1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trường ca hồ anh thái nhìn từ góc độ thể loại

122 584 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 531 KB

Nội dung

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Tr Tr ờng ca Trần Anh Thái ờng ca Trần Anh Thái nhìn từ góc độ thể loại nhìn từ góc độ thể loại Chuyên ngành: văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 Luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp Vinh - 2009 2 Mục lục Trang Mở đầu 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 1 3. Phạm vi nghiên cứu 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 5. Phơng pháp nghiên cứu 8 6. Đóng góp của luận văn 8 7. Cấu trúc của luận văn 8 Chơng 1. Trờng ca Trần Anh Thái trong sự vận động và phát triển của thể loại trờng ca Việt Nam hiện đại 9 1.1. Một số vấn đề lí luận về trờng ca 9 1.2. Sự vận động của thể loại trờng ca trong văn học Việt Nam hiện đại 19 1.3. Trờng ca của Trần Anh Thái 27 Chơng 2. cảm hứng và hình tợng cơ bản trong trờng ca Trần Anh Thái 39 2.1. Cảm hứng chủ đạo trong trờng ca Trần Anh Thái 39 2.2. Hình tợng cơ bản trong trờng ca Trần Anh Thái 54 Chơng 3. kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu trong trờng ca Trần Anh Thái 82 3.1. Kết cấu 82 3.2. Thể thơ và ngôn ngữ 102 3.3. Giọng điệu 118 Kết luận 132 Tài liệu tham khảo 135 3 Mở Đầu 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trờng cathể loại có bề dày lịch sử, tồn tại và đồng hành cùng tiến trình phát triển của nền văn học nhiều dân tộc. Trong văn học Việt Nam hiện đại, với t cách là một thể loại văn học, sau một thời gian dài bùng nổ và phát triển rực rỡ với những tên tuổi lớn nh Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh ., một thời gian dài từ sau năm 1985, thể loại này liên tục diễn ra sự đứt gãy. Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI lại xuất hiện một lớp sóng trờng ca khác: Hoàng Trần C- ơng với Trầm tích, Thi Hoàng với Gọi nhau qua vách núi, đặc biệt là Trần Anh Thái với ba tập trờng ca Đổ bóng xuống mặt trời, Trên đờng và Ngày đang mở sáng. Với ba tập trờng ca này, Trần Anh Thái đã tạo đợc dấu ấn thực sự trong đời sống văn học và mở ra một giai đoạn mới cho sự phát triển của trờng ca Việt Nam hiện đại. 1.2. Không phải ngẫu nhiên mà Trần Anh Thái đợc các nhà nghiên cứu, phê bình đánh giá cao, coi là ngời "làm hồi sinh thể loại trờng ca đầu thế kỉ XXI". Với những nỗ lực tìm tòi, đổi mới về mặt cảm hứng, thi pháp và cấu trúc, ba trờng ca của anh thể hiện ý thức cách tân về nghệ thuật, thổi một luồng sinh khí mới và góp phần làm mới thể loại, qua đó làm phong phú, sinh động đời sống văn học nớc nhà. 1.3. Là một gơng mặt đang làm nên "cơn sốt" trong đời sống thi ca đơng đại, Trần Anh Thái có một vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của thể loại trờng ca Việt Nam hiện đại. Vì vậy, nghiên cứu trờng ca của anh chúng tôi nhằm tìm hiểu những đóng góp, cách tân của tác giả về mặt thể loại, qua đó bớc đầu lí giải sự vận động và những xu hớng phát triển của thơ ca nói chung và thể loại trờng ca nói riêng trong văn học Việt Nam hiện nay. 2. Lịch sử vấn đề Trớc đây khi những tập thơ Chát đắng và ngọt ngào, Độc thoại trắng và Vọng trắng xuất hiện, ngời ta đã chú ý đến Trần Anh Thái qua những bài viết, những nhận xét, đánh giá về các bài thơ xuất sắc của anh. Với t cách là tác giả tr- ờng ca, mặc dù xuất hiện khá muộn trên thi đàn, nhng trờng ca Trần Anh Thái đợc nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đánh giá cao. Từ khi xuất hiện đến nay, trờng ca của anh đã thu hút nhiều