1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cạnh tranh quyền lực trung mỹ ở biển đông dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực (Tóm tắt, trích đoạn)

27 456 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 440 KB

Nội dung

Là một học viên cao học khoa Quốc tế học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được trang bị những kiến thức hữu ích về nghiên cứu quan hệ quốc tế, luật pháp quốc tế, các vấn đề to

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN NGỌC THANH

CẠNH TRANH QUYỀN LỰC TRUNG - MỸ

Ở BIỂN ĐÔNG DƯỚI GÓC NHÌN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội - 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN NGỌC THANH

CẠNH TRANH QUYỀN LỰC TRUNG - MỸ

Ở BIỂN ĐÔNG DƯỚI GÓC NHÌN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC

Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ

Mã số: 60 31 02 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG KHẮC NAM

Trang 3

Hà Nội - 2016

DANH MỤC VIẾT TẮT

(Diễn đàn Khu vực Đông Nam Á) ASEAN Association of Southeast Asian Nations

(Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)

(Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông) CNHT Chủ nghĩa Hiện thực

DOC Declaration on Conduct of the Parties in the East Sea

(Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông) EEZ Exclusive Economic Zone

(Vùng đặc quyền kinh tế) QHQT Quan hệ Quốc tế

UNCLOS United Nations Convention on Law of the Sea

(Công ƣớc Liên hợp quốc về Luật Biển)

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 5

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

3 Mục tiêu nghiên cứu 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

4 Phương pháp nghiên cứu 12

5 Cấu trúc luận văn 12

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC VỀ CẠNH TRANH QUYỀN LỰC VÀ KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐÔNG 14

1.1 Một số quan điểm của chủ nghĩa hiện thực về cạnh tranh

quyền lực 14

1.1.1 Cơ sở của chủ nghĩa hiện thực 14

1.1.2 Các luận điểm của chủ nghĩa hiện thực về cạnh tranh quyền lực 17

1.2 Khái quát về biển Đông 19

1.2.1 Giới thiệu chung về biển Đông 19

1.2.2 Vai trò của biển Đông 22

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 26

CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN VÀ QUÁ TRÌNH CẠNH TRANH QUYỀN LỰC TRUNG - MỸ Ở BIỂN ĐÔNG 27

2.1 Nguyên nhân cạnh tranh quyền lực giữa Trung - Mỹ ở

biển Đông 27

2.2.1 Về mặt an ninh- chính trị 27

2.2.2 Về mặt kinh tế 29

2.2 Quá trình cạnh tranh quyền lực Trung – Mỹ ở biển Đông 33

2.2.1 Những động thái của Trung Quốc ở biển Đông 33

Trang 5

2.2.2 Những động thái của Mỹ ở biển Đông 48

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 68

CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA SỰ CẠNH TRANH QUYỀN LỰC TRUNG - MỸ Ở BIỂN ĐÔNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ TRANH CHẤP LÃNH THỔ 69

3.1 Tác động của sự cạnh tranh quyền lực Trung- Mỹ ở biển Đông 69

3.1.1 Tác động tới tình hình quốc tế 69

3.1.2 Tác động tới tình hình khu vực 73

3.1.3 Tác động tới Việt Nam 75

3.2 Khuyến nghị cho Việt Nam về đối sách giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển 76

3.2.2 Tự lực, tự làm mình mạnh lên 79

3.2.3 “Cân bằng động” giữa Trung Quốc và Mỹ 81

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 85

KẾT LUẬN 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Biển Đông là một trong những vùng biển lớn trên thế giới với vị trí địa chính trị quan trọng nằm trên tuyến đường hàng hải nhộn nhịp thứ hai thế giới, nối liền châu Âu, châu Phi, Trung Cận Đông với Trung Á và Thái Bình Dương cộng với nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên cùng với hệ sinh thái đa dạng Biển Đông có tầm quan trọng với nhiều quốc gia, khu vực và có ý nghĩa đặc biệt trong chiến lược quốc gia của không chỉ các quốc gia nằm bao quanh cùng biển chiến lược này mà còn có tầm ảnh hưởng tới tình hình

