Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn

139 1.6K 4
Diện mạo thơ đồng tháp sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐẶNG VĂN THIỆP DIỆN MẠO THƠ ĐỒNG THÁP SAU 1975 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Mạnh Hùng NGHỆ AN - 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1 6 ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG THƠ ĐỒNG THÁP SAU 1975 .6 1.1. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, văn học Đồng Tháp .6 1.1.1. Điều kiện tự nhiên của Đồng Tháp 6 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển .6 1.1.3. Một cái nhìn chung về văn học Đồng Tháp .7 1.1.3.1. Quá trình phát triển văn hóa, văn học Đồng Tháp .7 1.1.3.2. Văn học dân gian Đồng Tháp 8 1.1.3.3. Văn học viết .10 1.2. Đề tài thơ phong phú, độc đáo .13 1.2.1. Đề tài thiên nhiên .14 1.2.2. Về các mối quan hệ giữa con người với nhau .16 1.2.3. Đề tài văn hóa quê hương .19 1.2.4. Về đề tài kí ức chiến tranh 23 1.2.5. Đề tài về các ngành nghề trong tỉnh 25 1.3. Nội dung thơ đa dạng, đặc sắc .27 1.3.1. Thơ có nội dung yêu mến, tự hào 27 1.3.2. Nội dung đề cao con người lao động 30 1.3.3. Thơ cổ động xây dựng cuộc sống mới 32 1.4. Thế giới tình cảm trong thơ .34 1.4.1. Tình cảm gắn bó với thiên nhiên hoa cỏ 34 1.4.2. Tình yêu của con người trong thơ .38 1.5. Cảm hứng chủ yếu trong thơ Đồng Tháp .41 1.5.1 Cảm hứng ca ngợi, tự hào 42 1.5.2. Cảm hứng hồi ức trăn trở 45 1.5.3. Cảm hứng phê phán, trào tiếu .48 Chương 2 51 ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ ĐỒNG THÁP SAU 1975 .51 2.1. Thể thơ tự do trong thơ Đồng Tháp 51 2.1.1. Khái lược về thơ tự do .51 2.1.2. Vài nét về thơ tự do trong thơ Đồng Tháp .53 2.1.3. Thơ tự do tạo cảm hứng sáng tác tự nhiên 56 2.2. Không gian và thời gian trong thơ .60 2.2.1. Không gian nghệ thuật 61 2.2.2. Thời gian nghệ thuật 70 2.3. Giọng điệu thơ Đồng Tháp sau 1975 .79 2.3.1. Giọng điệu tâm tình sâu lắng 80 2.3.2. Giọng điệu khắc khoải lo âu .83 2.4. Ngôn ngữ thơ Đồng Tháp .88 2.4.1. Đôi nét về ngôn ngữ thơ 88 2.4.2. Các đặc điểm ngôn ngữ trong thơ 89 2.4.3. Từ ngữ chỉ địa danh trong thơ Đồng Tháp 94 2.4.4. Phương ngữ Nam bộ trong thơ Đồng Tháp .97 2.4.4.1. Sơ lược về phương ngữ 97 2.4.4.2. Phương ngữ Nam bộ trong thơ Đồng Tháp .99 Chương 3 105 PHÁC THẢO CHÂN DUNG MỘT SỐ NHÀ THƠ 105 ĐỒNG THÁP SAU 1975 105 3.1. Nhà thơ Thai Sắc .105 3.1.1. Những nét chính trong cuộc đời, con người, thơ ca 105 3.2. Nhà thơ Đỗ Ký 109 3.2.1. Những nét chính trong cuộc đời, con người, thơ ca 109 3.3. Nhà thơ Hữu Nhân .114 3.3.1. Những nét chính trong cuộc đời, con người, thơ ca 114 3.4. Nhà thơ Ngọc Điệp 121 3.4.1. Những nét chính trong cuộc đời, con người, thơ ca 121 3.5. Nhà thơ Hữu Phước .127 KẾT LUẬN .131 NHỮNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Văn học nghệ thuật : VHNT Văn học : VH Khoa học xã hội : KHXH Cao đẳng sư phạm : CĐSP Thành phố Hồ Chí Minh : TP HCM Nhà xuất bản : Nxb 