Quan niệm nghệ thuật của Trần Anh Thá

Một phần của tài liệu Trường ca hồ anh thái nhìn từ góc độ thể loại (Trang 28 - 36)

Mỗi nhà thơ, nhà văn bao giờ cũng sáng tác dựa trên những tôn chỉ nhất định, đó là nguyên tắc mang tính thống nhất trong suốt hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn nhằm cắt nghĩa và lí giải thế giới, cuộc đời và con ngời trong tác phẩm. Trần Anh Thái là một nhà thơ rất có ý thức và trách nhiệm trong sáng tạo nghệ thuật. Trong thế giới nghệ thuật của mình, Trần Anh Thái luôn thể hiện niềm day dứt khôn nguôi của ngời nghệ sĩ đam mê sáng tạo, khát khao chinh phục cái đẹp với một ý thức tận hiến lớn lao cho cuộc đời và cho nghệ thuật. Quan niệm nghệ thuật của nhà thơ thể hiện thống nhất trong suốt chặng đờng sáng tạo, đặc biệt chiều sâu sự suy của tác giả thể hiện sâu sắc qua các trờng ca, và đợc khẳng

định qua những phát ngôn trực tiếp của chính nhà thơ trong các cuộc họp báo, tọa đàm, các cuộc trao đổi riêng về các trờng ca của anh. Nổi bật và xuyên suốt thế giới nghệ thuật thơ Trần Anh Thái là những quan niệm chính sau:

1.3.2.1. "Thơ là sự sống", là "lãnh địa tôn giáo" của tâm hồn con ngời

Hiểu rõ bản chất đích thực và quy luật sáng tạo thơ ca, Trần Anh Thái luôn ý thức rõ mục đích của ngời nghệ sĩ, anh luôn nghiêm khắc và đòi hỏi cao ở chính mình. Thế giới nghệ thuật thơ Trần Anh Thái, từ Chát đắng và ngọt ngào, qua

Độc thoại trắng, Vọng trắng, đến ba trờng ca Đổ bóng xuống mặt trời, Trên đờng

Ngày đang mở sáng cho thấy quan niệm nghệ thuật của nhà thơ về mối quan hệ giữa thơ ca và cuộc đời khá thống nhất. Với Trần Anh Thái, "thơ là sự sống", theo anh: thơ chính là tiếng vọng vang lên sâu thẳm trong toàn bộ đời sống của con ng- ời với tất cả những mối quan hệ vốn có. Cuộc sống trần gian mà con ngời là bộ phận quan trọng nhất làm nên sự tồn tại luôn chịu sự chi phối và ràng buộc bởi các mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể của thế giới xung quanh. Hiện thực, quá khứ và tơng lai luôn tác động, chi phối sự hiện hữu của con ngời bao gồm cả đời sống thể chất và tâm hồn. Nằm trong phơng thức biểu hiện trữ tình, thơ ca đợc xác lập nhờ mối suy cảm giữa con ngời và đời sống, thơ đi vào cuộc sống, đào xới để tìm kiếm những tinh tuý và hút nhuỵ từ trong cuộc đời, qua đó lí giải bản chất cuộc sống, kiếm tìm và giải đáp những trăn trở, suy t của con ngời về thân phận, cuộc đời, những giá trị vĩnh hằng cũng nh những giới hạn của con ngời. Nắm bắt xác thực bản chất của thơ ca, ngời thi sĩ luôn trung thành với hành trình kiếm tìm và khai mở đã vạch cho mình một hớng đi riêng, lật xới và đào sâu vào bản thể, vào cõi ngời, vào cuộc sống thế gian để trau chuốt cho vẻ đẹp của thơ ca. Trong quan niệm của anh, sự sống là nền tảng của sáng tạo, đó là thân phận, là con ngời, là thiên nhiên, là mọi sự tác động qua lại giữa con ngời và thế gian..., không có nó thì không có con ngời, không có thơ, không có gì cả. Bởi vậy, trong tinh thần của nhà thơ việc "tìm kiếm những câu trả lời cho sự tồn tại của số phận, của con ngời và cuộc đời mới là mục đích cuối cùng của thi sĩ" [59].

Sự sống ấy trong thế giới nghệ thuật Trần Anh Thái không gì khác là cuộc đời con ngời với tất cả những gì yêu thơng, là niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, khổ đau, tình yêu và nỗi nhớ, sự thất vọng và niềm hi vọng..., cả những khát khao cháy bỏng về sự vĩnh hằng của cuộc đời con ngời. Những trang thơ của anh luôn bám

riết cuộc đời và số phận của nhân dân, của những lớp ngời lam lũ. Đó là những vần thơ "dội vang tinh thần cuộc sống con ngời".