an ninh chính trị khu vực châu Á- Thái Bình Dương rộng lớn và thậm chí là

có tầm ảnh hưởng toàn cầu bởi sự can dự của hai cường quốc lớn nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc và Mỹ trong các vấn đề liên quan Trong sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhu cầu mở rộng ảnh hưởng khu vực và quốc tế ngày càng tăng cao, Trung Quốc coi Biển Đông trong khuôn khổ “lợi ích cốt lõi”

và “sống còn” đối với chiến lược mở rộng ảnh hưởng và trở thành “cường quốc toàn cầu” của mình Về phía Mỹ, mặc dù không phải là một quốc gia tiếp giáp Biển Đông và cũng không phải là một quốc gia trực tiếp liên quan trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông song Mỹ tuyên bố có những lợi ích

ở Biển Đông cần được bảo vệ Vậy là cả Trung Quốc và Mỹ đều đưa biển Đông là lợi ích cơ bản trong chiến lược quốc gia; do vậy, Trung Quốc và Mỹ thường xuyên có những cạnh tranh quyền lực, những đụng độ trên trường quốc tế trong những tuyên bố và hành động của mình trên biển Đông

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ ở biển Đông hiện nay vẫn là một

ẩn số phức tạp, gây nhiều ảnh hưởng đến tình hình thế giới, khu vực và cả Việt Nam; do đó, ẩn số này cần được nghiên cứu sâu và ở nhiều góc độ khác nhau Từng động thái, cạnh tranh của hai siêu cường với tầm ảnh hưởng toàn

Trang 7

cầu thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước, dưới nhiều góc nhìn, cơ sở lý luận khác nhau Là một học viên cao học khoa Quốc tế học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được trang bị những kiến thức hữu ích về nghiên cứu quan hệ quốc tế, luật pháp quốc tế, các vấn đề toàn cầu… tác giả mong muốn lý giải nguyên nhân và những tác động của cạnh tranh quyền lực Trung- Mỹ ở biển Đông dựa trên lý luận về Chủ nghĩa Hiện thực- một trong những lý thuyết quan hệ quốc tế nền tảng

Ý nghĩa khoa học: Việc sử dụng những quan điểm của Chủ nghĩa Hiện thực về quốc gia, quyền lực và xung đột trong phân tích sự cạnh tranh quyền lực Trung Mỹ ở biển Đông cho thấy rằng các quan điểm của Chủ nghĩa Hiện thực vẫn tỏ ra phù hợp trong việc lý giải cạnh tranh, xung đột trong quan hệ quốc tế Ngoài ra, qua việc phân tích nguyên nhân cạnh tranh quyền lực Trung- Mỹ và những tác động, luận văn cũng muốn làm rõ hơn việc áp dụng phương pháp phân tích hệ thống và cấu trúc trong nghiên cứu quan hệ quốc

tế

Ý nghĩa thực tiễn: Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực biển Đông và là một trong những bên có liên quan trực tiếp tới những tranh chấp trên biển Đông vì vậy việc nghiên cứu đánh giá nguyên nhân và phân tích tác động của cạnh tranh quyền lực giữa hai cường quốc là Trung Quốc và

Mỹ ở khu vực biển Đông sẽ giúp Việt Nam có thêm nhận thức đa chiều về tình hình khu vực Đồng thời những khuyến nghị về ứng phó của Việt Nam với những tranh chấp trên biển Đông đối với các bên liên quan dựa trên góc nhìn của Chủ nghĩa hiện thực đóng góp chiều nhận thức đa dạng trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam trước tình hình khu vực và thế giới, nhất là trong vấn đề biển Đông

