1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết đi tìm nhân vật của tạ duy anh luận văn thạc sỹ ngữ văn

101 890 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 623 KB

Nội dung

Luận văn, khóa luận, tiểu luận, báo cáo, đề tài

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh Lê thị huế đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết đi tìm nhân vật của tạ duy anh CHUYÊN NGàNH: NGÔN NGữ HọC Mã số: 60.22.01 LUậN VĂN THạCNGữ VĂN Ngời hớng dẫn khoa học: gs. ts. đỗ thị kim liên Vinh - 2011 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Sau năm 1975, hoà bình lập lại, đất nước đổi mới trên nhiều phương diện, nhất là về kinh tế, văn hoá. Đặc biệt trong văn học đã có nhiều thay đổi không chỉ ở phương diện nội dung đề tài mà còn có sự đổi mới trong cách hành văn của các nhà văn hiện đại, trong số đó phải kể đến Tạ Duy Anh. Ông được xem là một hiện tượng nổi bật, một cây bút thu hút được nhiều sự quan tâm của bạn đọc cũng như của giới phê bình, đặc biệt là về thể loại tiểu thuyết. Với Tạ Duy Anh, mỗi tiểu thuyết là một sự nỗ lực, phá cách thật sự. Tiểu thuyết Đi tìm nhân vật là minh chứng xác thực nhất. 1.2. Mỗi nhà văn có một lối viết, cách thể hiện nhân vật riêng. Tạ Duy Anh đã chọn lối viết mới thể hiện qua cách tổ chức truyện, cách xây dựng nhân vật, các tình tiết nối kết câu chuyện. Đặc biệt câu văn của ông có sự đổi mới so với những nhà văn cùng thời: nhiều kết cấu đặc biệt, bỏ lửng, chứa nghĩa hàm ẩn. Việc tìm hiểu đặc điểm câu văn của Tạ Duy Anh sẽ giúp chúng ta hiểu đầy đủ hơn về phong cách viết của nhà văn đa tài này. Cũng qua việc nghiên cứu này, chúng ta sẽ có thêm cơ sở khoa học và thực tiễn để đưa ra những kết luận về đặc điểm câu văn của một trong số các nhà văn mới sau 1975. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài “Đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh”. 2. Lịch sử vấn đề Tạ Duy Anh là nhà văn được dư luận quan tâm. Tác phẩm của ông ẩn chứa những giá trị nghệ thuật gây xôn xao dư luận, tạo ra nhiều sự tranh cãi, khen - chê. Đi sâu tìm hiểu các tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, chúng tôi thấy nó đặt ra vấn đề nghiêm túc về cuộc sống, chứa đựng sự dồi dào của một cây bút trẻ. Chính vì vậy, Tạ Duy Anh đã dành được rất nhiều sự quan tâm của độc giả và giới phê bình. 2 Cho đến nay, những bài viết, những công trình nghiên cứu Tạ Duy Anh có thể kể đến một số bài viết sau đây: Tạ Duy Anh - người đi tìm nhân vật của Thụy Khuê. Trong bài báo này, Thụy Khuê chủ yếu viết về tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh. Bài báo đánh giá cao những nỗ lực cách tân của Tạ Duy Anh trong việc tìm đến một hình thức nghệ thuật tiểu thuyết mới, đặc biệt là tính đa âm trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh. Ông viết: “Đi tìm nhân vật đã biến chuyển nhiều để tạo ra một hịên thực mới mà ký ức, hồi ức không còn thụ động, không còn bất động trong mỗi lần trở về. Những nghi vấn đầu tiên này đã là một bước ngoặt đặt ra cho tiểu thuyết: đi từ xác định đến hoài nghi, đẩy người đọc vào tình trạng: không thể có một sự đọc mà có nhiều sự đọc”. [25] Còn bài viết Tạ Duy Anh - Đi tìm nhân vật của Dương Thuấn lại đánh giá: “Tạ Duy Anh đã thoát khỏi hoàn toàn lối viết truyền thống quen thuộc là hiện thực bị che phủ bởi nhiều lớp mùng màn, miêu tả dầm dề, hành động chậm chạp, ngôn ngữ sạch bóng trơn tru. Anh đã chọn phương pháp tiếp cận hiện thực đa diện, đa chiều và gần nhất”. [46] Đoàn Ánh Dương trong Chung tay lan tỏa trí thức, ngày 2/7/2008, nhận xét: “Qua những hướng khác