1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

72 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 343,5 KB

Nội dung

Theo PGS.TS Đinh Thị Khang trong bài viết “Thành ngữ trong ngôn ngữ độc thoại của nhân vật Thúy Kiều” đã nêu ra quan điểm cá nhân về vấn đề ngôn ngữ độc thoại: “Trong tác phẩm văn học th

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA: NGỮ VĂN

NGUYỄN MINH ANH

NGÔN NGỮ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG THỂ LOẠI NHẬT KÝ VĂN HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lý luận Văn học

Người hướng dẫn khoa học ThS: HOÀNG THỊ DUYÊN

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những

sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của những người

đi đầu

Em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Hoàng Thị Duyên đã tận tâm hướng

dẫn em trong quá trình triển khai đề tài, hoàn thành đề tài “Ngôn ngữ độc

thoại nội tâm trong thể loại nhật ký văn học”

Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè trong suốt thờigian qua đã bên cạnh và làm chỗ dựa vững chắc để em có thể đạt được thànhcông trong tương lai

Bước đầu tiếp nhận văn học trong nghiên cứu khoa học, kiến thức của

em còn hạn chế do vậy không thể tránh khỏi những sai sót là điều chắc chắn,

em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để kiến thức của

em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Minh Anh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan : Những nội dung trong khóa luận “Ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong thể loại nhật ký văn học” này là do tôi thực hiện dưới sự

hướng dẫn trực tiếp của ThS GV Hoàng Thị Duyên Mọi tham khảo dùng trong khóa luận đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Minh Anh

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Lịch sử vấn đề 3

1.5 Phương pháp nghiên cứu 8

1.5.1 Phương pháp phân tích – tổng hợp

8

Trang 5

1.5.1 Phương pháp thống kê phân loại

NGỮ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN HỌC

1.1 Những vấn đề chung về ngôn ngữ nghệ thuật 11

1.1.1 Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật

Trang 6

1.2.3 Vai trò ngôn ngữ độc thoại nội tâm

2.1 Đặc điểm của ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong thể loại nhật ký văn học

2.1.1 Tần suất xuất hiện

2.1.2.3 Ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong mối quan hệ với trữ tình ngoại đề

Trang 7

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài

1.1.1 Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp truyền bá thông tin nhằm kết

nối những mối liên hệ trong cộng đồng xã hội Ngôn ngữ không đơn thuần chỉđược thể hiện bằng lời nói hay văn bản mà nó còn được thông qua các tín hiệukhác như màu sắc, hình ảnh, âm thanh…hay còn được gọi là tín hiệu giao tiếp

số 1

Có thể khẳng định rằng, ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đờisống văn học Thông qua ngôn ngữ, bạn đọc có thể giao tiếp với tác giả, nó làcông cụ, là chất liệu cơ bản để nhà văn xây dựng nên tác phẩm, là "chìa khóa"

để bạn đọc mở cánh cửa, bước vào thế giới nghệ thuật của nhà văn Nghiêncứu ngôn ngữ trong văn học là cơ sở để tìm hiểu, khám phá thế giới hìnhtượng và các lớp nội dung ý nghĩa của văn bản nghệ thuật; từ đó, đánh giákhách quan tài năng của người nghệ sỹ, khẳng định những thành tựu và đónggóp của nhà văn cho nền văn học dân tộc Trong văn học, ngôn ngữ đượchoàn chỉnh nhờ hai yếu tố: ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại nội tâm

1.1.2 Ngôn ngữ độc thoại nội tâm (Interior monologue) diễn ra ngầm ý

trong cuộc sống, đối tượng người nghe hướng đến là chính bản thân chủ thể.Ngôn ngữ độc thoại nội tâm tồn tại chủ yếu và tương đối phổ biến trong giaotiếp, luôn thể hiện được sự giao thoa kết nối giữa người đối thoại và đối tượngtiếp nhận đối thoại được diễn ra trong quá trình giao tiếp bằng lời nói

Trong văn học, độc thoại nội tâm chỉ xuất hiện đúng bản chất khi ta đặt chúngtrong các tác phẩm cụ thể

1.1.3 Hình thức nhật ký – ghi chép những sự kiện, sự việc xảy ra hàng

ngày, phân định rõ ràng thời gian xuất hiện và mang tính khách quan caothuộc quyền sở hữu của cá nhân Về sau, trong văn học, khi nhu cầu tự quansát, tự ý thức cùng với sự phát triển về thế giới nội tâm con người, cùng với

Trang 11

một vài lý do khách quan đến từ sự xuất bản thì nhật ký đã được công chúngđón nhận nồng nhiệt với thái độ trân trọng

Ở Việt Nam, cho đến trước năm 2005, số lượng tác phẩm nhật ký xuấthiện trong văn học Việt Nam rất ít, một phần do sự bảo quản những ghi chép

ấy còn thô sơ dẫn đến sư thất thoát, bị hỏng mục văn bản gốc và một phầnkhác cũng đến từ lý do cá nhân của người sở hữu nên công tác in ấn xuất bảncông khai đưa đến công chúng còn gặp nhiều khó khăn Ngày nay, các tácphẩm nhật ký đặc biệt với những tác phẩm được viết trong thời chiến đã cómột độ “hot” nhất định trong lòng công chúng Khách quan mà nói, những tácphẩm nhật ký được viết trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)trở nên gần gũi và quen thuộc với bạn đọc trong nhiều năm trở lại đây Vẫnmang những nét tương đồng so với nhật ký giai đoạn chống Pháp, có nhữngcuốn nhật ký không phải của nhà văn viết như Nguyễn Văn Thạc, Đặng ThùyTrâm,vv… và có những cuốn nhật ký mà người viết là những nhà văn chuyênnghiệp thuộc thế hệ nhà văn – chiến sỹ như: Dương Thị Xuân Quý, Chu CẩmPhong, vv…Bên cạnh những cảm xúc cá nhân đầy tính riêng tư bí mật, phầnlớn những trang nhật ký chú hướng vào những sự kiện nóng bỏng không hềche đậy hay giấu giếm với đầy đủ tính chân thực mà chính họ là những ngườitrong cuộc Vì lẽ đó, nên dấu ấn cộng đồng dân tộc hiện lên đậm nét quanhiều trang nhật ký giai đoạn này

Dễ nhận thấy rằng: phương tiện mà nhật ký chuyển tải đến với bạn đọc là mộtthứ ngôn ngữ đặc biệt – ngôn ngữ độc thoại nội tâm chiếm vị trí tiên phong vàchủ đạo trong toàn bộ quá trình sáng tác của tác giả Ngôn ngữ độc thoại đãtrở thành một phần quan trọng của tác phẩm văn học Cùng với ngôn ngữ đốithoại nó giúp tác phẩm hoàn chỉnh dưới góc độ ngôn ngữ Một số tác giả đãthành công trong việc thể nghiệm ngôn ngữ độc thoại nội tâm theo nhiềukhuynh hướng khác nhau và tạo được những thành công nhất định

Trang 12

Với những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Ngôn ngữ độc

thoại nội tâm trong thể loại nhật ký văn học” để mở rộng, khơi sâu thêm một

vấn đề đã được giới nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm và đã tạo nhữngbước đi ban đầu

1.2 Lịch sử vấn đề

1.2.1 Về loại hình ký

Ký (tiếng Nga: ocherk, tiếng Pháp: essai; reportage) là loại hình văn

học trung gian có nhiều biến thể xuất hiện khá muộn và gắn liền với lịch sửphát triển của văn học bác học

Ở phương Tây, đến thế kỉ XVIII ký văn học xuất hiện trên các tạp chícủa Aldison hay Stil, hoặc Nivinkov, những bài viết của Augustin Tiery,Michelet, Pascal…hay M.Gorki, John Reet, Julius Fusik… và từ đó ta nhìnnhận thể ký văn học dưới một khía cạnh nghệ thuật thực sự đạt được nhữnggiá trị quý giá bởi bản thân chúng là nơi gặp gỡ của hai nhân tố quan trọng:

“Sự thật của đời sống và giá trị nghệ thuật.” [5;211].