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Kể từ mùa xuân năm 1975, đã được gần 40 năm đất và người Đồng Tháp không ngừng đổi thịt thay da để ngày càng căng đầy sức sống trở thành một trong những nơi trù phú nhất của vùng châu thổ miền Tây. Vũ điệu hồng hoang của đàn Sếu Đỏ, biểu tượng ám ảnh nhất cho no ấm và yên bình của Đồng Tháp Mười, đã làm mê đắm cả nhân loại. Sinh ra, đơm hoa, kết trái trên cái hiện thực đặc biệt ấy, thơ ca Đồng Tháp trong gần bốn mươi năm qua đã có một chặng đường rất đáng tự hào và có nhiều điều đáng nói, đáng để thẩm bình một cách công phu, cặn kẽ. Nhưng hình như điều đó chưa xảy ra. Lựa chọn đề tài này, chúng tôi muốn trở thành một trong những người khởi động cho cái công việc mà chúng ta, những người con của Mẹ Châu Thổ, sẽ phải làm một cách cẩn trọng và tài năng. Đó là việc, đã đến lúc, phải khảo cứu văn học Đồng Tháp nói chung, thơ ca Đồng Tháp nói riêng một cách toàn diện. 1.2. Cũng trong gần 4 thập niên ấy, Đồng Tháp đã quyết tâm xây dựng thành tỉnh giàu đẹp. Đồng Tháp vừa có nhiều tiềm năng về kinh tế văn hoá, văn học lại vừa có nhiều thành tựu đáng kể có thể sánh ngang hàng với các tỉnh trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Với sự nổ lực của các cấp các ngành, các địa phương, Đồng Tháp có thể cùng các tỉnh bạn góp tiếng nói chung cho sự phát triển đất nước. Trong đó diện mạo tỉnh nhà thay đổi theo thời gian, không ngừng vươn lên tầm cao mới nên thơ ca có điều kiện phát triển để kịp ngợi ca con người lao động vất vả gian truân, những con người sáng tạo trong sản xuất. Người làm nghiên cứu như chúng tôi cũng muốn có được niềm vui khi khi đem chút năng lực nhỏ bé của mình góp phần soi sáng những giá trị quí báu của thơ ca tỉnh nhà. Chúng tôi nghĩ đây cũng là cách cổ vũ, động viên đội ngũ nhà thơ Đồng Tháp say mê sáng tạo. Đây cũng là một lý do quan trọng thúc đẩy chúng tôi đến với đề tài này. 1.3. Chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn khoa học về thơ văn một thời kỳ nhất định của tỉnh nhà Đồng Tháp, nhất là việc đưa văn học địa phương vào giảng dạy theo tinh thần chung của yêu cầu giáo dục trung học ngày càng phát triển, đáp ứng tri thức cho học sinh trung học. Hiện nay, phân phối chương trình của Bộ giáo dục có đưa vào phần Văn học địa phương sau mỗi học kỳ, dù số tiết chiếm tỉ lệ thấp nhưng đóng vai trò khá quan trong để các em có cái nhìn sâu sắc hơn về thơ Đồng Tháp và từ đó thêm yêu quê hương Đồng Tháp mà phấn đấu 2 học tập tốt hơn trong tương lai, sống có ích cho xã hội, làm giàu nền văn học tỉnh nhà Mặt khác, khi nghiên cứu đề tài này hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu khoa học sau này về những đề tài có liên quan đến thơ văn của tỉnh nhà Đồng Tháp, tiện cho việc học tập và giảng dạy Văn học Việt Nam nói chung và Văn học Đồng Tháp nói riêng thêm phong phú và sinh động 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Thơ văn Đồng Tháp phát triển phong phú, đa dạng nhiều thể loại khác