trả vào mặt tên địa chủ và bị đi tù mười năm
Ấy vậy, nỗi đau thể xác không so sánh được với nỗi đau tinh thần, khi ra tù chú biết vợ đã phụ bạc mình, làm vợ lẽ tên địa chủ Cú sốc tinh thần ấy như kim đâm, dao khứa vào trái tim: “Sau mười năm tù đày, gã trở về làng cũ thì nghe tin vợ đã làm lẽ cho tên địa chủ kia, và đứa con trai độc nhất mà gã chưa biết mặt thì đã chết từ khi gã còn ngồi trong khám lạnh” [3, tr.167]
Nhân vật ông Hai và chú Võ Tòng tiêu biểu cho số phận những người nông dân nghèo khổ, thấp cổ bé họng, luôn bị những kẻ cậy quyền cậy thể bóc lột, áp bức cả về thể xác lẫn tinh thần Điều đó phản ánh chân thực xã hội phong kiến thực dân tha hóa, thối nát
Đến với miền quê sông nước Cửu Long, đi đâu ta cũng bắt gặp hình ảnh những người dân cần cù chịu khó Có thể nói rằng, đức tính siêng năng, cần
cù lao động đó có trong bản chất của con dân Nam Bộ hay cũng là do cuộc sống nghèo khó buộc con người phải lao động mưu sinh Dù là lí do gì, thì hình ảnh nông dân Nam Bộ với những công việc họ làm luôn gây ấn tượng trong mắt người đọc
Họ lao động kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau Đầu tiên phải kể đến,
đó là việc kinh doanh buôn bán của dì Tư Béo, bà chủ của một “nhà hàng”