1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Diện mạo thơ kiên giang sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn

128 430 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 635,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH DƯƠNG THỊ DIỆU DIỆN MẠO THƠ KIÊN GIANG SAU 1975 LUẬN VĂN THẠC NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2012 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH DƯƠNG THỊ DIỆU DIỆN MẠO THƠ KIÊN GIANG SAU 1975 CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG MẠNH HÙNG NGHỆ AN - 2012 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .6 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 7 5. Phương pháp nghiên cứu 8 6. Đóng góp của đề tài .8 7. Cấu trúc của luận văn .8 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT, NGƯỜI VÀ VĂN HỌC KIÊN GIANG 10 1.1 Lịch sử, văn hoá và con người Kiên Giang .10 1.1.1. Lịch sử Kiên Giang 10 1.1.2. Văn hoá và con người Kiên Giang .17 1.2. Các giai đoạn phát triển của văn học Kiên Giang .20 1.2.1. Khái lược về văn học Kiên Giang 20 1.2.2. Sự phát triển của văn học Kiên Giang 23 1.3. Tổng quan thơ Kiên Giang sau 1975 33 1.3.1. Vài nét về bối cảnh lịch sử .33 1.3.2. Lực lượng sáng tác .34 1.3.3. Tình hình xuất bản thơ ca .38 1.3.3.1. Những tập thơ in chung của nhiều tác giả .38 1.3.3.2. Những tập thơ in riêng của các tác giả .39 1.3.3.3. Những tờ báo, tạp chí đăng tải thơ Kiên Giang sau 1975 .41 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG THƠ KIÊN GIANG SAU 1975 .44 2.1. Hoài niệm về chiến tranh .44 3 2.1.1. Hình ảnh những con người chiến đấu dũng cảm, kiên cường .44 2.1.2. Tri ân nghĩa tình trong kháng chiến .48 2.1.3. Suy tư, trăn trở về những tổn thất, mất mát do chiến tranh .50 2.2. Tái hiện công cuộc xây dựng quê hương 56 2.2.1. Ngợi ca cuộc sống mới .56 2.2.2. Ngợi ca những con người lao động, cống hiến quên mình 58 2.2.3. Ngợi ca phong cảnh Kiên Giang 63 2.3. Cảm hứng về Đảng và Lãnh tụ .67 2.3.1. Cảm hứng về Đảng 68 2.3.2. Cảm hứng về Lãnh tụ .72 2.4. Cảm hứng đời tư và thế sự .75 2.4.1. Cảm hứng đời tư 76 2.4.2. Cảm hứng thế sự 80 Chương 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ KIÊN GIANG SAU 1975 83 3.1. Không gian và thời gian nghệ thuật .84 3.1.1. Không gian nghệ thuật .85 3.1.2. Thời gian nghệ thuật 91 3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu 97 3.2.1. Ngôn ngữ 97 3.2.2. Giọng điệu 101 3.3. Thể thơ .107 3.3.1. Thơ lục bát .107 3.3.2. Thơ tự do 109 KẾT LUẬN 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO 116 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Kiên Giang là vùng đất tận cùng phía Tây Nam của Tổ quốc. Đây là vùng đất mới được ông cha ta khai phá từ cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII. Tuy là vùng đất mới nhưng Kiên Giang cũng là vùng căn cứ địa của cách mạng qua nhiều thời kỳ lịch sử, có truyền thống hào hùng. Trong quá trình đấu tranh mở đất, chống lại thù trong giặc ngoài, nhân dân Kiên Giang lập nên biết bao chiến công oanh liệt trên quê hương mình, làm rạng rỡ thêm những trang sử vàng của dân tộc. Với sự gắn bó cách mạng cùng tình cảm gắn bó với quê hương và cuộc sống, các nhà thơ đã thiết tha gởi gắm tâm hồn mình vào những dòng thơ nặng nghĩa tình với quê hương xứ sở. Sự phát triển về lực lượng sáng tác, sự đổi mới và tiến bộ về tác phẩm đã góp phần tạo nên một dấu ấn đậm nét cho thơ Kiên Giang. Thơ Kiên Giang đã thu hút sự sáng tạo của các thế hệ cầm bút, lôi cuốn giới phê bình văn học, đồng thời tạo nên một bộ phận đông đảo bạn đọc yêu thơ tại địa phương nói riêng, vùng miền, cả nước nói chung. 