nhau trong bút pháp cũng như trong cách biến thiên nhân vật, Trò đùa của số phận đã đạt được lối viết đa âm trong tiểu thuyết. Tạ Duy Anh luôn lồng ghép “mô hình đa chiều” của nhiều tiểu thuyết, nhiều “tác giả” trong một tác giả, nhiều nhân vật trong một nhân vật và tự tìm cho mình một giọng điệu rất hay, giọng điệu của một nhà văn như tìm đến sự tự do, tìm đến chân lý bằng cách chọc thủng bóng tối để tìm ra ánh sáng sự thật”. [12] Còn Lê Thiếu Nhơn - mục Nhân vật trong tuần của Người lao động, 24/ 3/ 2008 thì đánh giá: “Bút pháp của Tạ Duy Anh đâu chỉ ở mức độ quyết liệt trong ngôn từ mà là khả năng xoáy sâu vào tâm can người khác lời cật vấn về điều mà chúng ta muốn họ quan tâm”. Luận văn Nông thôn trong sáng tác của 3 Tạ Duy Anh được Nguyễn Thị Mai Loan (ĐHSP HN, 2004) nghiên cứu những đổi mới của Tạ Duy Anh về mặt tư tưởng và nghệ thuật tiểu thuyết ở đề tài nông thôn. Luận văn Đặc điểm tiểu thuyết Tạ Duy Anh của Nguyễn Thanh Xuân (ĐHV, 2008) lại tập trung vào nội dung và thi pháp thể loại. Võ Thị Thanh Hà (ĐHV, 2006) trong luận văn Nhân vật tiểu thuyết Tạ Duy Anh lại làm bật lên cách tân về quan niệm con người và thế giới nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh. Việt Hoài thì ghi nhận Tạ Duy Anh đã bắt kịp với lối viết của các nhà văn trên thế giới: “Sự lao động nghiêm túc của nhà văn thể hiện một nỗ lực tìm tòi đổi mới kỹ thuật viết của mình. Nhà văn đã dùng những kỹ thuật viết hiện đại của thế giới, những phá cách về mặt cấu trúc đa thanh, phúc điệu, điểm nhìn mới từ một bào thai trong bụng mẹ và lăng kính nhận thức đa chiều, việt hoá các môtíp trong văn học thế giới, cách viết ẩn dụ, ngụ ngôn, hiện thực huyền ảo”. [55] Thụy Khuê lại có cái nhìn thật sâu sắc đối với Tạ Duy Anh qua sự nhận xét: “Mối quan tâm lớn nhất của Tạ Duy Anh là cái vong bản, đánh mất mình của con người, dưới sự giằng dật xiêu dạt của lịch sử. Tiểu thuyết Tạ Duy Anh đặt ra bí ẩn của sự tồn tại cùng câu hỏi về thân phận của thế hệ tương lai trên bờ vực của cái ác, chứa đựng những ẩn số lớn về con người và nhân thế”. [24] Nhìn chung, các bài viết và các công trình nghiên cứu đều thống nhất ở một điểm: Ghi nhận những nỗ lực của Tạ Duy Anh trong việc đổi mới văn học cả về nội dung và nghệ thuật. Riêng đối với tiểu thuyết, đa phần đều cho rằng Tạ Duy Anh đã “làm mới” những cái nhìn quen thuộc của cuộc sống. Ông đã tạo ra cho tiểu thuyết của mình đặc điểm riêng. Sự thực, cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh. Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài “Đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh”. 4 3. Đối tượng nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chọn tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh làm đối tượng nghiên cứu. Tiểu thuyết này thuộc tập Trò đùa của số phận, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, năm 2008. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài hướng đến các nhiệm vụ sau: - Thống kê, phân loại các câu văn về cấu tạo và mục đích nói trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh. - Miêu tả, phân tích đặc điểm câu văn về cấu tạo và mục đích nói trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh. - Rút ra một số nhận xét về đặc điểm phong cách ngôn ngữ của nhà văn Tạ Duy Anh qua khảo sát, mô tả đặc điểm câu văn từ tiểu thuyết Đi tìm nhân vật. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi đã thống kê được 4.868 câu văn trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh, lấy đó làm cơ sở phân loại câu theo cấu trúc và theo mục đích giao tiếp. - Phương pháp miêu tả: Trên cơ sở tư liệu thống kê, chúng tôi đi sâu vào miêu tả đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh. - Phương pháp phân tích ngữ nghĩa: Chúng tôi đi sâu phân tích đặc trưng ngữ nghĩa của các kiểu câu văn trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh. 6. Cái mới của đề tài Có thể xem đây là đề tài đầu tiên đi vào tìm hiểu đặc điểm câu văn của Tạ Duy Anh xét về cấu trúc và mục đích phát ngôn. 5 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn sẽ được triển khai thành 3 chương. Chương 1: Những giới thuyết xung quanh đề tài Chương 2: Đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh xét về mặt cấu tạo Chương 3: Đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh xét về mục đích phát ngôn. 6 Chương 1 NHỮNG GIỚI THUYẾT XUNG QUANH ĐỀ TÀI 1.1. Xung quanh vấn đề câu 1.1.1. Vấn đề định nghĩa câu Trong việc nghiên cứu ngôn ngữ, câu là một hiện tượng đa dạng và phức tạp. Từ những góc nhìn khác nhau có thể đưa ra những định nghĩa câu khác nhau. Tuy nhiên câu là một hiện tượng có thực, cho nên người ta vẫn cố gắng đưa ra một định nghĩa chung nhất. Sau đây chúng tôi điểm qua vài định nghĩa tiêu biểu. Định nghĩa về câu của V.V. Vinnôprađốp (1954) được tác giả Nguyễn Kim Thản lựa chọn: “Câu là đơn vị hoàn chỉnh của lời nói được hình thành về mặt ngữ pháp theo các quy luật của một ngôn ngữ nhất định, làm công cụ quan trọng nhất để cấu tạo, biểu hiện và truyền đạt tư tưởng. Trong câu, không phải chỉ có sự truyền đạt về hiện thực mà còn có cả mối quan hệ của người nói với hiện thực”. [51, tr. 147] Trong định nghĩa vừa nêu có 4 yếu tố: - Xác định vị trí của câu trong ngôn ngữ học: câu là đơn vị thuộc lời nói. - Xác định câu là đơn vị có tổ chức hình thức: mặt cấu tạo ngữ pháp - Nêu chức năng của câu: làm công cụ quan trọng nhất để cấu tạo, biểu thị và truyền đạt tư tưởng. - Nêu mặt nội dung của câu: nội dung hiện thực và quan hệ người nói với hiện thực. Tập thể tác giả của Ngữ pháp tiếng Việt không trực tiếp định nghĩa câu mà chỉ nêu lên các đặc trưng của câu, có chú ý đến đặc điểm loại hình của tiếng Việt. Có thể tóm tắt các đặc trưng ấy như sau: 7 - Câu là một đơn vị của ngôn ngữ biểu thị một tư tưởng tương đối trọn vẹn. - Câu không chỉ phản ánh hiện thực mà chứa đựng sự đánh giá hiện thực từ phía người nói. - Câu có những đặc trưng bên ngoài là các tiểu từ tình thái dứt câu và chỗ ngắt câu. - Câuđặc trưng bên trongcấu trúc của nó. Năm 1980, trong Ngữ pháp tiếng Việt - Câu, tác giả Hoàng Trọng Phiến định nghĩa về câu như sau: “Với tư cách một đơn vị bậc cao của hệ thống các đơn vị ngôn ngữ, câungữ tuyến được hình thành một cách trọn vẹn về ngữ pháp và về ngữ nghĩa với một ngữ điệu theo các quy luật của ngôn ngữ nhất định là phương tiện diễn đạt, biểu hiện tư tưởng về thực tế và về thái độ của người nói đối với hiện thực”. [42, tr. 19] Tác giả Diệp Quang Ban trong Ngữ pháp tiếng Việt có cách định nghĩa về câu: “Câu là đơn vị của ngôn ngữ, có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và có ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ”. [3, tr. 101] Định nghĩa về câu của tác giả Đỗ Thị Kim Liên trong Bài tập ngữ pháp tiếng Việt, năm 2000, được trình bày: “Câu là đơn vị dùng từ đặt ra trong quá trình suy nghĩ, được gắn với một ngữ cảnh nhất định nhằm mục đích thông báo hay thể hiện thái độ đánh giá. Câucấu tạo ngữ pháp độc lập, có ngữ điệu kết thúc”. [30, tr. 326] Tác giả Nguyễn Thị Thìn trong Câu tiếng Việt và nội dung dạy học câu tiếng Việt, năm 2003, lại có cách định nghĩa về câu như sau: “Câu là đơn vị ngôn từ nhỏ nhất có chức năng thông báo, được dùng vào việc giao tiếp hàng ngày”. [53, tr. 9] 8 Từ các định nghĩa trên, chúng tôi có thể rút ra kết luận khi định nghĩa về câu cần chú ý đến bốn đặc điểm sau: - Câu là đơn vị dùng từ cấu tạo nên nhằm thực hiện chức năng thông báo hay bộc lộ thái độ, cảm xúc. - Câucấu tạo theo một quy tắc nhất định, thường là C - V (hoặc có kết cấu đặc biệt). - Câungữ điệu kết thúc. - Câu gắn với một ngữ cảnh nhất định. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chọn định nghĩa của GS. Diệp Quang Ban làm cơ sở lý thuyết để từ đó đi vào phân loại các kiểu câu trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh. 1.1.2. Vấn đề phân loại câu Câu là đơn vị có nhiều mặt cho nên việc phân loại câu cũng có nhiều cách. Cho đến nay, trong việc nghiên cứu ngôn ngữ thường gặp hai cách phân loại sau: - Phân loại câu dựa vào cấu trúc - Phân loại câu dựa vào mục đích giao tiếp 1.1.2.1. Phân loại câu theo cấu trúc Phân loại câu dựa vào cấu tạo ngữ pháp là kết quả việc tìm hiểu cách tổ chức bề mặt của câu. Muốn đi đến kết quả ấy không thể bỏ qua việc phân định các thành phần ngữ pháp tạo nên câu. Phân định các thành phần là xem xét các từ ngữ trong câu liên lạc với nhau như thế nào và mỗi từ ngữ như vậy giữ chức vụ gì trong câu. Trong Việt ngữ học ngày nay, xu hướng chung là phân định câu qua bậc cụm từ, không phân tích trực tiếp từ câu xuống từng từ như trong ngữ pháp học trước kia. Theo xu hướng đó, trong việc phân định các thành phần câu và phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp, chúng ta không thể tránh được những vấn đề như: 9 - Cơ sở phân định thành phần câu. - Việc phân định 2 thành phần chính C - V trong câu. - Việc phân biệt thành phần phụ của câu và thành phần phụ của từ. - Việc phân định ranh giới câu đơn và câu ghép. 1.1.2.2. Phân loại câu theo mục đích nói Phân loại câu theo mục đích nói là dựa vào mục đích của người giao tiếp thông qua dấu hiệu hình thức để phân loại câu. Mục đích đó có thể là miêu tả, kể, khẳng định, nhận xét, hỏi, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ra lệnh, thể hiện cảm xúc, thái độ… ứng với mỗi mục đích giao tiếp có một kiểu câu riêng. - Phân loại câu dựa vào mục đích nói, ta có 4 kiểu câu (câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán). Câu trần thuật thường dùng để kể lại, xác nhận, mô tả một vật với các đặc trưng của nó hoặc một sự kiện với những chi tiết nào đó. Câu nghi vấn được dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợi sự trả lời, giải thích của người tiếp nhận câu nghi vấn ấy. Câu cầu khiến có mục đích bày tỏ ý muốn nhờ hay bắt buộc người nghe thực hiện điều nêu lên trong câu. Câu cảm thán thường được dùng khi thể hiện những tình cảm khác nhau, thái độ đánh giá của người nói đối với một vật hay một sự kiện nào đó. 1.2. Phân biệt đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết và ngôn ngữ truyện ngắn 1.2.1. Đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết 1.2.1.1. Khái niệm tiểu thuyết Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tiểu thuyết (tiếng Pháp: roman, tiếng Anh: novel, fiction) là “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh 10 . giới thuyết xung quanh đề tài Chương 2: Đặc đi m câu văn trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh xét về mặt cấu tạo Chương 3: Đặc đi m câu văn trong. thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh. Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài Đặc đi m câu văn trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh . 4 3.

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tạ Duy Anh (2008), Trò đùa của số phận, Nxb Tổng hợp Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trò đùa của số phận
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Đồng Nai
Năm: 2008
2. Lại Nguyên Ân (biên soạn 2003), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 Thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
3. Diệp Quang Ban (2000), Ngữ pháp tiếng việt, tập 1,2, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
4. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch và giới thiệu), Bộ Văn hoá - Thông tin và Thể thao trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhtin
Năm: 1992
7. Nguyễn Thị Bình, Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam gần đây, Tạp chí Nghiên cứu văn học tháng 11- 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam gần đây, "Tạp chí "Nghiên cứu văn học
8. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Lênin grat, 1975 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt, Lênin grat
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Năm: 1996
9. Phan Mậu Cảnh, Câu đơn trong tiếng Việt, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, năm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu đơn trong tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm Hà Nội
10. Hồng Dân (1989), Trở lại vấn đề "Câu đơn đặc biệt"trong tiếng Việt trong "Những vấn đề ngôn ngữ học phương Đông", Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu đơn đặc biệt"trong tiếng Việt trong "Những vấn đề ngôn ngữ học phương Đông
Tác giả: Hồng Dân
Năm: 1989
11. Nguyễn Văn Dân (Khảo luận và tuyển chọn giới thiệu tư liệu), (2004) Văn học phi lý, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo luận và tuyển chọn giới thiệu tư liệu"), (2004) "Văn học phi lý
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
12. Đoàn Ánh Dương (2008), “Chung tay lan tỏa trí thức”, http:// www. vannghe quan doi.com.vn/thứ2.16.3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chung tay lan tỏa trí thức
Tác giả: Đoàn Ánh Dương
Năm: 2008
13. Đặng Anh Đào (1994), “Tính chất hiện đại của tiểu thuyết”, Tạp chí Văn học, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính chất hiện đại của tiểu thuyết
Tác giả: Đặng Anh Đào
Năm: 1994
14. Phan Cư Đệ (2003), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Tác giả: Phan Cư Đệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
15. Phan Cư Đệ (chủ biên 2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỷ XX
Nhà XB: Nxb Giáo dục
16. Đinh Văn Đức, Ngữ pháp tiếng Việt từ loại, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội, 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt từ loại
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội
17. Nguyễn Thị Hồng Giang, Vũ Lê Lan Hương, Võ Thị Thanh Hà (2007), Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Giang, Vũ Lê Lan Hương, Võ Thị Thanh Hà
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2007
18. Võ Thị Thanh Hà (2006), Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
Tác giả: Võ Thị Thanh Hà
Năm: 2006
19. Lê Sao Chi (2011), Ngôn ngữ độc thoại trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ độc thoại trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Tác giả: Lê Sao Chi
Năm: 2011
20. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
21. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm bài giảng về thể loại
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Năm: 1992
22. Hoàng Ngọc Hiến (2006), Những ngả đường vào văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những ngả đường vào văn học
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Phõn loại cõu theo cấu tạo ngữ phỏp - Đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết đi tìm nhân vật của tạ duy anh luận văn thạc sỹ ngữ văn
Bảng 2.2 Phõn loại cõu theo cấu tạo ngữ phỏp (Trang 28)
Bảng 2.2: Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp - Đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết đi tìm nhân vật của tạ duy anh luận văn thạc sỹ ngữ văn
Bảng 2.2 Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp (Trang 28)
Bảng 2.3: Phõn loại cõu đơn - Đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết đi tìm nhân vật của tạ duy anh luận văn thạc sỹ ngữ văn
Bảng 2.3 Phõn loại cõu đơn (Trang 29)
của Tạ Duy Anh và phõn loại như bảng 2.3. - Đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết đi tìm nhân vật của tạ duy anh luận văn thạc sỹ ngữ văn
c ủa Tạ Duy Anh và phõn loại như bảng 2.3 (Trang 29)
Bảng 2.3: Phân loại câu đơn - Đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết đi tìm nhân vật của tạ duy anh luận văn thạc sỹ ngữ văn
Bảng 2.3 Phân loại câu đơn (Trang 29)
Bảng 2.5: Phõn loại cõu đặc biệt - Đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết đi tìm nhân vật của tạ duy anh luận văn thạc sỹ ngữ văn
Bảng 2.5 Phõn loại cõu đặc biệt (Trang 44)
Bảng 2.5: Phân loại câu đặc biệt - Đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết đi tìm nhân vật của tạ duy anh luận văn thạc sỹ ngữ văn
Bảng 2.5 Phân loại câu đặc biệt (Trang 44)
Bảng 2. 6: Phân loại câu ghép - Đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết đi tìm nhân vật của tạ duy anh luận văn thạc sỹ ngữ văn
Bảng 2. 6: Phân loại câu ghép (Trang 52)
Bảng 3.1: Phõn loại cõu theo mục đớch giao tiếp - Đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết đi tìm nhân vật của tạ duy anh luận văn thạc sỹ ngữ văn
Bảng 3.1 Phõn loại cõu theo mục đớch giao tiếp (Trang 66)
Bảng 3.1: Phân loại câu theo mục đích giao tiếp - Đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết đi tìm nhân vật của tạ duy anh luận văn thạc sỹ ngữ văn
Bảng 3.1 Phân loại câu theo mục đích giao tiếp (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w