1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu thuyết y kawabata từ góc nhìn của chủ nghĩa hiện sinh

149 979 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 740,5 KB

Nội dung

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh Nguyễn khánh ly Tiểu thuyết y. kawabata- từ góc nhìn của chủ nghĩa hiện sinh Chuyên nghành: Lí LUN VN HC Mã số: 60.22.32 luận văn Thạc sỹ Ngữ văn Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS. NGUYN VN HNH VINH - 2009 1 MỤC LỤC Trang Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Cấu trúc luận văn Chương 1. NHỮNG TIỀN ĐỀ CHO SỰ XUẤT HIỆN YẾU TỐ HIỆN SINH TRONG TÁC PHẨM Y. KAWABATA 1.1. Đất nước và truyền thống văn hoá Nhật Bản 1.1.1. Vài nét về đất nước, con người Nhật Bản 1.1.2. Văn hoá Nhật Bản truyền thống 1.1.3. tưởng hiện sinh trong các tác phẩm văn học Nhật Bản truyền thống 1.2. Cuộc đời và tính cách Y. Kawabata 1.2.1. Một cuộc đời bi kịch 1.2.2. Một tính cách cô đơn, trầm mặc điển hình 1.2.3. Trạng thái hiện sinh trong sáng tạo của Y. Kawabata 1.3. Tiếp xúc Đông - Tây và sự du nhập của những trào lưu văn hoá phương Tây vào Nhật Bản 1.3.1. Nước Nhật thời hậu chiến 1.3.2. Sự du nhập của các trào lưu văn hoá phương Tây vào Nhật Bản 1.3.3. Những tìm tòi, thể nghiệm của thế hệ nhà văn Nhật Bản thời hậu chiến 1 3 11 11 12 12 13 13 13 14 19 22 22 2 28 31 31 33 3 2 Chương 2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT Y. KAWABATA - TỪ GÓC NHÌN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH 2.1. Con người thân phận 2.1.1. Con người gánh chịu những nghịch cảnh số mệnh 2.1.2. Con người khép kín tự đảm trách nỗi cô đơn 2.1.3. Con người với ám ảnh về cái chết định mệnh 2.2. Con người hiện sinh trung thực 2.2.1. Con người khước từ mọi quy tắc, chuẩn mực 2.2.2. Con người bản năng tính dục 2.2.3. Giấc mơ và những cơn ác mộng - sự thật từ vô thức 2.3. Con người chủ thể với hành trình khẳng định ý nghĩa tồn tại 2.3.1. Con người không ngừng kiếm tìm một đời sống có ý nghĩa thực sự 2.3.2. Con người phản tỉnh để tránh nguy cơ bị tha hoá 2.3.3. Con người với khát vọng thể hiện mình Chương 3. MỘT SỐ ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT CỦA TIỂU THUYẾT Y. KAWABATA - TỪ GÓC NHÌN NGHỆ THUẬT HIỆN SINH 3.1. Tổ chức điểm nhìn trần thuật 3.1.1. Điểm nhìn trần thuật và vai trò của nó trong nghệ thuật tự sự 3.1.2. Điểm nhìn trần thuật bên trong - sự gặp gỡ giữa Y.Kawabata với các nhà văn hiện sinh phương Tây và Thiền 3.1.3. Ý nghĩa của điểm nhìn trần thuật bên trong với việc biểu đạt các tưởng hiện sinh trong tiểu thuyết Y. Kawabata 39 39 39 44 3 2 2 7 7 82 83 88 93 100 101 101 103 111 3 3. 2. Hệ thống biểu tượng mang tính ám gợi 3.2.1. Biểu tượng trong văn hoá Nhật Bản 3.2.2. Thế giới biểu tượng đầy sức ám gợi trong tiểu thuyết Y. Kawabata 3.2.3. Ý nghĩa của thế giới biểu tượng với việc biểu đạt các tưởng hiện sinh trong tiểu thuyết Y. Kawabata 3.3. Thủ pháp Dòng ý thức 3.3.1. Thủ pháp Dòng ý thức với việc biểu đạt nội tâm nhân vật và xây dựng cốt truyện 3.3.2. Dòng ý thức trong tiểu thuyết Y. Kawabata và vai trò của nó trong việc biểu đạt tưởng hiện sinh Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo 113 113 118 124 128 128 131 139 142 4 LỜI CẢM ƠN Tiếp cận một tác phẩm văn chương từ góc nhìn của chủ nghĩa hiện sinh còn là một điều khá mới mẻ trong việc nghiên cứu tác phẩm văn chương ở Việt Nam, đặc biệt đối với việc nghiên cứu tác phẩm của Y. Kawabata. Trong những thể nghiệm ban đầu, luận văn của chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi hi vọng sẽ nhận được sự góp ý chân thành từ thầy cô và bè bạn nếu có dịp được trở lại đề tài ở một phạm vi sâu rộng hơn. Nhân dịp