Thiên nhiên trong tiểu thuyết sông đông êm đềm của m a sôlôkhôp

87 3.2K 23
Thiên nhiên trong tiểu thuyết sông đông êm đềm của m a sôlôkhôp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng đại học vinh Khoa ngữ văn ---------- Trần thị quỳnh Thiên nhiên trong tiểu thuyết Sông đông êm đềm của m.a.sôlôkhôp Khoá luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành văn học nớc ngoài Vinh 2010 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Mikhain Alêchxanđrôvich Sôlôkhôp (1905-1984) là một trong những nhà văn xuôi vĩ đại nhất của nền văn học Nga - Xô Viết. Với những đóng góp lớn lao vào nền văn học chung của nhân loại, ông là một minh chứng hùng hồn cho năng lực sáng tạo của một thiên tài văn học. Hơn 50 năm miệt mài lao động nghệ thuật, M.Sôlôkhôp đã để lại một sự nghiệp tầm cỡ gồm 5 tuyển tập truyện ngắn và 3 tiểu thuyết lớn. Điều đặc biệt nhất ở di sản nghệ thuật của nhà văn chính là tập trung phản ánh số phận và tư tưởng của dân tộc quê hương ông ở mọi thời điểm của lịch sử. Từ những truyện ngắn giản dị cho đến các tiểu thuyết đồ sộ, M.Sôlôkhôp đều viết đúng với bản chất của hiện thực, không hề né tránh ngay cả những vấn đề gai góc, khốc liệt và đau thương. Vì thế, sức ám ảnh ở các sáng tác M.Sôlôkhôp được tạo bởi sự kết hợp hài hoà giữa chất bi và chất hùng, giữa yếu tố sử thi và yếu tố tâm lí. Hơn thế nữa, sáng tác nghệ thuật của ông còn có ý nghĩa thời sự: mỗi tác phẩm ra mắt hoặc có giá trị tổng kết một cao trào đấu tranh cách mạng (như Sông Đông êm đềm, Số phận con người) hoặc đón đầu và dự báo những bước tiến mới của lịch sử (như Đất vỡ hoang, Họ đã chiến đấu vì tổ quốc). Nhà văn đã được trao tặng nhiều giải thưởng cao quý như: giải thưởng văn học Lênin, giải thưởng quốc gia Liên Xô năm 1941, đặc biệt là giải Nôbel văn học năm 1965 càng khẳng định tài năng và những cống hiến to lớn của ông cho nền văn học Xô Viết và thế giới. Thiên tài văn học M.Sôlôkhôp đã nhận được nhiều lời tôn vinh, ngợi ca ngay từ những truyện ngắn đầu tay. Nhà văn lão thành Xêraphimôvich đã tinh tường nhận ra: “Con chim đại bàng non bất thần vẫy đôi cánh mênh mông”. 2 Ca ngợi tài năng và ảnh hưởng của Sôlôkhôp các văn hào Nga cũng như thế giới cũng không tiếc lời xưng tụng ông: “là nhà văn xuất sắc nhất”. Và không phải ngẫu nhiên khi đánh giá về M.Sôlôkhôp tổng thống vĩ đại Nga V.Putin lại coi M.Sôlôkhôp là: “Tương lai danh dự và lương tâm Nga” [tạp chí văn học số 6.2001]. Những cống hiến lớn lao, những kiệt tác văn học đã được thử thách qua dư luận của thế giới. Những giá trị tinh thần ấy như là: “ánh sáng không bao giờ lụi tắt”. Ông vĩnh viễn xứng đáng đứng trong “Viện Hàn lâm của những người bất tử”. (Lời của một nữ văn sĩ Phần Lan) 1.2. Ngay từ khi tập một bộ tiểu thuyết sử thi vĩ đại Sông Đông êm đềm ra mắt công chúng, độc giả khắp nơi đã bàn luận sôi nổi về nhiều phương diện của tác phẩm. Vượt qua mọi kì thị và định kiến nặng nề; những vùi dập của lực lượng phản cách mạng, Sông Đông êm đềm đã trở thành “thiên sử thi nhân dân mạnh liệt”, “ Chiến tranh hòa bình của thế kỉ XX”, là “kiệt tác văn học của mọi thời đại”. Khó có thể phủ nhận sức hút mạnh liệt từ bức tranh hiện thực đa chiều nóng bỏng cũng như những đặc sắc nghệ thuật của tiểu thuyết. Đọc Sông Đông êm đềm chúng ta không chỉ khám phá một cách nhìn về chiến tranh nội chiến của tác giả mà qua đó còn cùng chiêm nghiệm, trăn trở, suy tư về số phận con người, về tình yêu hạnh phúc, về bản ngã, về dân tộc và thời đại. Tất cả đã được đúc kết bằng nghệ thuật tự sự tài tình, qua những hình tượng nghệ thuật độc đáo, bằng