1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đóng góp của thiếu sơn trong việc hiện đại hóa phê bình văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX luận văn thạc sỹ ngữ văn

136 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ LỆ THỦY ĐÓNG GÓP CỦA THIẾU SƠN TRONG VIỆC HIỆN ĐẠI HÓA PHÊ BÌNH VĂN HỌC NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX LUẬN VĂN THẠCNGỮ VĂN VINH - 2011 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ LỆ THỦY ĐÓNG GÓP CỦA THIẾU SƠN TRONG VIỆC HIỆN ĐẠI HÓA PHÊ BÌNH VĂN HỌC NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC Mã số: LUẬN VĂN THẠCNGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN DƯƠNG VINH - 2011 MỤC LỤC 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nửa đầu thế kỷ XX, phê bình văn học đã có những bước tiến nhanh chóng và sôi động tạo nên môi trường, không khí tranh luận học thuật rộng rãi và có nhiều thành tựu lớn: Hiện đại hoá bản thân thể loại và góp phần hiện đại hoá các thể loại khác như thơ, tiểu thuyết, kịch nói… Phê bình văn học được chuyên sâu hơn, hiện đại hơn từ quan niệm đến thao tác tiếp cận đối tượng. Nhiều nhà phê bình với những công trình phê bình có giá trị xuất hiện như: Việt Hán văn khảo (1918) của Phan Kế Bính, Quốc văn cụ thể (1932) của Bùi Kỷ, Phê bình và cảo luận (1933) của Thiếu Sơn, Duy tâm hay duy vật (1935) của Hải Triều, Chương Dân thi thoại (1936) của Phan Khôi, Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh và Hoài Chân, Nhà văn hiện đại (1942) của Vũ Ngọc Phan, Việt Nam văn học sử yếu (1943) của Dương Quảng Hàm,, Khảo luận về Kim Vân Kiều (1943) của Đào Duy Anh, Văn học khái luận (1944) của Đặng Thai Mai… Trong số các nhà phê bình này phải kể đến Thiếu Sơn, người đặt những viên gạch đầu tiên cho nền phê bình văn học hiện đại Việt Nam. 1.2. Xuất hiện bất ngờ trên diễn đàn văn chương học thuật, mang theo thể văn phê bình mới lạ, Thiếu Sơn khiến người đọc phải ngỡ ngàng và đón chào ưu ái. Với ngòi bút phê bình nhạy bén, ông có công khuấy động thêm không khí sáng tác và thưởng thức văn chương những năm 1932 - 1945 của nước nhà. Là khởi điểm của những khởi điểm, Thiếu Sơn được coi là một trong những người mở đầu cho phê bình văn học bằng chữ Quốc ngữViệt Nam, tác giả của cuốn sách phê bình văn học đầu tiên ở nước ta: Phê bình và cảo luận (1933). Điều đáng nói là, những công trình của ông không chỉ mang ý nghĩa mở đường cho một nền phê bình văn học, mà những gì Thiếu Sơn đặt ra trong đó cách đây đã gần tám mươi năm, vẫn còn có ý nghĩa thời sự. 4 1.3. Mặc dù đã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu về sự nghiệp của Thiếu Sơn, chúng tôi vẫn mong muốn tìm hiểu một cách đầy đủ hơn, sâu sắc hơn đối với các tác phẩm của ông để nhìn nhận rõ hơn những đóng góp của ông cho nền phê bình văn học Việt Nam hiện đại. 1.4. Đối với người viết luận văn, việc thực hiện đề tài này là quá trình học hỏi, trang bị cho bản thân vốn kiến thức về lý luận, phê bình văn học trong đời sống nhằm đáp ứng tốt hơn cho công tác giảng dạy văn học trong nhà trường. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Trước Cách mạng tháng Tám Trước khi được in thành tập sách, phần lớn những bài viết của Thiếu Sơn trong Phê bình và cảo luận đã được phổ biến trên các báo và được dư luận cổ vũ, hoan nghênh nhiệt liệt. Phan Khôi, trong lời giới thiệu trân trọng trên báo Phụ nữ tân văn, ngày 18/6/1931, đã tỏ rõ sự hồi hộp, ngỡ ngàng của mình trước sự xuất hiện của một thể văn lạ: “Cô dâu nếu là mới thì lối văn phê bình nhân vật này đối với xã hội ta lại còn mới hơn nữa”. Ông cho đó là “những bài văn hay” là “hột gạo no nê nguyên vẹn”, “thật lối văn phê bình nhân vật ở nước ta quả chưa hề có” ( .). “Mới ngó như khí sơ lược một chút, nhưng xem kỹ thì thấy tác giả cốt trọng đại thể, chứ không cầu toàn (…) đúng với phương pháp phê bình” [60, 23]. Vào năm 1932, Sư Ưng Quả trong một buổi diễn thuyết văn học ở Huế với bài viết nhan đề Nước ta đang có một thời kỳ phục hưng, có nhắc đến sự cần thiết của phê bình văn học và nhận xét về Thiếu Sơn: “Mấy bài ông Thiếu Sơn bằng một lối văn chặt chịa, chải chuốt, trong đó ta thấy cái ảnh hưởng của văn Tây dung hợp cái số hiếu rất chắc chắn” [61, 18]. Trong chuyên luận Duy tâm hay duy vật (1935), Hải Triều đả kích Thiếu Sơn về bài viết Hai cái quan niệm về văn học (In trên Tiểu thuyết thứ bảy, số 38, ngày 16/2/1935): “…Ông Thiếu Sơn người ta thường bảo là 5 một nhà viết văn sành, mà lý sự lại già dặn. Nhưng ông sành ở đâu chúng tôi không biết, ông già dặn chúng tôi không hay, chớ đến cái bài “Hai quan niệm về văn học” thì tỏ ra lúng túng làm sao” [58, 331]. Thiếu Sơn cũng là một trong ba nhà phê bình được đề cập trong cuốn Nhà văn hiện đại (1942, 1945) của Vũ Ngọc Phan. Đánh giá về Thiếu Sơn, Vũ Ngọc Phan đã khá hẹp hòi và thiếu cảm quan lịch sử khi cho rằng: “Tác giả tập Phê bình và cảo luận là một nhà phê bình mềm mỏng và thủ cựu, mềm mỏng vì cái giọng nước đôi của ông không làm mất lòng ai cả, nhưng cũng không làm lợi cho ai, cả độc giả lẫn tác giả. Thủ cựu vì những cái ông khen đều là những cái quá cũ, không còn thích hợp với thời buổi mới nữa, và “Đọc hai chục bài phê bình của ông cũng như đọc một bài” (…) “ông chăm chú vào sự gọt dũa câu văn nên lời át mất cả ý, trong sự phát biểu ý kiến cùng tư tưởng, ông thiếu hẳn sự thành thực” [53,10]. Có thể nói, trước năm 1945 dù có những ý kiến trái chiều, thậm chí là đối lập nhưng cũng không ít nhận định đã bước đầu chú trọng tới vai trò và những đóng góp của Thiếu Sơn đối với phê bình văn học Việt Nam hiện đại. 2.2. Sau Cách mạng tháng Tám Tác giả Nguyễn Văn Trung trong công trình Lược khảo văn học, tập 3, Nhà xuất bản Nam Sơn, năm 1968 khi đề cập đến các khuynh hướng trong phê bình văn học Việt Nam đã xếp Thiếu Sơn vào nhóm phê bình ấn tượng. Thanh Lãng, trong cuốn Phê bình văn học Việt Nam thế hệ 1932, năm 1973, đã khẳng định mạnh mẽ công lao của Thiếu Sơn quả thực đã khai mở hẳn một kỷ nguyên mới: “Từ Phạm Quỳnh đến Phan Khôi, qua Lê Thước, thể văn phê bình dưới ngòi bút Thiếu Sơn đã tiến một bước dài” [30, 291]. Nhà báo Phạm Hữu Tùng, nguyên Uỷ viên Thường vụ Hội các Nhà viết báo Nam Bộ, năm 1974 có bài Chào anh Thiếu Sơn, chào mừng ông vừa được chính quyền Sài Gòn trả lại tự do sau ba năm bị giam cầm: “Quyển: Phê bình và cảo luận và hàng loạt bài trên báo Phụ nữ tân văn đặt 6 ông vào hàng những cây bút mở màn cho sinh hoạt phê bình văn học ở nước ta (….) Con người cũng như văn của ông thật giản dị và trong sáng” [60, 599]. Năm 1977, ở bài viết Nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học, Mã Giang Lân nhận định: “Thiếu Sơn trong Phê bình và cảo luận (1933) thể hiện rõ lối viết phê bình truyền thống với cách phân tích tổng hợp, khái quát của văn chính luận phương Tây. Văn ông trong sáng, cân đối, hàm súc, thâm trầm, kín đáo, nhưng vẫn đề cập đến những vấn đề thời sự văn học, những yêu cầu của tình hình văn học lúc ấy” [33, 356]. Tháng 1- 1978, Lý Quý Chung có bài viết Vài kỷ niệm riêng với nhà báo Thiếu Sơn, ghi lại những hồi ức của mình về Thiếu Sơn. Đối với ông, Thiếu Sơn là bậc lão thành mà ông hết sức kính phục, một người sống giản dị, đơn sơ nhưng hết sức lạc quan: “Tôi không được dịp gần gũi bác Thiếu Sơn nhiều nhưng những lần hiếm hoi được gặp bác đã gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc về một con người viết văn viết báo mãi cho đến lúc sức tàn lực tận vẫn không ngừng đấu tranh quyết liệt cho chánh nghĩa” [60, 593]. Trần Thị Việt Trung đã tóm tắt những đóng góp của Thiếu Sơn đối với văn học Việt Nam trong phần kết luận của bài viết Thiếu Sơn và công trình phê bìnhluận đầu tiên trong văn học Việt Nam hiện đại: Phê bình và cảo luận (1933) đăng trên Tạp chí Văn học, số 6, năm 1992 với những nhận định xác đáng: “Tác giả Thiếu Sơn thực sự đã là một nhà phê bình văn học đầu tiên ở Việt Nam theo đúng nghĩa hiện đại của nó. Dù là nhà phê bình đầu tiên với những bước đi còn chập chững của mình, Thiếu Sơn cũng đã để lại cho chúng ta một bài học lớn về tính khoa học, về nhân cách và bản lĩnh của một nhà phê bình chân chính” [60, 14]. Mộng Bình Sơn và Đào Đức Chương trong công trình viết chung Nhà văn phê bình - khảo cứu văn học Việt Nam, xuất bản năm 1996, đã đánh giá cao vai trò, vị trí của Thiếu Sơn trong việc hiện đại hoá phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX: “Ông Thiếu Sơn là một nhà văn phê bình của tiền bán thế kỷ XX, một người đã mở đầu cho một đường lối mới, 7 một chủ trương mới làm nền tảng cho phong trào phê bình văn học sau này. Ông là một cái gạch nối giữa các ngòi bút cựu học và tân học trong giai đoạn biến cố lịch sử văn học của thế hệ 1932 - 1945 (…) lấy văn học Tây phương làm nền tảng để cải tiến quan niệm một chiều của văn học Việt Nam lâu đời chịu ảnh hưởng văn học Trung Hoa” [58, 109]. Trên trang web http://Chuyen.Tiengiang.edu.vn tháng 10 - 2002, tác giả Võ Phúc Châu lại phân tích tìm hiểu về Thiếu Sơn ở một khía cạnh khác: Văn phong tranh luận của Thiếu Sơn trên báo chí để nhận ra dáng nét riêng, phong cách riêng của Thiếu Sơn với những nhận định, đánh giá : “Những bài tranh luận của Thiếu Sơn thường có, lối đặt tựa đề ngắn gọn, hàm súc”. “Cách mở đầu bài viết của Thiếu Sơn khá nhẹ nhàng, luôn xuất phát từ dư luận, nhu cầu của người đọc”, hay “Khi biện luận, Thiếu Sơn thường hay lật đi lật lại vấn đền, đối chiếu, so sánh, rồi mới bộc lộ ý kiến hết sức coi trọng vấn đề định danh cho mọi hiện tượng, mọi khía cạnh vấn đề” (…) “Chỉ qua văn phong, Thiếu Sơn cũng xứng đáng là tác giả phê bình có tầm cỡ sắc bén, uyên bác, nhạy cảm và nhất là hết sức vô tư trong cầm cân nảy mực đánh giá, tranh luận về tác giả và tác phẩm văn chương” [7]. Năm 2003, trong bài Những văn nhân chính khách một thời dưới con mắt suy xét của Thiếu Sơn (1908-1978), Huy Cận nhận xét : “Phê bình tác phẩm hay phê bình nhân vật đều khó, nhưng phê bình nhân vật còn khó hơn một bậc ( .) Có thể nói, Thiếu Sơn đã sáng tạo ra loại phê bình này trong văn học của nước ta” [63, 5]. Trong Từ điển văn học (bộ mới), Nhà xuất bản Thế giới, năm 2004, mục Thiếu Sơn, Vũ Thanh viết : “Với Phê bình và cảo luận , ông được coi là một trong những người mở đầu cho phê bình văn học bằng chữ Quốc ngữViệt Nam. Trước đó trong văn học Việt Nam , thể văn này chỉ xuất hiện trong những lời bình chú tuỳ hứng hay thi thoại xen lẫn trong những cuốn biên khảo để bình giá tác phẩm, chứ chưa tồn tại như một thể loại độc lâp ( .) Mặc dù có những tác động tích cực đến sáng tác và thưởng thức 8 văn học đương thời, nhưng Phê bình và cảo luận vẫn không tránh khỏi những hạn chế tất yếu của một cuốn sách “mở đầu” [74, 1680]. Nguyễn Thị Thanh Xuân, năm 2004, trong chuyên luận Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (1900 - 1945) , đã nhận định: “Đóng góp của Thiếu Sơn trong lịch sử phê bình trước 1945 thật đáng chú ý. Không hoạt động văn học chuyên nghiệp như hầu hết các nhà văn khác, ông vẫn là người có cái khả năng nhập cuộc mạnh mẽ, ông luôn luôn đứng giữa dòng. Những vấn đề văn hoá, văn học mà ông đề cập thường có tính thời sự, đáp ứng được và đúng vào những yêu cầu của tình hình văn học ta thời kỳ ấy, với sự cần thiết phải nhìn lại hoạt động văn học (…) Thiếu Sơn đã nhạy bén khi đặt lại vấn đề văn chương chơi và văn chương có ích; và trong lịch sử văn học Việt Nam, có lẽ ông là người đầu tiên thực hiện phê bình nhân vật, nhân vật văn hoá và theo đuổi bền bỉ gần nửa thế kỷ” [101, 224]. Nhân sự kiện Nhà xuất bản Văn học cho ra mắt cuốn Thiếu Sơn toàn tập (2 tập, 1.600 trang), bản thảo do người em ruột tác giả - NSƯT Lê Quang Hưng sưu tầm, biên soạn, tác giả Giáp Nguyễn trên trang web http: //Pda.vietbao.vn ngày 27- 4- 2004 có bài viết Thiếu Sơn - nhà yêu nước, nhà phê bình lớn: “Sở dĩ Phê bình và cảo luận được đánh giá cao vì thời điểm lúc bấy giờ những tác phẩm bàn về phê bình con non nớt chưa có hệ thống. Thiếu Sơn đứng trên quan điểm người cùng thời mà đánh giá thẩm định, chứ chỉ chín nhân vật được ông "phê" thì chưa đủ hình thành một nhà phê bình nhân vật. Cái cộng hưởng làm nổi bật đó là lối văn chính luận sắc bén với ba bài cảo luận nêu lên quan điểm yêu nước và ý thức tinh thần về Quốc ngữ nước nhà” [44]. Năm 2004, trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX do Phan Cự Đệ chủ biên, khi đề cập đến các khuynh hướng trong phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945, Trần Đình Sử đã xếp Thiếu Sơn vào nhóm các nhà phê bình có xu hướng tổng kết: “Ông là người cho xuất bản cuốn sách phê bình văn học đầu tiên, có ý thức trưng ra một thể loại phê bình mới, 9 phê bình nhân vật và có quan điểm rõ ràng. Gọi là tác giả có xu hướng tổng kết là vì cuốn sách này đã trình bày lần đầu tiên chín chân dung các nhà văn đầu thế kỷ” [15, 706]. Với công trình Lý luận, phê bình văn học Việt Nam từ đầu thể kỷ XX đến 1945, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, năm 2005, (Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên) ở bài viết về Thiếu Sơn, Nguyễn Đăng Điệp đã có những phân tích , nhận xét về cuốn Phê bình và cảo luận: “Với Phê bình và cảo luận, Thiếu sơn được coi là người mở đường cho nền phê bình văn học Việt Nam hiện đại (…). Ý nghĩa của công trình bày còn nằm ở chỗ, sau này, khoa nghiên cứu văn học nước ta cũng mở ra hai ngã rẽ cơ bản: Phê bình và nghiên cứu như Thiếu Sơn đã đặt ra trong tác phẩm của ông” [81, 309-310]. Ở công trình này Nguyễn Ngọc Thiện cũng khẳng định: “Cách đây hơn 70 năm, năm 1933 trên văn đàn nước ta xuất hiện cuốn Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn, một trong số ít tác phẩm được lịch sử văn học ghi nhận là đã vinh dự cắm mốc khai mở cho thể loại phê bình văn học trong tiến trình hiện đại hoá văn học nghệ thuật Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ XX” [81, 436]. Trên trang web http://www. Tapchisonghuong.com tháng 2, năm 2009, có đăng bài viết Thiếu Sơn với phê bình và cảo luận của hai tác giả Hương Giang và Phạm Phú Phong. Trong bài viết này, Hương Giang và Phạm Phú Phong đã phân tích và đánh giá rất cao những đóng góp của Thiếu Sơn. Bài viết cũng đã có cái nhìn khách quan, khoa học khi đánh giá về công trình Phê bình và cảo luận của ông: “Có người cho rằng: Phương pháp phê bình của Thiếu Sơn còn võ đoán cảm tính, là phương pháp phê bình xã hội chứ chưa phải phê bình thẩm mỹ. Nhưng làm sao đòi hỏi mọi điều ở một tác phẩm mở đường, tác phẩm đi tiên phong cho nền văn học nước nhà, nhất là ở thời điểm chưa có ý thức một cách đầy đủ về phương pháp, chưa có khoa học phương pháp đối với khoa học về văn học” [21]. 10

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb Văn hoá Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hoá sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
Năm: 2002
2. Vũ Tuấn Anh (1994), “Về lý thuyết hiện đại hoá văn học”, Tạp chí Văn học, (8) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về lý thuyết hiện đại hoá văn học”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Năm: 1994
3. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và phê bình
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1984
4. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
6. Bakhtin.M (1980), “Một số khía cạnh phương pháp luận cần lưu ý khi nghiên cứu văn học quá khứ”, Tạp chí Văn học, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khía cạnh phương pháp luận cần lưu ý khi nghiên cứu văn học quá khứ”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Bakhtin.M
Năm: 1980
7. Võ Phúc Châu (2002), “Văn phong tranh luận của Thiếu Sơn trên báo chí”, http://chuyen.Tiengiang.edu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn phong tranh luận của Thiếu Sơn trên báo chí
Tác giả: Võ Phúc Châu
Năm: 2002
8. Nguyễn Huệ Chi (Chủ biên, 1977), Thơ văn Lý Trần, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ văn Lý Trần
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
9. Nguyễn Đình Chú (1975), “Quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu”, Văn nghệ, (43) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu”, "Văn nghệ
Tác giả: Nguyễn Đình Chú
Năm: 1975
10. Cao Xuân Dục (1978), “Tựa “Thoại nông lục”, Tạp chí Văn học, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tựa “"Thoại nông lục”, Tạp chí Văn học
Tác giả: Cao Xuân Dục
Năm: 1978
11. Lê Chí Dũng (1995), “Thử nhìn lại con sông văn học Việt Nam”, Tạp chí Lang Bian, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử nhìn lại con sông văn học Việt Nam”, "Tạp chí Lang Bian
Tác giả: Lê Chí Dũng
Năm: 1995
12. Trần Thanh Đạm (1995), “Ý nghĩa lịch sử và giá trị nhân văn của văn chương dân tộc 50 năm qua”, Văn nghệ, (49) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý nghĩa lịch sử và giá trị nhân văn của văn chương dân tộc 50 năm qua”, "Văn nghệ
Tác giả: Trần Thanh Đạm
Năm: 1995
13. Phan Cự Đệ (1961), Văn học Việt Nam 1930 – 1945, tập 2, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam 1930 – 1945
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1961
14. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (2001), Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1945, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1945
Tác giả: Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
15. Phan Cự Đệ (chủ biên, 2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỷ XX
Nhà XB: Nxb Giáo dục
16. Trịnh Bá Đĩnh (2001), “Phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX”, Tạp chí Nhà văn, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX”, "Tạp chí Nhà văn
Tác giả: Trịnh Bá Đĩnh
Năm: 2001
17. Trịnh Bá Đĩnh (2004), “ Các hình thái ý thức, tư duy phê bình đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Hồn Việt, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hình thái ý thức, tư duy phê bình đầu thế kỷ XX”, "Tạp chí Hồn Việt
Tác giả: Trịnh Bá Đĩnh
Năm: 2004
18. Lê Quý Đôn (1977), Toàn tập, tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Lê Quý Đôn
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1977
19. Hà Minh Đức (chủ biên, 1997), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
20. Huyền Giang (1995), “Có những quan niệm về con người cá nhân của Phương Đông không?”, Tạp chí Văn học, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Có những quan niệm về con người cá nhân của Phương Đông không?”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Huyền Giang
Năm: 1995
21. Hương Giang, Phạm Phú Phong (2009), “Thiếu Sơn với Phê bình và cảo luận”, http:// Tapchi SongHuong.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiếu Sơn với "Phê bình và cảo luận"”, http://
Tác giả: Hương Giang, Phạm Phú Phong
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w