bài viết, nhiều cuộc tọa đàm đợc mở ra nhằm thẩm định 4 những đóng góp, cách tân của anh về thể trờng ca. Theo sự quan sát của chúng tôi, có hai hớng nghiên cứu chính sau: 2.1. Hớng phân tích, cảm thụ Đây chủ yếu là những bài viết trình bày những cảm nhận hay đánh giá về một khía cạnh, bình diện nhất định hoặc về nội dung hoặc về nghệ thuật qua các trờng ca cụ thể. Về Đổ bóng xuống mặt trời, ngay khi trờng ca này ra đời đã thu hút hàng loạt bài của những cây viết vừa có kinh nghiệm trong sáng tác, vừa nắm chắc lí luận về thể loại nh Thanh Thảo, Trúc Thông, Nguyễn Quang Thiều, Trung Trung Đỉnh, Trần Ninh Hồ . Nhà văn Trung Trung Đỉnh viết: "Anh tự nguyện dấn thân vào chiều sâu mà đời con ngời ta ai cũng đợc lịch sử trao cho sứ mệnh làm nên những dấu ấn khiến thời gian trôi chậm lại, hay nói đúng hơn, những nhận định to tát ấy tôi không ngần ngại nói ra bởi cái vị thế thiêng liêng của thi sĩ đã tự nó vật vã tạo thành" [102]. Trần Ninh Hồ nhận xét: "Trần Anh Thái đã tự vợt lên mình rất nhiều để tự vơn tới sự vạm vỡ, phong phú, tạo thêm sức cuốn hút gắn bó chia sẻ, tri kỉ với bạn đọc" [38]. Nguyễn Quang Thiều gọi Đổ bóng xuống mặt trời là "Bản huyền ca của đất": "Cái mặt trời văn hóa của làng quê Việt Nam ấy còn mạnh hơn cả mặt trời thực trong thiên nhiên. Chính thế, nó chiếu rọi lên tâm hồn mỗi ngời và ánh sáng "mặt trời tinh thần" ấy còn lấn át cả ánh sáng trong thiên nhiên" [91]. Các nhà nghiên cứu, phê bình Nguyễn Đăng Điệp, Hồ Sĩ Vịnh, Chu Văn Sơn . cũng góp những bài viết sâu sắc nhằm khắc sâu ấn tợng về tác giả trờng ca đầy tài năng này. Nguyễn Đăng Điệp nhận xét: "Đổ bóng xuống mặt trời là tổng phổ của nhiều cung bậc đời sống nghiêng trên trục thời gian. Đi qua bóng tối, đi qua vất vả gian nan, qua lửa đạn và chết chóc, làng quê và con ngời Việt Nam dần sáng lên rực rỡ. Cảm thức huyền thoại và cảm thức thế sự, niềm hoan ca và những giọt nớc mắt xen hòa, bện kết một cách khá biến hóa và uyển chuyển trong tập thơ này" [21]. Hồ Sĩ Vịnh cho rằng Đổ bóng xuống mặt trời là một tác phẩm độc đáo, tài hoa và là "một tập hợp những cảm thức mới lạ với nhiều cung bậc đời sống đợc gắn kết chặt chẽ bởi một mạch ngầm cảm xúc mạnh mẽ" [103]. Khi Trên đờng xuất hiện, Trần Anh Thái đã làm nhiều ngời ngỡ ngàng, kinh ngạc trớc sự xuất hiện của anh với một dáng điệu lạ. Trong bài Trờng ca Trên đ- ờng - cuộc đổi mới của Trần Anh Thái, Dơng Kiều Minh viết: " . một trờng ca 5 cuộn xiết khát vọng nh làn gió run rẩy vừa trào sôi vừa bền bỉ nhẫn nại. ở trờng ca này, ta thấy tác giả của trờng ca Đổ bóng xuống mặt trời đã mạnh mẽ dứt bỏ, dứt bỏ một cách bạo liệt, quyết đoán đối với những gì còn bịn rịn, níu kéo dù mỏng nh tơ nhện trong cảm hứng sáng tác và thi pháp vốn có của anh. Tuy nhiên đó là một sự dứt bỏ theo hớng đẩy xa, tiến xa hơn nữa nỗi băn khoăn đã ám ảnh ở trờng ca Đổ bóng xuống mặt trời. Có lẽ sự dứt bỏ này cha tạo đợc sự cảm thông mới của ngời đọc đối với trờng ca Trên đờng. Nhng sáng tạo thơ ca là vậy, sự cách tân, đổi mới chính mình là mục tiêu quan thiết nhất, là nguyên tắc duy nhất quyết định con đờng thi ca của mỗi nhà thơ" [53]. Đặc biệt với Ngày đang mở sáng, Trần Anh Thái đã thu phục ngời đọc bằng lối viết mới mẻ và sáng tạo của anh. Hàng loạt bài viết về trờng ca này của các nhà nghiên cứu, phê bình đã khẳng định và đánh giá cao những đóng góp và sáng tạo độc đáo của anh. Đỗ Minh Tuấn trong bài Bản huyền ca về lịch sử khai sáng nhận xét: "Ngày đang mở sáng là một tập trờng ca nhân văn, lạc quan và đổi mới ., với những đổi mới tìm tòi về cảm hứng và thi pháp, đóng góp vào nền thơ đơng đại Việt Nam. Trần Anh Thái đã tích hợp đợc những thành quả của một số nhà thơ đổi mới về thi pháp, nhập vào thần thái của một số giọng thơ mới lạ, nên những trau chuốt tu từ ngôn ngữ cầu kì, những liên tởng táo bạo và phóng khoáng không gây cảm giác gò ép, uốn vặn hay vay mợn mà nhuần nhuyễn hồn nhiên nh bật ra từ gan ruột nhà thơ" [101, 99]. Trong bài Trần Anh Thái, một sự cách tân trờng ca, một hình dung về tâm hồn dân tộc, Hà Phạm Phú cho rằng: Ngày đang mở sáng là một "sự trởng thành về nhận thức thẩm mĩ của nhà thơ đối với thế giới hiện thực. Hơn thế nữa, tôi nghĩ, với Ngày đang mở sáng, nhà thơ cũng chính là tấm g- ơng soi để nhận thấy phần nào diện mạo tâm hồn dân tộc mình, một dân tộc phải trải qua những cuộc chiến tranh liên miên, một dân tộc khổ đau đang khao khát tìm đờng vơn lên không theo một khuôn mẫu, một đờng chỉ sẵn" [65]. Nguyễn Đăng Điệp trong bài Sự khắc khoải của những dòng tâm t cũng đa ra những nhận xét sắc sảo: "Ngôn ngữ thơ Trần Anh Thái đợc chọn lọc kĩ càng nhng vẫn hết sức tự nhiên bởi đó là những con chữ chân thực nhất của một trái tim nhạy cảm đầy suy t" [65]. Với bài Trần Anh Thái - Khúc huyền ca khắc khoải, tác giả Ngọc Thiên Hoa đã dành hơn hai trăm trang giấy ghi lại những cảm nhận về trờng ca Ngày đang mở sáng. Từ góc độ thi pháp thể loại, tác giả Ngọc Thiên Hoa nhận 6 xét, về nội dung: "Đây là bản trờng ca khai mở một giá trị nhân văn tích cực, nhất là cách nhìn ngời lính bên kia chiến tuyến với t cách con ngời. Nó không chỉ dừng lại chỉ mỗi nội dung đó mà nó còn đi thêm một bớc để hàn gắn những vết thơng lòng từ những mảnh đời rách nát vì chiến tranh . Ngày đang mở sáng có đầy đủ những t cách để đóng dấu son vào văn học Việt Nam nói chung và thể trờng ca nói riêng, là lần đầu tiên có một tác phẩm văn học thay đổi cách nhìn trực diện về một cuộc chiến đi qua 2/3 thế kỉ trên một tinh thần nhân văn không cải lơng" [36, 464]; về nghệ thuật: "Đây là tác phẩm mở đờng một thi pháp sáng tác mới trong văn học Việt Nam hiện đại" [36, 465]. Ngoài ra còn có thể kể một số bài viết tiêu biểu của các tác giả khác nh Thanh Thảo với "Ta ngạt thở chờ bớc chân em tới" [89], Inrasara với Trần Anh Thái - kẻ đánh thức những con đờng [42], Dơng Kiều Minh với Cảm nhận về tính hiện đại qua một số hình ảnh mang tính biểu tợng, t- ợng trng, ẩn dụ trong trờng ca Ngày đang mở sáng [54]. Nh vậy, nét nổi bật trong hớng này là các bài viết đi vào khai thác những đặc sắc của trờng ca Trần Anh Thái nhằm khẳng định tài năng và sự sáng tạo của tác giả. Nhìn chung, các bài viết đều có sự thống nhất khi khẳng định vẻ đẹp độc đáo của các tác phẩm với những đóng góp về mặt t tởng và đổi mới về thi pháp thể loại. 2.2. Hớng khái quát những đặc sắc và đóng góp của trờng ca Trần Anh Thái Đây chủ yếu là những ý kiến đánh giá, nhận định và tổng kết về trờng ca Trần Anh Thái qua các cuộc tọa đàm văn học của giới nghiên cứu, phê bình. Sáng 04/06/2009 tọa đàm về trờng ca Trần Anh Thái đợc tổ chức tại Viện Văn học với sự tham gia của đông đảo các nhà thơ, nhà nghiên cứu. Xoay quanh đóng góp của Trần Anh Thái, các ý kiến tập trung vào hai vấn đề: đổi mới về t t- ởng và nghệ thuật. Về t tởng, theo Chu Văn Sơn: chủ đề xuyên thấm ba trờng ca của Trần Anh Thái tìm mạch sống. ở Đổ bóng xuống mặt trời là tìm mạch sống trờng cửu của xứ sở qua mạch sống của làng. ở Trên đờng và Ngày đang mở sáng là tìm mạch sống muôn đời của tổ tiên. Lý Hoài Thu nhận xét: với "cái tôi trữ tình mang đầy thơng tích", "anh nhìn về dân tộc, nhìn về thân phận con ngời, về những vấn đề hiện tại . Tâm trạng trong