Là một thi sĩ đa sầu, đa cảm, Trần Anh Thái còn là một con ngời đa mang, "một mình tôi với chiều tà đa mang". Phải chăng đây là một nét chân dung mà Trần Anh Thái tự phác họa mình. Bởi yêu cuộc đời đến cháy bỏng, yêu đến mức vắt kiệt thể chất và tâm hồn để sống và cống hiến, vì thế tình yêu ấy hiện lên trong trang thơ của anh là nỗi day dứt về thân phận con ngời. Ta có thể hiểu vì sao nhà thơ thấp thỏm chờ tiếng rao đêm của bà già bán bánh khúc (Tiếng rao đêm - Độc thoại trắng), hay tấm lòng nhà thơ thổn thức trớc căn lều dột nát của ông già đánh cá ngoài đồng không mông quạnh (Một kiếp ngời - Độc thoại trắng), và sẽ thấy rõ hơn nỗi niềm trăn trở về số phận của con ngời trong các trờng ca. Với Trần Anh Thái, đó là cuộc đời, là tình yêu, là tất cả, đó là thơ: "Nớc mắt đọng xuống nỗi buồn muôn thuở/ Không có giấc mơ buồn/ Thơ nơng tựa vào đâu".

Trần Anh Thái nói: với tôi tình yêu là cuộc sống. Trong thơ của anh, tình yêu là vẻ đẹp thánh thiện ngời sáng thi ca, là hiện thân vẻ đẹp của sự sống, không có nó thì không có niềm đam mê và sự say đắm, càng không thể có thơ ca. Nhng với Trần Anh Thái, tình yêu lớn nhất hiện lên thành không gian nghệ thuật là tình yêu cuộc sống, tình yêu quê hơng. Thơ của anh là những vần thơ ngợi ca cuộc sống nh bản chất tồn tại, hiện thực cuộc sống hiện lên ngồn ngộn chất say, chất thực, đ- ợc viết nên bởi sự chân thực của dòng ý thức và sự khát khao mãnh liệt của ngời nghệ sĩ đầy say mê.

Trong quan niệm của Trần Anh Thái, thơ ca là "lãnh địa tôn giáo" của tâm hồn con ngời. Với anh, thơ là những giá trị tinh thần cao đẹp và là khát vọng muôn thuở của con ngời, nó có khả năng hoàn thiện và cứu rỗi tâm hồn con ngời khỏi những phiền não, hệ luỵ và bất hạnh của cuộc đời, "cái đẹp cứu vớt nhân thế" (Dostoevsky). Đến với thơ, con ngời sẽ tìm đợc bản thể chính mình, sẽ đợc sống thật với lòng mình, thơ không chỉ dẫn dắt con ngời thoát khỏi những bế tắc, bi luỵ, mà còn hớng con ngời đến với con ngời, hoàn thiện mình hơn và đợc chiếm lĩnh cái đẹp thật sự. Trần Anh Thái nói: "ở một góc nhìn nào đó, thơ ca nh một thứ tôn giáo có khả năng cứu rỗi linh hồn con ngời. Cuộc sống càng sôi động, càng gấp gáp, con ngời càng dễ rơi vào những bi kịch lớn. Khi con ngời cô đơn, ngời ta sẽ tìm đến những khoảng lặng nh thế để đồng điệu với con ngời và lúc đó nó nh là

một phơng tiện để cứu rỗi. Khi thơ ca phát triển đến đỉnh cao của nó, nó đi đến chiều sâu tâm linh con ngời" [60].

Tôn giáo mà Trần Anh Thái quan niệm là tôn giáo của cái đẹp, của những giá trị tận hiến chân thành để vơn tới những ý nghĩa đích thực của cuộc đời. Khác với tôn giáo Kitô, coi Thợng Đế là mục đích tối cao của đạo đức và sự vĩnh cửu, "ru ngủ" con ngời bằng thứ thuốc an thần hớng đạo, hớng con ngời đến với Chúa. Cái đẹp của tôn giáo thi ca trong quan niệm của Trần Anh Thái là sự sống con ngời, thiên đờng hạnh phúc nhất là cuộc sống trần gian với những giá trị nguyên sơ, cao cả, vĩnh hằng. Đó là thơ, là cái đẹp. Nếu Kitô giáo, con ngời muốn hoàn thiện mình phải vơn tới cõi thánh thiện nhằm tiếp cận với Chúa, còn với Trần Anh Thái, Chúa chẳng ở nơi nào xa xôi mà đang hiện hình thành ngời đàn bà nhà quê hành khất, đói rét và còm cõi đang lập cập chìa tay cầu xin chút lòng thánh thiện của ngời đời ngay trớc cổng nhà thờ (Ngời đàn bà ngồi trên ghế đá - Vọng trắng).

Có thể thấy, ở các trờng ca của Trần Anh Thái, thế giới tâm linh tôn giáo trong dòng suy tởng của nhà thơ là khát vọng mãnh liệt tìm về bản thể khởi nguyên trong cõi ngời. Dờng nh trong tâm thức tác giả những điều ấy mới là cuộc sống có ý nghĩa, là sự tồn tại đích thực những giá trị ngời, bởi vậy "những giấc mơ hay cảm thức mê man đắm chìm trong tâm thức vụt xuất hiện trong trờng ca của anh giống nh một cứu cánh đa con ngời thoát khỏi những cô đơn tận cùng trần thế để đến với thế giới của tâm tởng nhằm thỏa mãn những khát vọng của tồn tại" [97].

1.3.2.2. "Thơ là trên đờng"

Thế giới nghệ thuật thơ Trần Anh Thái cho thấy, hành trình kiếm tìm và khai mở thể loại trờng ca của nhà thơ bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa bởi quan niệm nghệ thuật của riêng anh: "Thơ không cần định nghĩa. Nếu định nghĩa, thơ sẽ trở nên khuôn cứng (...). Thơ là trên đờng". Khi giải thích ý nghĩa nhan đề trờng ca

Trên đờng, nhà thơ nói: "Thơ, theo tôi là một khái niệm không thể định nghĩa đợc. Khi chúng ta đang loay hoay tìm cho thơ một định nghĩa thì cũng chính là chúng ta đang tìm cách khoác lên thơ ca một cái khuôn mẫu có sẵn. Việc làm này sẽ khiến cho thơ mất đi tính sáng tạo của nó. Văn học theo quan niệm của tôi luôn luôn đòi hỏi sự tìm tòi, khám phá. Đời sống văn chơng cha bao giờ bất biến, ổn định, cha bao giờ có điểm dừng. Nhà thơ vì vậy luôn phải hiện hữu trên hành trình

khám phá cái đẹp, cái mới" [60]. Quan niệm "thơ là trên đờng" của Trần Anh Thái ở đây có sự gặp gỡ với quan niệm "thơ không chịu là yên tĩnh", thơ luôn là "cuộc hành trình" của R.Gamzatov. Với Trần Anh Thái, chỉ khi Trên đờng ngời nghệ sĩ mới có thể sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật đúng nghĩa, vì chân lí của cuộc sống là sự biến đổi liên tục và luôn theo xu hớng tịnh tiến, còn nghệ thuật tồn tại đợc là do sự sáng tạo. Do vậy, ngời ta chỉ có thể sáng tạo ra cái mới khi đang Trên đờng. Trong quan niệm của anh, nếu chỉ là con đờng thì quá dễ dãi, vì con đờng thì có sẵn rồi không cần phải mất công sáng tạo, mỗi bớc chân đi Trên đờng là kết quả của sự dò dẫm, khám phá và khai mở của riêng anh. Đây là một đóng góp có ý nghĩa lớn của Trần Anh Thái và cũng là một sự đòi hỏi cao, đầy nghiêm khắc, bản lĩnh với những ngời nghệ sĩ đích thực.

Trong các chặng đờng sáng tạo nghệ thuật của Trần Anh Thái, đặc biệt là hành trình đổi mới và cách tân thể loại trờng ca cho thấy khát vọng Trên đờng của nhà thơ là khát vọng tìm về bản thể, thực chất là tìm về khát vọng ngàn đời của con ngời, về tính ngời, về sự hiện hữu, tồn tại của con ngời và ý nghĩa của sự sống. Trong hành trình ấy, mỗi bớc chân đi qua là một sự sáng tạo mới, một thế giới mới, thành công hay thất bại đều là sự nỗ lực của riêng anh. Và khi Trên đờng ng- ời nghệ sĩ buộc phải chống lại lối viết kinh nghiệm. Điều này không có nghĩa là bác bỏ những thành tựu của thế hệ đi trớc, không phải là sự chối bỏ những giá trị văn học truyền thống, mà ở đây là sự tự ý thức trong sáng tạo, kiếm tìm, ý thức về sự tự khẳng định mình. Bởi vậy, trong quan niệm của Trần Anh Thái, viết theo kinh nghiệm không thể tạo ra một thứ nghệ thuật đích thực, vì bản chất của nghệ thuật là sáng tạo, là cái mới. Với Trần Anh Thái, chỉ có khát vọng Trên đờng con ngời mới tìm đợc sự hiện hữu thực sự, tự tạo cho mình một tâm thế "cô đơn toàn phần, tự do toàn phần, thoát khỏi mọi kiêng dè hay hay sợ hãi" đó là cái cần thiết cho sự sáng tạo, bởi "kẻ sáng tạo cần thiết tạo khoảng "trống" cho cái mới ùa vào" [43]: "Cô đơn nở sinh khát vọng/ Trong vô biên sáng mới, tôi hát ngợi ca sự sáng tạo".

Một điều hết sức thú vị là quan niệm "trên đờng" của Trần Anh Thái có sự gặp gỡ tình cờ với quan niệm của nhà triết học Đức, M.Heidegger (1889 - 1976). Coi con ngời là đối tợng duy nhất hiện sinh, M.Heidegger cho rằng: Sự hiện sinh của con ngời bao giờ cũng là cái cha là, là cái sẽ là, nó không ngừng trù tính, lựa

chọn và vợt qua chính mình. Ông còn cho rằng, hiện sinh của con ngời là cuộc sống nội tâm, cuộc sống tâm linh mang tính thứ nhất, tính u tiên, những sống động sâu lắng của tâm thức làm con ngời độc đáo, riêng nhất, bởi ở đó con ngời nhận thức về mình, tự tạo nên mình, làm cho mình trở thành mình. Sự gặp gỡ này phải chăng là một sự "tình cờ" thú vị, bởi nh tâm sự của nhà thơ, anh cha đọc tác phẩm của nhà triết học này. Có thể nói, có sự tình cờ này cũng là "một đóng góp lớn, đặt ra vấn đề bản thể con ngời, vấn đề tồn tại" (Trơng Đăng Dung).

Đến với trờng ca, với Trần Anh Thái đó là sự thôi thúc mãnh liệt từ bên trong, bởi khát vọng tự thân, là lẽ sống của chính anh nhằm thỏa mãn những suy t, đời sống tâm hồn và trạng thái nhân sinh về sự tồn tại. Tâm hồn nhà thơ luôn suy t trong những trải nghiệm về cuộc sống nhân sinh với nỗi đau trần thế: Ma chiều nay thổn thức phơng nào/ Ta đa cảm với nỗi đau trần thế (Khởi đầu - Độc thoại trắng). Trần Anh Thái tâm sự: "Khi sáng tác tôi là chính tôi, một mình tôi duy nhất. Và chính khi ấy tôi mới hoàn toàn tự do. Và thế là riêng, là khác không giống ai". Khát vọng khám phá bản thể để giải mã tính ngời, giải mã sự tồn tại của con ngời đã đốt cháy trong trái tim nhà thơ ngọn lửa đam mê sáng tạo. Ngọn lửa sáng tạo ấy của Trần Anh Thái vừa là ngọn lửa cháy bỏng khát vọng của trái tim Danko, vừa là ngọn lửa trí tuệ, ngọn lửa của sự sống và niềm tin vĩnh hằng của thần Promethee. Ngọn lửa ấy đã soi sáng suốt hành trình tìm kiếm và sáng tạo của Trần Anh Thái, tiếp thêm sức mạnh thôi thúc bàn chân thi sĩ luôn trong t thế "lên đờng" tiếp tục sáng tạo trong cô đơn và niềm trắc ẩn, không ngừng soi sáng và hồi sinh "để bóng tối chìm dần" và mở ra một thế giới mới. Đây vừa là sự đam mê, nh- ng cũng vừa là sự chọn lựa và tự định phận cuộc đời thi sĩ của Trần Anh Thái: "Trong bóng tối của những điều cha biết là ánh sáng/ Tiếng vọng vang lên/ Tận cùng của đắng cay là vị ngọt/ Đi rồi sẽ tới/ Mở cửa ra/ ánh sáng ở nơi cha có con đờng".

Kết thúc buổi tọa đàm tại Viện Văn học (04/06/2009), những quan niệm nghệ thuật của Trần Anh Thái đợc chính tác giả chia sẻ: "Là một nhà thơ ham thích hành động và suy nghĩ theo theo ý mình, suốt đời trung thành với khát vọng Trên đờng tìm kiếm cõi thẳm sâu chân thực trong bản thân mình, luôn tự phản biện và phê phán, nhìn nhận lại. Con đờng ấy không phải là sự ồn ào, mê mải mặt ngoài kinh nghiệm mà là âm thầm hởng thụ một cách đam mê thoải mái nhất

trong cõi thẳm sâu của miền tự do cá nhân. Tôi luôn hứng thú và độc lập khi Trên đờng, vợt ra mọi ranh giới thờng nhật và những ràng buộc không cần thiết để sáng tạo. Tôi tự cứu mình bằng chính mình và điều tôi say mê là đi sâu vào chính tôi, chính con ngời, bản chất ngời. Tôi có đi đợc tới đó hay không điều đó không quan trọng, còn nhiều ngời khác tiếp tục đi. Điều quan trọng hơn tôi đã Trên đờng tiến tới cái đẹp, hoàn thiện con ngời" [98].

Có thể khẳng định, Trên đờng là quan niệm nghệ thuật chủ yếu của Trần Anh

Một phần của tài liệu Trường ca hồ anh thái nhìn từ góc độ thể loại (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w