luận văn được bảo vệ, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Văn Hạnh, người đã định hướng đề tài và tận tình giúp đỡ, động viên chúng tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn PGS.TS. Biện Minh Điền, TS. Phan Huy Dũng, TS. Phạm Tuấn Vũ, TS. Trương Xuân Tiếu, TS. Lê Thanh Nga… vì những đóng góp quý báu giúp chúng tôi hoàn chỉnh đề cương luận văn. Xin cảm ơn Trung tâm thông tin thư viện Đại học Vinh, gia đình, bạn bè đã nhiệt tình ủng hộ, khích lệ. Xin chân thành cảm ơn! Vinh, tháng 12 năm 2009 Nguyễn Khánh Ly MỞ ĐẦU 5 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong số các quốc gia ở châu Á, Nhật Bản là một trường hợp đặc biệt. Hiện nay, đây là quốc gia có tổng thu nhập quốc dân đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ, là cường quốc dẫn đầu về khoa học công nghệ và là quốc gia có tiếng nói quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu. Bên cạnh địa vị siêu cường kinh tế, Nhật Bản còn được thế giới biết đến bởi nền văn hóa truyền thống độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc mà ở đó, ngay cả những điều giản dị nhất như uống rượu, thưởng trà, ngắm hoa, chơi cây cảnh… cũng trở thành thứ nghệ thuật tao nhã, linh diệu với đầy đủ sự cầu kì, tinh tế của nó. Tác phẩm văn chương nào cũng là tác phẩm văn hoá. Kawabata là nhà văn Nhật Bản và hơn ai hết, ông là người thiết tha với những giá trị văn hóa truyền thống và có công lớn trong việc giới thiệu hình ảnh nước Nhật ra thế giới qua hoạt động sáng tác. Chính vì vậy, tiếp cận tác phẩm Kawabata chính là một trong những cách tiếp cận văn hóa bằng văn học, để hiểu hơn đất nước, con người, văn hóa và văn học Nhật, như lời nhà nghiên cứu Thụy Khuê: “tìm hiểu tâm hồn Nhật Bản, tất yếu phải tìm đến Kawabata”[34; 977]. 1.2. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, Nhật Bản có quyền tự hào về một nền văn học giàu có bậc nhất thế giới với lịch sử phát triển gần mười hai thế kỷ. Nền văn học ấy, ngay từ thời cổ đại đã có những tác phẩm nổi tiếng thế giới được lưu truyền đến tận ngày nay như: Kokiji (Cổ sự kí), Nihonsuki (Nhật Bản thư kí), Fudoki (Phong thổ kí), Manyyoshu (Vạn diệp tập)…Đến thời trung cổ, văn học Nhật lại có nữ sỹ cung đình tài hoa Murasaki Shikibu với Truyện Genji, Shonagon với Sách gối đầu- hai đại biểu tiêu biểu cho dòng văn học nữ tính thịnh hành ở Nhật Bản. Đây cũng là quốc gia có nền văn học Thiền phát triển đạt đến đỉnh cao ở Châu Á. Cũng nền văn học ấy, đến thời hiện đại, lại có nhiều nhà văn tầm cỡ thế giới như: A. Kutagana, Y. Kawabata, M. Yukio, O. Kenzaburo, 6 A. Kobo, H. Murakami, R. Murakami… và đặc biệt, chỉ trong vòng gần ba mươi năm, Nhật Bản đã vinh dự đón nhận hai giải Nobel về văn học: Yasunari Kawabata (1968) và Oe Kenzaburro (1994), tạo nên kì tích “có một không hai” của văn học Châu Á. Trong nền văn hóa văn học dân tộc, Kawabata có vị trí cực kì quan trọng. Ông không những là nhà văn nổi tiếng mà còn là nhà văn hóa có công lớn trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy nền văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc và giới thiệu hình ảnh Nhật Bản một cách độc đáo với bạn bè thế giới. Không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực tiểu thuyết với những tác phẩm tiêu biểu như: Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô, Tiếng rền của núi, Người đẹp say ngủ, Đẹp và buồn .Kawabata còn là bậc thầy của thể loại Truyện trong lòng bàn tay- một sản phẩm kết hợp giữa duy coi trọng cái “tinh” của Nhật Bản với những vần thơ Haiku truyền thống trước đó. Trong sáng tác, ông là người thành công trong việc kết hợp hài hòa những khái niệm mĩ học và triết học Nhật