Ngợi ca cuộc sống mới

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ kiên giang sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 59 - 61)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Ngợi ca cuộc sống mới

Cuộc sống mới ở đây đồng nghĩa với thời đại mới, xã hội mới, chấm dứt tình trạng một vùng đất hai chính quyền đối kháng. Cũng như những địa phương khác ở Nam Bộ, Kiên Giang tái thiết quê hương từ nền tảng kinh tế đa thành phần của chế độ cũ để lại. Hậu quả chiến tranh nặng nề, khó khăn chồng chất. Trong khi ý chí thì có thừa, tinh thần thì rạo rực, viễn cảnh rất tươi sáng. Và thực tế là, cuộc sống đã đổi thay hàng ngày, mọi người hăng say lao động sản xuất; nhiều nông trường, công trường, nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện được ra đời.

Vốn có thế mạnh về nhận thức cuộc sống bằng trực cảm, nhà thơ rất nhanh nhạy đưa cuộc sống mới vào thơ:

Phú Quốc bây giờ Chân bám biển xanh Đầu vương mây trắng

(Phú Quốc mùa xuân - Anh Động)

Ấy là trực cảm “tổng quan” về cuộc sống đổi thay ở một hòn đảo tiền tiêu. Đến Hà Văn Thùy, công cuộc lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống mới được nhìn cận cảnh hơn:

Xóm ấp đi lên sản xuất tập đoàn Tôi về xây chính quyền lập hội

(Nơi tôi đến - Hà Văn Thùy) Thơ Việt Thanh còn cận cảnh hơn nữa:

Xã mình cũng đứng đầu đóng thuế Lúa theo kinh, lúa chảy về kho

(Đêm chiếu bóng - Việt Thanh)

Những sáng tác theo dạng “kí sự” như thế rất phổ biến trong thơ Kiên Giang ở chặng đầu, sau 1975. Thuở ấy, mô hình làm ăn tập thể, công hữu hóa

tư liệu sản xuất được coi như cuộc cách mạng đi lên Chủ nghĩa xã hội. Ở lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, những tên gọi Tập đoàn sản xuất, Hợp tác xã

đều mới mẻ với người nông dân Nam Bộ. Ngợi ca mô hình này không riêng gì Hà Văn Thùy, Việt Thanh, mà nhiều nhà thơ đương thời đều thế; trước đó, từ miền Bắc đầu những năm sáu mươi (thế kỉ XX), thơ đã vút cao: Dân có ruộng dập dìu hợp tác/ Lúa mượt đồng ấm áp làng quê/ Chiêm mùa cờ đỏ ven đê/ Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn (Tố Hữu).

Nhưng cảm hứng về cuộc sống mới không chỉ có vậy. Cách mạng về giải phóng cho bao kiếp người bị đọa đày đau khổ. Cố thi nhân Mộng Tuyết là người sống qua nhiều chế độ, chứng kiến nhiều cuộc bể dâu, cảm nhận về thời đại mới trên quê hương Chiêu Anh, bà viết:

Đứng lên trong hội mới thanh bình Thống nhất giang sơn đất nước mình

(Núi Mộng gương Hồ - Mộng Tuyết)

Quả thực, Thống nhất giang sơn - niềm khát khao từ bao đời của người dân Việt Nam nay mới thành hiện thực. Ngợi ca là lẽ đương nhiên.

Sau 1986, lại một cuộc đổi mới nữa, cuộc đổi mới này không thay hướng chuyển dòng mà là “rẽ đường” để phát triển đất nước. Tuy vậy cũng là một bước ngoặt lớn, tác động đến mọi mặt trong đời sống xã hội. Và xoay chuyển cả hệ tư duy. Thơ ca Kiên Giang bước sang chặng thứ hai. Tiếp tục ngợi ca cuộc sống đổi thay, nhưng mô hình Tập đoàn sản xuất, Hợp tác xã đã không còn “linh nghiệm” như xưa, nó cùng cơ chế quan liêu lùi vào dĩ vãng. Cảm hứng về cuộc sống mới trong thơ Kiên Giang thời đất nước đổi mới, về số lượng khó mà tính hết. Về chất lượng thì chưa thể đánh giá chính xác; bởi muốn chính xác thì cần phải có một hội đồng bao gồm những thành viên đủ năng lực thẩm định. Cảm nhận bước đầu là chất lượng không đồng đều; hơn nữa, nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Long: Thơ ngợi ca dễ làm dễ đăng

nhưng khó hay [55; 83]. Có lẽ khó hay bởi nó đòi hỏi người làm thơ phải biết làm mới, biết “điều hòa” xúc cảm trước cuộc sống mới.

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ kiên giang sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 59 - 61)