Trang 8

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Chủ nghĩa hiện thực là một trong những lý thuyết quan hệ quốc tế truyền thống được áp dụng để lý giải nhiều vấn đề cạnh tranh và xung đột trên thế giới, trong đó bao gồm cả việc lý giải cho hành động của các bên có lợi ích liên quan trong vấn đề tranh chấp trên biển Đông nói chung Một số bài nghiên cứu về xung đột biển Đông, cạnh tranh lợi ích giữa các bên, nhất là trong một số mốc thời gian nhạy cảm đã được công bố trên các công trình nghiên cứu khoa học và website uy tín nghiên cứu về các quan hệ quốc tế:

Loạt bài đăng trên website nghiencuuquocte.net như “Các lý thuyết về chính trị thế giới”, “Chủ nghĩa Hiện thực và lý thuyết chính sách đối ngoại”,

“Cấu trúc vô chính phủ và cân bằng quyền lực” đã khái quát những kiến thức nền tảng về lý thuyết Chủ nghĩa hiện thực trong quan hệ quốc tế với những luận điểm cơ bản về quốc gia, quyền lực và xung đột

Bài nghiên cứu khoa học “Biển Đông dưới góc nhìn của Chủ nghĩa Hiện thực” của tác giả Nguyễn Văn Trung, khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã phân tích các tầng xung đột ở biển Đông và luận giải các xung đột này dưới góc nhìn của Chủ nghĩa Hiện thực Tác phẩm cũng đưa ra những dự đoán thông qua các kịch bản cho tương lai biển Đông và một số gợi ý cho Việt Nam trên con đường tìm kiếm lợi ích quốc gia dân tộc

Mỗi động thái của Trung Quốc và Mỹ trong mối quan hệ cạnh tranh Trung- Mỹ ở Biển Đông có tác động to lớn đến tình hình an ninh chính trị khu vực châu Á- Thái Bình Dương và định hướng giải quyết tranh chấp chủ quyền của các bên ở Biển Đông nên đã có nhiều bài tham luận, các ý kiến được trình bày trong các hội thảo, các văn kiện của các hội nghị chuyên đề, các quan

Trang 9

điểm, các công trình nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả giàu kinh nghiệm

cả ở trong và ngoài nước

Các bài tham luận tại hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông: Hợp tác vì

an ninh và phát triển ở khu vực (International Workshop "The South China Sea: Cooperation for Regional Security and Development") – Hội thảo quốc

tế đầu tiên về biển Đông tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam ngày 26-27/11 2009 Hội thảo đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp quan trọng về nhiều khía cạnh xung quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông như những diễn biến gần đây

ở Biển Đông, những mục tiêu nhằm đối phó với những xung đột, một số hoạt động cụ thể của các bên liên quan tới Biển Đông, đặc biệt là Trung Quốc và ASEAN

Cuốn sách “Biển Đông: Địa chính trị, lợi ích, chính sách và hành động của các bên liên quan” do tác giả Đặng Đình Quý- Nguyễn Minh Ngọc đồng chủ biên, Nhà xuất bản Thế giới với những phân tích về vị thế điạ chính trị chiến lược của Biển Đông, lợi ích và chính sách của các bên liên quan trên biển Đông và những đánh giá về biển Đông trong mỗi quan hệ Trung Quốc- ASEAN- Mỹ

Bài viết Chính sách của Trung Quốc đối với tranh chấp Biển Đông từ

năm 2007 đến nay của tác giả Đỗ Thanh Hải - Nguyễn Thùy Linh đăng trên

tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 1 (84), năm 2011, tr.75-106 đã trình bày khái quát những hành động của Trung Quốc từ năm 2007 cho đến giữa năm 2010, những sự thay đổi trong cách tiếp cận của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông, phản ứng của các bên trong tranh chấp và cục diện an ninh mới ở Biển Đông

Bài viết Tự do hàng hải và lợi ích của Mỹ ở Biển Đông của PGS.TS

Phạm Quang Minh và Hà Văn Long đăng trên tạp chí Đối ngoại Quốc phòng,

số 16, quý IV năm 2011 nhấn mạnh tới vai trò của lợi ích hàng hải trong

Trang 10

chính sách can dự của Mỹ vào Biển Đông, đồng thời phân tích những động thái của Mỹ liên quan đến vấn đề tranh chấp Biển Đông

Luận văn Thạc sĩ Quá trình can dự của Mỹ vào vấn đề Biển Đông của

tác giả Trần Lê Minh, khoa Quốc tế học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã làm rõ sự can dự của Mỹ vào vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông Tác giả tập trung vào lợi ích, quá trình tham gia và tác động của sự can dự của Mỹ với các bên tranh chấp và khu vực tại Biển Đông từ đó rút ra kết luận về sự can dự của Mỹ trong vấn đề Biển Đông và đưa ra một số khuyến nghị về cách thức ứng xử của Việt Nam trước

sự can dự này

Bài viết Cạnh tranh Trung - Mỹ tại Biển Đông: Tác động chiến lược

đối với an ninh khu vực của tiến sĩ Fu Kuo Liu trong cuốn sách Biển Đông - Hướng tới một khu vực hòa bình, an ninh và hợp tác của tác giả Đặng Đình

Quý chủ biên, do nhà xuất bản Thế giới xuất bản vào năm 2011đã phân tích chính sách của Mỹ và quan hệ Trung-Mỹ tại khu vực châu Á, theo đó, cạnh tranh Trung-Mỹ tại Biển Đông trong tương lai sẽ có tác động tới cả Đông Á nói chung và trong chiến lược định hình cấu trúc khu vực của Mỹ nói riêng

Bài viết Recent Developments in the South China Sea: Implications

for Peace, Stability and Cooperation in the Region (Những động thái gần đây

ở Biển Đông: Hệ lụy cho Hòa Bình, Ổn định và Hợp tác khu vực) của tác giả Carlyle Thayer đề cập tới những diễn biến trong năm 2009 ở Biển Đông và hệ lụy với lợi ích của Mỹ ở Biển Đông Theo tác giả, trong giai đoạn năm 2009,

Mỹ có nhiều thay đổi mạnh mẽ trong thái độ và hành động tại Biển Đông nhằm phản ứng lại sự bành trướng quân sự của Trung Quốc ở đây, đe dọa tới các lợi ích quốc gia của Mỹ Sự nổi lên của Trung Quốc đòi hỏi Mỹ phải can

dự nhiều hơn vào vấn đề Biển Đông

Trang 11

Nhìn chung, các tác phẩm đều tập trung giới thiệu về lịch sử hình thành và phân tích hệ thống các luận điểm của Chủ nghĩa Hiện thực; phân tích

về lợi ích của Trung Quốc và Mỹ ở Biển Đông cũng như những tuyên bố và hành động của hai bên trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông Tuy nhiên các nghiên cứu thường chỉ đi sâu phân tích quan điểm của riêng Mỹ hoặc Trung Quốc hoặc so sánh, đối chiếu một cách đơn thuần để thấy được những điểm tương đồng cũng như khác biệt trong quan điểm của hai nước lớn

có lợi ích liên quan trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông Trên cơ sở các nghiên cứu đi trước, luận văn kế thừa những luận điểm lý luận về Chủ nghĩa hiện thực và cũng lấy đó làm cơ sở nền tảng phân tích nguyên nhân cạnh tranh quyền lực giữa Trung Quốc và Mỹ ở biển Đông cùng với những động thái kèm theo làm minh chứng, từ đó đánh giá tác động của cạnh tranh quyền lực Trung- Mỹ ở biển Đông đến tình hình thế giới, khu vực Đông Nam Á và riêng cho Việt Nam Đồng thời luận văn dành một phần đưa ra những khuyến nghị cho Việt Nam trong cách hành xử liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc và một số bên liên quan

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn là vận dụng chủ nghĩa hiện thực để lý giải nguyên nhân và quá trình cạnh tranh quyền lực giữa Trung Quốc và Mỹ ở biển Đông- vùng biển có vị thế địa chính trị quan trọng Từ đó đưa ra một số đánh giá về những ảnh hưởng của sự cạnh tranh quyền lực giữa Trung Quốc và Mỹ ở biển Đông tới tình hình quốc tế, khu vực và Việt Nam Từ đó đưa ra một số hàm ý

về đối sách cho Việt Nam trong giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên

biển Để đạt được mục tiêu tổng thể trên, luận văn xác định sẽ hướng tới những mục tiêu cụ thể sau:

Thứ nhất, cung cấp nội dung và những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện thực, nhất là những quan điểm có liên quan đến việc phân tích sự cạnh

Trang 12

tranh quyền lực của các nước Từ đó, dùng góc nhìn của Chủ nghĩa Hiện thực

để lý giải nguyên nhân của sự cạnh tranh quyền lực của Trung - Mỹ ở biển

Đông

Thứ hai, đưa ra dẫn chứng về quá trình cạnh tranh giữa hai bên qua từng tuyên bố và hành động nhằm chứng minh cho những nguyên nhân cạnh tranh

được lý giải trước đó dựa trên góc nhìn của Chủ nghĩa Hiện thực

Thứ ba, đánh giá tác động của sự cạnh tranh quyền lực Trung- Mỹ tới tình hình quốc tế, khu vực và Việt Nam để có cái nhìn đúng đắn về tầm ảnh hưởng của sự cạnh tranh giữa hai siêu cường là Trung Quốc và Mỹ trong vấn đề căng thẳng mà mọi quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam vô cùng quan tâm

Thứ tư, từ những nhìn nhận, đánh giá tình hình thực tế, luận văn đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển dựa trên những quan điểm của Chủ nghĩa Hiện thực về quốc gia và lợi ích quốc gia

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ diễn ra trên nhiều lĩnh vực và trong khoảng thời gian khá dài, đây cũng là một chủ đề phức tạp, nhạy cảm, mang tính thời sự và được khai thác dưới nhiều góc nhìn Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn Thạc sỹ Quan hệ quốc tế, tác giả tập trung nghiên cứu về nguyên nhân và quá trình cạnh tranh quyền lực Trung-

Mỹ ở biển Đông dựa trên những quan điểm của Chủ nghĩa Hiện thực về quốc gia và quyền lực

Phạm vi nghiên cứu: Những cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ đã xuất hiện từ khá lâu, tuy nhiên luận văn trong phạm vi nghiên cứu tập trung vào giai đoạn từ khoảng năm 2007 khi Trung Quốc dần trỗi dậy và có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực, gây những nguy cơ tiềm ẩn khiến Mỹ chuyển

Trang 13

hướng quan tâm trở lại khu vực châu Á, mà nhất là biển Đông cho đến trước khi diễn ra bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11/2016

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, tác giả

đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu trong đó nổi bật nhất là các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu lịch sử trong viện dẫn quá trình cạnh tranh Trung- Mỹ, phương pháp phân tích

hệ thống và cấu trúc, phương pháp phân tích chính sách và lợi ích trong phân tích quan điểm của Chủ nghĩa Hiện thực để lý giải nguyên nhân cạnh tranh quyền lực Trung- Mỹ và áp dụng để đưa ra những khuyến nghị cho Việt Nam Tất cả những phương pháp trên đều nhằm mục đích giúp việc nghiên cứu

đề tài một cách khoa học hơn, có hệ thống và mang tính toàn diện hơn

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của khóa luận bao gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Quan điểm của Chủ nghĩa Hiện thực về cạnh tranh quyền lực và khái quát về biển Đông

Nêu lên cơ sở của Chủ nghĩa Hiện thực và phân tích các luận điểm của CNHT về quốc gia và quyền lực nhằm lý giải nguyên nhân các quốc gia luôn luôn cạnh tranh quyền lực với nhau Ngoài ra trong chương này còn giới thiệu chung về Biển Đông và làm rõ vai trò chiến lược của biển Đông đối với Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia ASEAN- nơi có phần lãnh thổ giáp biển

Chương 2: Nguyên nhân và quá trình cạnh tranh quyền lực Trung- Mỹ

ở biển Đông

Ngày đăng: 11/05/2017, 12:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w