Bản với những khái niệm mĩ học phương Tây một cách chặt chẽ, sinh động để tạo nên những tác phẩm độc đáo của riêng mình. Sáng tác của ông trở thành những kiệt tác mang đậm dấu ấn duy, thẩm mĩ và tâm hồn Nhật Bản. Do vậy, nghiên cứu tác phẩm của Kawabata, chúng tôi không chỉ muốn tìm hiểu thêm về cuộc đời và tác phẩm của nhà văn thiên tài người Nhật này mà còn có tham vọng được chiếm lĩnh phần nào nền văn học Nhật Bản với nhiều thành tựu. 1.3. Trong những năm gần đây, ở nước ta, văn học Nhật nói chung và tác phẩm Kawabata đã được đưa vào giảng dạy một cách phổ biến trong trường Đại học, Cao đẳng và Phổ thông trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, do nhiều hạn chế về mặt liệu, phương pháp tiếp cận nên người học chưa thực sự hiểu đúng và hiểu sâu sắc về tác phẩm. 7 Chính vì vậy, nghiên cứu tác phẩm Kawabata từ góc nhìnthuyết hiện sinh, chúng tôi hi vọng có thể góp phần để tháo gỡ những khó khăn về mặt liệu, giúp việc dạy học tác phẩm Kawabata trong nhà trường đạt hiệu quả hơn. 1. Lịch sử vấn đề Kawabata bắt đầu sáng tác từ rất sớm. Ngay từ năm mười sáu tuổi ông đã viết cuốn hồi kí Nhật kí tuổi mười sáu để lưu lại những hồi ức đau buồn từ những trải nghiệm thời niên thiếu của mình. Kể từ truyện ngắn đầu tay Vũ nữ xứ Izu cho đến tiểu thuyết cuối cùng Đẹp và Buồn, tác phẩm nào cũng thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, thiết tha với cuộc đời, với cái đẹp và một tài năng văn chương bậc thầy, một duy thẩm mĩ độc đáo khác biệt với lối văn cổ điển. Gói gọn nhân sinh, văn hóa, văn học trong những trang viết bé nhỏ mà hàm súc, giàu sức gợi đến khó tả, Kawabata không chỉ làm người Nhật Bản hài lòng, yêu quý và tự hào mà người nước ngoài, khi tiếp xúc với tác phẩm của ông cũng bị lôi cuốn, khó cưỡng, như lời của Anders Sterling: “có thể nhận ra ở ông đôi nét tương đồng về khí chất với các nhà văn phương Tây thuộc thời đại chúng ta”[34; 958]. Cùng với giải thưởng Nobel 1968, Kawabata trở thành hiện tượng văn học mang tính toàn cầu. Tác phẩm của ông không chỉ được đọc và nghiên cứu ở Nhật Bản mà còn được dịch, giới thiệu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Với lối viết dung dị, mềm mại, thấm đẫm chất thơ, mang vẻ đẹp cô đọng, hàm súc của thơ Haiku và thể hiện đậm nét truyền thống yêu chuộng cái đẹp của người Nhật Bản trong nội dung tưởng, ngay từ những sáng tác đầu tiên, tác phẩm của Kawabata đã trở nên quen thuộc với độc giả Nhật Bản. Đặc biệt, những ai yêu thích dòng văn học nữ lưu trước đó có thể tìm thấy trong tác phẩm của Kawabata sự nối tiếp biện chứng độc đáo cả về nội dung tưởng lẫn văn phong. Không chỉ làm phát lộ cái Sabi, Wabi, Aware - những cảm thức thẩm mĩ đặc trưng của người Nhật truyền thống, Kawabata còn miêu tả rất tinh tế cuộc sống của xã hội Nhật trong thời hiện đại với biết bao rạn nứt, đổ vỡ, hoang 8 mang . Do là người tiên phong của trường phái Tân cảm giác và từng là Chủ tịch Hội văn bút Nhật nên tác phẩm của Kawabata, với sự tiên phong và đổi mới của nó, thường được giới thiệu trên nhiều tạp chí danh tiếng, có số lượng độc giả đông đảo. Không chỉ được tôn vinh ở Nhật Bản, các tác phẩm của Kawabata còn được giới thiệu rộng rãi ở nhiều nước. Tuy nhiên, chỉ sau giải Nobel 1968, Kawabata mới được biết đến trên phạm vi toàn thế giới. Pháp là quốc gia đã dịch nhiều tác phẩm của Kawabata từ tiếng Nhật sang tiếng Pháp, ở cả 2 thể loại Truyện trong lòng bàn tay và tiểu thuyết. Ghi công đầu trong việc giới thiệu Kawabata ở Pháp là nhà xuất bản Abin Michel với các dịch giả Anne Bayard Sakai, Cécile Sakai (truyện) và Rene Sieffert (tiểu thuyết). Ở Nga, năm 1971, Nxb Matxcơva đã cho xuất bản tuyển tập tác phẩm của Kawabata với nhan đề Y. Kawabata- sinh ra bởi vẻ đẹp nước Nhật. Việc tuyển dịch tác phẩm của Kawabata từ tiếng Nhật sang tiếng Nga đã tạo điều kiện cho bạn đọc trên thế giới dễ dàng tiếp xúc với tác phẩm của ông- trong số đó có độc giả Việt Nam. Ở Việt Nam, tác phẩm của Kawabata được biết đến lần đầu tiên năm 1969 với bản dịch tiểu thuyết Xứ tuyết của Chu Việt. Cùng năm này, Tạp chí Văn (Sài Gòn) đã cho ra số đặc biệt về Kawabata. Trong đó, đăng hàng loạt truyện ngắn cùng nhiều bài nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh và sự hạn chế về liệu, trình độ, phải hai mươi năm sau, vào 1989, bạn đọc mới được tiếp cận tác phẩm thứ hai của Kawabata thông qua bản dịch Tiếng rền của núi của Ngô Quý Giang. Kể từ đó, tác phẩm của Kawabata liên tiếp được giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam. Năm 1990, Giang Hà Vị dịch Ngàn cánh hạc, Vũ Đình Phòng dịch Người đẹp say ngủ. Năm 1997, Tuyển tập truyện ngắn của các tác giả đạt giải Nobel của Nxb Văn học có đăng ba truyện ngắn của ông. Đến 2001, Nxb Hội nhà văn cho xuất bản Tuyển tập Y. Kawabata gồm bốn tiểu thuyết: Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Tiếng rền của núi, Người đẹp say 9 ngủ. Gần đây nhất, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây đã cho xuất bản Tuyển tập Yashunari Kawabata gồm khá đầy đủ tác phẩm của ông trên tất cả các thể loại: 6 truyện ngắn, 46 truyện trong lòng bàn tay, 6 tiểu thuyết cùng những bài nghiên cứu tiêu biểu về cuộc đời, sáng tác của Kawabata của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Đây có thể xem là bước đột phá trong việc giới thiệu tác phẩm Kawabata ở Việt Nam, tạo điều kiện cho người đọc tiếp xúc với tác phẩm của ông một cách hệ thống và tương đối đầy đủ. Không chỉ được giới thiệu rộng rãi, tác phẩm của Kawabata còn thu hút nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến những tài liệu có liên quan đến việc khẳng định sự tồn tại của yếu tố hiện sinh trong tác phẩm Kawabata. Nhà văn vô sản Aono Suekiti trong cuốn Các nhà văn hiện đại Nhật Bản đã đặc biệt lưu ý đến chức năng “thanh lọc” (catharsic- chữ dùng của Aristot) trong tác phẩm của Kawabata: “Mỗi lần đọc tác phẩm của ông, tôi lại thấy xung quanh tựa hồ như lắng đi, không khí bỗng trở nên trong trẻo còn tôi thì hòa tan trong đó” [61; 302]. Nhà văn hiện đại nổi tiếng Nhật Bản, người bạn và cũng là người được đề cử giải Nobel cùng năm với Kawabata - Mishima Yukio, đã nâng Kawabata lên tầm “người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp”. Nhận định nổi tiếng Kawabata- Vĩnh viễn lữ nhân của ông là gợi ý, khởi nguồn cho hàng loạt các công trình nghiên cứu sau này. Đặc biệt, nó là gợi ý ban đầu cho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu motip nhân vật “hành trình” trong các tác phẩm của Kawabata, để tìm ra sự nối kết giữa tác phẩm Kawabata với các tác phẩm hiện sinh phương Tây. Ở Nhật Bản, trong dòng văn học hiện đại, Kawabata không phải là nhà văn đi sâu phản ánh, cập nhật những biến động thời đại trong từng trang viết, bên cạnh thế hệ các nhà văn hậu chiến như Noma Hiroshi, Shiina Rinzo, Shimao Tashio, Takeda Taijun, Abe Kobo… Tuy vậy, không ai phủ nhận những giá trị văn chương và công lao của Kawabata với văn học dân tộc. Ngay đến Oe 10 . xuất hiện y u tố hiện sinh trong tác phẩm của Y. Kawabata Chương 2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Y. Kawabata - từ góc nhìn của chủ nghĩa. cho sự xuất hiện y u tố hiện sinh trong tác phẩm Y. Kawabata. Thứ hai, chỉ ra những biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong tiểu thuyết Y. Kawabata trên

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w