Những chặng đường phát triển của phê bình văn học việt Nam nửa đầu thế kỷ

Một phần của tài liệu Đóng góp của thiếu sơn trong việc hiện đại hóa phê bình văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 31 - 45)

Nam nửa đầu thế kỷ XX

1.1.4.1. Thời kỳ 1900-1932

Ở giai đoạn đầu là bước khởi động có ý nghĩa khai phá, do hoàn cảnh lịch sử và đặc thù về tư duy, trong quá khứ của nền văn hoá, văn nghệ dân tộc, Việt Nam chưa có bề dày truyền thống trước tác, lập thuyết về mỹ học, lý luận văn học nghệ thuật. Trong mười thế kỷ văn học Việt Nam thời trung đại, các văn nhân chí sỹ chỉ chú trọng sáng tác thơ văn bằng chữ Hán, chữ Nôm, thảng hoặc mới để tâm phát biểu quá khứ từ trao đổi, đề từ và lời dẫn tác phẩm, lời bình, lời bạt… thể hiện một số khía cạnh của tư tưởng, quan niệm nghệ thuật về nghề văn, thể loại văn chương…

Bước sang thế kỷ XX, những biến đổi xã hội ở các mặt kinh tế, văn hoá khoa học, kỹ thuật ở Việt Nam đã đưa đến những biến đổi về thế giới quan và nhân sinh quan của dân tộc. Văn hoá dân tộc tiếp bước cùng chung với văn hoá khu vực. Văn minh phương Tây, văn học Pháp tác động mạnh đến nền văn học Việt Nam.

Thập niên mười của thế kỷ XX là thời điểm bản lề của quá trình văn hoá, văn học Việt Nam hoà vào dòng chung của văn hoá, văn học thế giới. Khi đó, dân tộc Việt Nam phải nâng mình lên trình độ về mọi mặt: khoa học, triết học, văn học… Tờ Đông Dương tạp chí ra đời (1913) đã hưởng

ứng cuộc vận động truyền bá chữ Quốc ngữ: “ Cổ vũ dân tộc An Nam ai cũng dùng chữ Quốc ngữ mà thế vào cái lối khó khăn, học suốt đời mà chẳng ai biết được lấy cách dùng chữ mà thôi, chứ đừng nói học nữa. Đó là việc tối yếu của bản báo”. Mục Bình phẩm sách mới do các nhà Nho thực hiện như Nguyễn Đỗ Mục, Phạm Duy Tốn, Phan Kế Binh, Nguyễn Bá Trạc …một mặt họ giới thiệu và bình phẩm các tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam, mặt khác họ phiên dịch và giới thiệu các tác phẩm văn học Pháp.

Năm 1917, tờ Nam phong tạp chí xuất hiện, đây là một tạp chí có tính chất bách khoa, chủ xướng cho đăng các công trình dịch thuật, khảo cứu về khoa học, triết học, các sáng tác văn chương, các bài nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, ngoài ra còn công bố nhiều thư tịch cổ, in lại các sách cũ, đăng các bài thuộc lĩnh vực như: chính trị, địa lý, giáo dục, y học… Nam phong tạp chí thực sự là cuốn tạp chí bổ ích cho nhiều trí thức Nho học và Tây học lúc bấy giờ. Mục Văn bình luận trên tạp chí đã thu hút sự quan tâm của độc giả. Với vai trò nòng cốt, Phạm Quỳnh là người đã có nhiều bài viết phê bình trên Nam phong tạp chí tuyên bố mình là người thực hành phương pháp nghiên cứu - phê bình của Pháp. Dấu hiệu phân hoá thành các khuynh hướng khác nhau trong phê bình văn học ở những năm này thể hiện tương đối rõ.

Thứ nhất là Khuynh hướng phê bình truyền thống của phần đông các nhà Nho đầu thế kỷ còn chịu nhiều ảnh hưởng của quan niệm văn chương thời kỳ trung đại. Hoạt động “bình phẩm” văn chương thường bám sát các sáng tác cụ thể và tập trung vào một vài phương diện nghệ thuật để nhận xét như ý nghĩa của câu văn, câu thơ, tài năng sử dụng từ ngữ của nhà văn, nhà thơ, cá tính của người cầm bút... Trong từng trường hợp cụ thể, phê bình truyền thống nhiều khi đã cho người đọc thấy được những năng lực cảm thụ văn chương sâu sắc của người bình văn và có ảnh hưởng tốt đến đời sống văn học.. Giai đoạn đầu thế kỷ 20, lối phê bình truyền thống vẫn được nhiều học giả thực hiện có hiệu quả nhất định trong các công trình

biên khảo cũng như ở một số tờ báo đương thời. Ví dụ như cuốn Việt Hán văn khảo (1918) của Phan Kế Bính, đã nêu những nhận xét về văn chương của các tác giả Việt Nam tiêu biểu trong từng triệu đại lịch sử. Phan Khôi với cuốn Nam âm thi thoại (1918), bình phẩm về thơ của phần đông các tác giả trong văn chương trung đại trên nhiều tờ báo đương thời. Nguyễn Văn Ngọc với cuốn Nam thi hợp tuyển (1927) bình luận về kỹ xảo nghệ thuật của các nhà thơ tiêu biểu trong truyền thống. Lê Thước với cuốn sách Sự nghiệp và thi văn của Uy viễn Nguyễn Công Trứ (1928) bàn về cuộc đời và ý nghĩa sáng tác của nhà thơ này, mặc dù với khuôn khổ khá hơn,nhưng vẫn theo quan điểm nghệ thuật của nhà Nho.

Điểm nổi bật trong hoạt động phê bình văn học đầu thế kỷ 20, là sự quan tâm tới những tác giả và tác phẩm tiêu biểu cho truyền thống dân tộc. Phê bình các di sản quá khứ như là những phương tiện để nhắc nhở những nhiệm vụ đấu tranh trước mắt. Trong Việt Hán văn khảo, Phan Kế Bính đặc biệt chú ý tới những tác giả và tác phẩm phản ánh tinh thần độc lập dân tộc và tự hào dân tộc. Nói tới văn thơ nhà Trần, tác giả viết: “Nay xem bài hịch của Hưng Đạo Vương truyền cho các tướng, nhời nhẽ rất kích thiết, bao nhiêu lòng khảng khái trung nghĩa bày tỏ cả ra trên một mảnh giấy, làm cho lòng người cảm động mà giữ vững được giang sơn nhà Trần...”.

Trong cuốn sách này, Phan Kế Bính xuất phát từ nhiều góc nhìn để khảo sát văn chương như nguồn gốc, tác dụng của văn chương, mối quan hệ giữa văn chương Trung Hoa và Việt Nam: “Muốn biết văn chương của ta thì trước hết lại nên tham khảo đến văn chương Tàu nữa. Mà muốn biết cho đến nơi đến chốn, cho tường tận thuỷ chung thì lại phải xét xem căn nguyên văn chương mà ra, thể cách văn chương thế nào, lý thú làm sao, kết quả được những gì, trình độ mỗi thời biến đổi làm sao, có xét kỹ như thế mới biết được hết nguồn gốc văn chương” [77, 127]. Là lối phê bình chẻ nhỏ, dựa và những nét đặc trưng của từng tác phẩm, Phan Kế Bính thường bàn tới những tinh hoa riêng của nhà văn, Khi bàn về Cung oán ngâm

Tần cung oán, tác giả viết: “Song mỗi chuyện hay riêng một cách; Chinh phụ ngâm thì tài về cách phiên dịch, thần hoá được câu nguyên văn chữ Nho mà không thiếu ý nào, bút lực cứng cỏi mà giọng văn trôi chảy: Tần cung oán thì hay về công đặt để, gọt từng chữ, chuốt từng lời, rực rỡ như vẻ gấm màu hoa, réo rắt như cung đàn tiếng địch. Song nhời văn khi nặng nề khổ khắc, tưa nhự mỗi chữ là một khôi tâm huyết tỏ ra” [15, 90].

Trong cuốn sách Sự nghiệp thơ văn Nguyễn Công Trứ, tác giả Lê Thước lại ca ngợi tinh thần lạc quan, chí khí mạnh mẽ của Nguyễn Công Trứ trong hoàn cảnh ngặt nghèo: “Ta đọc đến lời văn ông, tự nhiên sinh lòng hăng hái, muốn đi, muốn chạy, muốn đem thân gánh vác việc dời, để giúp đời cho khỏi nỗi bi ai nên ông đã thổ lộ một áng văn chương có khí lực hùng dũng, dù ai oán mà không làm cho bi sầu, dù mỉa mai mà không làm cho đau đớn”.

Người phê bình đã nêu rõ tinh thần trách nhiệm đối với dân tộc của nhà văn trong việc bồi dưỡng nhiệt tình sống và hành động vì tương lai phía trước hoàn cảnh “bể dâu” của đất nước. Lê Thước nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của “lối văn hùng tráng” là xuất phát từ ý thức truyền thống của dân tộc và thực tiễn của hoàn cảnh lịch sử đương thời, qua việc phê bình một tác giả tiêu biểu trong thế kỷ đã qua để thấy được truyền thống bất khuất, yêu tự do của một dân tộc.

Phan Khôi cũng là một học giả có nhiệt tình quan tâm tới các danh nhân trong nền văn học truyền thống như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Phan Văn Trị, Trần Cao Vân, Tùng Thiện Vương, Trần Tế Xương.v.v... Phan Khôi đã dựa vào những nét tiêu biểu trong từng tác giả và tác phẩm chính để nhận xét. Đối với Tú Xương, Phan Khôi cho rằng: “…Chẳng những là một tay có thi tài mà thôi, cũng lại là một người có chí khí, có tư tưởng nữa”. Tác giả cho rằng Nguyễn Du đã dùng thơ để “trách thầm vua Gia Long, vì trước kia ngài vẫn nói tôn nhà Lê và sau lại lên ngôi Hoàng đế”. Đối với Tùng Thiện Vương là người làm thơ tôn trọng sự thực, Phan

Khôi nhận xét về bài Mại trúc dao: “Vì nhờ nó chúng ta biết được rằng cái thói ăn hiếp dân ở nước ta”.

Phê bình theo lối truyền thống còn thể hiện quan niệm của các tác giả trong việc quan tâm tới các phạm trù về đạo đức, nhiều tác phẩm văn chương được nêu ra bình phẩm lại xen vào những vấn đề luân lý. Trong hoạt động sáng tác, Đặng Trần Phất nhấn mạnh tới yéu tố đầu tiên là đạo đức phong tục. Trong Mấy nhời nói đầu của tác phẩm Cành hoa điểm tuyết, tác giả nhận định “Một xã hội hay hay dở cũng bởi về đạo đức, phong tục. Phong tục dở, đạo đức nguy vong, là cái cơ một xã hội sắp đến lúc suy đổi vậy”. Tác giả cũng cho truyện “Kim Vân Kiều đã thành một cái cột vững vàng chống giữ cái nhà Việt Nam này, làm cho người ta khi đọc dến, cái lòng cảm động như chứa chan giọt lệ, truyện sâu xa, cảm động như thế, có ảnh hưởng cho đường luân lý biết bao nhiêu”. Sáng tác văn học được quan niệm là phải bám sát vào hoàn cảnh xã hội, giá trị của tác phẩm văn học là giương cao những bài học luân lý của nhân dân. Không phải ngẫu nhiên các tác giả khi phê bình văn học lại đề cao phương diện đạo đức trong tác phẩm, mà việc làm trên là bắt nguồn từ thực trạng của hoàn cảnh xã hội đương thời. Chế độ thực dân đang từng ngày từng giờ cướp đi những thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Những người cầm bút có ý thức đấu tranh chống lại nó để duy trì truyền thống. Nhưng những tác giả chỉ chú ý khai thác vai trò của đạo đức trong văn học theo quan niệm của lễ giáo phong kiến, tất nhiên sẽ dẫn đến phiến diện, cực đoan, như trường hợp một số nhà Nho phê bình về Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Nhãn quan phong kiến là yếu tố chi phối toàn bộ sự bình phẩm văn chương và đánh giá người nghệ sĩ của nhà Nho. Khi nhận định về hai nữ thi sĩ trong lịch sử văn học, Phan Kế Bính viết: “Tựu trung thơ Bà Thanh Quan thì toàn giọng trang nghiêm, còn thơ cô Hồ thì phần nhiều là giọng lả lơi, thô bỉ, tài thì có tài, mà không có thể làm phép cho nhà thơ”. Cho dù là bàn về cá tính sáng tạo của từng thi sĩ, lời bình phẩm tỏ ra súc tích, nhưng

vẫn xen vào đó một thái dộ luân lý hà khắc của nhà nho đối với Hồ Xuân Hương – vốn là thi sĩ làm thơ ở ngoài vòng cương toả của giáo lý nhà nho. Chính là một nhà thơ có phong cách độc đáo, nên đến đầu thế kỷ 20, thơ Hồ Xuân Hương trở thành giao điểm của nhiều luồng quan niệm.

Tuy phê bình là sự cảm thụ mang tính cá nhân, nhưng phê bình theo lối truyền thống vẫn chưa vượt ra ngoài giới hạn giáo lý của Nho giáo. Phê bình theo lối truyền thống ở giai đoạn đầu thế kỷ 20 tuy có nhiều tiến bộ hơn thời kỳ trung dại, nhưng càng ngày càng bộc lộ những nhược điểm như: giản đơn, nhàm chán. Nền quốc văn ngày một phát triển, phê bình theo lối truyền thống trên đây không thể đáp ứng nhu cầu tiếp nhận văn học mới cho nên ý thức người phê bình cũng dần dần chuyển hoá, thay đổi lối “phẩm bình” văn chương cũ, bằng một phương pháp phê bình mới mang tính hệ thống hơn, hoặc cũng có tác giả kế thừa những ưu điểm của lối phê bình cũ vào phê bình mới, làm cho hoạt động phê bình phong phú hơn.

Khuynh hướng phê bình hiện đại hay phê bình mới (chữ dùng của giáo sư Nguyễn Văn Trung) hiển nhiên không theo nghĩa “phê bình mới” hiện đại của phương Tây, mà chỉ là khuynh hướng phê bình văn học của một bộ phận tầng lớp trí thức mới, được học tập trong các nhà trường của Pháp, tiếp thu những ảnh hưởng của văn hoá Pháp và học tập được phương pháp phân tích, bình giá văn học theo lối phê bình của phương Tây cận đại. Rõ ràng lối phê bình mới này linh hoạt hơn và hệ thống hơn lối phê bình truyền thống của các nhà Nho. Chẳng hạn những bài phê bình về một số tác phẩm văn học Pháp của Phạm Quỳnh trên Nam phong tạp chí từ năm 1917 trở đi như Chúa bể (1917) Thơ Baudelaire (1917); Cái nghĩa chết (1917);

Phục thù cho cha (1918,... và những bài phê bình về Truyện Kiều trên Nam phong tạp chí của Phạm Quỳnh, Vũ Đình Long, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật từ năm 1919 trở đi.v.v... Những bài phê bình này bộc lộ những quan niệm mới về đạo đức tư tưởng, tình cảm với văn phong đa dạng, sinh động và linh hoạt.

Ngay từ năm 1917, trên Nam phong tạp chí đã có mục Văn bình luận và Tạp trở dành cho những ý kiến phê bình văn học. Trước nhất phải kể đến những ý kiến phê bình về các tác phẩm văn học Pháp của học giả Phạm Quỳnh, nhất là những ý kiến phê bình về tiểu thuyết. Khi phê bình các tác phẩm văn học Pháp, tác giả thể hiện rõ chủ trương như sau: Trước hết giới thiệu cho độc giả Việt Nam bằng cách vừa lược thuật vừa bình luận; mặt khác giới thiệu lối viết văn của phương Tây; sau nữa là rút ra những bài học nhân sinh từ các tác phẩm văn học Pháp, liên hệ vào hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam. Khi bình luận về tiểu thuyết Chúa bể của nhà văn Eugène Melchior de Vogue, tác giả vừa giới thiệu khái quát về nhà văn, vừa tiến hành lược thuật kèm dịch thuật về tác phẩm; vừa trình bày về nội dung lại vừa chỉ dẫn về văn phong của lối văn tiểu thuyết, để độc giả Việt Nam làm quen với thể thức văn chương Pháp. Lời bình rất cô đọng và hàm súc được nêu ra ở cuối bài: “Thế là chỉ một tay đàn bà mà hoà hợp được hai trượng phu cừu địch, dung hoà được hai thế giới phản nhau’. Tác giả ca ngợi trí tuệ thông minh sắc sảo và tinh tế của người phụ nữ và lẽ sống cao thượng của những người biết đề cao danh dự được thể hiện sinh động và tài tình qua ngọn bút của một nhà văn Pháp, qua đó giúp mọi người thấy được phương pháp mô tả tâm lý, xây dựng tình huống trong tiểu thuyết và hành văn sinh động của phương Tây.

So với lối phê bình truyền thống, thì cách phê bình trên toàn diện và hệ thống hơn về một tác giả văn học, người đọc được mở mang tri thức về một nhà thơ với nhiều mối quan hệ phong phú, giữa thơ với nhà thơ, nhà thơ với thời đại, nhà thơ với dân tộc với thế giới.v.v... Phê bình mới có tầm nhìn bao quát hơn. Trong khi giới thiệu Bôđơle tác giả không quên liên hệ, so sánh với thơ truyền thống Việt Nam để người đọc vừa nắm bắt được cái mới của thế giới và nắm rõ những ưu, nhược điểm của thơ dân tộc.

Hay như từ những bài phê bình về Truyện Kiều năm 1919, Phạm Quỳnh đã nêu chủ trương vận dụng phương pháp phê bình mới vào việc khám phá tác phẩm văn học lớn của Nguyễn Du: “Phải dùng phương pháp

phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây mới mong phát biểu được cái đặc sắc, bày tỏ được cái giá trị của một nền tuyệt tác trong Quốc văn Việt Nam ta”. Ở đây, Phạm Quỳnh muốn thay đổi lối “phẩm bình” cũ về văn chương bằng một lối phê bình toàn diện và hệ thống hơn với tác phẩm văn học, để cho sản phẩm của phê bình khách quan hơn.

Sau bài phê bình Truyện Kiều (1919) của học giả Phạm Quỳnh trở đi,

Một phần của tài liệu Đóng góp của thiếu sơn trong việc hiện đại hóa phê bình văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 31 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w