Trong sáng tạo nghệ thuật, điểm nhìn nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên độ nông sâu của tác phẩm, đó là "phơng thức phát ngôn trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác phẩm" [74, 149], là "vấn đề quan hệ giữa ngời sáng tạo và sản phẩm sáng tạo, vấn đề vị thế của tác giả, của nhân vật trữ tình" [50, 454]. Qua việc tìm hiểu sự độc đáo của điểm nhìn và cách phản ánh hiện thực của nhà văn sẽ giúp chúng ta giải phẫu cấu trúc nội tại của tác phẩm, phân tích cách cảm thụ, miêu tả và thái độ t t- ởng của tác giả trong tác phẩm.
Những sáng tạo mới mẻ của Trần Anh Thái mang lại ý nghĩa cách tân cho thể trờng ca thể hiện rõ qua nghệ thuật tạo dựng điểm nhìn hết sức độc đáo. Khám phá thế giới nghệ thuật trờng ca của Trần Anh Thái, chúng tôi nhận thấy hệ thống điểm nhìn trong tác phẩm của anh có những điểm nổi bật sau:
3.1.1.1. Điểm nhìn tâm trạng của cái tôi cá nhân khao khát khám phá bản thể
Điểm mới trong trờng ca Trần Anh Thái là với cảm quan hiện thực sâu sắc, nhà thơ đã tạo dựng một thế giới nghệ thuật thông qua lăng kính chủ quan gắn với những trạng thái tâm hồn. Về nội dung phản ánh, đề tài trong tác phẩm của anh vẫn là những đề tài hết sức quen thuộc trong trờng ca truyền thống, đó là lịch sử dân tộc và tâm hồn con ngời, là những day dứt, ám ảnh về nỗi đau số phận, sự hi sinh, mất mát của nhân dân, dân tộc trong quá khứ, là những băn khoăn trăn trở về thực tại cuộc sống với bao vấn đề nhân sinh, đạo lí của con ngời... Cái mới trong trờng ca Trần Anh Thái là hiện thực lịch sử và tâm hồn con ngời đợc khắc họa, miêu tả và phản ánh bằng cái nhìn hết sức mới mẻ, giàu ý nghĩa nhân văn thể hiện những cảm quan thẩm mĩ và nghệ thuật độc đáo trong sáng tạo của nhà thơ.
Trong các trờng ca trớc đây, hiện thực lịch sử và cuộc sống con ngời thờng đ- ợc các nhà thơ cảm nhận, miêu tả xuất phát từ điểm nhìn của một cái tôi thế hệ hết sức nhiệt thành tự bộc bạch hoặc nhân danh số đông để khẳng định mình và thế hệ: "chúng tôi đã đi không tiếc đời mình/ (Nhng tuổi hai mơi làm sao không tiếc)/ Nhng ai cũng tiếc tuổi hai mơi thì còn chi tổ quốc"(Những ngời đi tới biển - Thanh Thảo), hay "thế hệ chúng con đi nh gió thổi/ áo quân phục xanh đồng sắc với chân trời" (Trần Mạnh Hảo). Mặc dù quan niệm về con ngời và điểm nhìn nghệ thuật trong các trờng ca xuất hiện sau 1975 có những chuyển đổi: hiện thực lịch sử và cuộc sống đợc thể hiện qua cái nhìn đa chiều, đa diện, đặc biệt là hiện thực chiến tranh đợc nhìn lại và phản ánh từ góc độ cá nhân, đời t đem đến những nhận thức mới mẻ về lịch sử dân tộc và nhân dân, mở ra nhiều chiều khám phá mới về con ngời và nhận chân cuộc sống: "Dáng nghĩa trang nh một dáng thở dài" (Hoàng Trần Cơng), "Nghĩ cho cùng mọi cuộc chiến tranh/ Phe nào thắng thì nhân dân đều bại" (Nguyễn Duy). Tuy nhiên, đó cũng chỉ là nhng dấu hiệu báo hiệu sự đổi mới về t duy và