những bút pháp và thủ pháp đặc sắc. Hơn thế Sông Đông êm đềm đã đem lại vinh quang cho Sôlôkhôp khi tác giả đã được nhận phần thưởng cao quý nhất - giải thưởng Nôbel văn học. Rõ ràng, Sông Đông êm đềm đã tự nó hoàn thành xưng đáng giải thưởng này: “Một tác phẩm xuất sắc dù được trao giải hơi muộn, nhưng không quá muộn để đưa thêm vào danh sách những người đạt giải Nôbel, một trong những nhà văn kiệt xuất nhất của thời đại chúng ta” [19]. Để minh chứng cho sự lựa chọn đúng đắn của mình Viện Hàn lâm Thụy Điển đã nói đến “Sức mạnh nghệ thuật và lòng chính trực nghệ sĩ những phẩm chất mà trong trường thi Sông đông êm đềm Sôlôkhôp đã dùng để miêu tả một giai đoạn lịch sử trong cuộc sống của đân tộc Nga” [19]. 3 Tình yêu tha thiết mảnh đất sông Đông thân thuộc đó là điều không thể phủ nhận trong con người mang dòng máu sông Đông - M.Sôlôkhôp. Tác giả đã trải lòng mình trên từng trang viết để bạn đọc rõ hơn về mảnh đất sông Đông, trở thành câu chuyện chung của mọi miền và đất nước Nga tươi đẹp. Vì vậy, Sôlôkhôp không muốn lộ mình trong tác phẩm nhưng ở đâu bạn đọc cũng cảm nhận được trái tim trĩu nặng yêu thương của ông. Trong mỗi sáng tác M.Sôlôkhôp đều muốn để lại một tâm niệm nào đó. Trong diễn từ tại lễ nhận giải Nôbel, ông tâm sự: “Tôi muốn những cuốn sách của tôi giúp người đọc sống tốt hơn, đánh thức tình yêu với con người, nỗ lực đấu tranh vì lí tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của loài người. Nếu tôi phần nào làm được điều đó, tôi hạnh phúc”. 1.3. Trong thế giới hình tượng vô cùng phong phú, sinh động của bộ tiểu thuyết, thiên nhiên không những chiếm một dung lượng lớn mà còn có vai trò rất quan trọng đối với kết cấu tác phẩm. Đó không đơn thuần là “môi trường hoạt động của nhân vật” mà còn biểu đạt chiều dài lịch sử; chiều sâu tâm lý và bản sắc văn hóa độc đáo của nhân dân Côzăc ở hai bờ sông Đông. Qua những kết quả khảo sát bước đầu, chúng tôi nhận thấy thiên nhiên là một thành tố của tác phẩm, góp phần bộc lộ quan điểm tư tưởng của nhà văn. Tuy nhiên những thành tựu nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề này dường như vẫn chưa làm thỏa mãn bạn đọc, còn nhiều góc độ bỏ ngỏ cũng như thiếu hụt sự lý giải biện chứng về sự tương tác giữa hình tượng thiên nhiên với các thành tố khác của tiểu thuyết. Vì vậy, lựa chọn đề tài nghiên cứu “Thiên nhiên trong tiểu thuyết Sông Đông êm đềm” không chỉ xuất phát từ niềm say mê cá nhân mà còn là một việc làm có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn. Về góc độ lý luận: Qua việc nghiên cứu thiên nhiên đựơc thể hiện trong tác phẩm Sông Đông êm đềm có thể làm sáng rõ hơn về đặc điểm của một kiểu hình tượng trong tác phẩm tự sự. Đồng thời qua đó sẽ có cái nhìn đối chiếu so sánh tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng thiên nhiên ở tác phẩm văn học hiện thực Nga. 4 Về góc độ thực tiễn: Kết quả nghiên cứu mà đề tài có được sẽ góp thêm một tiếng nói, một cách nhìn, một sự đánh giá về một tác phẩm. Qua đó có thể cung cấp một phần tư liệu cho việc học tập và nghiên cứu tiểu thuyết nói chung và sáng tác của M.Sôlôkhôp nói riêng ở hệ thống nhà trường Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Được mệnh danh là “nhà văn xuất sắc nhất” của văn học Nga - Xô viết ở thế kỷ XX, những sáng tác của Sôlôkhôp đã được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, tên tuổi M.Sôlôkhôp và Sông Đông êm đềm được đón nhận khá sớm. Tác phẩm bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 30 của thế kỷ XX qua bản dịch tiếng Trung Quốc và tiếng Pháp. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám 1945, tiểu thuyết Sông Đông êm đềm đã được dịch và đăng một phần trên tờ báo Cứu quốc. Từ sau năm 1954 hầu hết các tác phẩm của M.Sôlôkhôp đều được dịch qua tiếng Việt. Như lời dịch giả Nguyễn Thụy Ứng trên báo Văn nghệ số 22.2005 nhân 100 năm ngày sinh của văn hào M.Sôlôkhôp: “Tác phẩm Sông Đông êm đềm đã được dịch và tái bản lần thứ sáu trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của nhiều thế hệ độc giả Việt Nam”. 2.2. Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Sông Đông êm đềm ở Việt Nam dường như vẫn chưa làm thỏa mãn bạn đọc và giới nghiên cứu. Đặc biệt các kết quả, ý kiến bàn luận về vấn đề “Thiên nhiên trong Sông Đông êm đềm” lại hết sức khiêm tốn. Có chăng chỉ mới dừng ở những lời giới thiệu, hoặc phân tích kèm theo một số phương diện khác mà chưa được tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống. Trên cơ sở những tư liệu hiện có, chúng tôi điểm qua một số công trình nghiên cứu cũng như những đánh giá xoay quanh lĩnh vực mà đề tài lựa chọn nghiên cứu. Ở bài viết “Một số đặc điểm nghệ thuật của M.Sôlôkhôp” in trong cuốn Lịch sử văn học Xô Viết” (Bùi Thế Khánh dịch, Nhà xuất bản Văn hóa, 1981), nhà nghiên cứu Mêlich Nubarôp đã nêu bật những đánh giá xác đáng về vai 5 trò của hình tượng thiên nhiên trong tác phẩm: “Đối với Sông Đông êm đềm, phong cảnh thiên nhiên là một biện pháp làm nổi bật trạng thái tâm hồn con người” [tr 118]. Đây có lẽ là ý kiến mang tính khởi đầu để các học giả Việt Nam tiếp tục chú ý khai thác về phương diện này. Đồng tình và kế thừa kết quả nghiên cứu nêu trên, ở công trình Văn học Xô viết (tập 2, sách dùng trong các trường Đại học sư phạm, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1988), hai tác giả Nguyễn Hải Hà và Đỗ Xuân Hà tiếp tục đánh giá tác dụng của thiên nhiên trong Sông Đông êm đềm: “Phong cảnh trong Sông Đông êm đềm có nhiều chức năng nghệ thuật. Ngoài việc thể hiện tâm lý nhân vật, phong cảnh ở đây còn thể hiện cái nhìn của tác giả và tạo ra không khí sinh động trung thực cho tác phẩm. Ở bất kỳ chỗ nào phong cảnh cũng trung thực và nên thơ. Nét riêng của nghệ thuật tả phong cảnh bao giờ cũng đầy âm thanh và hương vị, những cảnh gợi nhớ quê hương”. Ở giáo trình Lịch sử văn học Nga của nhóm tác giả Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001, cũng đã đưa ra nhận xét: “Những bức tranh thiên nhiên đóng một vai trò rất lớn trong thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết và thể hiện được biệt tài của M.Sôlôkhôp” [1, 113]. Tuy nhiên cũng như các công trình nghiên cứu về vấn đề này, các tác giả cũng chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sơ lược chứ chưa đi sâu vào một cách cụ thể va đầy đủ về thiên nhiên trong tiểu thuyết Sông Đông êm đềm. Tác giả Huy Liên trong bài: “Tìm hiểu một vài đặc điểm về thi pháp trong bộ tiểu thuyết Sông Đông êm đềm” (Tạp chí văn học số 4.1984) cũng đã chỉ ra và phân tích về hình tượng thiên nhiên như một phương tiện nghệ thuật độc đáo: “phong cảnh thiên nhiên có vai trò quan trọng về mặt chức năng trong tiểu thuyết Sông Đông êm đềm. Phong cảnh góp phần khơi sâu thêm tâm trạng nhân vật, khơi sâu thêm tư tưởng chủ đề, sự thể hiện đánh giá của tác giả đối với nhân vật và biến cố”. Giáo trình Văn học Nga do nhóm tác giả Nguyễn Hải Hà, Hà Thị Hoà, Đỗ Hải Phong biên soạn, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2002 đã bình luận 6 cụ thể hơn về tính chất của bức tranh thiên nhiên nơi đây: “Ở bất cứ chỗ nào, phong cảnh của M.Sôlôkhôp cũng chân thực và nên thơ. Nét riêng của