MỤC LỤC
Độc thoại nội tâm (tiếng Pháp: monologue inté rieu; tiếng Anh:. interriour monologue; tiếng Nga: vnoutreni monolog) là một thủ pháp nghệ thuật nổi trội trong văn bản nghệ thuật của nhiều nhà văn góp phần tạo nên cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn cũng như tạo thành những biến đổi đa dạng trong các tác phẩm văn học hiện đại. Với tác giả Đặng Anh Đào, bà đã phân tích đặc điểm của độc thoại và chỉ ra những đặc điểm khác nhau của độc thoại nội tâm và dòng ý thức để đưa ra kết luận cuối cùng trong công trình nghiên cứu “Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại”: “(…) kìm hãm hành động, thiên về xu thể miêu tả hơn là tự sự rừ nột hơn.
Để những phân tích có căn cứ khoa học khi cần thiết bài viết tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại. Sử dụng phương pháp so sánh để thấy được nét tương đồng, khác biệt, trên phương diện ngôn ngữ, đặc điểm thể loại, vấn đề ngôn ngữ độc thoại nội tâm liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác như: Lí luận văn học, Lịch sử, Văn hóa, Ngôn ngữ, Khoa học..Do đó, chúng tôi vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành để làm sáng tỏ vấn đề.
Đóng góp của khoá luận
- Lời trực tiếp: Là phát ngôn của nhân vật được truyền đạt thông qua hình thức đối thoại và độc thoại là một dạng lời của phát ngôn trực tiếp mang tính cá thể hóa cao của nhân vật khi tham gia giao tiếp. Ở dạng thức thứ hai, tác giả cố gắng tách ra khỏi sự kiện, đứng bên ngoài câu chuyện để kể lại (ngôi thứ ba), chính hình thức như vậy, những suy nghĩ cảm xúc hoặc bình phẩm của tác giả được diễn ra khách quan và mang tính chính xác cao.
Lời giỏn tiếp vừa thực hiện nhiệm tái tạo bối cảnh vừa lý giải, phân tích đánh giá lời nói ý thức của người khác, đưa ra các lời kể dân gian, khẩu ngữ, lời tự thú , tự trào thậm chí là cuồng ngôn thông qua người kể chuyện làm phong phú cho tác phẩm. Ngôn ngữ tác giả không chỉ có nhiệm vụ giới thuyết, xây dựng bối cảnh, chân dung, bình phẩm đánh giá nhân vật cùng các mối quan hệ của họ với thế giới mà còn chịu trách nhiệm liên kết văn bản cũng như tạo dựng kết cấu bằng các thủ pháp hình thức nghệ thuật.
Trong đó, độc thoại trực tiếp là suy nghĩ trực tiếp của nhân vật còn trong độc thoại gián tiếp, dạng này thường là lời nói của nhân vật song không trực tiếp nói ra mà thông qua tác giả - thực chất là giọng điệu, cách thức, suy nghĩ của tác giả về hiện thực cuộc sống bởi tác giả là người phát ngôn và nhập vai vào nhân vật để thuật lại lời thoại. Thông qua độc thoại nội tâm, những sắc thái giới tính được phản ánh trong toàn bộ văn bản tạo ra một phong cách riêng như (ngữ âm, từ vựng, câu…) Nếu chủ thể phát ngôn là người nam (“Mãi mãi tuổi hai mươi” – Nguyễn Văn Thạc) thì toàn bộ lời phát ngôn sẽ cứng cáp, mạnh mẽ, chú ý hơn các mối qua hệ xã hội đa chiều, giọng văn tỉnh táo, lý trí, khẳng định hoặc phủ định vấn đề với các từ ngữ dứt khoát như: cứ, rất là, chính là, là, chính xác, phải, chắc chắn là, phải như vậy, ừ.chính nó, tất nhiên ….Trái ngược lại với điều đó, nếu chủ thể phát ngôn là nữ (“Nhật ký Đặng Thùy Trâm” – Đặng Thùy Trâm; “Nhật ký chiến trường” – Dương Thị Xuân Quý) thì ngôn ngữ phản ánh chủ đạo sẽ mềm mại, yểu điệu, uyển chuyển với những suy nghĩ, phát biểu, nhận định đời sống tình cảm nhằm hướng về nhiều hơn khía cạnh gia đình, tình yêu, hạnh phúc, sự lo âu với hệ thống từ ngữ kết luận vấn đề mang tính chất gián tiếp như: có lẽ là, phải chăng, hình như là, không thể nào như vậy, hay là, không đâu…nó là…., có phải, hay chăng, có chăng là….
Nó là sự tùy ý liệt kê phi chọn lọc hoặc đơn thuần chỉ là những xúc cảm cá nhân bất chợt, những trang nhật ký viết khá hồn nhiên , người viết không quan tâm đến đối tượng cũng như một mục đích nào khác mà chỉ đơn thuần muốn nói chuyện với chính mình, muốn giải tỏa những tần số cảm xúc đang rối loạn trong con người mình, chính điều đó khiến nhật ký càng đạt được nhiều giá trị đặc biệt là giá trị hiện thực. Tuy nhiên, ở một số dạng thức khác, người viết nhật ký ý thức được đối tượng tiếp nhận nên họ thường khá chú ý đến chủ đề, ý tưởng, họ có ý thức chọn lọc những gì tiêu biểu nhất, tài hoa nhất, có ý nghĩa nhất đối với đời sống cũng như tính nhiều mặt của hiện thực của đời sống hay nói cách khác đó chính là lợi dụng tính bí mật riêng tư của nhật ký để làm giả nhật ký hoặc mượn hình thức nhật ký để viết tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ như một phương tiện nhằm cách tân nghệ thuật (Ngục trung nhật ký – Hồ Chí Minh (thơ); Nhật ký người điên – Lỗ Tấn (Truyện ngắn); Nhật ký nhân viên văn phòng – Phong Điệp (Truyện ngắn); Nhật ký son môi – Gào (Tiểu thuyết); Nhật ký công chúa – Meg Cabot (Tiểu thuyết); Nhật ký chú bé nhút nhát – Jeff Kinney (Hồi ký) vv…….
Nhưng Nguyễn Văn Thạc – một anh sinh viên mới chập chững tham gia vào chiến trường đổ lửa bằng một con tim đa cảm song anh đã hiến cuộc đời mình cho mảnh đất ác liệt ấy khi chưa kịp vào chiến trường, chưa một lần đối diện với kẻ thù hay chứng kiến những khoảnh khắc “bằng vàng” của thời loạn song mỗi trang nhật ký là hơn một lần trăn trở niềm day dứt không sáng tác được gì cho đời, hơn hết là sự khát khao được cống hiến và thực hiện lý. Nếu như trước kia, trong thời chiến bạn đọc và chế độ kiểm duyệt vẫn còn khá khắt khe với những dòng tâm sự đậm tính cá nhân thì ngày nay sự xuất hiện của những tác phẩm nhật ký chiến tranh chưa bao giờ lại được đón đón nhận nồng nhiệt như bây giờ, những con người chưa từng biết đến thời chiến hay những con người trực tiếp đánh cược mạng sống của mình với kẻ thù họ gặp gỡ nhau để bù đắp những mảnh vỡ của tâm hồn mà chiến tranh đã vô tình hay hữu ý tạo ra. Các nhà văn luôn tìm cách an toàn để tránh những phát ngôn mang tính nhạy cảm dẫu biết rằng văn học phải phản ánh hiện thực với giá trị tuyệt đối, tuy nhiên chỉ đến khi các tác phẩm nhật ký được công bố, sự thực chiến tranh mới được tái hiện quá chân thực, chính xác với những sự kiện nóng hổi nhanh chóng được cập nhật để ta hiểu được những gian khổ, đau thương, những cái rất đời thường xảy ra xung quanh đời sống kháng chiến.
Với tính chất của ngôn ngữ độc thoại nội tâm quy định cùng lời văn chân chất giản dị, mộc mạc như lời tâm tình bởi những suy tư trăn trở, bên cạnh những thước phim lịch sử đáng giá là những cảm xúc đời thường của con người trong hình ảnh của anh lính Cụ Hồ cứ cuốn hút mãi chúng ta bởi tất cả các mối quan hệ xã hội kể cả tình mẫu tử thiêng liêng đều được xếp sau khát vọng sống, đó là: Sự hiến dâng bản thân, sẵn sáng hi sinh vì tổ quốc, vì nhân dân.
Với cảm xúc mãnh liệt, mạnh mẽ giọng văn tỉnh táo, lý trí , khẳng định hoặc phủ định vấn đề, chắc chắn các từ ngữ được sử dụng sẽ dứt khoát như: “cứ, rất là, chính là, là, chính xác, phải, chắc chắn là, phải như vậy, ừ.chính nó, tất nhiên …” tuy nhiên, trong hoạt cảnh tình huống hoang mang, ngờ vực giao tranh trong luồng suy nghĩ nội tâm của người viết thì sẽ xuất hiện hệ thống từ ngữ mang tính chất gián tiếp như: “có lẽ là, phải chăng, hình như là, không thể nào như vậy, hay là, không đâu…nó là…., có phải, hay chăng, có chăng là….”. Riêng với thể loại nhật ký, do bản chất riêng của thể loại quyết định nên những nghệ thuật độc thoại được diễn ra khá tự nhiên với cách viết mang đậm tính cá nhân: phá luật cú pháp, quy ước câu chữ dài ngắn, chính tả, quy định dấu câu…nhằm bộc lộ chân thực nhất những cảm nhận, những suy nghĩ thầm kín, mơ hồ của người viết khi hướng tới một khách thể nhất định.