M Gorki cho rằng: “Bút ký xưa nay vẫn bị giới phê bình coi là một thể loại

thấp trong văn học: nói chung đó là một quan điểm bất công và sai lầm”

[10;338]

“Ký là một loại hình văn học trung gian nằm giữa báo chí và văn học, gồm

nhiều thể chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, nhật ký, tùy bút,…Do có tính chất trung gian mà có người liệt ký vào cận văn học” [12;162].

Nhìn chung việc nghiên cứu loại hình ký và bộ phận hợp thành của loại hình

ký vẫn còn khá mới mẻ chưa được nghiên cứu kĩ lưỡng đặc biệt khi đưachúng vào hệ thống thể loại, hướng tập trung chủ yếu dưới phương diện lýluận chung như khái niệm, tiêu chí nhận diện hay xác định thể loại

Trang 13

1.2.2 Thể loại nhật ký

Nói đến nhật kí (tiếng Pháp: joural; tiếng Nga: dnevnik) là nói đến một

sản phẩm mang giá trị cá nhân, những bí mật riêng tư hầu như người ta khôngmấy để ý và quan tâm sâu sắc Nhưng trên thực tế, những năm gần đây, vìnhững lí do khác nhau nên thể loại nhật kí đặc biệt được các bạn đọc cũngnhư dư luận đón nhận Các nhà nghiên cứu đã đặt nhật ký với tư cách là mộtthể loại văn học để nghiên cứu lý luận:

“Nhật ký là thể loại ghi chép sự việc, suy nghĩ cảm xúc hàng ngày của chính

người viết, là những tư liệu có giá trị về tiểu sử và thời đại của người viết (…) Giá trị quan trọng nhất của nhật ký là tính chân thực do ghi chép sự việc đang xảy ra” [15;261].

Nhật ký được coi là “Một thể loại thuộc loại hình ký”

“Nhật ký là hình thức tự sự ở ngôi thứ nhất được thực hiện dưới dạng những ghi chép hàng ngày theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống (…) thường chỉ ghi lại những sự kiện, những cảm nghĩ vừa mới xảy ra chưa lâu” [12;162].

GS Phan Cự Đệ nhận định: “ Một tập nhật ký có ý nghĩa văn học khi thể hiện

được một thế giới tâm hồn, qua sự việc và tâm trạng cá nhân toát lên những vấn đề xã hội rộng lớn” [4;432].

Những đặc điểm của nhật ký cá nhân khiến cho nó được vận dụngtrong văn học từ khá sớm Ở Tây Âu, thể tài nhật ký phát triển trong văn họccuối thế kỷ XVIII khi có sự gia tăng chú ý đến thế giới nội tâm con người, khixuất hiện nhu cầu tự bạch và tự quan sát, khi độc thoại nội tâm và thủpháp dòng ý thức được chú trọng

Nhật ký được một loạt các nhà văn sử dụng và không hiếm khi độc giả bắtgặp trong văn học thế giới:

Trang 14

- Nhật ký Anne Frank - The Diary of a Young Girl (Anne Frank)

- Di chúc gửi những người còn sống (Maria Cudegicovam)

- Nhật ký người mẹ (I.P Cơliutrarêva)

- Nhật ký của người tình Kisinger (Danièlev Hunebelle)

- Tỉnh ủy bí mật (A Fédorov)

- Nhật kí Mã Yến (Trung Quốc)

- Vv……

Và với Việt Nam:

- Lưu Quang Vũ di cảo, nhật ký và thơ (Lưu Quang Vũ)

- Nhật ký Một tháng đi theo anh em pháo binh (Hoài Thanh)

- Nhật ký Ở rừng (Nam Cao )

- Nhật ký vùng cao(Tô Hoài)

- Nhật ký chiến tranh (Chu Cẩm Phong)

- Nhật ký chiến trường (Dương Thị Xuân Quý)

- Nhật ký Đặng Thùy Trâm (Đặng Thùy Trâm)

- Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi (Nguyễn Văn Thạc)

- Vv………

Gần đây, sự xuất hiện của các tác phẩm thư từ điện tín thời chiến được xuấtbản tạo thành sức nóng trong văn học, các tác phẩm nhật ký trong thời chiến

trở thành “Best seller” “Nhật ký chiến tranh” (Chu Cẩm Phong), “Nhật ký

chiến trường” (Dương Thị Xuân Quý), “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” (Đặng

Thùy Trâm) - được dịch và in ra 16 thứ tiếng xuất bản ở 20 nước trên thế giới,

“Mãi mãi tuổi hai mươi” (Nguyễn Văn Thạc) – tác phẩm có số lượng bán ra

kỉ lục trong hai mươi năm trở lại đây được xếp vào một trong mười sự kiệnvăn hóa tiêu biểu năm 2005 Nhà sử học Dương Trung Quốc đã khẳng định:

“Hiện tượng nhật ký chiến tranh cũng cho thấy chúng ta chưa quan tâm đúng

mức đến vấn đề bảo tồn ký ức, lâu nay chúng ta rất quan tâm đến bảo tồn

Trang 15

những di tích vật thể mà quên mất rằng ký ức cũng là một di sản phi vật thể Nhất là với thực tiễn lịch sử đất nước ta, với cuộc chiến tranh hào hùng như vậy, thì mỗi con người đi vào cuộc chiến tranh đó đều có thể là những pho sử liệu rất quý” [7].

Nhìn chung, dưới góc độ nghiên cứu khoa học, vấn đề thể loại nhật kývẫn là một trong những điều khá mới mẻ đối với giới học thuật, cũng chưa cómột công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống lý luận về vấn đề trên

mà chỉ tập hợp những ý kiến rời rạc mang tính chất giới thiệu Bởi vậy nênkhi đặt vấn đề thể loại nhật ký trong hệ thống lý luận để phân tích bóc táchkhảo nghiệm là vấn đề cần thiết

1.2.2 Độc thoại nội tâm

Độc thoại nội tâm (tiếng Pháp: monologue inté rieu; tiếng Anh:

interriour monologue; tiếng Nga: vnoutreni monolog) là một thủ pháp nghệ

thuật nổi trội trong văn bản nghệ thuật của nhiều nhà văn góp phần tạo nên cátính sáng tạo của mỗi nhà văn cũng như tạo thành những biến đổi đa dạngtrong các tác phẩm văn học hiện đại Ở mỗi thể loại văn học, thủ pháp độcthoại nội tâm sẽ phát huy tối đa ưu thế của mình góp phần hoàn thiện yếu tốnghệ thuật cũng như thể hiện được cá tính sáng tạo, định hình phong cáchnghệ thuật của tác giả (đặc biệt là các tác giả lớn)

Bàn về yếu tố độc thoại nội tâm trong văn học, trước đó các nhà nghiên cứucũng đã có những quan tâm nhất định đặc biệt về cách thức tồn tại của thủ

pháp đó trong tự sự Trong cuốn Cẩm nang văn học (A handbook to

literature) tác giả William Flin Thrall nhận định: “Ngôn ngữ độc thoại nội tâm không phải lời thoại mà là một hình thức phi thoại (non verbalise) đươc dùng để diễn đạt cảm giác tình cảm không thể nói ra thành lời (…)” [11].

Theo đó, nhà nghiên cứu Mario Klrans cùng chung quan điểm: “Ngôn ngữ

độc thoại bị chi phối bởi tâm lý và liên quan đến luồng suy nghĩ của nhân

Trang 16

vật” [11] Hai tác giả cho rằng: Độc thoại nội tâm là một kỹ thuật miêu tả

trong đó một nhân vật được đặc trưng hóa riêng biệt bằng suy nghĩ của chínhnhân vật đó mà không có thêm bất kỳ lời bình nào vì nó đã bị chi phối bởitâm lý và liên quan đến luồng suy nghĩ của nhân vật

Xuất phát từ nguyên lý một chiều giữa người nói với người viết đều là mộtchủ thể, lời nói độc thoại không có sự can thiệp của một đối tượng khác, lời

nói của chính cá thể ấy hoàn toàn diễn ra tự nhiên “chân thực với chân lý

khách quan cuộc sống và chân thực với bản thân mình” [5;231].