nhau từ ca dao, vè, truyện ngắn, truyền thuyết cho đến các thể thơ làm theo kiểu Đường luật hay thơ tự do đều để lại tiếng vang trong văn học Đồng Tháp. Tuy nhiên, đến nay ngoài hai đề tài nghiên cứu truyện ngắn của tác giả Phùng Văn Lành và tác giả Nguyễn Anh Dân có nhắc đôi điều sơ giản về thơ ca, còn có một số bài viết mang tính chất giới thiệu, khái quát tổng hợp về thơ Đồng Tháp nói chung và thơ Đồng Tháp sau 1975 đến nay nói riêng như Đôi điều về thơ Đồng Tháp đương đại của tác giả Cái Văn Thái (Nhà thơ Thai Sắc). Ở đấy tác giả của bài viết có nhắc đến tài năng của nhiều cây bút thành đạt với những tác phẩm hay có ý nghĩa to lớn với sự phát triển thơ ca Đồng Tháp. Mặt khác, Nhà thơ Cái Văn Thái cũng đánh giá cao về khả năng tìm tòi sáng tạo của các nhà thơ tỉnh nhà trong công tác học tập trao đổi kinh nghiệm. Riêng bài viết của Trương Thanh Hùng với Văn hóa dân gian Đồng Tháp Mười đôi điều suy nghĩ lại cho người đọc thấy được những nét văn hóa vốn có của Đồng Tháp qua các thể loại như truyền thuyết Đồng Tháp, hò Đồng Tháp, ca dao hay thơ tự do của Đồng Tháp với một cái nhìn đầy ngợi ca. 2.2. Trong việc làm đề tài khoa học cấp trường, ba tác giả giảng viên Đại học Đồng Tháp Nguyễn Phước Hiểu, Nguyễn Thị Chính, Nguyễn Ngọc Phú đã thống nhất đi đến ấn hành đề tài Đặc điểm thơ Đồng Tháp 1975 đến nay (2009). Ở đó, ba tác giả nghiên cứu có nêu ra các vấn đề trọng tâm là đặt thơ Đồng Tháp trong dòng chảy chung của thơ đương đại Việt Nam, rồi thơ Đồng Thápdòng riêng trong nguồn chảy chung thơ Việt Nam và cuối cùng là đôi nét về nghệ thuật thơ Đồng Tháp. Đề tài này nghiên cứu khá công phu và đã được công nhận cấp trường, tuy nhiên có thể do nhiều lí do khác nhau còn một số vấn đề thuộc về nội dung và nghệ thuật xét thấy chưa được đề cập. 2.3. Mặt khác, trong các khóa học Cao học được liên kết với các trường Đại học có tiếng trong nước, học viên trong tỉnh Đồng Tháp có dịp nghiên cứu về thơ Đồng Tháp nhưng chỉ gói gọn ở thể ca dao Đồng Tháp Mười. Đề tài này có nói về nội dung và hình thức nghệ thuật ca dao dân ca và cũng có nói đôi nét về thơ Đồng Tháp, tuy nhiên cũng ở mức độ khái quát các đặc trưng tổng thể về 3 thơ. Đồng thời, các trang thông tin điện tử về Văn học nghệ thuật tỉnh nhà cũng có một số bài viết về thơ Đồng Tháp nhưng còn rời rạc mang tính đơn lẻ chưa có hệ thống. Nhờ thế chúng tôi mạnh dạn xây dựng đề tài Diện mạo thơ Đồng Tháp sau 1975 với tinh thần là một cách tiếp cận chuyên biệt có điểm qua nội dung và nghệ thuật cũng như diện mạo của một số nhà thơ của mảnh đất Đồng Tháp giàu nghị lực lắm ân tình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài Diện mạo thơ Đồng Tháp sau 1975 của chúng tôi sẽ nhận diện tổng quát về thành tựu cũng như hạn chế của thơ Đồng Tháp. Từ đó làm cơ sở để nghiên cứu thơ Đồng Tháp về sau, nhất là nghiên cứu về các phương diện nội dung và nghệ thuật của thơ Đồng Tháp trong một thời đại nhất định. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để có thể phác thảo “khuôn mặt” thơ Đồng Tháp từ sau 1975 đến nay, chúng tôi đề ra các nhiệm vụ chính như sau: 3.2.1. Khảo sát, nhận diện những nội dung chủ yếu thơ Đồng Tháp sau 1975. 3.2.2. Khảo sát, nhận diện những đặc điểm nghệ thuật thơ Đồng Tháp sau 1975. 3.2.3. Bước đầu phác thảo“chân dung thơ” một số nhà thơ Đồng Tháp sau 1975 Trong phần này, theo nghiên cứu, khảo sát xin đề cập đến các nhà thơ tiêu biểu của tỉnh nhà mà thời gian qua đã được đứng vào hàng ngũ của Hội nhà văn Việt Nam do có đóng góp to lớn cho văn học nghệ thuật, đai diện tiêu biểu nhất là nhà thơ Thai Sắc và nhà thơ Hữu Nhân. Bên cạnh đó cũng xin đề cập bốn nhà thơ khá quen thuộc của bạn đọc yêu thơ tỉnh nhà (sau 1975 đến nay) như Đỗ ký, Ngọc Điệp, Hữu Phước và Giang San. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Xét theo mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra như trên thì đối tượng nghiên cứu của đề tài là Diện mạo thơ Đồng Tháp sau 1975 4.2. Phạm vi khảo sát Do còn hạn chế về nhiều mặt, chúng tôi giới hạn những tài liệu để khảo sát cho việc nghiên cứu của mình như sau: Tuyển tập Thơ văn Đồng Tháp (2 tập), Nxb Tổng hợp Đồng Tháp, 1986. Tuyển tập Văn học Đồng Tháp 1986 - 2006, Hội Văn học nghệ thuật Đồng Tháp, 2006. Tuyển tập Văn học Đồng Tháp thế kỉ XX, Nxb Đồng Tháp, 2002. 4 Tuyển tập văn học nghệ thuật Đồng Tháp 2004 - 2006, Nxb Văn nghệ, TP. HCM, 1987. 5. Phương pháp nghiên cứu Dựa vào căn cứ mục đích nghiên cứu cũng như đặc điểm nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhưng trong đó có những phương pháp được sử dụng thường xuyên là các phương pháp chính như sau: 5.1. Phương pháp Phân tích - tổng hợp Đây là phương pháp khá quan trong. Bởi lẽ, khi nghiên cứu đề tài, thấy rằng cần thiết phải xem xét từng khía cạnh cụ thể các vấn đề sau đó có điều kiện tổng hợp lại để đi đến các nhận định kết luận một cách khách quan và khoa học. 5.2. Phương pháp So sánh - đối chiếu Khi làm việc, không ít trường hợp cần so sánh đối chiếu để nhìn đối tượng phong phú đa dạng hơn cũng như dùng thao tác này để tìm ra nét tương đồng hay dị biệt giữa các đối tượng cần tìm hiểu tạo điều kiện nghiên cứu chuyên sâu hơn. 5.3. Phương pháp Thống kê - phân loại Theo kinh nghiệm các nhà nghiên cứu đi trước, khi làm bài không thể bỏ qua thao tác tập hợp thống kê để bước đầu hệ thống hóa kiến thức, trình bày sau đó triển khai thành một nội dung cụ thể tạo nên giá trị cũng như ý nghĩa cho bài viết. 5.3. Phương pháp Cấu trúc - hệ thống Ở đây, phương pháp này được vận dụng như là một nhu cầu thiết yêu khi khảo sát nhận diện các vấn đề thuộc về nội tại của đối tượng nghiên cứu. Từ đó, người viết có cách hệ thống hóa hoàn chỉnh các vấn đề của thơ Đồng Tháp sau năm 1975. 6. Đóng góp của luận văn Sau khi công tác nghiên cứu hoàn thành, đề tài này sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích cho những ai quan tâm đến Văn học Đồng Tháp nói chung và thơ ca Đồng Tháp nói riêng. Mặt khác, đề tài nghiên cứu này còn là tài liệu tham khảo khá quan trọng cho học sinh, sinh viên và ngay cả giáo viên khi học tập và giảng dạy ở các trường phổ thông cũng như các trường đại học cao đẳng trong và ngoài tỉnh. Hơn thế nữa, luận văn góp phần vào việc nghiên cứu văn học của tỉnh nhà nhằm làm giàu thêm tri thức lí luận và nghiên cứu văn học một thời đại nhất định mà tỉnh Đồng Tháp đã trải qua. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong 3 chương như sau 5 Chương 1: Đặc điểm nội dung thơ Đồng Tháp sau 1975 Chương 2: Đặc điểm nghệ thuật thơ Đồng Tháp sau 1975 Chương 3: Phác thảo “chân dung thơ” của một số nhà thơ Đồng Tháp sau 1975 6 Chương 1 ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG THƠ ĐỒNG THÁP SAU 1975 1.1. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, văn học Đồng Tháp 1.1.1. Điều kiện tự nhiên của Đồng Tháp Đồng Tháp là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên 3.283 km 2 , cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 165 km về phía Tây Nam. Phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia, đường biên giới 48,7 km; Nam và Đông Nam giáp Vĩnh Long; Đông giáp Tiền Giang và Long An; Tây giáp An Giang và Cần Thơ. Tỉnh có gồm 9 huyện, 2 thị xã, 1 thành phố (thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự). Đồng Tháp đất đai màu mỡ, xóm làng trù phú, vườn cây trái xanh tươi trĩu quả. Trái cây Đồng Tháp từ lâu đã vang danh khắp mọi miền đất nước, gắn liền với những địa danh rất đỗi quen thuộc: xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, bưởi Phong Hoà, quýt Lai Vung… Đồng Tháp có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười nên cảnh quan và sinh thái có nhiều nét đặc trưng riêng. Đến khu vực Đồng Tháp Mười, ta sẽ bắt gặp những cánh rừng tràm bạt ngàn, những hồ sen bát ngát, có Vườn quốc gia Tràm Chim, có bánh phồng tôm Sa Giang nhưng quy mô hơn hết là 2 khu công nghiệp ở Sa Đéc và Trần Quốc Toản. 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Từ khi mới thành lập, Đồng Tháp là sự hợp nhất của 2 vùng Nam và Bắc Sông Tiền, tương ứng với 2 địa danh Sa Đéc và Cao Lãnh, đầu thế kỷ XVII (cuối thế kỷ XVI) đã có lưu dân Việt đến vùng Sa Đéc khẩn hoang, lập ấp. Sa Đéc bấy giờ còn thô sơ, nhân công ít ỏi. Sau thời nội chiến, Sa Đéc đi vào ổn định, sau đó, Sa Đéc trở thành chợ sung túc nhất ở đồng bằng Sông Cửu Long chỉ thua Sài Gòn, Chợ Lớn. Đến thời chính quyền Sài Gòn, tỉnh Kiến Phong được thành lập vào ngày 22/10/1956, Cao Lãnh trở thành tỉnh lỵ. Xét về quy mô, Cao Lãnh là một tỉnh lỵ nhỏ nhưng có vị trí đặc biệt và có điều kiện quan trọng, mỗi giai đoạn lịch sử quan trọng của Nam bộ đều ghi đậm dấu ấn nơi đây. Cao Lãnh là một trong những địa phương có phong trào Đông Du rầm rộ ở Nam Kỳ mà nổi bật là nhà cách mạng Nguyễn Quang Diêu, được xem là một lãnh đạo của phong trào

Ngày đăng: 25/12/2013, 20:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan