Phê bình văn học theo quan niệm của Thiếu Sơn

Một phần của tài liệu Đóng góp của thiếu sơn trong việc hiện đại hóa phê bình văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 101 - 119)

3.1.2.1. Phê bình phải trở thành một thể loại riêng biệt

Những năm đầu thế kỷ XX, người ta có thể hình dung ra một cách khá rõ nét quá trình phôi thai, vận động, hình thành của phê bình văn học. Tuy nhiên, trong giai đoạn văn học này, phê bình mới chỉ xuất hiện ở dạng những bài lẻ tẻ in trên báo chí, chứ chưa có một cuốn sách phê bình nào thực sự ra đời. Và phần lớn những bài phê bình đó chưa đủ sức tách ra khỏi thứ “văn học nghị luận” nói chung, kể cả những phạm trù “thi thoại”, “hợp tuyển”… vốn là những phạm trù trong nền văn học xưa, bao gồm trong đó những công việc hỗn hợp vừa chọn văn, vừa phê điểm văn chương.

Sáng tác phát triển kéo theo sự phát triển của phê bình. Tuy nhiên, ở văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, do tất cả các bộ môn đều cùng lúc chịu ảnh hưởng của văn chương Pháp, nên phê bình hầu như đồng hành với sáng tác. Sáng tác văn học Việt Nam phải trải qua giai đoạn quá độ là dịch

phóng tác, thì con đường hình thành phê bình như một hoạt động chuyên ngành cũng phải trải qua dịchkhảo cứu. Không phải ngẫu nhiên mà những thập niên mười và hai mươi của thế kỷ này là mùa của dịch thuật, phóng tác và biên khảo.

Trong xã hội Việt Nam thời bấy giờ, tồn tại hai luồng tư tưởng tân- cựu. Đây cũng là hai đường hướng xây dựng văn hoá Việt Nam. Những nhà Nho cựu học thì muốn giữ nguyên hiện trạng văn hoá truyền thống. Còn những người thuộc tầng lớp Tây học thì muốn thênh thang theo con đường Âu hoá. Có một lớp người đứng giữa, các nhà Nho Tây học, tỉnh táo hơn chủ trương tư tưởng dung hoà Đông-Tây, truyền thống- hiện đại. Họ muốn mình là cầu nối của hai tư tưởng cựu-tân. Để đạt được điều đó, họ

phải làm những công trình biên khảo học thuật về văn học, văn hoá, lịch sử, triết học, xã hội… Các nhà Nho Tây học thiên về biên khảo những công trình thuộc về vốn cổ của dân tộc như các công trình Hán Việt văn khảo của Phan Kế Bính, Quốc văn cụ thể của Bùi Kỷ, Nữ lưu văn học sửVị Xuyên thi văn tập của Lê Dư, Giai nhân dị mặc: sự tích và thơ từ Hồ Xuân Hương

Cổ xuý nguyên âm: lối văn thơ Nôm của Nguyễn Hữu Tiến, Nam thi hợp tuyểnTục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc…Trong đó, đáng chú ý hơn cả là Hán Việt văn khảo của Phan Kế bính. Ở đây, tác giả vẫn trung thành với tư tưởng trung dung của nhà Nho để làm phương châm tiếp vật xử thế. Tuy nhiên, trong công trình này, Phan Kế Bính đã chú ý nhiều hơn đến các thể loại văn xuôi nghệ thuật(tản văn, tiểu thuyết) là những thứ còn chưa phát triển ở Việt Nam bấy giờ.

Thời kỳ này không thể không nhắc đến Phạm Quỳnh-chủ bút tờ Nam phong. Ông là một học giả uyên bác, chủ trương điều hoà tân - cựu, kết hợp Đông-Tây với mong muốn từng bước xây dựng một nền quốc ngữ, quốc văn, quốc học. Các công trình biên khảo của Phạm Quỳnh bao trùm ở nhiều lĩnh vực. Riêng về văn học, ông có những đóng góp đáng kể khi nhìn mới lại vấn đề tam giáo, đặc biệt là Nho giáo, như là cơ sở thẩm mỹ của văn chương Việt Nam trung đại. Ông đã soạn các công trình Khổng giáo luận

Khổng phu tử luận theo cách nhìn của nhà Đông phương học phương Tây. Phạm Quỳnh giới thiệu những nhà văn theo ông là tiêu biểu như Ch.Baudelaire, G.de Maupassant, A. France, P.Loti, đặc biệt là Paul Bourget. Do chủ trương chỉ giữ lấy hồn cốt Việt Nam và đạo học phương Đông, còn hình thể phải làm mới theo Pháp và phương Tây, nên các công trình biên khảo của Phạm Quỳnh nặng về xây dựng cái mới hơn là bảo tồn cái cũ.

Phê bình văn học giai đoạn này, như đã nói, thoát thai từ biên khảo. Trong bối cảnh chỉ ở dạng in báo, quan trọng hơn, chưa tách khỏi hoặc mới chỉ tách khỏi khảo cứu, phê bình còn phụ thuộc rất nhiều vào những tri thức bên ngoài do khảo cứu đưa lại. Một tác phẩm in thành sách thuộc loại

nửa phê bình nửa biên khảo khá điển hình cho giai đoạn này là Sự nghiệp và thi văn của Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ (1928) của Lê Thước. Cuốn sách gồm hai phần: 50 trang khảo cứu thân thế sự nghiệp Nguyễn Công Trứ và hơn 100 trang sao lục thơ văn của ông. Phần phê bình được viết gần như truyện ký danh nhân, tiền thân của lối phê bình tiểu sử học sau náy. Các nhận định, đánh giá thơ văn Nguyễn Công Trứ của Lê Thước theo các nguyên tắc của chủ nghĩa cổ điển: văn hay phải trang nhã, ý tứ phải cao cả, phải hướng về mục đích giáo hoá đạo đức cho nhân quần.

Thực chất của lối phê bình này còn được bộc lộ rõ ràng hơn cả qua các tranh luận văn học. Giai đoạn này có hai cuộc tranh luận lớn: một là về việc sử dụng chữ Hán và hai là về Truyện Kiều. Ở đây chúng tôi chỉ xin nói về cuộc tranh luận thứ hai. Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều, coi tác phẩm này là quốc hồn, quốc tuý, “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”. Các ông đã gây nên cả một phong trào đọc Kiều, dịch Kiều, chủ giải Kiều, diễn thuyết Kiều, bình luận Kiều. Ông chủ bút Nam phong

viết một bài dài về Truyện Kiều dùng những lời nghị luận to tát, đôi khi vượt quá sự bình luận văn chương sang địa hạt đạo đức. Phương pháp phê bình của ông chủ yếu phát biểu những cảm xúc của mình khi đọc Kiều hơn là sự phân tích vào chính bản thân tác phẩm..

Là một nhà Nho cựu học, một chí sĩ, Ngô Đức Kế (1878 - 1929) không đồng ý với phong trào sùng bái Truyện Kiều nói chung và thái độ của Phạm Quỳnh nói riêng. Ông viết bài Luận về chánh học cùng tà thuyết, Quốc văn, Kim Vân Kiều, Nguyễn Du (Hữu thanh tạp chí, 1924) để phản bác lại Phạm Quỳnh. Coi việc làm của Phạm Quỳnh là truyền bá một tà thuyết làm tổn hại đến chánh học. Để phản bác lại Phạm Quỳnh, Ngô Đức Kế trước hết phải đánh vào bản thân Truyện Kiều. Tuy nhiên, lối phê bình của ông vẫn là lối phê bình giáo điều, chủ quan. Ông đòi hỏi văn chương phải làm nhiệm vụ tuyên truyền cho luân lý, đạo đức. Bởi vậy, Ngô Đức Kế và Phạm Quỳnh, xét cho cùng, chỉ là những người đi ngược chiều nhau

trên cùng một: con đường coi văn chương phải đề cao đạo đức, tuyên truyền luân lý.

Qua cuộc tranh luận này, có thể thấy phê bình văn học lúc bấy giờ còn chưa tách biệt được lĩnh vực đạo đức và lĩnh vực văn chương thuần tuý. Bởi thế, phê bình còn dựa vào những nguyên lý ngoài văn chương. Trong thời kỳ này, chưa xuất hiện những nhà phê bình văn học chuyên nghiệp và các bài viết còn chịu ảnh hưởng của lối phê bình truyền thống cũng như ảnh hưởng nặng nề của quan niệm văn chương cũ. Hơn nữa, khoảng ba chục năm đầu thế kỷ, sáng tác văn học còn đang non yếu nên phê bình văn học gần như chưa có. Những ngòi bút lúc ấy xuất hiện đều đều trên báo chí, như Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Tố, Phạm Quỳnh, Phan Khôi (cũng như Dương Quảng Hàm, Đào Duy Anh, Nguyễn Đổng Chi… viết ở giai đoạn 1930 về sau) thực chất là những nhà biên khảo hoặc nhà chính luận. Đề tài của họ mở rộng sang cả văn hóa, dân tộc học, lịch sử (từ thông sử cho tới lịch sử tư tưởng, lịch sử văn học), nhưng bằng những hoạt động sôi nổi của mình trên văn đàn lúc bấy giờ, các tác giả trên đã đặt nền móng góp phần tích cực cho sự đổi mới của ngành phê bình văn học ở giai đoạn sau.

Bước vào đầu những năm 1930, khi văn học Việt Nam bắt đầu đi vào quĩ đạo của văn học thế giới hiện đại, phê bình văn học với tư cách là một thể loại riêng, đã bắt đầu được ý thức và được xác lập với những bài phê bình của nhiều trí thức Tây học trên các tạp chí trong đó có sự đóng góp đáng kể của Thiếu Sơn trên báo Phụ nữ tân văn những năm 1931, 1932. Đặc biệt, với Phê bình và cảo luận, Thiếu Sơn được xem là người đầu tiên xác lập sự hiện diện của thể loại phê bình văn học ở Việt Nam

Năm 1933, sự xuất hiện cuốn Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn là một viên đá tảng trên con đường trở thành chuyên nghiệp của phê bình văn học. Đây là một cuốn sách của một người viết về những người cùng thời với mình có quan niệm đặc biệt hơn. Từ Thiếu Sơn, phê bình được quan

niệm như một thể loại riêng, một hoạt động chuyên môn có những nguyên tắc riêng. Sự xác lập này bắt nguồn từ yêu cầu của thực tiễn của văn học Việt Nam và gợi ý từ kinh nghiệm đi trước của văn học Pháp.

Có thể nói rằng, với Phê bình và cảo luận, lần đầu tiên phê bình văn học với tư cách là một bộ môn văn học mang tính xã hội đặc thù, đã khẳng định được một cách chắc chắn sự có mặt của mình trong đời sống văn học nước nhà. Trong thư gửi Phan Khôi năm 1931, Thiếu Sơn đã bày tỏ mong muốn góp phần xây dựng phê bình thành một thể loại riêng: “Trong văn giới nước nhà, còn một thể văn ít người chịu lưu ý, tức là thể văn phê bình (critique): phê bình nhân vật (personalités) để khảo sát lấy cái bản ngã (lemoi) của người mà quốc dân thường nghe tiếng, đọc văn, hoặc thưởng thức đến những công việc họ làm trong xã hội; phê bình sách vở để đánh giá cho những công trình văn nghiệp (oeuvres) đã sản xuất ở trong nước. Phê bình mà đứng đắn thì ích cho những người bị phê bình đã không ít, mà lợi cho phần công chúng lại là nhiều. Điều này hẳn ông đã từng chú ý và có lẽ chính nhờ ở ông mà tôi nhận ra được. Trong những ngày giờ rảnh, tôi muốn trước hết đem những nhân vật trong nước ra mà phê bình, rồi lần lần sẽ phê bình đến những sách vở có tiếng lưu hành ở xã hội” [60, 24]. Với nhận định của mình, Thiếu Sơn đã nâng phê bình lên mức là một ngành sáng tạo độc lập. Ông đã xác định rõ nhu cầu cấp thiết của thể văn phê bình và vai trò của nó trong hiện đại hoá nền văn học nước nhà đầu thế kỷ.

Một tập quán khác trong quan niệm chi phối mọi người , ấy là thường đặt phê bình trong sự ràng buộc với đời sống văn học. Khi bị ràng buộc như vậy, tính độc lập của nó là một cái gì rất mong manh (nôm na mà nói, người ta thường bảo phê bình là một thứ ăn theo, sống bám vào sáng tác, có cũng được mà không có cũng chẳng sao). Mặt khác, do chỗ chỉ xoay quanh cái sàn diễn thông thường là báo chí, nên sự tồn tại của phê bình thường gợi cảm giác nóng lạnh thất thường, và lụn vụn, rời rạc. Từ 1932 trở đi, báo chí, đời sống văn học trở nên phong phú, đồng thời các sáng tác

thơ, tiểu thuyết in ra cũng được nhiều hơn, nên lẽ tự nhiên là phê bình văn học theo nghĩa hẹp, tức phê bình bám sát sinh hoạt văn học đương thời, mới được triển khai rộng rãi. Nhưng ban đầu, phê bình văn học cũng chỉ hiện ra dưới dạng những bài báo nhỏ, những bài viết lẻ tẻ, thiếu tính hệ thống do các nhà văn, nhà thơ tự viết với nhau như Lưu Trọng Lư nhận xét về Thơ thơ, Khái Hưng giới thiệu Thạch Lam, hoặc Vũ Trọng Phụng viết về Tắt đèn của Ngô Tất Tố…

Bấy nhiêu lý do cộng lại, khiến cho khi tổng kết đời sống văn học, loại trừ một hai trường hợp đột xuất như Thi nhân Việt Nam 1932- 1941 của Hoài Thanh và Hoài Chân hoặc Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, người ta hơi khó kể ra những tác phẩm phê bình có giá trị của một công trình trọn vẹn, và nhiều nhà phê bình đã tồn tại như một cái tên, hơn là tác giả của một hai cuốn sách cụ thể.

Có thể nói, phê bình văn học ở Việt Nam xét như một hoạt động chuyên ngành là một thể loại trước đây chưa từng có. Nó hoàn toàn là con đẻ của hiện đại hoá văn học thể kỷ XX. Trong tiến trình hiện đại hoá, phê binh văn học Việt Nam đã trưởng thành bằng việc tiếp thu tự giác và không tự giác các tư tưởng phê bình của văn học phương Tây, được kết tinh trong lí thuyết và được cụ thể hoá trong phương pháp. Một khoa học muốn trở thành khoa học phải có đối tượng nghiên cứu riêng, phương pháp nghiên cứu riêng.

Trở lại với cuốn sách đầu tiên của phê bình văn học hiện đại Việt Nam-

Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn. Tác phẩm này đã đặt nền móng cho lối tiếp cận khoa học khách quan hoàn toàn mới mẻ được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Cũng trong Lời tựa tập sách này, Thiếu Sơn đã xác định quan niệm của ông về phê bình. Dựa theo ý của Jules lemaitre, ông viết: “ Nhà phê bình là kẻ đọc giùm cho người khác” [60, 19]. Để thuyết phục cho quan điểm của mình, ông dẫn lời của Emile Faguet: “Phê bình là một thuật để sống nhiều sự sống của người khác mà lắm khi lại sống đầy

đủ hoàn toàn hơn” [60, 159]. Ông cho rằng cần phân biệt giữa phê bình và cảo luận: “Phê bình thì cần ở chỗ phán đoán, mà khảo luận thì trọng ở việc khảo cứu; phê bình thường lấy nhân vật hay sách vở làm đối tượng, mà cảo luận thường để giải cứu một vấn đề hay một thể văn nào” [60, 21]. Thiếu Sơn đã xác định phê bình, với tư cách là một hoạt động chuyên môn có tính xã hội đặc thù sẽ giúp cho công việc sáng tác của nhà văn, việc thưởng thức văn học của độc giả, việc đánh giá tác phẩm văn chương theo những nguyên tắc thâm mỹ mới, theo những quan điểm mới về nghệ thuật. Cũng trong cuốn sách này, nhà phê bình trẻ Thiếu Sơn đã tập trung ngòi bút của mình vào việc phê bình các tác giả, tác phẩm nổi danh đương thời. Ông tỏ rõ thái độ khẳng định, khen chê đúng mức, ủng hộ nhiệt thành đối vơi những sự cách tân về cả nội dung lẫn hình thức của các cây bút đó, bởi công lao làm hiện đại hoá nền văn học nước nhà (như viết về nữ sĩ Tương Phố, Hồ Biểu Chánh, Phan Khôi…).

Để khẳng định vị thế của mình trên văn đàn, xác lập vị trí độc lập, phê bình cần xác định cho đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của nó…Trong Phê bình và cảo luận, đối tượng phê bình được nói tới ở đây là tác giả (Thiếu Sơn gọi là Phê bình nhân vật) và tác phẩm (Thiếu Sơn gọi là Phê bình sách). Các tác giả được Thiếu Sơn phê bình gồm chín học giả, đó là các nhà văn, nhà thơ đang nổi tiếng trong thời kỳ những năm 20 - 30 của thế kỷ như: Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi, Tản Đà, Trần Trọng Kim, Hồ Biểu Chánh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Tuấn Khải, Tương Phố nữ sĩ… Phần phê bình sách, ông đề cập tới ba tác phẩm: Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách), Người vợ hiền (Nguyễn Thời Xuyên),

Quả dưa đỏ (Nguyễn Trọng Thuật). Ở phần Cảo luận, tác giả đề cập đến hai vấn đề là Quốc họcTiểu thuyết. Chức năng của phê bình được ông xác định là: “chỉ cho người ta thấy cái nghĩa lý của câu chuyện, chỗ dụng ý của tác giả, cái nghệ thuật của người làm văn và cái văn thể của cuốn sách” [60, 19].

Trong một lối văn dung dị, Thiếu Sơn chuyển đạt những ý kiến phê bình thâm thuý. Khi phân tích tác phẩm, ông không dựa trên những khái niệm mang tính công thức mà đi thẳng vào văn bản, nêu bật lên những đặc điểm cốt lõi của tác phẩm, của nhân vật. Ngôn ngữ phê bình ở đây đã mang rõ tính hiện đại và giá trị khoa học: “An Tiêm không có thật mà chẳng qua

Một phần của tài liệu Đóng góp của thiếu sơn trong việc hiện đại hóa phê bình văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 101 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w