trờng ca Trần Anh Thái mang hơi thở của trào lu hiện đại". Nhà nghiên cứu Trơng Đăng Dung cũng đánh giá: "Qua trờng ca Trần Anh Thái, văn học hôm nay có ý thức khám phá số phận 7 con ngời từ trạng thái bất khả kháng sang trạng thái không số phận, là một hớng đi mới làm cho văn học trở nên sâu sắc hơn. Đó là đóng góp bớc đầu song có ý nghĩa "kích hoạt" cho một cảm nhận văn chơng mới". Sự đổi mới trong t tởng dẫn đến những đổi thay tất yếu trong nghệ thuật biểu hiện. Nhà phê bình Ngô Văn Giá cho rằng: Trần Anh Thái đã có những đóng góp nổi bật về thể loại. Cụ thể: Trờng ca giai đoạn trớc với Bài ca chim Chơ Rao (Thu Bồn), Những ngời đi tới biển (Thanh Thảo), Đờng tới thành phố (Hữu Thỉnh) . xác lập một mô hình tạm gọi là: mô hình biểu hiện, cùng với Metro của Thanh Thảo, trờng ca Trần Anh Thái đa ra một mô hình mới: mô hình phản biện đời sống. Nguyễn Đăng Điệp nhận xét: "Trờng ca của Trần Anh Thái cuốn hút ngời đọc bởi chạm đến thế giới tâm linh, gây cảm xúc mạnh. Viết bằng cấu trúc của giao hởng nên có nhiều cung bậc, có thăng, có giáng . nhiều suy cảm dẫn đến các giá trị tinh thần trong cuộc sống". Lu Khánh Thơ nhận định: "Trờng ca của Trần Anh Thái có hai cách nhìn . Về thể loại vừa có sự tuân thủ, vừa có sự phá cách". Theo Nguyễn Thanh Tú: "nét riêng và cũng là những đóng góp của trờng ca Trần Anh Thái là xác lập một không gian rất đặc trng . Tôi tạm khái quát không gian trong trờng ca Trần Anh Thái thành các lớp. Lớp thứ nhất là không gian trẻ thơ ( .). ở lớp này có cái gì đau về thân phận con ngời ( .). Lớp tiếp theo là không gian chiến trận, viết về chiến tranh, về sự mất mát, sự dằn vặt của ngày hôm nay nói về cái hôm qua". Nhà phê bình Nguyễn Hòa nêu ý kiến: "Cái khác biệt của tr- ờng ca Trần Anh Thái chính là sự phá vỡ cấu trúc trờng ca, không phải kể sự kiện mà suy t về sự kiện". Về ngôn ngữ, Trần Đình Sử nhận xét: Trần Anh Thái "đã làm thay đổi diễn ngôn của trờng ca, tạo ra một cuộc lột xác về diễn ngôn. Lớp vỏ cũ kĩ của ngôn từ đợc bóc đi trả nó về với cuộc sống tơi mới đang tồn tại và vận động". Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nhận định: "Câu thơ của Trần Anh Thái có nhiều sự lấp lánh, tạo nên những mảng sáng, khiến ngời ta đọc không bị nhàm. Tr- ờng ca Trần Anh Thái có tính bè, phách, làm trờng ca có bề thế, có hình dáng. Sự biến đổi và thay đổi giọng điệu, sắc thái của âm thanh, nhịp điệu biến trờng ca Trần Anh Thái nh một bản giao hởng". Từ những đổi mới, cách tân táo bạo và với những đóng góp lớn cho thấy tài năng sáng tạo thể loại trờng ca ở Trần Anh Thái, Chu Văn Sơn khẳng định: "Trần Anh Thái là cây trờng ca số 1 của thế hệ anh. Hiện nay, Trần Anh Thái là một trong những cây trờng ca nổi bật nhất đơng đại". 8 Ngoài ra còn có một số bài viết khác cũng có những nhận xét và khái quát về đặc sắc nổi bật của trờng ca Trần Anh Thái nh Đỗ Thu Thuỷ với bài Trờng ca Trần Anh Thái hành trình kiếm tìm và khai mở [98], Đoàn ánh Dơng với bài Trần Anh Thái với thi pháp của lửa [19]. Ngoài những bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình, đến nay có một số khóa luận tốt nghiệp về trờng ca Trần Anh Thái ở các trờng Đại học. Về cơ bản, các bài viết, các ý kiến và nhận định trên đây đều đánh giá cao Trần Anh Thái về mặt cách tân thể loại, đồng thời khẳng định anh là một tài năng độc đáo. Tuy vậy, tính đến thời điểm này vẫn cha có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và hoàn chỉnh về thế giới nghệ thuật trờng ca của anh. Các bài viết, các ý kiến trên đây của các nhà văn, nhà nghiên cứu là những gợi ý quí báu cho việc nghiên cứu và triển khai luận văn của chúng tôi. Đặt vấn đề tìm hiểu Trờng ca Trần Anh Thái từ góc độ thể loại, chúng tôi hi vọng sẽ có cái nhìn đầy đủ hơn về trờng ca của anh. 3. Phạm vi t liệu Trần Anh Thái không chỉ là tác giả trờng ca nổi tiếng, mà anh còn là tác giả của hai tập thơ Độc thoại trắng và Vọng trắng, tiểu thuyết Số phận nghiệt ngã và tập truyện kí Tiếng động dới tán lá. Tuy nhiên, mục đích nghiên cứu của chúng tôi là trờng ca Trần Anh Thái, nên luận văn sẽ tập trung vào khảo sát ba tập trờng ca Đổ bóng xuống mặt trời, Trên đờng, Ngày đang mở sáng. Ngoài ra để làm nổi bật trờng ca của anh, chúng tôi so sánh tác phẩm của anh với một số trờng ca của các tác giả khác. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để tìm hiểu Trờng ca Trần Anh Thái từ góc độ thể loại, luận văn đề ra nhiệm vụ: 4.1. Tìm hiểu trờng ca Trần Anh Thái trong sự vận động và phát triển của thể loại trờng ca Việt Nam hiện đại. 4.2. Tìm hiểu cảm hứng và hình tợng cơ bản trong trờng ca Trần Anh Thái. 4.3. Tìm hiểu đặc điểm nổi bật về kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu trong trờng ca Trần Anh Thái. 5. Phơng pháp nghiên cứu Luận văn kết hợp vận dụng một số phơng pháp nghiên cứu: 9 - Phơng pháp cấu trúc - hệ thống - Phơng pháp phân tích - tổng hợp - Phơng pháp so sánh - Phơng pháp thống kê 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn đã phân tích một cách toàn diện những giá trị t tởng và nghệ thuật trong trờng ca Trần Anh Thái. - Trên cơ sở nghiên cứu trờng ca Trần Anh Thái từ góc độ thể loại, khẳng định vị trí và thành tựu của Trần Anh Tháithể trờng ca, chúng tôi hi vọng bớc đầu lí giải sự vận động của thơ ca nói chung và trờng ca nói riêng trong văn học Việt Nam đơng đại. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn đợc triển khai thành ba chơng: - Chơng 1: Trờng ca Trần Anh Thái trong sự vận động và phát triển của thể loại trờng ca Việt Nam hiện đại - Chơng 2: Cảm hứng và hình tợng cơ bản trong trờng ca Trần Anh Thái - Chơng 3: Kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu trong trờng ca Trần Anh Thái Chơng 1 TrƯờng ca Trần Anh Thái trong sự vận động và phát triển của thể loại trờng ca Việt nam hiện đại 1.1. Một số vấn đề lí luận về trờng ca 1.1.1. Quan niệm về trờng ca trong văn học thế giới 10

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. G.L. Abramovit (1956), Văn học dẫn luận, Nxb S phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dẫn luận
Tác giả: G.L. Abramovit
Nhà XB: Nxb S phạm
Năm: 1956
2. Vũ Tuấn Anh (1996), "Đôi nét về qui luật vận động thơ Việt Nam hiện đại", 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám , Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi nét về qui luật vận động thơ Việt Nam hiện đại
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb Đại học Quốcgia Hà Nội
Năm: 1996
3. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam hiện đại nhận thức và thẩm định
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2001
4. Lại Nguyên Ân (1975), "Mấy vấn đề suy nghĩ về thể loại trờng ca", Tạp chí Văn học, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề suy nghĩ về thể loại trờng ca
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 1975
5. Lại Nguyên Ân (1981), "Bàn góp về trờng ca", Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn góp về trờng ca
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 1981
6. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Néi Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia HàNéi
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w