Theo PGS.TS Đinh Thị Khang trong bài viết “Thành ngữ trong ngôn ngữ độc

thoại của nhân vật Thúy Kiều” đã nêu ra quan điểm cá nhân về vấn đề ngôn

ngữ độc thoại: “Trong tác phẩm văn học thuộc loại hình tự sự, ngôn ngữ độc

thoại giúp chúng ta phát hiện được gương mặt đích thực của nội tâm nhân vật” [8].

Với tác giả Đặng Anh Đào, bà đã phân tích đặc điểm của độc thoại và chỉ ranhững đặc điểm khác nhau của độc thoại nội tâm và dòng ý thức để đưa ra kết

luận cuối cùng trong công trình nghiên cứu “Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết

phương Tây hiện đại”: “(…) kìm hãm hành động, thiên về xu thể miêu tả hơn

là tự sự rõ nét hơn Thế giới bên trong là đối tượng miêu tả chủ yếu của độc thoại nội tâm ” [3].

Trong cuốn “Những vấn đề thi pháp của truyện” PGS.TS Nguyễn Thái Hòa

đã nhìn nghệ thuật độc thoại nội tâm dưới góc nhìn ngôn ngữ học, theoPGS.TS, độc thoại nội tâm là hình thức đối thoại khi nhân vật tự phân thân

thành “vai nói và vai nghe” [6]

Dựa vào những ý kiến, quan điểm, nhận định, các công trình nghiêncứu trước đó về thể loại nhật ký cũng như về thủ pháp độc thoại nội tâm trong

các văn bản nghệ thuật, chúng tôi lựa chọn đề tài: Ngôn ngữ độc thoại trong

thể loại nhật ký văn học với mong muốn tiếp cận một cách khoa học các vấn

Trang 17

đề liên quan cũng như làm rõ giá trị của ba cuốn nhật ký: “Nhật kí Đặng Thùy

Trâm” (Đặng Thùy Trâm), “Mãi mãi tuổi hai mươi” (Nguyễn Văn Thạc),

“Nhật ký chiến trường” (Dương Thị Xuân Quý).

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Để phù hợp với mục đích nghiên cứu, khóa luận chỉ tập trung khảo sát,nghiên cứu những đặc điểm về ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong thể loại nhật

kí văn học trong ba tác phẩm tiêu biểu cho những sáng tác thể loại nhật kýtrong giai đoạn chiến tranh chống Mĩ này nói riêng và các tác phẩm cùng thểloại nói chung

- Nhật kí Đặng Thùy Trâm – Đặng Thùy Trâm – (2005)

- Nhật kí Mãi mãi tuổi 20 – Nguyễn Văn Thạc – (2005)

- Nhật kí chiến trường – Dương Thị Xuân Quý – (2007)

Những tác phẩm cùng thể loại khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của luậnvăn, song, có thể được sử dụng để so sánh, đối chiếu trong những trường hợpcần thiết

1.4 Phạm vi nghiên cứu

- Nhật kí Đặng Thùy Trâm - Đặng Thùy Trâm – (2005)

- Nhật kí Mãi mãi tuổi 20 – Nguyễn Văn Thạc – (2005)

- Nhật kí chiến trường – Dương Thị Xuân Quý – (2007)

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận bao gồm:

1.5.1 Phương pháp phân tích - tổng hợp

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để làm sáng tỏ những đặc

điểm về ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn

Trang 18

1.5.2 Phương pháp thống kê phân loại

Để những phân tích có căn cứ khoa học khi cần thiết bài viết tiến hành khảosát, thống kê, phân loại

1.5.3 Phương pháp so sánh

Sử dụng phương pháp so sánh để thấy được nét tương đồng, khác biệt, trênphương diện ngôn ngữ, đặc điểm thể loại, vấn đề ngôn ngữ độc thoại nội tâmliên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác như: Lí luận văn học, Lịch sử,Văn hóa, Ngôn ngữ, Khoa học Do đó, chúng tôi vận dụng phương phápnghiên cứu liên ngành để làm sáng tỏ vấn đề

1.6 Đóng góp của khoá luận

Thông qua nghiên cứu đề tài “Ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong thể

loại nhật kí văn học”, bài viết mong muốn làm rõ thêm một phương diện

nghệ thuật quan trọng tạo nên sức hấp dẫn trong các sáng tác của nhà văn nóichung và thể loại nhật kí nói riêng Từ đó, ghi nhận những đóng góp quý giácủa thể loại đối với nền văn học nước nhà, đồng thời khẳng định một hướngtiếp cận có hiệu quả trong nghiên cứu và thưởng thức văn học

Khoá luận góp phần làm sáng rõ những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ độcthoại trong thể loại nhật kí văn học Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp một tàiliệu học tập, nghiên cứu hữu ích cho việc tìm hiểu thể loại nhật kí văn họccũng như vấn đề ngôn ngữ sau này

Trang 19

1.7 Cấu trúc của khoá luận.

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của luậnvăn được triển khai trong hai chương:

Chương I: Cơ sở lí luận về ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ độc thoại nội tâm

trong văn học

Chương II: Ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong thể loại nhật kí văn học.

Trang 20

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT,

NGÔN NGỮ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN HỌC

1.1 Những vấn đề chung về ngôn ngữ nghệ thuật

1.1.1 Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật:

Ngôn ngữ là phương tiện sáng tác trong quá trình sáng tạo ra tác phẩm

“(….) là hệ thống quy tắc cú pháp, quy tắc từ pháp, quy tắc dụng pháp, nó có

tính ổn định; nhưng cả hệ thống ấy cũng đang đổi thay theo áp lực của đời sống và lịch sử Ý nghĩa của ngôn ngữ vừa xác định vừa mơ hồ, vừa ổn định vừa bến đổi trong quá trình được sử dụng Đó là cơ sở tạo ra đặc điểm của ngôn từ văn học” [17;48]

Hay hiểu theo cách giản đơn, ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ được sửdụng chủ yếu trong các tác phẩm văn chương không chỉ có chức năng thôngtin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người

Khi sáng tác văn học, người nghệ sỹ bắt buộc phải sử dụng ngôn từ như mộtthứ chất liệu nhằm giao tiếp với chính mình, bạn đọc, cũng như hiện thựcđược đề cập đến Hoàn cảnh xã hội và thời đại có tác động mạnh mẽ đến đờisống văn học, chi phối nội dung và hình thức của văn học mọi thời đại Sự tácđộng ấy được thông qua nhà văn Những yếu tố như thị hiếu thẩm mĩ, trào lưu

tư tưởng, nhận thức…của con người trong xã hội sẽ chi phối đến hình thứcnghệ thuật của tác phẩm văn học, và ngôn ngữ không nằm ngoài những điều

kể trên Chính vì vậy, dựa vào ngôn ngữ nghệ thuật, ta có thể suy ra hoàncảnh, thời đại lịch sử đã sản sinh ra tác phẩm Không chỉ vậy, môi trườngsống, ý thức hệ tư tưởng giai cấp cũng là một trong những yếu tố góp phầnnên việc hình thành nên ngôn ngữ nghệ thuật của tác giả, tác giả sống ở môitrường nào thì ngôn ngữ sẽ chịu ảnh hưởng của môi trường đó, tác giả thuộcgiai cấp nào sẽ lên tiếng nói hướng về giai cấp ấy Ngoài ra, cách lựa chọn thể

Trang 21

loại, sở trường sáng tác, vốn văn hóa và năng lực dù ít hay nhiều cũng chiphối những đặc điểm phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của tác giả

Ở một vài góc độ, khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật với khái niệm ngôn ngữvăn học mang những nét tương đồng và thường được dùng thay thế cho nhau

để chỉ các dạng ngôn ngữ đã được cụ thể hóa trong các tác phẩm văn học

Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” định nghĩa: “Ngôn ngữ văn học là ngôn

ngữ mang tính nghệ thuật được sử dụng trong văn học Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ này mang ý nghĩa rộng lớn hơn, nhằm chỉ một cách bao quát các hiện tượng ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực trong các văn bản nhà nước, trên báo chí, đài phát thanh, trong văn học và khoa học…” [12;215].

Thông qua ngôn ngữ, nhà văn sẽ tạo được cho mình một tư duy nghệ thuật

đơn lập, một “cá tính sáng tạo” cũng như hình thành “phong cách nghệ thuật”

và tài năng [9; 191] Bởi vậy, văn học khác biệt hoàn toàn với các hình thứcnghệ thuật khác song vẫn có mối liên hệ mật thiết để góp phần tạo nên giá trịtuyệt đối cho mình, yếu tố đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc với tác

phẩm như M.Gorki đã từng nhận định: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn

ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng cả cuộc sống, là chất liệu của văn học” [10;206].

Ngôn ngữ trong đời sống là chuỗi các lời nói diễn ra trong thời gian có thể gọitên mọi sự vật, hiện tượng, tính chất, hành vi một cách chính xác cụ thể Tuynhiên, trong văn học, ngôn ngữ ấy đã được mài rũa tinh luyện và tiến hóa đểđạt đến một trình độ nghệ thuật nhất định nhằm tái hiện lại thời gian và các sựkiện liên quan; tạo ra nhịp điệu, tiết tấu, giọng điệu, cảm xúc, miêu tả thế giớinội tâm thầm kín của con người một cách chân thực; biểu hiện thế giới hìnhtượng và đời sống một cách tinh tế giúp bạn đọc có thể cảm nhận và thưởngthức

1.1.2 Đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật:

Trang 22

Ngôn ngữ nghệ thuật hay còn được hiểu là ngôn ngữ văn học hoặcngôn ngữ văn chương có khả năng tư duy, biểu cảm, biểu hiện – tái hiện lạiđời sống một cách chân thực khách quan mà không làm mất đi vẻ đẹp nghệthuật Đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật được quy định bởi các đặc điểm của

ngôn ngữ nói chung bao gồm: “Ngôn ngữ có thể gọi tên mọi sự vật, hiện

tượng , tính chất, trạng thái, động tác, (…) Ngôn ngữ là chuỗi lời nói diễn ra trong thời gian (…) Ngôn ngữ thể hiện thành những lời nói lời kể mang giọng điệu, mang hơi thở của đời sống (…) Cuối cùng, ngôn ngữ là công cụ

tư duy (…)” [14;26].

Ngôn ngữ nghệ thuật mang những nét đặc thù riêng, dựa trên lý thuyết cơ bảnchúng tôi có những quan điểm về đặc điểm phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

1.1.2.1 Tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật (Đặc thù cơ bản nhất)

Ngôn ngữ có khả năng tái hiện đối tượng miêu tả (người, vật, cảnh vật)Người viết (người sáng tạo nghệ thuật) phải có vốn sống phong phú, nhạy bénvới hiện thực, sử dụng ngôn ngữ đạt đến trình độ điêu luyện, có khả năngquan sát , liên tưởng, tưởng tượng, sáng tạo ra hình tượng mới gây ân tượngmạnh mẽ cho người đọc

“Rừng chiều sau một cơn mưa, những lá cây xanh trong trước ánh nắng,

mỏng manh xanh gầy như bàn tay một cô gái cấm cung” [19;21].

Các tác giả văn học sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật (ẩn dụ, hoán dụ, sosánh…) để khiến ngôn ngữ có tính hình tượng Tính đa nghĩa trong vănchương được khai thác và phát huy tối đa hiệu quả của nó trong các tác phẩmvăn học và trở thành một hệ quả tất yếu của tính hình tượng

1.1.2.2 Tính biểu cảm của ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ có khả năng bộc lộ các sắc thái cảm xúc cơ bản hay phức tạpcủa hệ thống nhân vật và chủ thể sáng tác Thông qua đặc thù này, trên mộtdiện tích văn bản nhất định, bạn đọc góp phần đồng sáng tạo với tác giả, tạo

Trang 23

thành tiếng nói tri âm giữa đối tượng tiếp nhận và chủ thể sáng tạo Các tácgiả văn học phải tìm tòi, lựa chọn, khảo cứu ngôn từ (thường sử dụng hệthống động từ hoặc tính từ) để tăng tần suất biểu cảm của văn bản văn học

“Bận nhiều rồi Và niềm cũng tăng dần với khối lượng công việc Vào 1972, thấy khoan khoái, khỏe khoắn và hầu như 3 hôm nay không có điều gì đáng buồn cả Ôi! Sung sướng biết bao, được làm việc và vui như những ngày đầu năm nay” [18;126].

1.1.2.3 Tính cá thể hóa của ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ mang giọng điệu riêng, độc lập được thể hiện ở lời nói củatừng nhân vật, ở nét riêng trong cách diễn đạt sự việc của tác giả tạo cho ngônngữ nghệ thuật những sáng tạo mới lạ Hay đó chính là dấu ấn sáng tạo, cátính sáng tạo riêng của chủ thể trong tác phẩm nghệ thuật của mình, thể hiệnqua khuynh hướng sử dụng hệ thống ngôn ngữ nhằm xác lập thế giới nghệthuật và sự sáng tạo ngôn ngữ của chủ thể sáng tạo

1.1.3 Phân loại ngôn ngữ nghệ thuật

Vấn đề ngôn ngữ nghệ thuật có hai cách phân loại cơ bản dựa lấy yếu tố ngônngữ làm trọng tâm:

Thứ nhất, ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm:

- Lời trực tiếp: Là phát ngôn của nhân vật được truyền đạt thông quahình thức đối thoại và độc thoại là một dạng lời của phát ngôn trực tiếpmang tính cá thể hóa cao của nhân vật khi tham gia giao tiếp

- Lời gián tiếp: Là toàn bộ lời người trần thuật ở vị trí ngôi ba đứng bênngoài câu chuyện được phép kể bất cứ điều gì họ biết

- Lời nước đôi: Là lời nói có sự kết hợp giữa lời gián tiếp và lời trực tiếp.Lời của người trần thuật song ý thức và ngôn ngữ lại là của nhân vật

Trang 24

Trong lời nước đôi có sự hòa trộn giữa ngôn ngữ người trần thuật vớingôn ngữ nhân vật

Thứ hai, ngôn ngữ nghệ thuật gồm 3 loại: Ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhânvật, ngôn ngữ nửa nhân vật

- Ngôn ngữ tác giả là ngôn ngữ của người viết – chủ thể sáng tạo ra tácphẩm

Ở dạng thức thứ nhất, ngôn ngữ tác giả có thể ở ngôi thứ nhất để thuậtlại những tình tiết sự kiện Thường ở dạng này, tính cá nhân được bộc

lộ trực diện và khá sâu sắc

Ở dạng thức thứ hai, tác giả cố gắng tách ra khỏi sự kiện, đứng bênngoài câu chuyện để kể lại (ngôi thứ ba), chính hình thức như vậy,những suy nghĩ cảm xúc hoặc bình phẩm của tác giả được diễn rakhách quan và mang tính chính xác cao

- Ngôn ngữ nhân vật là lời nói của nhân vật trong các tác phẩm thuộcloại hình tự sự, là một phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụngnhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật

- Ngôn ngữ nửa nhân vật là sự cùng phát ngôn giữa lời tác giả với lờinhân vật thường biểu hiện rõ nhất qua các trường đoạn độc thoại vàdòng tâm tư nhân vật

1.1.4 Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật

Dựa trên cách phân loại lời nói, chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật đượcbiểu hiện rõ nét qua hệ thống lời văn nghệ thuật trong tác phẩm

Trong văn học, lời trực tiếp được sử dụng khá phổ biến trong việc phản ánhhiện thực nhân vật, thể hiện đời sống ngôn ngữ của xã hội Hệ quả của lời trựctiếp là sự xuất hiện đặc biệt của lời nội tâm (có thể là độc thoại hoặc đốithoại) Lợi dụng điều này, tác giả tạo ra nhân vật năng động bộc lộ bản chất,

Trang 25

cá tính, môi trường sống và thúc đẩy các mối quan hệ trong tác phẩm pháttriển hay hiểu theo cách khác và là đối tượng của miêu tả nghệ thuật

Ví dụ: Lời nói của người nông dân thật thà, giản dị, chất phác khác với lời nóicủa người trí thức mẫu mực

Lời gián tiếp có chức năng trình bày toàn bộ thế giới hình tượng, kể cả cácyếu tố nội dung hay hình thức của nhân vật cho bạn đọc theo dõi Lời giántiếp vừa thực hiện nhiệm tái tạo bối cảnh vừa lý giải, phân tích đánh giá lờinói ý thức của người khác, đưa ra các lời kể dân gian, khẩu ngữ, lời tự thú , tựtrào thậm chí là cuồng ngôn thông qua người kể chuyện làm phong phú chotác phẩm

Lời nói nước đôi là một dạng thức đặc biệt, là sự hòa quện giữa lời trực tiếp

và lời gián tiếp Bằng lời nói này, nhà văn có thể vừa miêu tả, tạo hình nhânvật, vừa thể hiện ý thức nhân vật cũng như với thế giới bên trong của nhân vậtdưới con mắt khách quan của tác giả

Ví dụ trong tác phẩm Chí Phèo: “Hắn vừa đi vừa chửi Bao giờ cũng thế, cứ

rượu xong là hắn chửi Bắt đầu hắn chửi trời Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là

ai Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!” Không ai lên tiếng cả Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn Nhưng cũng không ai ra điều Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo”

Trang 26

Nhà văn vừa là người định hướng cho bạn đọc đi sâu vào thế giới nội tâmnhân vật, vừa trực tiếp hóa thân vào nhân vật để cùng nhân vật phát ngônnhằm tạo hiệu ứng nghệ thuật

Ngoài ra, dựa trên yếu tố tác giả với nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật mangnhững chức năng riêng lập phù hợp với từng đối tượng trong văn bản

Ngôn ngữ tác giả có chức năng phản ánh nghệ thuật và chứng tỏ khả năngthẩm mĩ trong thế giới nghệ thuật Nó tồn tại độc lập mang tính cá thể, bởimỗi nhà văn, người sáng tác đều có một giọng điệu riêng không ai giống ai.Ngôn ngữ tác giả không chỉ có nhiệm vụ giới thuyết, xây dựng bối cảnh, chândung, bình phẩm đánh giá nhân vật cùng các mối quan hệ của họ với thế giới

mà còn chịu trách nhiệm liên kết văn bản cũng như tạo dựng kết cấu bằng cácthủ pháp hình thức nghệ thuật Nhà văn vừa có thể khiến nhân vật đứng ratrực tiếp làm đối tượng để bộc lộ bản chất hành động vừa làm nhân vật trởthành người trần thuật đứng bên ngoài câu chuyện để là người phát ngôn thaythế

Ngôn ngữ nhân vật là sản phẩm mà nhà văn hư cấu, sáng tạo nên trong thếgiới nghệ thuật Trong ngôn ngữ nhân vật có bóng dáng của ngôn ngữ tác giả,làm nhiệm vụ là người phát ngôn cho tác giả Ngôn ngữ nhân vật có chứcnăng bộc lộ tính cách, hoàn cảnh, lý lịch, tình cảm cảm xúc của nhân vật, bởichỉ khi người trong cuộc lên tiếng nói thì bản chất xã hội và tính thời đại mớiđược thể hiện một cách trọn vẹn Nhà văn chỉ là người định hướng chứ khôngphải là người có thẩm quyền tự do tự ý quyết định suy nghĩ của nhân vật.Văn học ngày nay đang chuộng lối sử dụng ngôn ngữ đa thanh, có nghĩa làngôn ngữ nửa nhân vật hay còn được gọi là ngôn ngữ nửa trực tiếp hay hìnhthức diễn ngôn song điệu Ngôn ngữ nửa nhân vật là lời của nhà văn nhưngmang ngôn ngữ nhân vật Đây có thể nói là một phương thức tư duy hiện đại

để khám phá dòng ý thức – một trạng thái phức tạp của tâm lý con người, nó

Trang 27

tiến bộ hơn hai phương dạng ngôn ngữ trên ở khía cạnh vừa là phương tiệngiúp độc giả mở rộng mạch ý của các tác phẩm tự sự (đặc biệt là truyện ngắn),vừa đi sâu vào tận cùng bản trạng của con người trong quá khứ lại vừa khámphá được nội tâm ý thức hòa vào trong giọng kể khách quan của người trầnthuật (có thể là tác giả hoặc một nhân vật tự tạo khác của tác giả)

Nhận xét trên thực tế khách quan, mọi lời văn trong tác phẩm thực chất

là lời tác giả, mọi lời nói của nhân vật đều do nhà văn hư cấu sáng tạo ra.Riêng với thể loại nhật ký, người viết là người trần thuật, là nhân vật trungtâm trực tiếp đứng ra kể lại những sự kiện mang tính chất cấp bách kịp thờiphản ánh chính xác hiện thực trong dòng chảy nội tâm phức tạp Các nhân vậtkhác xuất hiện trong ký ức của người viết Người viết không chỉ là ngườidựng tạo, đảm bảo cấu trúc văn bản mà còn trực tiếp tự giải phóng cảm xúcbiểu cảm chính mình như một nhân vật văn học Bởi sự ưu việt của nhật ký làkhả năng xóa mờ ranh giới giữa ngôn ngữ nhân vật với ngôn ngữ tác giả

1.2 Ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong văn học

1.2.1 Khái niệm ngôn ngữ độc thoại nội tâm:

Ngôn ngữ được hoàn chỉnh nhờ hai yếu tố ngôn ngữ đối thoại và ngônngữ độc thoại nội tâm Với tác phẩm văn học, độc thoại nội tâm của nhân vậtthực chất là giọng điệu cách thức suy nghĩ của tác giả về hiện thực đời sống.Khái niệm độc thoại được sử dụng lần đầu tiên trong các tác phẩm văn học cổ

đại Hi Lạp và La Mã có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp “monologus” định nghĩa

đơn giản là lời nói một mình Về sau khái niệm độc thoại nội tâm được nhắc

đến nhiều hơn qua nhà văn của hai kiệt tác tiểu thuyết kinh điển “Ba chàng

lính ngự lâm” và “Bá tước Monte Cristo” Alexandre Dumas (1829 – 1870) và

nhà thơ, nhà phê bình văn học người pháp Théophile Gautier (1811 – 1872)

Trang 28

Thuật ngữ độc thoại nội tâm (tiếng Pháp: monologue intérieu;soliloque; tiếng Anh: interriour monologue;soliloquy; tiếng Nga: vnoutreni monolog) Trong

đó, monologue mang nghĩa là lời độc thoại; interieu mang nghĩa là ở trong (thuộc phạm vi tinh thần) Tiền tố mono trong tiếng Pháp nghĩa là một, chẳng hạn; tiền tố soli cũng mang ý nghĩa là một nhưng khi nó kết hợp với tiền tố

khác thì mang ý nghĩa là cô đơn, đơn độc Qua đó tác giả khẳng định, thuậtngữ tiếng Pháp phản ánh chính xác nhất, đạt được sự thống nhất về mặt đối

thoại dialogue [2;29].

Độc thoại nội tâm “là lời phát ngôn của nhân vật với chính mình, thể hiện

trực tiếp quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [12;122].

Tuy nhiên, xét độc thoại nội tâm như là một thủ pháp trong nhật ký –một thể loại đặc biệt trong văn học, nghiên cứu độc thoại nội tâm chính là đitìm tiếng nói của tác giả Nhân vật văn học đồng thời là tác giả tự đối thoạivới chính mình, tự phân thân thành hai vai: vai nghe, vai nói Tác giả ghi chép

sự kiện suy nghĩ cảm xúc hàng ngày theo trình tự lần lượt thời gian có mốc cụthể Tính riêng tư vẫn luôn là điều khơi gợi trí tò mò bởi nó liên quan đến bímật – nhất là với những nhân vật mang giá trị lịch sử

1.2.2 Đặc điểm của ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong văn học:

Độc thoại nội tâm là thủ pháp khám phá chiều sâu con người bên trongnhân vật mà tác giả sáng tạo ra, biểu đạt ý nghĩa tâm lý, tình cảm, tư duy củanhân vật, được coi là một dạng nhân vật trực tiếp nói ra trong hoàn cảnh giaotiếp nhất định Trong văn học, độc thoại nội tâm có khả năng phản ánh suynghĩ nội tâm của nhân vật hay nói cách khác đó chính là lời của nhân vậtkhông thông qua xâm nhập của đối tượng giao tiếp khác

Khác với ngôn ngữ đối thoại, lời độc thoại nội tâm là dòng chảy ngữ lưu luôntuôn chảy độc lập với những phản xạ của người tiếp nhận, một dòng nói ngầm

Trang 29

hướng váo chính chủ thể độc thoại đó, thực hiện giao tiếp mà không tính đếnphản ứng của người đối thoại, người phát ngôn độc thoại có thể thoái mái thểhiện những cảm xúc suy nghĩ của mình mà không sợ người khác phát hiện Bao giờ hình thức bên ngoài của tính độc thoại cũng là dòng nói liên tục dàyđặc không bị ngắt quãng Lời độc thoại nội tâm được dẫn ngay sau lời vănmiêu tả trần thuật, thường được đặt trong dấu ngoặc kép “…” Người phát

ngôn độc thoại thường dùng các động từ như: tự nghĩ, ngẫm, tự hỏi,… Lời

nói độc thoại nội tâm gắn với chủ thể phát ngôn nhất định (người nghĩ) thựchiện một loại giao tiếp nhất định hướng đến người nghe cụ thể là chính mìnhhoặc người khác

Đó là những lời nói thầm không thành tiếng và người khác không thể haybiết, vì vậy, xuất hiện những mâu thuẫn xung đột gay gắt xảy ra trong chínhbản thân nhân vật

“Ao ước lắm , một lần gặp bạn, một lần nữa thôi cũng được, ta sẽ nói hết nói

hết….Phố đừng cười nhé, dặn thế rồi mà lá cứ reo reo Sao khi ở gần với phố, chẳng yêu phố nhiều hơn nữa để bây giờ hối tiếc…Ừ, thời gian, ”

[18;44]

Độc thoại nội tâm có hai dạng thức: Đó là độc thoại trực tiếp và độc thoạigián tiếp Trong đó, độc thoại trực tiếp là suy nghĩ trực tiếp của nhân vật còntrong độc thoại gián tiếp, dạng này thường là lời nói của nhân vật song khôngtrực tiếp nói ra mà thông qua tác giả - thực chất là giọng điệu, cách thức, suynghĩ của tác giả về hiện thực cuộc sống bởi tác giả là người phát ngôn và

nhập vai vào nhân vật để thuật lại lời thoại “Tác giả như là người lựa chọn,

người giới thiệu, người dẫn dắt, người bình luận” [11;243].

1.2.3 Vai trò của ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong văn học

Trang 30

Có thể khẳng định rằng, thủ pháp độc thoại nội tâm tồn tại phổ biếntrong thực tế sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, tuy nhiên nó chỉ thực sự hiện diện

rõ ràng khi ta đặt chúng trong hệ thống tác phẩm cụ thể

Thủ pháp độc thoại nội tâm biểu hiện tâm ý, tính cách, mang đậm dấu ấn cátính, cách tư duy, cảm xúc của chủ thể phát ngôn nói riêng và tác giả nóichung Nhân vật phát ngôn luôn có sự mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm vàđẩy lên một mức độ cao hơn đó chính là sự co kéo giữa một bên là ý thức vàbên còn lại là nhân cách đối lập Nhân vật tự phân thân để nói chuyện giaocảm, phê phán với chính mình nhưng sau đó tự bào chữa biện minh cho chínhmình Đây được khẳng định là sự giằng co mãnh liệt nhất, căng thẳng và gaygắt nhất trong nghệ thuật

Độc thoại nội tâm góp phần định hướng hành động của chủ thể phátngôn (nhân vật và tác giả) Xét trên một khía cạnh nào đó, trước một tìnhhuống, người phát ngôn có sự tự phân tích lý lẽ và diễn giải để đi đến một kếtluận đúng đắn Tuy nhiên phải hiểu rằng chính chủ thể đó đã có sẵn câu trảlời, định hướng trước sự đúng đắn của kết luận và nhanh chóng có quan điểmtương lai của hành động đó:

“Vâng, cuộc đời thực tế gồm hai mặt Cuộc đời vẫn bao la niềm ưu ái, người

ta vẫn dễ dàng tìm thấy niềm thương yêu, miễn là chân thành và có lòng vị tha Nhưng…dù anh có chân thực bao nhiêu đi chăng nữa rồi vẫn có lúc anh đau xót thấy rằng vẫn có những kẻ dùng mánh lới khôn khéo, lừa đảo anh để giành giật… Anh muốn sống vô tư hoàn toàn chỉ biết có lẽ phải, có tình thân

ái thôi ư? Không được, sẽ có kẻ khác cho anh là ngốc….” [19;41] Hành động

độc thoại nội tâm của Đặng Thùy Trâm định hướng hành động suy nghĩ củachính cô Trước những mâu thuẫn về cuộc đời, cô đã tự lí giải tự dẫn dắt, tựđặt tình huống mâu thuẫn để tự mình giải quyết Tuy nhiên, do bản thân cô đã

Trang 31

có đáp án cho điều đó nên mọi lời nói trong mâu thuẫn ấy dường như đã đượcphân định rõ ràng.

Thông qua độc thoại nội tâm, những sắc thái giới tính được phản ánhtrong toàn bộ văn bản tạo ra một phong cách riêng như (ngữ âm, từ vựng,

câu…) Nếu chủ thể phát ngôn là người nam (“Mãi mãi tuổi hai mươi” –

Nguyễn Văn Thạc) thì toàn bộ lời phát ngôn sẽ cứng cáp, mạnh mẽ, chú ý hơncác mối qua hệ xã hội đa chiều, giọng văn tỉnh táo, lý trí, khẳng định hoặc phủ

định vấn đề với các từ ngữ dứt khoát như: cứ, rất là, chính là, là, chính xác,

phải, chắc chắn là, phải như vậy, ừ chính nó, tất nhiên ….Trái ngược lại với

điều đó, nếu chủ thể phát ngôn là nữ (“Nhật ký Đặng Thùy Trâm” – Đặng Thùy Trâm; “Nhật ký chiến trường” – Dương Thị Xuân Quý) thì ngôn ngữ

phản ánh chủ đạo sẽ mềm mại, yểu điệu, uyển chuyển với những suy nghĩ,phát biểu, nhận định đời sống tình cảm nhằm hướng về nhiều hơn khía cạnhgia đình, tình yêu, hạnh phúc, sự lo âu với hệ thống từ ngữ kết luận vấn đề

mang tính chất gián tiếp như: có lẽ là, phải chăng, hình như là, không thể nào

như vậy, hay là, không đâu…nó là…., có phải, hay chăng, có chăng là….

Song trong từng ngữ cảnh khác nhau, người thể hiện phát ngôn chọn lựa loạihành động ngôn ngữ phù hợp với lời nói của mình để đạt hiệu quả giao tiếptốt nhất cũng như khắc họa rõ nét phong cách ngôn ngữ của tác giả

Độc thoại nội tâm góp phần tái hiện lại phạm vi hiện thực trong tácphẩm Thông qua lời độc thoại, công chúng tiếp nhận sẽ hiểu rõ hơn bản chất

sự thực được đề cập đến, bởi nó mang tính khách quan và xác thực ở một góc

độ nào đó, những góc khuất tâm trạng, những mâu thuẫn được hình thành gópphần làm cho cuộc sống nghệ thuật diễn ra đa chiều trong tác phẩm Sẽ thậtkhông mấy thú vị nếu như ta chỉ nhìn vào những lời đối thoại hay diễn cảnh ở

bề nổi của văn bản, sẽ không thể hiểu hết bản chất của vấn đề nếu như chủ thể

Trang 32

phát ngôn chỉ diễn xướng phần âm thanh mà bỏ qua tiếng nói của tâm trạnghay những ẩn khuất tối tăm khó chạm tới chứa đằng sau sự xuề xòa dễ dãi

1.3 Thể loại nhật ký trong văn học

1.3.1 Khái niệm thể loại nhật ký:

Bắt kịp tốc độ hiện đại hóa, từ việc tản mạn ghi chép những sự kiện rời rạc kết hợp với sự đan xen của hình thức tự sự kết hợp biểu cảm, một tiểu loạimới hình thành trong đời sống văn học và trở thành một nhánh năng động củathể ký: Đó là thể nhật ký

Nhật ký (tiếng Pháp: joural; tiếng Nga: dnevnik; tiếng Anh: diary; tiếng Nhật:nikki bungaku) là một thể loại tương đối đặc biệt trong nền văn học Việt

Nam Song để xác định nhật ký như một thể tài mang ý nghĩa đời sống nghệ thuật đặc biệt thì vẫn còn có những ý kiến khác nhau chưa thống nhất

Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, các tác giả đưa ra ý kiến: “Nhật kí là hình thức tự sự

ở ngôi thứ nhất được thực hiện dưới dạng những ghi chép hàng ngày theo thứ

tự thứ ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác giả hay nhân vật chính là người trực tiếp tham gia hay chứng kiến Khác với hồi ký, nhật ký thường chỉ ghi lại những sự kiện những cảm nghĩ vừa mới xảy ra chưa lâu (…) “Cũng giống như trong các nhật ký ngoài văn học (nhật ký riêng tư, nhật ký khoa học, nhật ký công tác…), những điều ghi chép và những cảm nghĩ trong văn nhật ký văn học thường có độ chân thực, cởi mở đáng tin cậy Song điểm khác nhau cơ bản là ở chỗ nhật ký văn học thường hướng tới một chủ đề nhất định và có sự ưu tiên chú ý đến nội tâm của tác giả hoặc của nhân vật trước những vấn đề những sự kiện có ý nghĩa xã hội nhân bản rộng lớn Về mục đích sử dụng, các loại nhật ký ngoài văn học được viết ra không nhằm công bố rộng rãi” [12;237]

Trang 33

Xuất phát từ những ghi chép cá nhân, một vài yếu tố văn học đã biếnmột số tác phẩm nhật ký cá nhân trở thành một tác phẩm văn học với nhữngđặc tính và giá trị độc lập có thể trở thành một thể loại văn học Nhiều trườnghợp, nhật ký còn là phương tiện để thử tài cầm bút hành văn của các tác giảvăn học Trong những trang nhật ký, họ luôn là chính mình với cuộc đời màkhông bị ràng buộc bởi bất kì thế lực hay chế độ nào, lúc ấy chính là lúcnhững nhà văn chỉ là những người viết thư cho những người không quen biết.Tuy nhiên, ta cũng cần nên có sự phân biệt rõ ràng với đối tượng trong nhữngtrang nhật ký của tác giả là bản thân họ hay bạn đọc, dù có được công bố haymãi chỉ là những dòng suy tưởng trong thầm lặng và bí mật thì tính trung thựccủa nhật ký không thể tiêu biến mà sự thể hiện mức độ của tính trung thực đómới là điều đáng quan tâm.

1.3.2 Đặc điểm của thể loại nhật ký văn học:

Xét một cách khái quát tổng thể về đặc trưng thể loại nhật ký nóichung, nhật ký văn học nói riêng mang những đặc điểm cơ bản sau:

1.3.2.1 Nhật ký là thể loại có khả năng ghi chép một cách cụ thể, trung thực,

khách quan, tỉ mỉ diễn biến của sự việc hiện tượng xảy ra xung quanh chủ thểtheo thứ tự ngày tháng ngày này qua ngày khác Nó là sự tùy ý liệt kê phichọn lọc hoặc đơn thuần chỉ là những xúc cảm cá nhân bất chợt, những trangnhật ký viết khá hồn nhiên , người viết không quan tâm đến đối tượng cũngnhư một mục đích nào khác mà chỉ đơn thuần muốn nói chuyện với chínhmình, muốn giải tỏa những tần số cảm xúc đang rối loạn trong con ngườimình, chính điều đó khiến nhật ký càng đạt được nhiều giá trị đặc biệt là giátrị hiện thực

Trước hết phải nói đến trong văn học hiện đại, yếu tố hư cấu (fiction) thuộc

về truyện ngắn ( the elements of the short story), truyện vừa ( middle story) vàtiểu thuyết (novel) Văn học nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống nhưng không

Trang 34

sao chép nó Nhà văn có thể nói đến những cái vốn có thực hoặc ngược lại, cóthể nói đến những cái không tồn tại, tưởng tượng ra một cuộc sống thực trongthế giới nghệ thuật, mô phỏng hoặc ngụy tạo ra sự kiện hình tượng bằng giảđịnh của mình Để làm được điều đó, nhà văn phải sử dụng các thủ pháp quenthuộc như ngoa dụ, nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, ước lệ tượng trưng - tồn tạitrong văn học Trung đại

Khác với điều đó, ở loại hình ký như hồi ký, tự truyện, đặc biệt là nhật ký,đặc điểm nổi bật nhất của nó chính là tính phi hư cấu (hay còn được gọi lànon - fiction) Đó là sự nhất thiết sống thực như một chứng nhân thời sự, dữkiện một sự thật lịch sử có thật (the truest history), cuộc đời đã tự lên tiếng vàngười viết không có sự can thiệp làm biến dạng đi bản chất vốn có của sựthật

Sự thực chính là điều cốt lõi của thể loại nhật ký Nhờ vào việc vận dụng yếu

tố này, người viết có thể phản ánh kịp thời độ “hot”, tính nóng hổi kịp thờichính xác của sự kiện Những sự việc, con người đều phải được chứng thựcbằng sự xác định rõ ràng, vì vậy người viết luôn có tư chất của một nhà báo đitìm điều có thật

Mục đích của nhật ký là giao lưu với chính mình, là tiếng nói phân thân củangười viết bởi vậy tính riêng tư, bảo mật là yếu tố khiến nhật ký thu hút hơncác thể loại tự sự, trữ tình hay kịch cũng như là lý do để nhật ký tồn tại Hơnbao giờ hết, những bí mật của người khác, nhất là những góc khuất chưa đượccông bố của sự kiện hay nhân vật mang tầm ảnh hưởng xã hội vẫn luôn khơigợi nhiều trí tò mò nhất của công chúng

1.3.2.2 Ở nhật ký văn học ta dễ dàng nhìn ra người trần thuật là cái “Tôi” tác

giả Người trần thuật là người trực tiếp chứng kiến diễn biến câu chuyện được

kể lại Đó không phải những câu chuyện được tưởng tượng mà là những biến

Trang 35

cố có thực được kiểm chứng khách quan Vì vậy, cái “ Tôi” trong nhật ký làcái “Tôi” của tác giả ký tên trên văn bản

Ví dụ: Nhật ký Ở rừng của Nam Cao, cái “Tôi” được xác định là chính nhàvăn Nam Cao

Sức thu hút của nhật ký văn học không chỉ phụ thuộc vào cảm xúc của cái

“Tôi” trước hiện thực đời sống đang xảy ra mà còn chịu sự chi phối củakhuynh hướng thẩm mĩ cũng như đạo đức của người viết nhật ký Yếu tố tâmtình, trò chuyện biểu cảm trong nhật ký là một trong những điều ta không thểphủ nhận hơn nữa đối tượng tiếp nhận lại là chính bản thân họ Cái “Tôi”trong nhật ký văn học không đơn thuần chỉ ghi chép máy móc, thụ động vềhiện thực cuộc sống và con người mà cái “Tôi” ấy phải có khả năng sáng tạonghệ thuật, không chỉ đảm bảo tính xác thực của đối tượng miêu tả mà cònphải bằng tiếng nói của cảm xúc góp phần bồi đắp hình tượng ấy thêm phongphú đa diện

1.3.2.3 Về hình thức, quả thực đến nay, những ý kiến xung quanh thể loại

mới mẻ này vẫn chưa cấu thành thành một hệ thống lý luận hoàn chỉnh mà chỉ

là những ý kiến rải rác lẻ tẻ Theo tác giả Trần Đình Sử: “Nhật ký ghi chép sự

việc, suy nghĩ, cảm xúc theo ngày tháng, có thể liên tục nhưng cũng có thể ngắt quãng Đặc điểm lời văn của nhật ký là sự ngắn gọn, tự nhiên bởi nó là những lời nói bên trong, là tiếng nói nội tâm về những sự việc riêng tư, những tâm sự thầm kín, ý nghĩ thành thực nên thường kết hợp linh hoạt tự sự

và trữ tình” [16;379].

Nhật ký thường kết cấu theo thời gian tuyến tính, có nghĩa là các sựviệc được diễn ra theo mạch chảy thời gian, theo đúng trình tự lần lượt ngàytháng năm mà người viết chứng kiến hay tham gia bởi người viết tôn trọngtrật tự biên niên của sự việc ghi chép: Ngày…tháng…năm (bằng số) Đâycũng chính là yếu tố góp phần thể hiện tính chân thực khách quan của thể loại

Trang 36

nhật ký Nhật ký theo một nghĩa nào đó có khả năng đánh giá tác giả có khảnăng nhanh nhạy tiếp cận cuộc sống theo một cách thức riêng không giốngbất kì ai, bởi nhật ký cập nhật chính xác những suy nghĩ, tư tưởng, tư duy củangười viết Với thể loại nhật ký giả nhật ký, thông qua văn bản, tác giả đãđánh thức tính tư duy trong bán cầu não phải của mỗi bạn đọc Bởỉ khi dấnthân trong hiện thực của người viết, độc giả không còn là người quan sát màtrực tiếp được nếm trải cảm xúc, suy nghĩ thực của nhân vật

Trong nhật ký, giọng điệu của người viết thường có sự thay đổi tùy thuộc vàochuỗi ngày sự kiện xảy ra song vẫn là giọng điệu của một người, cùng với đóđiểm nhìn của người viết nhật ký có thể giao động hướng nội hoặc hướngngoại phụ thuộc vào ngữ cảnh trong thể loại ấy

Tuy nhiên, ở một số dạng thức khác, người viết nhật ký ý thức được đối tượngtiếp nhận nên họ thường khá chú ý đến chủ đề, ý tưởng, họ có ý thức chọn lọcnhững gì tiêu biểu nhất, tài hoa nhất, có ý nghĩa nhất đối với đời sống cũngnhư tính nhiều mặt của hiện thực của đời sống hay nói cách khác đó chính làlợi dụng tính bí mật riêng tư của nhật ký để làm giả nhật ký hoặc mượn hìnhthức nhật ký để viết tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ như một phương tiện nhằm

cách tân nghệ thuật (Ngục trung nhật ký – Hồ Chí Minh (thơ); Nhật ký người

điên – Lỗ Tấn (Truyện ngắn); Nhật ký nhân viên văn phòng – Phong Điệp

(Truyện ngắn); Nhật ký son môi – Gào (Tiểu thuyết); Nhật ký công chúa –

Meg Cabot (Tiểu thuyết); Nhật ký chú bé nhút nhát – Jeff Kinney (Hồi ký) vv……

1.3.3 Phân loại nhật ký

Bởi tính mới cũng như khó tiếp cận nên những ý kiến lý luận về thểloại nhật ký hầu như chưa có hệ thống và mang tính nhận xét, bày tỏ quan

điểm Tuy nhiên, công trình nghiên cứu chung “Từ điển thuật ngữ văn học”

của các tác giả đồng chủ biên Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã

Ngày đăng: 07/09/2016, 14:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân, (2003), “150 thuật ngữ văn học”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc giaHà Nội
Năm: 2003
2. Lê Thị Sao Chi, (2004), Luận án “Khảo sát lời độc thoại nội tâm nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát lời độc thoại nội tâm nhân vậttrong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn ThịThu Huệ
Tác giả: Lê Thị Sao Chi
Năm: 2004
3. Đặng Anh Đào, Luận án “Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiệnđại
4. Phan Cự Đệ, (2004), “Văn học Việt Nam thế kỷ XX”, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỷ XX
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
5. Hà Minh Đức, (1999), “Lý luận văn học”, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
6. Nguyễn Thái Hòa, (2000), “Những vấn đề thi pháp của truyện”, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 2000
7. Thu Huyền, (2005), “Sẽ xuất hiện dòng sách nhật ký chiến tranh ”, Bào Người Lao động, số Chủ nhật, 14/08/2005; 22.00 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sẽ xuất hiện dòng sách nhật ký chiến tranh
Tác giả: Thu Huyền
Năm: 2005
9. M.B.Khrapchenko, (1978), “Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học”, Nxb Hội Nhà văn Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triểncủa văn học
Tác giả: M.B.Khrapchenko
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn Việt Nam
Năm: 1978
10. M.Gorki, (1965), “Bàn về văn học”, Nxb Văn học. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về văn học
Tác giả: M.Gorki
Nhà XB: Nxb Văn học. Hà Nội
Năm: 1965
11. W.F.Thrall and Mario Klrans, (2004), “A handbook literature – Cẩm nang văn học”, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: A handbook literature – Cẩmnang văn học
Tác giả: W.F.Thrall and Mario Klrans
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, (2005), “ Từ điển thuật ngữ văn học”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữvăn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
13. Dương Thị Xuân Quý, (2007), “Nhật ký và tác phẩm”, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật ký và tác phẩm
Tác giả: Dương Thị Xuân Quý
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2007
14. Đỗ Bình Trị, Trần Đình Sử, (1998), “Văn học”, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học
Tác giả: Đỗ Bình Trị, Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
15. Trần Đình Sử, (1999), “Giáo trình thi pháp học”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thi pháp học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc giaHà Nội
Năm: 1999
16. Trần Đình Sử, (2008), “Lý luận văn học”, Tác giả và thể loại, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Đạihọc Sư phạm Hà Nội
Năm: 2008
17. Trần Đình Sử, (2012), “Lý luận văn học 2”, Nxb Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học 2
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Sư phạm
Năm: 2012
18. Nguyễn Văn Thạc, (2005), “Mãi mãi tuổi hai mươi”, Nxb Thanh niên, Nxb Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mãi mãi tuổi hai mươi
Tác giả: Nguyễn Văn Thạc
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2005
19. Đặng Thùy Trâm, (2005), “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật ký Đặng Thùy Trâm
Tác giả: Đặng Thùy Trâm
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w