Những tờ báo, tạp chí đăng tải thơ Kiên Giang sau 1975

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ kiên giang sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 44)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.3.3. Những tờ báo, tạp chí đăng tải thơ Kiên Giang sau 1975

Sau Đại thắng mùa xuân 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Kiên Giang bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, xã hội mới, văn hóa mới; văn học nghệ thuật là lĩnh vực rất được quan tâm. Thơ ca vốn đã trở thành “đặc sản” tinh thần của người dân bản địa từ bao đời nay. Bởi thế, bước sang thời đại mới, nó bén rễ nhanh hơn so với các thể loại khác trong địa hạt văn chương. Ngay từ những năm đầu mới giải phóng, chính quyền cách mạng đã chú trọng đến xây dựng, phát triển các phương tiện truyền thông đại chúng. Đó là sự nhất quán trong đường lối của Đảng. Ngay từ thời kháng chiến gian khổ, ở Kiên Giang đã có những tờ báo nổi tiếng, được đông đảo công chúng đón đọc (kẻ thù thì bố ráp, truy tìm, thiêu hủy). Như tờ Chiến Thắng, tờ Văn nghệ Rạch Giá, tờ Văn nghệ Hương Tràm,...

Sau năm 1975 đến nay trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có nhiều tờ báo, tạp chí, đặc san, bản tin được cấp giấy phép hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi để thơ ca phát triển. Có hai loại báo chí đăng tải thơ ca Kiên Giang sau 1975:

* Thứ nhất: Những tờ báo, đặc san, bản tin có trang đăng tải văn chương, nghệ thuật (trang văn nghệ) bao gồm:

- Báo Kiên Giang, Cơ quan ngôn luận của Đảng bộ và Nhân dân Kiên Giang (thường gọi “báo Đảng”)

- Đặc san Văn hóa, Sở Văn hóa Thông tin Kiên Giang

- Đặc san Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang

- Bản tin Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Cựu chiến binh tỉnh Kiên Giang - Bản tin Người cao tuổi, Hội Người cao tuổi tỉnh Kiên Giang

* Thứ hai: Những tờ báo, tạp chí, bản tin chuyên đăng tải văn chương, nghệ thuật (thơ ca chiếm dung lượng lớn) bao gồm:

- Báo Văn nghệ Kiên Giang, (1978 - 1989), Ban Liên lạc thành lập Hội Văn nghệ Kiên Giang (1978 - 1981) và Hội Văn nghệ Kiên Giang.

Văn nghệ Kiên Giang là tờ báo khổ lớn, 16 trang, phát hành từ năm 1978, là diễn đàn của Ban Liên lạc thành lập Hội Văn nghệ Kiên Giang (Hội Văn nghệ Kiên Giang kế tiếp cho đến khi tạp chí Chiêu Anh Các xuất bản số đầu tiên, tháng 12 - 1989). Tiền thân của Văn nghệ Kiên Giang là tờ Văn nghệ Rạch Giá và tờ Văn nghệ Hương Tràm thời kháng chiến chống Mỹ.

- Tạp chí Chiêu Anh Các, Hội Văn học Nghệ thuật Kiên Giang.

Đây là diễn đàn văn nghệ quy mô nhất trong tỉnh, có sức lan tỏa đến các địa phương khác trong khu vực; thường xuyên nhận được những sáng tác từ trong và ngoài tỉnh gửi đến. Tạp chí dành nhiều trang đăng tải thơ ca, và cũng là “sân chơi” của nhiều thế hệ thi nhân, từ những tác giả đã thành danh trên thi đàn, đến những tài năng vừa ló diện: Với chức năng, nhiệm vụ mới, tạp chí sẽ là diễn đàn của những bạn đọc luôn quan tâm đến vấn đề văn hóa, văn nghệ của tỉnh nhà; là nơi giới thiệu sáng tác của văn nghệ sĩ gần xa, đồng thời phát hiện và bồi dường những tài năng mới [4; 5]. Kể từ khi phát hành số đầu tiên tháng 12-1989 (Giấy phép số 815.UB.QĐ của UBND tỉnh Kiên Giang, cấp ngày 03-11-1989) cho đến nay (tháng 10-2012), tạp chí Chiêu Anh Các đã ra

mắt bạn đọc được 105 số; chưa kể những số phụ, làm diễn đàn cho Chi hội Văn nghệ Hà Tiên.

Bên cạnh (và nhỏ hơn) tạp chí Chiêu Anh Các, còn có những bản tin văn nghệ của các chi hội cơ sở như:

- Bản tin Văn nghệ Kiên Lương, Chi hội Văn nghệ Kiên Lương - Bản tin Văn nghệ Gò Quao, Chi hội Văn nghệ Gò Quao - Bản tin Văn nghệ Phú Quốc, Chi hội Văn nghệ Phú Quốc

Có thể nói, trong không gian của một tỉnh biên giới, cách xa những trung tâm lớn của khu vực và cả nước, các loại báo chí được phát hành tại Kiên Giang với số lượng như trên là phong phú, đa dạng. Sáng tác thơ ca không thiếu địa chỉ để đăng đàn. Từ “sân chơi” ao nhà ra “sân chơi” biển lớn là “lộ trình” phổ biến của nhiều thi nhân.

Thơ Kiên Giang sau 1975, nhìn tổng quan về các mặt từ bối cảnh lịch sử, lực lượng sáng tác đến tình hình xuất bản, phương tiện đăng tải, lưu hành..., chúng tôi thấy cánh đồng thơ Kiên Giang rất được mùa: người làm thơ đông đảo, đủ các thành phần lứa tuổi, thi phẩm ra mắt độc giả khá nhiều, đủ sức tái hiện con người và cảnh vật ở một vùng quê vốn giàu truyền thống văn chương nghệ thuật.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG THƠ KIÊN GIANG SAU 1975 2.1. Hoài niệm về chiến tranh

Hoài niệm về chiến tranh như dòng cảm hứng nổi trội trong thơ Kiên Giang sau 1975, nhất là sáng tác của thế hệ nhà thơ từng đi qua một thời binh lửa. Riêng đối với những người tham gia kháng chiến, vừa đánh giặc vừa làm thơ (Bá Diệp, Triều Ba, Trần Dũng Chiến, Anh Động, Xuân Triều, Cù Lao Bảo, Việt Thanh...) thì, đây như là cảm hứng “ruột”, rất thiêng với họ. Dòng

cảm hứng đó được biểu hiện qua nhiều phương diện khác nhau và góp phần hình thành nên một nét đặc trưng của thơ Kiên Giang giai đoạn sau 1975.

2.1.1.Hình ảnh những con người chiến đấu dũng cảm, kiên cường

Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, là một bộ phận cách mạng của cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Kiên Giang đã phát huy tổng lực sức mạnh của toàn dân, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, đánh giặc khắp mọi mặt trận. Thơ ca được sử dụng như vũ khí tinh thần hữu hiệu trên mặt trận tư tưởng.

Bước sang thời kì hậu chiến, thơ không đủ sức để “tổng kết lịch sử” nhưng lại có lợi thế về tái hiện sinh động những con người chiến đấu dũng cảm, kiên cường, chịu đựng nhiều hy sinh gian khổ trong chiến tranh. Từ đó mà gieo vào lòng người, nhất là thế hệ trẻ những rung cảm thẩm mỹ, những nhận thức - ý thức xây dựng và cống hiến cho quê hương, xứng đáng với máu xương của những người đã ngã xuống.

Trong thơ Kiên Giang sau 1975, những người chiến đấu dũng cảm kiên cường có thể là chân dung có tuổi có tên và cũng có thể là chân dung của số đông Không ai nhớ mặt đặt tên/ Nhưng họ đã làm ra Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm). Họ gặp nhau ở lòng yêu quê hương, xả thân cho quê hương:

Các anh về đây từ Tân Hiệp, An Biên từ Hà Tiên, Phú Quốc...

(Tiểu đoàn Hai lẻ bảy -Triều Ba)

Ở mảng cảm hứng này, Triều Ba là nhà thơ viết khỏe, viết kịp thời, viết với tư cách là người trong cuộc, nhiều trải nghiệm. Không chỉ tái hiện số đông những anh hùng thời chống Mỹ mà đến cuộc chiến tranh biên giới (1978) chống giặc Pônpốt xâm lược, những hình ảnh ấy tiếp tục được Triều Ba ghi lại bằng những câu thơ mà ngày nay, có thể nói như là “của hiếm”, thơ ca địa phương càng hiếm:

Chưa hưởng trọn một mùa lúa chín

Bọn bành trướng lại xúi giặc Cămpuchia đánh vào biên giới

(Về Phú Mỹ sau một trận chiến thắng - Triều Ba) Cầm súng bảo vệ quê hương trong những năm chiến tranh biên giới đồng nghĩa với gian khổ hy sinh. Những người lính trên tuyến tiền tiêu trong thơ Bùi Văn Bồng trẻ trung yêu đời, giàu lòng dũng cảm:

Thức với súng những đêm dài không ngủ Mà nụ cười vẫn rất trẻ trung.

(Về những căn hầm - Bùi Văn Bồng)

Cũng viết về số đông những anh hùng thời chống Mỹ nhưng Xuân Triều lại tập trung vào hình ảnh những người mẹ, người vợ, người em gái... toàn là phụ nữ chân yếu tay mềm, mà lẽ ra họ cần được chở che hơn là tham gia chiến đấu. Nhưng ở một đất nước Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh thì khi cần, Tất cả hành quân, tất cả thành chiến sĩ tạo thế trận chiến tranh nhân dân “thiên la địa võng”, không một kẻ thù nào khuất phục nổi. Trở lại chiến khu xưa, nhà thơ bồi hồi xúc động:

Mảnh đất này

Xanh một màu thương nhớ Bồi hồi qua những dòng kinh

(Thăm lại một vùng quê - Xuân Triều )

Viết về nữ giao liên trẻ trung yêu đời, dũng cảm và mưu trí, góp phần giải phóng quê hương, vốn là nhà văn nhưng Anh Động vẫn tỏ ra có duyên qua dòng thơ trữ tình mộc mạc:

Cô gái giao liên! Người chiến sĩ dạn dày Da hơi rám qua những ngày mưa gió

Kiên Giang thời chống Mỹ có con đường IC (“Một xê”) đi qua. Đấy là con đường đầy máu lửa, ngời lên như huyền thoại. Trên con đường ấy tập hợp nam nữ thanh niên xung phong ngày đêm tải đạn, bất chấp sự đánh phá ác liệt của quân thù. Mấy mươi năm sau họp mặt, kẻ còn người mất, cuộc sống đời thường lắm lo toan, mỗi người một số phận... Nhưng kỉ niệm về những năm tháng ấy thì tất cả vẫn tươi nguyên:

Anh mở đường ra chiến dịch

Em tải đạn tải lương mang nặng một tình thương

(Thanh niên xung phong gặp gỡ - Hồ Bá Thâm) Nhưng lắng đọng trong thơ Kiên Giang giai đoạn này vẫn là hình tượng Mẹ. Mẹ hiên ngang và điềm tĩnh, Mẹ làm nên sắc diện quê hương:

Xin cảm ơn bà mẹ đất Kiên

Gót chân nhỏ băng qua ngày bão táp

(Tiểu đoàn Hai lẻ bảy - Triều Ba)

Người mẹ U Minh trong thơ Hà Văn Thùy nhân hậu, bao dung. Mẹ nuôi giấu, chở che bộ đội thời kháng chiến, mẹ thương cán bộ cùng dân dựng xây cuộc sống mới khi đất nước thanh bình:

Mắc màn cho tôi má nhắc hoài các anh Thằng Hai Thái Bình, thằng Năm Hà Bắc

(Nơi tôi đến - Hà Văn Thùy)

Người mẹ chiến sĩ trong thơ Nguyễn Văn Minh đi suốt cuộc kháng chiến, đến cận ngày đại thắng, mẹ anh dũng hi sinh, không được chứng kiến cảnh đất nước thống nhất:

Ngày chiến thắng cũng là ngày mẹ mất Lũ giặc hung tàn bắn mẹ lúc bình minh

(Thăm lại một miền quê - Nguyễn Văn Minh) Nổi lên trong số đông những người con anh dũng kiên cường bảo vệ quê hương là tấm gương những anh hùng xả thân cứu nước. Họ có tuổi có tên đi

vào lịch sử, đi vào văn chương với tất cả tấm lòng tôn kính, ngưỡng mộ. Ấy là liệt sĩ Mai Thị Hồng Hạnh, liệt sĩ Phan Thị Ràng (nhân vật Sứ trong tác phẩm

Hòn Đất của nhà văn Anh Đức), liệt sĩ Tư Sách, liệt sĩ Trần Văn Thái...; là Anh hùng lực lượng vũ trang Trần Quang Mẫn, Phạm Văn Nhờ (Tư Mao), Phạm Văn Tư (Tư nhà mới), Bùi Thị Thêm, Hồ Thị Phức (Má Gấm)... Họ trở thành nguồn cảm hứng cho thơ ca Kiên Giang không chỉ hôm nay mà còn cả mai sau:

Dâng trong em, niềm tôn kính tự hào Người anh hùng:

Sống - chết

Thanh cao!

Bài thơ viết bên mộ Chị Sứ - Tạ Đình Chiến)

Trong hai cuộc cuộc kháng chiến, người Việt và Khmer chung sức chung lòng đấu tranh để giải phóng quê hương. Hình ảnh thầy giáo Danh Sách (thường gọi Tư Sách - người dân tộc Khmer) bám làng, bám trường chiến đấu đến hơi thở cuối cùng được Minh Thiện khắc vào thơ qua những dòng rất ấn tượng:

Chặt tay súng! Anh tiến lên phía trước Bảo vệ làng. Bảo vệ mái trường đây

( Anh! Người giáo viên - Minh Thiện)

Có lẽ duy nhất trên đất Kiên Giang mới có gái giả trai để được tòng quân chiến đấu trong lực lượng chính quy. Cả thời gian dài cầm súng ngoài mặt trận, lập được nhiều chiến công, từ chiến sĩ lên làm chỉ huy mà đồng đội vẫn cứ tưởng “Thủ trưởng” là đàn ông! Câu chuyện về nữ anh hùng Trần Quang Mẫn cứ như huyền thoại:

Chị là Sáu Mẫn Cải trang làm đàn ông

Những chiến công vang dội trên đất Kiên Giang như Ngã ba Cây Bàng (Vĩnh Thuận), Ngã ba Đình và khu vực Ngã ba Tàu trên sông cái lớn (U Minh Thượng), Vàm Bàu Môn - kinh Thầy Cai (An Biên), trận tiến công tiêu diệt chi khu Kiên An (Xẻo Rô - An Biên), trận Ba Hòn (Hòn Đất), trận Moso (Kiên Lương), trận diệt tàu chiến trên sông Cái Lớn (Gò Quao), trận Xà Xía - Thạch Động (Hà Tiên) đẩy lùi quân Pônpốt xâm lăng... Tất cả đều gắn với máu xương của vô số những anh hùng liệt sĩ có tên và không tên trong sử sách. Họ nối tiếp truyền thống và tạo ra truyền thống để mãi mãi về sau con cháu tự hào. Đồng thời họ cũng là nguồn cảm hứng thiêng liêng, bất tử cho văn chương nghệ thuật.

Thơ ca Kiên Giang sau 1975 tái hiện sinh động hình ảnh những con người chiến đấu dũng cảm, kiên cường, xả thân cho quê hương xứ sở. Ngợi ca là âm hưởng chính, tôn kính - cảm phục là thái độ bao trùm, trân trọng - phát huy là tư tưởng chủ đạo.

2.1.2. Tri ân nghĩa tình trong kháng chiến

Thơ là thế giới nội cảm nghiêng về trữ tình. Ở một đất nước đã một thời tiếng hát át tiếng bom, dạt dào sức sống, thơ ca bắt mạch sâu vào hiện thực và lòng người. Đành rằng chiến tranh không phải là mảnh đất màu mỡ cho thơ, nhưng trong tình thế bắt buộc cần phải cầm súng giữ nước thì thơ không chối từ làm vũ khí đấu tranh. Tính chiến đấu thấm vào chất trữ tình tạo âm hưởng vừa mạnh mẽ vừa thiết tha. Có một thực tế là, trong kháng chiến gian khổ, sống chết cận kề nhưng tình người thì sáng trong chân thực. Nhìn chung là thế. Phạm Minh Giang khẳng định:

Trong đêm ngày chiến trận Ta nhận ra đồng đội của mình

(Đồng đội - Phạm Minh Giang)

Bước sang thời bình, tình cảm kháng chiến vẫn sâu nặng như xưa. Độ lùi thời gian càng xa, kí ức càng đong đầy, nghĩa tình càng lắng đọng. Nhất là

trong cơ chế thị trường, khi nhiều giá trị đạo đức bị đảo ngược, người ta lại trở về với những năm tháng không thể nào quên để sống với tình người thanh sạch. Tri ân nghĩa tình trong kháng chiến như mạch nguồn xúc cảm nồng thắm trong thơ Kiên Giang sau 1975. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà thơ định danh cho thi phẩm của mình những Tình lính (Trần Dũng Chiến), Thăm lại Trung đoàn (Đoàn Công Thiện), Có một thời để nhớ (Thu Minh Hợp),

Thăm lại một vùng quê (Xuân Triều), Nhớ đồng chí Cường (Bá Diệp), Nơi đây ngày ấy (Dạ Thi Các), Đồng đội (Xuân Huy), Nhớ nguồn (Dương văn Cầu),

Thăm lại một miền quê (Nguyễn Văn Minh)...

Trước hết là những dòng hồi ức về tình quân dân keo sơn gắn bó, về tình đồng chí đồng đội của một thời sống chết có nhau:

Nhớ chăng hỡi các anh Ngày giặc lùng vây riết

(Gió chướng - Trường Giang)

Chiến tranh thì kẻ còn người mất, hòa bình có người về, người không. Đương nhiên là như thế. Nhưng tiếng lòng thì chưa hẳn đã lặng yên. Thơ Thu Minh Hợp đong đầy tình đồng đội, trong nụ cười chiến thắng vẫn có giọt nước mắt rơi:

Nghe tin ai cũng khóc òa Khóc cho bạn bè ngã xuống

(Tháng Tư Rạch Giá - Thu Minh Hợp)

Vốn là người lính trực tiếp cầm súng chiến đấu, trong số những người may mắn được trở về sau chiến tranh, Thu Minh Hợp thấu hiểu sâu sắc ân nghĩa với những người ngã xuống:

Đã hẹn cùng về thế mà anh nằm lại

Chiến trường xưa - thương nhớ một phương trời

(Đồng đội - Thu Minh Hợp)

Và trong tình đồng đội lắm khi còn có thêm tình lứa đôi. Ấy là những mối tình hồn nhiên, sáng trong, bất chấp bom đạn của quân thù. Có điều, tàn

chiến tranh đã vĩnh viễn vắng bóng một người, người còn lại thủy chung trong hoài niệm. Ngô Minh Út đã khắc họa một mối tình như thế:

Chiến trận tàn mà chẳng thấy anh đâu Em tựa cửa, tóc xanh giờ đã bạc

(Hương bồ kết - Ngô Minh Út)

Những cuộc hẹn hò, những lời chờ đợi, từ tình đồng đội nảy nở tình lứa đôi, trong cái chung có cái riêng... Đó là sự đa dạng về đời sống nội tâm con người mà thời nào cũng như thế.

2.1.3. Suy tư, trăn trở về những tổn thất, mất mát do chiến tranh

Chiến tranh đồng nghĩa với cảnh bom cày đạn xới, chết chóc tang thương. Điều mà không một ai trông đợi. Việt Nam là đất nước yêu chuộng hòa bình. Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng (Hồ Chí Minh). Nhưng điều không mong muốn vẫn cứ xảy ra. Hết đế quốc này đến đế quốc khác, rồi thế lực bành trướng, phản động... nối nhau gây chiến, xâm lăng. Binh lửa kéo dài, nhịp sống đời thường bị xáo trộn, trạng thái tinh thần luôn căng thẳng; có thể nói, sức chịu đựng của một đất nước như Việt Nam trong hơn 30 năm chiến tranh là ngoài tưởng tượng.

Thơ Kiên Giang sau 1975 tái hiện sinh động, chân thực những năm tháng ác liệt, hào hùng mà đầy tang tóc đau thương ấy:

Một loạt B52

Không còn xương máu thịt da

(Thương nhớ các em Thanh niên xung phong - Trần Dũng Chiến) Thơ Trần Dũng Chiến được coi là chân thực nhất trong những nhà thơ

Một phần của tài liệu Diện mạo thơ kiên giang sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 44)

w