Hình tợng không gian

Một phần của tài liệu Trường ca hồ anh thái nhìn từ góc độ thể loại (Trang 60 - 67)

Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại chủ quan và là phơng thức triển khai của thế giới nghệ thuật. Trong tác phẩm văn học, "không gian nghệ thuật là mô hình không gian của thế giới nghệ thuật" [74, 93], đó không chỉ là không gian vật chất trong sự miêu tả của nhà văn mà trên hết là thế giới nghệ thuật thể hiện những nhận thức về tâm hồn con ngời. Là một hình tợng nghệ thuật, không gian nghệ thuật không những "cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học (...) mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả" [28, 135]. Nh vậy, trong tác phẩm văn học không gian nghệ thuật gắn với quan niệm về con ngời của nhà văn và góp phần biểu hiện cho những quan niệm ấy. Vì vậy, tìm hiểu không gian nghệ thuật là cơ sở để tìm hiểu quan niệm về thế giới và con ngời của nhà văn.

Đi vào khám phá thế giới nghệ thuật trờng ca Trần Anh Thái, ngời đọc sẽ đợc chiêm ngỡng vẻ đẹp của các tác phẩm với một không gian nghệ thuật độc đáo đầy sáng tạo thể hiện những cảm quan nghệ thuật mới mẻ và sâu sắc của nhà thơ về con ngời và cuộc sống. Đó là một không gian thiên nhiên đa dạng, sinh động giàu ý nghĩa biểu tợng và một không gian cuộc sống đầy ý nghĩa nhân sinh cao cả.

2.2.2.1. Không gian thiên nhiên

Biểu hiện rõ nét sự cách tân của Trần Anh Thái về thể loại trờng ca là sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ trong nghệ thuật khắc họa hình tợng, mà không gian nghệ thuật chính là phơng thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Xuyên suốt các trờng ca Trần Anh Thái là không gian thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng. Sự độc đáo này bắt nguồn từ quan niệm nghệ thuật của nhà thơ về cuộc sống, đó là mối quan hệ nội tại giữa con ngời và thiên nhiên, mà theo anh cụ thể là: những biểu hiện của sự sống trần gian bao gồm thân phận, con ngời, thiên nhiên và mọi sự tác động qua lại giữa con ngời và thế giới xung quanh.

Gắn với sự khắc họa sâu sắc số phận con ngời, nét độc đáo của không gian thiên nhiên trong trờng ca Trần Anh Thái là tính chất phúng dụ về số phận và kiếp ngời. Một bầu trời đầy ám khí, một mặt đất đứt gãy khô hạn vật vã sự sinh tồn, những cơn gió, những trận bão đầy hăm dọa, những đám mây vô hình: Bờ biển

đầy chớng khí; Sóng gió bập bùng; Mây qua lơ đễnh; Biển rền man dại; Mây thổi xanh xao; Mây trời ngăn ngắt; Gió lang thang; Mặt đất lặng yên mà mây trời vần vũ; Làng không sắc không màu; Biển chật vật, Cánh đồng khô nứt nẻ.

ở đây, sự cảm nhận sâu sắc của cái tôi trữ tình cho thấy thiên nhiên không còn là đối tợng khách thể mà nhập cuộc vào sự sống trần gian tựa nh những số phận, những sinh linh đang vật lộn, chống chọi để tìm đờng vợt thoát.

Không gian tâm trạng đợc nhà thơ thể hiện sâu sắc nhất là trong những trang thơ viết về chiến tranh. Trong Đổ bóng xuống mặt trờiNgày đang mở sáng,

hiện lên ám ảnh là không gian của nỗi đau, của sự huỷ diệt: Mây trời mê dại; Bầu trời chết gió/ Đờng chân trời biển rạn vệt chớp tan/ Đất vò trong chảo bỏng; Bầu trời chết tiếng chim côi cút; Rừng nín thinh/ Sơng đổ đầm đìa; Mây trời vần (Đổ bóng xuống mặt trời). Khắc họa không gian thiên nhiên chiến tranh, hiện lên trên từng trang thơ của Trần Anh Thái là sự ngột ngạt của cái chết, "một không gian căng" thắt ngạt hơi thở của con ngời, bởi khỏi lửa chiến trờng nghi ngút và sự ám ảnh về cái chết "không gian ngột ngạt tanh nồng, côn trùng rền rĩ". ở đây, thiên nhiên trong mối quan hệ với con ngời là những sinh linh bị huỷ diệt. Với bút pháp miêu tả hình tợng độc đáo, những câu thơ của Trần Anh Thái mang đến một giá trị hiện thực mới, khắc họa chân thực và chín mùi cuộc chiến tranh từ cái nhìn của ngời lính.

Song hành cùng cái tôi cô đơn trên hành trình tìm kiếm và khám phá bản thể, Trần Anh Thái đã khắc họa một không gian thiên nhiên hết sức độc đáo, cho thấy sự cách tân, sáng tạo trong bút pháp nghệ thuật và cảm quan hiện thực mới của nhà thơ. Không gian thiên nhiên trong mối quan hệ khăng khít với sự sống con ngời là một thế giới rối mù, vô định, mông lung đến cùng tận: "Giữa bóng tối lê thê, mặt nớc buồn tênh, ao hồ không dựng sóng, có tiếng vọng lặn sâu vào đáy thời gian,(...) con đờng vô định, những con sóng rã rời (...), bầu trời xanh im lặng,(...) cánh rừng u mê" (Trên đờng). Đắm mình trong không gian cô đơn, cái tôi trữ tình thấu triệt những cảm nhận về cuộc đời và số phận. "Những cánh rừng rối mù trí nhớ, những sóng nớc vỗ hoang trên số phận, những cánh cò ma loang bốn mặt"(Trên đờng). Qua hình tợng không gian độc đáo này, nhà thơ đã thể hiện những nhận thức về tâm hồn, những cảm nghiệm sâu sắc về con ngời và bản chất đích thực của cuộc đời: tận cùng của sự cô đơn là bản thể, là cõi ngời, là sự tự do tuyệt đối.

Trong trờng ca Trần Anh Thái hiện lên độc đáo và giàu ý nghĩa nhân sinh có thể thấy qua không gian thiên nhiên quê hơng đậm tình ngời, biểu hiện cụ thể thành mối quan hệ thân tình, tri âm với con ngời. Hiện lên sinh động là một không gian chứa đựng vẻ đẹp và hơi thở ấm áp của cuộc sống con ngời: "Cánh đồng hoa mào gà đỏ rực, cỏ líu ríu bàn chân, mặt nớc mơ hồ con tôm búng nớc,(...) gió thầm thì vuốt ru khuôn mặt (...). Sự sống đồng thanh tấu lên lời ca bừng thức" (Ngày đang mở sáng). Tỏa lên rạng ngời là vẻ đẹp thiên nhiên với ban mai nồng ấm sự sống ngời: "Nắng thả khẽ ánh vàng sơng mờ/ Ngớc sáng giọt sơng lung linh/ Mặt đất làn hơng mỏng/ Vẳng rất xa sự sống/... Phng phức hoa mào gà/ Ban mai bừng thức". Khắc họa hình tợng không gian thiên nhiên, có thể thấy sự sâu sắc trong cảm nhận của Trần Anh Thái, thao thức là nỗi nhớ về biển, với anh, đó là tình yêu, là kí ức, đến với biển là "trở về nơi bắt đầu để tìm lại chính mình, cũng là để chiêm nghiệm đời sống đã qua và nhận chân những giá trị đích thực", dờng nh "những tiếng thì thầm của biển chính là những lời an ủi hiệu nghiệm nhất đối với con ngời thi sĩ cô đơn" trong nhà thơ. Thế nên, hình tợng biển quê hơng hiện lên độc đáo trong trang viết của anh là sự chở che, bao bọc, là niềm an ủi và là chốn bình yên nhất của cõi lòng: "Biển bốn mùa sóng đục/ Tôi soi dọc đời

tôi/... Biển che chắn tôi/ Tiếng sóng nhọc nhằn/... Biển vuốt ru/ Đa tôi đến bến bờ"(Trên đờng).

Thể hiện những cảm nhận sâu sắc về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con ng- ời trong cuộc sống, với Trần Anh Thái, con ngời chỉ có thể tận hởng trong tình yêu vĩnh cửu của thiên nhiên mới có thể tìm đợc niềm tin và sức mạnh vợt thoát: " gió lặng biển là nơi đầu tiên mặt trời ghé đậu/ Mặt nớc sẽ ấm lên hào phóng trinh nguyên/ Và sóng biếc nâng cao/ Tôn em lên cùng tận cõi ngời"; và trở về với thiên nhiên, con ngời sẽ đợc tận hởng tình yêu và sự tự do, cõi an nhiên tĩnh tại và thánh thiện của thiên nhiên sẽ giúp con ngời vợt qua nỗi đau khổ: "Và sự sống/ Trên con đờng tìm kiếm mải miết/... Tất cả quanh ta/ Cánh đồng núi đồi biển cả/ Nâng bớc chân qua u tối đau buồn/ Không có một mặt trời cho một mặt trời/

ánh sáng nơi nơi tỏa rạng/ Vang ca sự sống ngời sinh". Với cảm quan nghệ thuật độc đáo, hình tợng không gian nghệ thuật trong trờng ca Trần Anh Thái đã mang đến những giá trị to lớn trong việc nhận thức tâm hồn con ngời và ý nghĩa cuộc sống, đó là những đóng góp lớn lao và đầy ý nghĩa của các tác phẩm.

Nét nổi bật của không gian thiên nhiên trong trờng ca Trần Anh Thái còn là một không gian thiên nhiên mang tính siêu thực đầy ấn tợng. Thiên nhiên ở đây không còn là thiên nhiên thực nữa mà là thế giới tâm linh, bởi nh chúng ta biết "mọi yếu tố ngoại giới, từ thiên nhiên đến cuộc sống con ngời đều đợc ảo hóa"[29, 153]. Đó là một không gian đầy ánh sáng, thứ ánh sáng của sự sống, của tình yêu: là ánh sáng mãnh liệt "thiêu đốt và hồi sinh" sự sống của mặt trời trong Đổ bóng xuống mặt trời; là ánh sáng của "thế giới mở ra" trong hành trình khám phá và kiếm tìm cái đẹp trong Trên đờng; đó còn là ánh sáng niềm tin và hi vọng ngày mới trong Ngày đang mở sáng. Lan tràn mãnh liệt là ánh sáng siêu thực của thiên nhiên, đó là thứ ánh sáng đa con ngời vợt thoát nỗi khổ đau và vơn tới sự vĩnh hằng của cuộc đời: "ánh sáng nâng niu qua nỗi khổ đau".

Tạo cho thế giới nghệ thuật của mình một hình tợng không gian độc đáo bao giờ tác giả cũng nhằm thể hiện một nhận thức, một sự cảm nhận mới về tâm hồn. Trong các trờng ca của Trần Anh Thái, cái mới trong sáng tạo của nhà thơ là anh đã mang đến cho hình tợng không gian một ý nghĩa nghệ thuật mới. Đó là một không gian thiên nhiên động, luôn có sự đồng cảm và cộng hởng với tâm hồn và

số phận con ngời. ý nghĩa của không gian thân phận, đời ngời là nét đắc sắc và ấn tợng nổi bật của thế giới hình tợng nghệ thuật trong các trờng ca của anh.

2.2.2.2. Không gian cuộc sống

Sự độc đáo của thế giới hình tợng trong trờng ca Trần Anh Thái còn đợc thể hiện qua hình tợng không gian cuộc sống mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Với cảm quan hiện thực và lịch sử sâu sắc, tác giả đã dựng lên một không gian cuộc sống độc đáo, đầy ấn tợng không chỉ gợi thức trong mỗi ngời về bản sắc văn hóa dân tộc, mà đó còn là không gian thể hiện chiều sâu sự suy ngẫm của nhà thơ về bản chất đích thực của sự tồn tại. Nổi bật hơn cả là không gian làng và những con đờng.

Ngay từ Đổ bóng xuống mặt trời, ý thức Việt trỗi dậy mạnh mẽ trong tâm hồn nhà thơ, thôi thúc cơn khát nghệ thuật của anh tìm về cội nguồn lịch sử và dựng nên không gian cuộc sống mang đặc trng văn hóa Việt hết sức độc đáo - không gian Làng. Làng hiện lên trong trờng ca Trần Anh Thái tựa nh một "sinh thể" đầy sinh khí, có sức lay động ám ảnh và ngân vang. "Cái ngôi làng tinh thần" trải qua những "ngày chói gắt", "chớng khí", "sóng gào biển động", "những đám mây trôi xa" và trải qua cả "bến bờ h thực", "ngời đối mặt vào trời khô khốc"... đã tạo ra nền tảng của tâm hồn con ngời. Sự bí ẩn của nó sánh ngang với sự bí ẩn trong cuộc sinh nở của ngời đàn bà" [90]. Bởi vậy, hình tợng Làng trở thành ám ảnh nghệ thuật trong tâm thức nhà thơ.

Trong Đổ bóng xuống mặt trời, hình tợng Làng đợc dựng lên với sức sống mãnh liệt, khởi nguyên là sức sống của Lửa. Đó là dấu hiệu báo hiệu sự xuất hiện của con ngời, nhng đó còn là bản sắc và cội nguồn sức mạnh Việt. Sự sống của Làng đợc tạo nên từ những giọt nớc mắt, từ mồ hôi, xơng máu của những con ngời lam lũ "Cánh đồng mọc ra từ máu thịt ông bà/ Lửa đậu đêm đêm ban thờ tổ tiên". Trong phần quan niệm nghệ thuật chúng tôi đã đề cập ngọn lửa sáng tạo, ngọn lửa trí tuệ trong tâm hồn và nhiệt huyết nhà thơ, còn ở đây, ngọn lửa là biểu tợng của vẻ đẹp và sức mạnh vĩnh hằng của sự sống Việt. Suốt hành trình sáng tạo, quá trình tìm về cội nguồn dân tộc trong tâm thức của nhà thơ luôn đợc soi sáng bởi ngọn lửa văn hóa. Bản sắc văn hóa Việt là bản sắc văn hóa Lửa, đợc tạo nên bởi sức mạnh của Lửa "soi sáng", "thiêu đốt và hồi sinh", nghị lực của Lửa "không bình yên", "lửa lớn dần lên" (Đổ bóng xuống mặt trời), lửa "rạch đờng thiêu rụi

vòm đêm" (Ngày đang mở sáng). Có thể thấy, trong các tác phẩm, sức mạnh của sự sống con ngời thể hiện mạnh mẽ trên nền một không gian văn hóa mang tính vĩnh hằng, không gian văn hóa của Lửa. Lửa có khắp mọi nơi: lửa trớc sân đình,

lửa trên bàn thờ, lửa trên mồ, lửa trong bếp, lửa in trên các vòm lâu đài cổ... Xây dựng hình tợng Làng, Trần Anh Thái đã làm sống dậy bản sắc và sức sống của văn hóa Việt - văn hóa Làng với những biểu tợng văn hóa linh thiêng. Cả một nền văn hóa cội nguồn hiện lên độc đáo: Phiến đá sân đình rêu phủ/ Thời gian lòa nhòa hoang phế/ Chó đá nằm há miệng ngáp vu vơ; Ngôi đình cũ chân nhang cháy đỏ. Trong không gian đó, qua những chứng tích về lịch sử dân tộc đã cho thấy những giá trị của nền văn hóa đợc lu truyền trong đời sống tinh thần và tâm hồn con ngời. Sức mạnh vững bền của một nền văn hóa đậm tính chất cộng đồng đã minh chứng cho vẻ đẹp bất diệt của văn hóa Việt: "Làng từ thuở khởi nguyên tăm tối/ Cơn khát trôi trên lửa cháy vô cùng/ Chẳng thành tro than/ Mà thành chìm nổi".

Nh vậy, ý nghĩa sâu sắc của việc khắc họa hình tợng không gian Làng là ở chỗ nhà thơ đã phát hiện cội nguồn sức sống mãnh liệt của dân tộc với những đặc trng văn hóa mang tính vững bền. Với những nhận thức sâu sắc về cuộc sống và tâm hồn con ngời, nhà thơ đã tạo dựng nên trên nền không gian cuộc sống làng quê Việt âm thanh tiếng sáo diều gợi lên sự thanh bình, nh một niềm khao khát mãnh liệt của con ngời hớng tới cõi bình yên của tình yêu và niềm tin bất diệt của cuộc sống. Những cảm nhận tinh tế và sâu sắc đó, tác giả gợi thức trong lòng ngời đọc những tình cảm nhân văn cao quí, hớng con ngời tìm về tình yêu cội nguồn, quê hơng.

ở trờng ca Trần Anh Thái, hình tợng con đờng là không gian nghệ thuật thể hiện sự khát khao khám phá cuộc sống, tìm kiếm bản chất chân lí, gắn với cảm hứng trên đờng trong ý thức sáng tạo của nhà thơ. Trong thơ ca Việt Nam hiện đại, hình tợng con đờng từng là nét độc đáo làm nên vẻ đẹp của thế giới hình tợng trong thơ Tố Hữu, nhng ở thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu hình tợng con đờng mang tính biểu trng, tợng trng con đờng cách mạng trong nhận thức và quan niệm của nhà thơ, là chặng đờng qua đỏ máu, đờng chiến thắng, đờng lên hạnh phúc rộng thênh thênh, đờng sang nớc bạn..., có cái gì đó chắc chắn và rõ ràng ở những con đờng này. Còn ở trờng ca Trần Anh Thái, hình tợng con đờng gắn với hành

trình khám phá và sáng tạo nghệ thuật của anh, đó là con đờng gắn với khát vọng khám phá và kiếm tìm cuộc sống tận cùng bản thể ngời của nhà thơ. Bởi vậy, có thể thấy trong rất nhiều con đờng xuất hiện ở ba trờng ca (73 lần), nhng không có con đờng nào là con đờng đã định sẵn, cũng không có con đờng nào rõ ràng sáng sủa cả, mà đó là con đờng chông gai, con đờng mù rối, con đờng thăm thẳm, con đờng không tên, con đờng cha có ngời khai mở... Đó là những con đờng trong ý thức và suy tởng của nhà thơ với những trăn trở, day dứt về bản chất của cuộc đời

Một phần của tài liệu Trường ca hồ anh thái nhìn từ góc độ thể loại (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w