1.2. Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Kiên Giang, tôi rất yêu thương và rất đỗi tự hào về lịch sử hào hùng của quê hương mình. Nơi đây có những con người với những đức tính và bản chất tốt đẹp chung của người dân Nam Bộ như: bộc trực, tình nghĩa, bất khuất, kiên cường…được hình thành và hun đúc ngay từ buổi ban đầu mở cõi và liên tục được phát huy để càng ngày càng phong phú hơn. Qua mỗi thời kỳ lịch sử, những đức tính ấy được nâng lên với một tầm độ cao hơn. Văn học Kiên Giang nói chung, thơ Kiên Giang nói riêng đã bắt nhịp và tái hiện khá sinh động cảnh vật và con người trên mảnh đất giàu truyền thống ấy, đặc biệt là các sáng tác thơ sau 1975.văn học 5 giai đoạn này đã tái hiện được lịch sử hào hùng của nhân dân Kiên Giang, của dân tộc Việt Nam và ca ngợi những thành tựu của cuộc sống mới, định hướng một tương lai Kiên Giang ngày thêm giàu đẹp. Tình cảm yêu thương vùng đất và con người nơi đây đã thôi thúc tôi khảo cứu các sáng tác thơ của các tác giả Kiên Giang và đó là một phần đóng góp nhỏ của bản thân cho quê hương Kiên Giang. 1.3. Bên cạnh đó, bản thân văn học cũng đòi hỏi sự tổng kết ở từng giai đoạn để tạo đà phát triển. Các tác phẩm khi được sáng tác phải đáp ứng được sự phát triển của xã hội và thời đại, đáp ứng được với độc giả. Sau năm 1975, đất nước bước vào công cuộc mới, thúc đẩy nền văn học cũng phải đổi mới phù hợp với nguyện vọng của người sáng tác và người đọc cũng như quy luật khách quan của nền văn học. Thơ Kiên Giang giai đoạn này cũng đã có sự phát triển đáp ứng được cho việc đánh giá quá trình tìm tòi thể nghiệm của lực lượng cầm bút, nhằm rút ra những giá trị tích cực hoặc chỉ ra được những hạn chế trong một giai đoạn sáng tác thơ. Điều này giúp cho văn học địa phương trở thành một lực lượng cách mạng trong sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước. Đồng thời việc xác định giá trị văn học Kiên Giang nói chung, thơ Kiên Giang nói riêng của giai đoạn này góp phần bổ sung thêm tư liệu cho việc giảng dạy văn học địa phương mà Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang đang chỉ đạo thực hiện. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: Diện mạo thơ Kiên Giang sau 1975 nhằm góp phần bước đầu nhận diện và chỉ ra những thành công, hạn chế của thơ Kiên Giang ở giai đoạn này. 2. Lịch sử vấn đề Thơ Kiên Giang nói chung, thơ Kiên Giang sau 1975 nói riêng chưa được nhiều nhà nghiên cứu đề cập trong các bài viết của mình. Ở phạm vi này, về những thành tựu và đặc điểm chưa có tác giả nào nghiên cứu có hệ thống. Bởi vì tại địa phương cho đến nay chưa có cây bút chuyên sâu về lý 6 luận và phê bình văn học. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Bá Long và ThS. Nguyễn Hữu Hạnh thì: Thực tế là đã có những công trình nghiên cứu về văn học Kiên Giang, nhưng như chúng tôi biết những công trình ấy hoặc mới dừng lại ở mức độ giải quyết một mảng, một phân đoạn, một thể loại nào đó. Hoặc chủ yếu là liệt kê tác giả, tập hợp một số tác phẩm và có phân thể loại (dạng sơ giản) như: Giáo trình Văn hoá, Văn học và Ngôn ngữ địa phương của ThS. Lâm Thành Tấn (Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang). Tương tự, bộ Tài liệu hướng dẫn giảng dạy thơ văn Kiên Giang trong nhà trường (GS. Lê Trí Viễn chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm 1990) dù một thời được coi là bài bản nhất, chất lượng nhất [32; 23]. Gần đây, vào năm 2010, Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang có phối hợp với PGS.TS. Trần Hữu Tá in bộ tài liệu Ngữ văn địa phương Kiên Giang (Tài liệu Dạy - học tại các trường THPT thuộc tỉnh Kiên Giang) và phối hợp với TS. Nguyễn Lâm Điền in bộ tài liệu Ngữ văn địa phương Kiên Giang (Tài liệu Dạy - học tại các trường THCS thuộc tỉnh Kiên Giang). Trong tài liệu này cũng có đánh giá về văn học Kiên Giang nói chung, thơ Kiên Giang giai đoạn sau 1975 nói riêng. Tuy nhiên cũng chưa nhận định nhiều về thơ Kiên Giang sau năm 1975: Năm 1975, địa phương Kiên Giang cũng như toàn miền Nam ruột thịt được giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất và bước vào công cuộc đổi mới. Trong sáng tác văn học, Kiên Giang đã trở thành nơi “đất lành chim đậu”. Một lần nữa, văn học Kiên Giang lại “Chiêu Anh”(…) Đội ngũ sáng tác văn học của Kiên Giang ngày càng lớn mạnh. Một điều đặc biệt là hoạt động sáng tác ở Kiên Giang vào giai đoạn này có tổ chức, Hội Nhà văn Kiên Giang được thành lập ngay sau ngày quê hương được giải phóng… Về thơ, có Trần Dũng Chiến với tập Tình lính (2002), thơ của Lê Minh Hợp…[111; 11]. Trong bài viết Văn học Kiên Giang sau Chiêu Anh Các của Trương Thanh Hùng cũng có đôi lời nhận định về văn học Kiên Giang nói chung, thơ Kiên Giang sau 1975 nói riêng: Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, phong trào văn hoá - văn nghệ 7 được đẩy mạnh, Hội Văn nghệ được thành lập quy tụ nhiều anh chị em yêu thích sáng tác văn học nghệ thuật hình thành một đội ngũ sáng tác văn thơ tương đối đông đảo [48; 7]. Dù những lời nhận xét về thơ Kiên Giang sau 1975 nêu trên thật ngắn ngủi nhưng cũng thật hiếm hoi, vì vậy nên nó rất đáng quý, rất đáng trân trọng. Nguyễn Minh Phúc, dù không nhận định riêng về mảng thơ nhưng ông đã có cái nhìn chung về một chặng đường của văn học Kiên Giang qua bài viết Văn học Kiên Giang: chặng đường 5 năm 2001 - 2005. Ông đã chỉ ra được ưu thế của văn học Kiên Giang là đông về số lượng và mạnh về chất lượng. Có được điều đó là do lòng yêu văn chương tha thiết và niềm tin tuyệt đối vào Đảng: Phải nói ngay rằng: Lực lượng anh chị em cầm bút của Kiên Giang mạnh, rất mạnh, có nhiệt huyết với sự nghiệp, có tinh thần cầu tiến và nhất là tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực văn học nghệ thuật… Vì thế cho nên nhiều tên tuổi văn thơ Kiên Giang đã được biết đến trong khu vực và cả nước. Một vài tác phẩm đạt giải quốc gia, giải khu vực và gây được tiếng vang tốt trong giới cầm bút… Các cây bút là nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình cũng có nhiều tác phẩm đáng ca ngợi như: Trương Thanh Hùng, Linh Phương, Tâm Nhiên, Thu Minh Hợp, Thanh Ngọc, Chu Lang, Trương Minh Đạt… Đó là những bông hoa khởi sắc trong vườn hoa văn học nghệ thuật tỉnh nhà. Đó cũng là những tấm gương lao động miệt mài và có trách nhiệm trên những trang viết bởi vì suy cho cùng sản phẩm cống hiến cho đời của văn nghệ là tác phẩm và chỉ tác phẩm chứ không gì khác [103; 53]. Và đồng thời với việc khẳng định bước tiến của văn học nghệ thuật Kiên Giang, tác giả Nguyễn Minh Phúc cũng đã thể hiện nguyện vọng thiết tha của mình đối với lực lượng cầm bút tỉnh nhà: Sự nghiệp văn học nghệ thuật Kiên Giang đang trong giai đoạn phát triển và lớn mạnh. Lực lượng anh chị em sáng tác văn học là thành viên lớn nhất, đông nhất Hội Văn nghệ. Vì vậy hơn ai hết, mỗi tác giả cần phải viết nhiều hơn, viết hay hơn 8 để xứng đáng với sự phát triển ấy. Không vì bất cứ lý do gì làm ảnh hưởng đến ngòi viết của mỗi người cầm bút. Đó cũng là tâm niệm và nguyện vọng tha thiết của anh chị em nghiên cứu và sáng tác văn học trong tỉnh [103; 54]. Lời nhận định trên thật xác đáng, tuy nhiên đó chỉ cũng là lời nhận định chung về văn học Kiên Giang ở một chặng đường rất ngắn chứ không có cái nhìn tổng thể về các chặng đường khác nhau và không đi sâu vào từng mảng thể loại. Thấy được yêu cầu bức thiết của vấn đề này nên ThS. Nguyễn Hữu Hạnh, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang cùng với TS. Nguyễn Bá Long, Giảng viên Chính Trường Cao Đẳng Sư Phạm Kiên Giang đã thể hiện nguyện vọng của mình trong bài viết Cần có một bộ lịch sử văn học Kiên Giang. Tác giả bài viết vừa nhận định về vị trí của văn học vừa nêu ra những khó khăn khi thực hiện công trình nghiên cứu nền văn học của tỉnh nhà: Kiên Giang không thưa vắng những tài năng văn học, không kém những địa phương khác về bề dày văn chương và giá trị tinh thần của nó. Vấn đề là đã quá lâu, chúng ta vẫn chưa có một bộ lịch sử (hoặc Tổng tập) văn học Kiên Giang… Ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, mỗi thể loại và từng bộ phận văn học đều phải có tiểu luận nghiên cứu tổng quát, phân tích sâu sắc, làm rõ diễn trình văn học Kiên Giang trong tiến trình văn học dân tộc; chứ không đơn thuần chỉ tập hợp tư liệu và giới thiệu mấy nét sơ giản về tác giả, tác phẩm. Mà ngay cả khâu tuyển chọn tác giả, tác phẩm tiêu biểu cũng phải khảo sát công phu, phải làm rõ những đóng góp và những mặt còn hạn chế trong sáng tác của họ [32; 23, 24]. Với các bài viết như Thơ Kiên Giang, một góc nhìn phác thảo và Thơ Kiên Giang đương đại, cảm và luận, TS. Nguyễn Bá Long đã phác thảo khá rõ nét về diện mạo cũng như tác giả cũng đã cảm và luận khá sâu sắc về thơ Kiên Giang sau 1975: Có thể nói trong thời gian gần đây, cánh đồng thơ Kiên Giang rất được mùa (…) Một số người đã mấp mé tới đẳng cấp chuyên 9 nghiệp. Họ “chơi thơ” đã lâu và tỏ ra khá “sành điệu” trong lĩnh vực này, từ cách cảm, cách nghĩ đến thi pháp thể hiện [59; 34]. Với bài viết này, TS. Nguyễn Bá Long đã đưa ra những nhận xét khá chính xác và cụ thể với sự am hiểu sâu sắc về từng tác giả, tác phẩm cũng như tổng thể về thơ Kiên Giang đương đại. Tuy nhiên, với dung lượng tương đối của bài viết cũng không thể nào đánh giá đầy đủ cả một giai đoạn văn học. Như trên đã nêu, ngoài việc nghiên cứu, đánh giá, nhận xét đối với một số tác giả có tên tuổi thì việc nghiên cứu một cách có hệ thống đối với văn học Kiên Giang nói chung, thơ Kiên Giang nói riêng hầu như không có. Đặc biệt là nghiên cứu về thơ sau 1975 lại càng hiếm. Nhìn chung, những tài liệu đã được tiếp cận và trình bày dù chưa nhiều nhưng rất đáng quý và sẽ là cơ sở để gợi ý cho luận văn đi sâu, tìm hiểu những thành tựu của thơ Kiên Giang giai đoạn sau 1975. Trên cơ sở tiếp cận những tài liệu đó, chúng tôi sẽ kế thừa nó để nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện hơn. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Là một bộ phận văn học của cả nước, văn học Kiên Giang cũng như văn học của các địa phương khác góp phần tạo nên thành tựu chung của nền văn học nước nhà. Với tác dụng tích cực của văn học, văn học Kiên Giang tạo nên một trong những động lực thúc đẩy công cuộc xây dựng phát triển kinh tế xã hội tại địa phương nói riêng. Nghiên cứu đề tài Diện mạo thơ Kiên Giang sau 1975, một mặt, chúng tôi muốn tìm hiểu kỹ hơn về các tác phẩm cũng như lực lượng sáng tác thơ Kiên Giang, muốn thấy rõ hơn vai trò vào sự đóng góp của các tác phẩm cũng như sự đóng góp của các tác giả cho văn học Kiên Giang nói riêng, thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung; mặt khác, đề tài còn hướng đến việc đánh giá những thành tựu chủ yếu về nội dung cũng như nghệ thuật của thơ Kiên Giang đã đạt trong thời gian qua. 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 20:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aristote (1999), Nghệ thuật thơ ca (Lê Đăng Bảng, Đỗ Xuân Hà, Thành Thế Yên Báy dịch), Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thơ ca
Tác giả: Aristote
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn học
Năm: 1999
2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 Thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 Thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại họcQuốc gia
Năm: 2004
3. Ban biên tập kỷ yếu Hội thảo Khoa học (1997), Di tích lịch sử căn cứ cách mạng U Minh Thượng Tỉnh Kiên Giang, Xí nghiệp in Kiên Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích lịch sử căn cứcách mạng U Minh Thượng Tỉnh Kiên Giang
Tác giả: Ban biên tập kỷ yếu Hội thảo Khoa học
Năm: 1997
4. Ban biên tập (1989), “Lời ngỏ”, Tạp chí Chiêu Anh Các, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời ngỏ”," Tạp chí Chiêu Anh Các
Tác giả: Ban biên tập
Năm: 1989
5. Ban chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang (1987), Kiên Giang 30 năm chiến tranh giải phóng, Xí nghiệp in Kiên Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiên Giang 30 năm chiếntranh giải phón
Tác giả: Ban chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang
Năm: 1987
6. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Kiên Giang (1986), Tìm hiểu Kiên Giang, Xí nghiệp in Kiên Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu KiênGiang
Tác giả: Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Kiên Giang
Năm: 1986
7. Cù Lao Bảo (2005), Lặng lẽ, Hội Văn học Nghệ thuật Kiên Giang, Nhà xuất bản Phương Đông, Kiên Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lặng lẽ
Tác giả: Cù Lao Bảo
Nhà XB: Nhà xuất bản Phương Đông
Năm: 2005
8. Mai Bình (2011), “Kiên cường Nam Bộ”, Tạp chí Chiêu Anh Các, số 87 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiên cường Nam Bộ”, "Tạp chí Chiêu Anh Các
Tác giả: Mai Bình
Năm: 2011
9. Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn học
Năm: 2006
10. Dương Văn Cầu (1997), Nhớ nguồn, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau, Hội Văn học Nghệ thuật Kiên Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhớ nguồn
Tác giả: Dương Văn Cầu
Nhà XB: Nhà xuất bản Mũi Cà Mau
Năm: 1997
11. Cục Thống Kê Kiên Giang (2003), Kinh tế Kiên Giang trong những năm đổi mới, Nhà xuất bản Cục Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Kiên Giang trong nhữngnăm đổi mới
Tác giả: Cục Thống Kê Kiên Giang
Nhà XB: Nhà xuất bản Cục Thống kê
Năm: 2003
12. Trần Dũng Chiến (2002), Tình lính, Hội Văn học Nghệ thuật Kiên Giang, Xí nghiệp in Hồ Văn Tẩu, Kiên Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình lính
Tác giả: Trần Dũng Chiến
Năm: 2002
13. Trần Dũng Chiến (2007), Vườn quê, Hội Văn học Nghệ thuật Kiên Giang, Nhà xuất bản Phương Đông, Kiên Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vườn quê
Tác giả: Trần Dũng Chiến
Nhà XB: Nhà xuất bản Phương Đông
Năm: 2007
14. Trương Minh Đạt (2001), Nhận thức mới về đất Hà Tiên, Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận thức mới về đất Hà Tiên
Tác giả: Trương Minh Đạt
Nhà XB: Nhà xuất bảnTrẻ
Năm: 2001
15. Trương Minh Đạt (2006), “Những điều cần biết thêm về Tao đàn Chiêu Anh Các”, Tạp chí Chiêu Anh Các, số 67- 68- 69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điều cần biết thêm về Tao đàn ChiêuAnh Các”, "Tạp chí Chiêu Anh Các
Tác giả: Trương Minh Đạt
Năm: 2006
16. Trương Minh Đạt (2011), “Tao đàn Chiêu Anh Các - Những phát hiện mới và việc bảo tồn phát huy”, Tạp chí Chiêu Anh Các, số Đặc biệt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tao đàn Chiêu Anh Các - Những phát hiệnmới và việc bảo tồn phát huy”, "Tạp chí Chiêu Anh Các
Tác giả: Trương Minh Đạt
Năm: 2011
17. Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ Triều Nguyễn Hà Tiên (Kiên Giang, Minh Hải), Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu địa bạ Triều Nguyễn Hà Tiên(Kiên Giang, Minh Hải)
Tác giả: Nguyễn Đình Đầu
Nhà XB: Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 1994
18. Anh Động (1990), Tóc, Hội Văn học Nghệ thuật Kiên Giang, Xí nghiệp in Kiên Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tóc
Tác giả: Anh Động
Năm: 1990
19. Nguyễn Anh Động (2011), Di tích - Danh thắng và Địa danh Kiên Giang, Nhà xuất bản Thanh niên, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích - Danh thắng và Địa danh KiênGiang
Tác giả: Nguyễn Anh Động
Nhà XB: Nhà xuất bản Thanh niên
Năm: 2011
20. Nguyễn Lâm Điền (2010), Ngữ Văn địa phương Kiên Giang (Tài liệu dạy - học tại các trường THCS thuộc tỉnh Kiên Giang), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Bến Tre Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ Văn địa phương Kiên Giang (Tài liệudạy - học tại các trường THCS thuộc tỉnh Kiên Giang)
Tác giả: Nguyễn Lâm Điền
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dụcViệt Nam
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w