thi pháp thơ trong thời kì mới, các tác giả vẫn cha thể hiện đợc cái nhìn bứt phá hoàn toàn, nhất quán trong quá trình sáng tạo. Còn với Trần Anh Thái, sự đổi mới về t duy và thi pháp thơ bộc lộ một cách toàn diện, thống nhất trên mọi phơng diện từ bút pháp đến t tởng. Điều đó chứng tỏ những nhận thức của nhà thơ về con ngời và cuộc sống chín mùi và đạt những ý nghĩa kết tinh sâu sắc trong t tởng. Trong tác phẩm của anh, cái nhìn đợc soi chiếu từ góc độ nhân bản, văn hóa gắn với những tâm trạng cụ thể của cái tôi cá nhân. Cái tôi trữ tình không hiện diện với t thế nhân danh hay đại diện để hòa vào những vấn đề thiết cốt của dân tộc và thời đại mà xuất hiện trớc hết nh một cá thể cảm nhận thế giới, cảm nghiệm cuộc sống và con ngời bằng cái nhìn sâu vào bên trong, cái nhìn soi vào bản thể. Nhà thơ không đứng khách quan ngoài cuộc để kể lại mà hóa thân vào cái tôi cảm nhận, vào nhân vật trữ tình để trải nghiệm trực tiếp, lĩnh cảm mọi tiếng động va đập trong cuộc đời.
Xuyên suốt ba trờng ca với khát vọng mãnh liệt khám phá cội nguồn bản thể, đối tợng mô tả trong các tác phẩm của Trần Anh Thái không phải là cái gì khác mà là thế giới chủ quan, tâm hồn của tác giả. Từ góc nhìn tâm trạng, mọi vấn đề về lịch sử dân tộc trong quá khứ cũng nh cuộc sống con ngời trong thực tại đợc tác giả thấu triệt với mọi trạng thái suy ngẫm. Hiện thực cuộc sống đợc phản ánh sâu
sắc bởi cái nhìn ám ảnh về thân phận con ngời. Tác giả đã khắc họa bản chất cuộc sống qua những cảm nghiệm cụ thể cuộc đời và số phận cá nhân đặt trong sự vận động của lịch sử cộng đồng. Điều này thể hiện cái nhìn nhất quán trong mối liên hệ quá khứ và hiện tại, lịch sử đời ngời và lịch sử dân tộc.
Từ những tâm trạng cụ thể, nhà thơ nhìn cuộc đời và số phận con ngời qua sự khúc xạ tâm trạng của cái tôi cá nhân. Sự tự đối thoại, tự phân thân, tự chiêm nghiệm, điểm nhìn nghệ thuật trong trờng ca Trần Anh Thái đợc nhà thơ ý thức sâu sắc từ cái nhìn thực tế gắn với tâm trạng đang hiện sinh, đang trải nghiệm trong đời sống tâm hồn của nhân vật trữ tình. Trong các tác phẩm, cái tôi trữ tình đi sâu vào bên trong bản thể "Tôi soi dọc đời tôi", để suy nghiệm về lịch sử và con ngời: "Tôi sinh ra từ huyền thoại về làng", và "tôi mang theo dòng máu tổ tiên lội qua sình lầy tù đọng". Bằng "cái tôi trữ tình mang đầy thơng tích", Trần Anh Thái nhìn về dân tộc, thân phận con ngời và về vấn đề hiện tại, bởi vậy hiện thực cuộc sống đợc miêu tả trong các tác phẩm của anh là hiện thực tâm hồn. Sự kiện trong tác phẩm chỉ là những đờng viền mờ nhạt, nhà thơ suy t về sự kiện chứ không miêu tả sự kiện. Sự độc đáo trong nghệ thuật tạo dựng điểm nhìn dẫn đến sự thay đổi kết cấu nghệ thuật, yếu tố "tâm trạng đã thay thế các yếu tố tự sự" (Lý Hoài Thu), nét độc đáo trong các trờng ca của anh là anh "đã bóp méo cấu trúc hiện thực để giữ lại cấu trúc cái tôi" (Trơng Đăng Dung).
Xuất phát từ điểm nhìn tâm trạng của cái tôi cá nhân, các trờng ca của Trần Anh Thái thể hiện những thể nghiệm mới mẻ về trạng thái tâm hồn của con ngời đơng đại: cô đơn, hoài nghi, bất an, thất vọng... Điều này cho thấy thế giới nghệ thuật của anh bộc lộ một cái nhìn sâu sắc về con ngời và cuộc sống, bởi hiện thực tâm hồn gắn với những trạng thái nhân sinh về sự tồn tại. Do vậy, kết cấu nghệ thuật trong trờng ca Trần Anh Thái không chỉ là kết cấu hiện thực của lôgic và t duy, mà cái mới là kết cấu phi lí đợc mở rộng, kết cấu tác phẩm vơn tới kiểu kết cấu tợng trng nhằm thể hiện tiếng nói tự biểu hiện của cái tôi cá nhân với khát vọng "kiếm tìm bí ẩn ở đằng sau, bao gồm bản chất thế giới, các hiện tợng của tâm linh con ngời, của thế giới cảm giác và vô thức" [75, 68], đó là kiểu kết cấu nhằm thể hiện "ý thức mới về cái tôi". Với sự độc đáo này, các trờng ca Trần Anh Thái mang đến một cách nhìn, cách phản ánh mới về hiện thực cuộc sống và tâm hồn, giúp ngời đọc mở rộng tầm nhìn và khả năng thấu cảm bản chất cuộc sống.
3.1.1.2. Sự thay đổi điểm nhìn
Trong sáng tạo nghệ thuật, điểm nhìn nghệ thuật mang lại ý nghĩa lớn trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống, bởi "vấn đề cái nhìn đa đến cho văn bản yếu tố năng động. Mỗi cái nhìn trong văn bản đều cố đạt đến tính chân lí và mong muốn khẳng định mình trong cuộc đấu tranh với cái nhìn đối lập" [50, 471]. Cuộc sống trong tác phẩm là cuộc sống trong quan niệm sáng tạo của nhà văn, thế nên mỗi nhà văn đều tạo cho mình một cái nhìn nghệ thuật riêng về con ngời và cuộc sống. Việc chọn lựa cái nhìn để đa vào tác phẩm "phụ thuộc vào thế giới quan, nhân sinh quan, tình cảm, trí tuệ của ngời nghệ sĩ. Ngời nghệ sĩ muốn đa đợc một cảm giác mới, một cái nhìn mới, tất yếu phải biết trớc đó ngời ta đã đa đợc cái gì vào văn học, biết cách đa cái đó vào văn học sao cho thích hợp với đặc trng của nó. Hình thức nghệ thuật là hình thức nghệ thuật của con ngời sáng tạo ra, nhờ đó nó là con đẻ của trí tuệ, t tởng, tình cảm của con ngời. Nhng nó giúp cho con ngời nói lên đ- ợc một cách sâu đậm, rõ ràng điều còn tiềm ẩn trong tâm hồn im lặng" [39, 69]. Sự độc đáo của trờng ca Trần Anh Thái là hiện thực cuộc sống đợc nhà thơ phản ánh, soi chiếu từ nhiều góc độ khác nhau đa dạng và phong phú với sự thay đổi điểm nhìn.