nghệ thuật tả phong cảnh của Sôlôkhôp là ở chỗ các phong cảnh đó bao giờ cũng đầy âm thanh và hương vị, những cái gợi nhớ da diết tới quê hương” [6, 178- 179]. Có lẽ chuyên luận Thi pháp nhân vật trong tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm” của tác giả Nguyễn Thị Vượng, Nxb Giáo dục là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầy đủ và toàn diện đầu tiên về phương diện hình thức của tác phẩm. Tuy tập trung khai thác một góc độ nhỏ là nhân vật nhưng tác giả của công trình đã đặt nó trong nhiều tương quan soi chiếu – trong đó có hình tượng thiên nhiên. Tác giả viết: “Thiên nhiên miêu tả vừa thể hiện được không khí thực của tác phẩm, vừa thể hiện được thái độ quan điểm của tác giả về nhân vật, về sự kiện, biến cố. Đó là một thiên nhiên được thể hiện theo nguyên tắc tả thực. Một chức năng rất quan trọng của thiên nhiên luôn được nhà văn sử dụng là thể hiện thế giới nội tâm nhân vật” [tr 78]. Có thể nói ý kiến trên đã có một cái nhìn tinh nhạy, chỉ ra một quan điểm tiếp cận và miêu tả tính chất hiện thực. Qua đó nhận ra được sự mới mẻ của việc sử dụng thiên nhiên trong tiểu thuyết của M.Sôlôkhôp so với các nhà văn khác. Qua một số bài viết, tham luận, khóa luận tốt nghiệp của một số tác giả nghiên cứu về các vấn đề trong Sông Đông êm đềm cũng đã có những kết luận sâu sắc về tác động của thiên nhiên đối với nội dung tác phẩm. Chẳng hạn như luận văn Thạc sĩ “Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật trong tác phẩm Sông Đông êm đềm của M.Sôlôkhôp” do Phan Thị Mai Hương thực hiện (Đại học Vinh, 2001) cũng đã sơ lược về sự đóng góp của thiên nhiên trong việc miêu tả tâm lý nhân vật: “Thiên nhiên là nền tảng, là cơ sở, là đối tượng giao tiếp mà nhà văn hướng tới để bộ lộ tâm lý, thể hiện tình cảm trong tác phẩm”. Điểm qua một số công trình nghiên cứu về Sôlôkhôp và có đề cập đến vấn đề thiên nhiên trong tác phẩm, chúng tôi nhận thấy phần lớn các ý kiến mới chỉ dừng lại ở những lời giới thiệu chung chung hoặc thuộc về một phần nghiên cứu của công trình. Vậy nên các tác giả, các nhà nghiên cứu chưa có 7 điều kiện đi sâu phân tích một cách tường tận, toàn diện và có hệ thống về vấn đề thiên nhiên của kiệt tác Sông Đông êm đềm; mặc dù các công trình cũng đã ghi nhận những đóng góp, khẳng định tài năng của Sôlôkhôp ở nghệ thuật sử dụng thiên nhiên trong tác phẩm. Như vậy, vấn đề thiên nhiên trong Sông Đông êm đềm vẫn là một đề tài mới mẻ, còn nhiều khoảng trống cần được lấp đầy. Với mong muốn có cái nhìn sâu hơn, toàn diện hơn chúng tôi hi vọng công trình này sẽ làm nổi bật hơn về thiên nhiên trong tiểu thuyết Sông Đông êm đềm của M.Sôlôkhôp. 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 3.1 Thiên nhiên trong tiểu thuyết Sông Đông êm đềm của M.Sôlôkhôp là một vấn đề có thể nghiên cứu chuyên sâu ở nhiều cấp độ. Tuy nhiên, do khuôn khổ hạn hẹp của khóa luận, chúng tôi xin được giới hạn phạm vi nghiên cứu ở ba phương diện chủ yếu sau: đặc điểm - dạng thức; tìm hiểu vai trò của hình tượng với nội dung; điểm qua một số thành công về nghệ thuật tái hiện và xây dựng. Qua đó, với hi vọng góp một phần nhỏ vào khẳng định tài năng và phong cách nghệ thuật M.Sôlôkhôp. 3.2 Sông Đông êm đềm là một tác phẩm lớn của văn học thế giới, đã được giới thiệu và dịch ra nhiều thứ tiếng thu hút nhiều độc giả và sự quan tâm của giới nghiên cứu. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan và chủ quan, chúng tôi chỉ nghiên cứu vấn đề thông qua bản dịch 4 tập tiểu thuyết Sông Đông êm đềm bằng tiếng Việt do dịch giả Nguyễn Thụy Ứng dịch từ tiếng Nga, Nxb Hội nhà văn phát hành. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi xác định những mục đích cần đạt được: Trước hết tìm hiểu, khảo sát và rút ra vai trò và cách thức xây dựng hình tượng thiên nhiên trong toàn bộ cấu trúc tác phẩm. Từ kết quả đạt được, chúng tôi có thể đưa ra một số kết luận về phong cách nghệ thuật và thi pháp tiểu thuyết của M.Sôlôkhôp. 4.2 Nhiệm vụ 8 Để đạt được mục đích trên, chúng tôi tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau: Thứ nhất: Tổng kết một cách cụ thể và chính xác những đặc điểm và nêu bật một số dạng thức đặc trưng thiên nhiên tiêu biểu của vùng sông Đông được tái hiện trong tác phẩm. Thứ hai: Tìm hiểu về vai trò của thiên nhiên trong cấu trúc tiểu thuyết. Thứ ba: Phân tích một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu mà tác giả đã dùng để tái hiện và miêu tả thiên nhiên. 5. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ, để đạt được kết quả xác thực nhất, chúng tôi sử dụng phối hợp một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp khảo sát thống kê và phân tích theo đặc trưng thể loại. - Phương pháp hệ thống. - Phương pháp đối chiếu so sánh. 6. Giới thuyết khái niệm thiên nhiên: 6.1. Theo tác giả Nguyễn Kim Thản trong cuốn Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hoá Sài Gòn, 2005 cho rằng: “Thiên nhiên là toàn thể những gì chung quanh con người và không do con người tạo ra” [tr 1116]. Trong cuốn Từ điển tiếng việt, tương giải và liên tưởng của tác giả Nguyễn Văn Đạm, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, định nghĩa: “Thiên nhiên là toàn bộ những gì xung quanh con người sinh ra một cách tự phát và tồn tại ngoài tác dụng của con người, thế giới vật chất khách quan” [tr 779]. Hoặc là: “Thiên nhiên là những gì tồn tại ngoài con người nhìn theo góc độ tình cảm và thẩm mĩ” [tr 779]. 6.2. Như vậy, quan điểm của các nhà nghiên cứu đều giống nhau ở chỗ xác định: Thiên nhiên luôn ở chung quanh con người mà không phải do con người tạo ra. Chúng tôi cũng có cùng quan niệm nói trên, thiên nhiên là toàn bộ khung cảnh, cảnh vật tồn tại khách quan xung quanh con người. Hằng ngày con người thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên và có mối quan hệ mật thiết với thiên nhiên. 9 6.3. Thiên nhiên trong đời sống thực tế có vai trò quan trọng với con người. Đi vào tác phẩm văn học, thiên nhiên vẫn giữ nguyên giá trị đó. Thiên nhiên có thể xem là một yếu tố cấu thành nên tác phẩm nghệ thuật. Thông qua thiên nhiên, tâm lí - tình cảm nhân vật được bộc lộ rõ nét. Giống như chức năng ở ngoài đời sống thực tế, thiên nhiên trong tác phẩm văn học cũng là môi trường sống và hoạt động cho nhân vật. Ngoài ra, một chức năng của thiên nhiên cần được đề cập tới đó là thiên nhiên tham gia rất đắc lực trong việc thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm của tác giả. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được triển khai thành ba chương. Chương 1: Đặc điểm và một số dạng thức thiên nhiên tiêu biểu. Chương 2: Vai trò của thiên nhiên trong cấu trúc tác phẩm. Chương 3: Nghệ thuật tạo dựng và miêu tả thiên nhiên Cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo. 10 . Đi m trang sông Đông m đ m chúng ta có những nàng con gái trẻ m ng. Hoa nở trên sông Đông m đ m, cha c a chúng ta bầy trẻ thơ côi cút Sông Đông m đ m. về thiên nhiên trong tiểu thuyết Sông Đông m đ m. Tác giả Huy Liên trong bài: “T m hiểu m t vài đặc đi m về thi pháp trong bộ tiểu thuyết Sông Đông m đ m

Ngày đăng: 18/12/2013, 21:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan