Tri ân nghĩa tình trong kháng chiến

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ kiên giang sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 51 - 53)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Tri ân nghĩa tình trong kháng chiến

Thơ là thế giới nội cảm nghiêng về trữ tình. Ở một đất nước đã một thời tiếng hát át tiếng bom, dạt dào sức sống, thơ ca bắt mạch sâu vào hiện thực và lòng người. Đành rằng chiến tranh không phải là mảnh đất màu mỡ cho thơ, nhưng trong tình thế bắt buộc cần phải cầm súng giữ nước thì thơ không chối từ làm vũ khí đấu tranh. Tính chiến đấu thấm vào chất trữ tình tạo âm hưởng vừa mạnh mẽ vừa thiết tha. Có một thực tế là, trong kháng chiến gian khổ, sống chết cận kề nhưng tình người thì sáng trong chân thực. Nhìn chung là thế. Phạm Minh Giang khẳng định:

Trong đêm ngày chiến trận Ta nhận ra đồng đội của mình

(Đồng đội - Phạm Minh Giang)

Bước sang thời bình, tình cảm kháng chiến vẫn sâu nặng như xưa. Độ lùi thời gian càng xa, kí ức càng đong đầy, nghĩa tình càng lắng đọng. Nhất là

trong cơ chế thị trường, khi nhiều giá trị đạo đức bị đảo ngược, người ta lại trở về với những năm tháng không thể nào quên để sống với tình người thanh sạch. Tri ân nghĩa tình trong kháng chiến như mạch nguồn xúc cảm nồng thắm trong thơ Kiên Giang sau 1975. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà thơ định danh cho thi phẩm của mình những Tình lính (Trần Dũng Chiến), Thăm lại Trung đoàn (Đoàn Công Thiện), Có một thời để nhớ (Thu Minh Hợp),

Thăm lại một vùng quê (Xuân Triều), Nhớ đồng chí Cường (Bá Diệp), Nơi đây ngày ấy (Dạ Thi Các), Đồng đội (Xuân Huy), Nhớ nguồn (Dương văn Cầu),

Thăm lại một miền quê (Nguyễn Văn Minh)...

Trước hết là những dòng hồi ức về tình quân dân keo sơn gắn bó, về tình đồng chí đồng đội của một thời sống chết có nhau:

Nhớ chăng hỡi các anh Ngày giặc lùng vây riết

(Gió chướng - Trường Giang)

Chiến tranh thì kẻ còn người mất, hòa bình có người về, người không. Đương nhiên là như thế. Nhưng tiếng lòng thì chưa hẳn đã lặng yên. Thơ Thu Minh Hợp đong đầy tình đồng đội, trong nụ cười chiến thắng vẫn có giọt nước mắt rơi:

Nghe tin ai cũng khóc òa Khóc cho bạn bè ngã xuống

(Tháng Tư Rạch Giá - Thu Minh Hợp)

Vốn là người lính trực tiếp cầm súng chiến đấu, trong số những người may mắn được trở về sau chiến tranh, Thu Minh Hợp thấu hiểu sâu sắc ân nghĩa với những người ngã xuống:

Đã hẹn cùng về thế mà anh nằm lại

Chiến trường xưa - thương nhớ một phương trời

(Đồng đội - Thu Minh Hợp)

Và trong tình đồng đội lắm khi còn có thêm tình lứa đôi. Ấy là những mối tình hồn nhiên, sáng trong, bất chấp bom đạn của quân thù. Có điều, tàn

chiến tranh đã vĩnh viễn vắng bóng một người, người còn lại thủy chung trong hoài niệm. Ngô Minh Út đã khắc họa một mối tình như thế:

Chiến trận tàn mà chẳng thấy anh đâu Em tựa cửa, tóc xanh giờ đã bạc

(Hương bồ kết - Ngô Minh Út)

Những cuộc hẹn hò, những lời chờ đợi, từ tình đồng đội nảy nở tình lứa đôi, trong cái chung có cái riêng... Đó là sự đa dạng về đời sống nội tâm con người mà thời nào cũng như thế.

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ kiên giang sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w