ở các trờng ca của Trần Anh Thái, hiện thực cuộc sống đợc phản ánh một cách sâu sắc không phải bởi cái nhìn tuyến tính giản đơn, mà là cái nhìn đa diện đ- ợc tác giả đặt trong sự so sánh, liên tởng đa chiều, mở ra nhiều chiều khám phá mới về hiện thực. Nằm trong đặc trng chung của thể loại, trờng ca Trần Anh Thái hớng tới bao quát nhiều nội dung của đời sống quá khứ, hiện tại của con ngời. Với việc sáng tạo cái tôi trữ tình mang tính nghiệm sinh sâu sắc, nhà thơ đã thể hiện một cái nhìn nghệ thuật toàn diện, độc đáo trong phơng thức lĩnh hội hiện thực. Trong tác phẩm của anh, chủ thể sáng tạo thể hiện những nhận thức và suy cảm sâu sắc của mình qua việc nhập vai, hóa thân vào nhân vật trữ tình để nghiệm sinh, trải nghiệm trực tiếp về cuộc sống với nhiều t thế trữ tình thể hiện nhiều chủ đề, nhiều giọng điệu. Nhà thơ cảm nghiệm cuộc sống, thấu triệt bản chất thực cuộc đời qua sự thay đổi điểm nhìn phản ánh hết sức đa dạng, linh hoạt. Khi với điểm nhìn từ xa tới gần, từ cảm xúc nồng nhiệt đến lí trí tỉnh táo, từ lãng mạn hóa đến lí tởng hóa, từ khái quát đến cụ thể, từ sự kiện, biến cố đến tâm lí, tình cảm, từ những khái niệm cao xa đến số phận cụ thể v.v.. Hiện thực cuộc sống đợc phản
ánh sâu sắc trong trờng ca Trần Anh Thái có khi là sự trải nghiệm của nhân vật trữ tình đứng ở thời điểm hiện tại nhìn về quá khứ; có khi là hiện thực trong sự trải nghiệm về tâm hồn của ngời lính với kí ức mãnh liệt, cảm nhận hiện thực chín mùi bằng cái nhìn gần với thủ pháp "hiện tại hóa" qua các lớp thời gian đồng hiện. Hiện thực cuộc sống trong tác phẩm còn là hiện thực của thứ thơ mang tinh thần thiên khải tôn giáo với cái nhìn độc đáo của cái tôi trữ tình xuất phát từ "tâm thế của ngời nông dân ngàn đời, nhảy lò cò qua các chặng thời gian và các sự kiện để đuổi theo đàn đom đóm kí ức lập lòe trong tâm thức" [100, 96]. Đó còn là hiện thực sâu sắc về chiến tranh đợc tác giả thể hiện từ điểm nhìn của vũ trụ và vĩnh cửu nhìn xuống nhân gian, cảm nghiệm sâu sắc cuộc sống con ngời trong ý nghĩa sâu xa về sự tồn tại, mang lại những giá trị nhân văn, nhân bản mới... Tuy có sự dịch chuyển phong phú, đa dạng và hết sức linh hoạt về hệ thống điểm nhìn nhng cái nhìn nghệ thuật độc đáo trong trờng ca Trần Anh Thái vẫn là điểm nhìn sâu vào bản thể, cái nhìn hớng nội. Đây là điểm khác so với trờng ca trớc đây.
Với khát vọng khám phá và kiếm tìm tận cùng bản thể ngời, Trần Anh Thái đặt hiện thực trong nhiều mối quan hệ để suy ngẫm, chiêm nghiệm, mặc khải và thấu thị. Đi sâu vào bản thể ngời để thấu triệt đời sống thế gian, trờng ca Trần Anh Thái đã phản ánh hiện thực cuộc sống chân thực và đa dạng qua sự khúc xạ của thế giới tâm hồn. Đó là một cái nhìn mới mẻ và độc đáo của nhà thơ. Bởi thế, hiện thực phản ánh trong các trờng ca của anh không chỉ đơn thuần là hiện thực đời sống với những chuyển biến của lịch sử xã hội mà còn là thứ hiện thực ảo diệu, hiện thực tâm linh, hiện thực của giấc mơ và vô thức: "thơ là sự biểu lộ huyền bí của cuộc sống bằng tiếng nói của con ngời thu về nhịp thuần tuý nhất" (Stephann Malarme).
Nh vậy, với cái nhìn hiện thực sâu sắc, trờng ca Trần Anh Thái mở rộng tối đa biên độ phản ánh hiện thực tạo nên một thế giới nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa nhân văn. Những biểu hiện độc đáo của hệ thống điểm nhìn trong các tác phẩm không chỉ cho thấy sự trải nghiệm cuộc sống rộng lớn của nhà thơ, mà còn cho thấy những đổi mới trong nghệ thuật miêu tả và phản ánh hiện thực của tác giả làm nên sự cách tân mới mẻ của các bản trờng ca.