Văn học Việt Nam trước thế kỷ XX với sự chi phối của quan niệm “Thi dĩ ngôn chí”, “Văn dĩ tải đạo”

Một phần của tài liệu Đóng góp của thiếu sơn trong việc hiện đại hóa phê bình văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 56 - 67)

niệm “Thi dĩ ngôn chí”, “Văn dĩ tải đạo”

Văn học Việt Nam trước thế kỷ xx được gọi là văn học trung đại. Trước đây, văn học trung đại được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau như: văn học cổ; văn học cổ điển; văn học thời phong kiến,… Nhưng đến năm 1980, NI.Niculin - nhà phê bình văn học Nga đề nghị dùng khái niệm văn học trung đại, sau đó nhiều người dùng nên trở thành quen thuộc.Văn học trung đại Việt Nam là một thời kỳ văn học, một quá trình của văn học dân tộc trải dài suốt mười thế kỷ. Dùng khái niệm văn học trung đại để chỉ thời kỳ này của văn học là có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn, đấy là nền văn học chịu sự chi phối của tư tưởng, quan điểm, thẩm mỹ thời trung đại. Hết thế kỷ XIX, văn học trung đại cũng hết vai trò lịch sử và nó được thay thế bằng văn học thuộc loại hình khác - loại hình văn học hiện đại mang đậm tính hiện đại của văn học thế giới được bắt đầu từ đầu thế kỷ XX.

Hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam không phải tồn tại một cách cô lập mà có những mối dây liên hệ với các hệ thống gần gũi về cả hai mặt đồng đại và lịch đại, cả bên trong lẫn bên ngoài. Do nhiều nguyên nhân lịch sử và xã hội phức tạp, hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam có nhiều liên hệ chằng chịt phức tạp với hệ thống lý luận văn học trung đại Trung Hoa.

Trước thế kỷ XX, văn học Việt Nam cũng giống văn học một số nước Đông Á, cùng chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng nghệ thuật của văn hoá, văn học Trung Quốc. Văn học chính thống do nhà Nho viết, sinh hoạt văn chươg (viết văn, đọc văn, xướng hoạ, thủ tục văn chương…) thu hẹp trong giới trí thức nho sĩ. Những quan điểm về văn học nghệ thuật của cha ông ta ít hoặc

nhiều cũng bắt nguồn từ những quan điểm của các Nho gia Trung Quốc. Nhiều công trình nghiên cứu về văn học trung đại Việt Nam đã có chung nhận xét: Quan niệm văn học của văn học trung đại Việt Nam biểu hiện một cách tập trung trong hai mệnh đề cơ bản là Văn dĩ tải đạo Thi dĩ ngôn chí.

Khái niệm Văn dĩ tải đạo có nghĩa là văn chương dùng để chở đạo. Đây là một quan niệm chính thống của Trung Quốc cổ xưa về bản chất của văn học. Người đề xuất mệnh đề này là nhà đạo học Chu Đôn Di (1017- 1073) thuộc đời Bắc Tống. Trong bài Văn từ, tác giả viết: “Văn sở dĩ tải đạo, là vì như bánh xe, càng xe, nếu có trang sức đẹp mà người ta không dùng được thì trang sức cũng vô ích vậy. Huống hồ là xe để không ? văn từ là tài nghệ, còn đạo đức là cái nội dung” [67, 1942]. Ông xem văn là công cụ dùng để chở đạo , giống như xe dùng để chở người. Cái đạo mà ông nói tới là quan niệm đạo đức luân lý phong kiến, lấy tam cương ngũ thường của Nho gia làm trung tâm. Thuyết Văn dĩ tải đạo của Chu Đôn Di tiêu biểu cho quan niệm văn nghệ chính thống đương thời cũng như của xã hội phong kiến các thời kỳ sau đó. Một mặt nó nhấn mạnh chức năng văn nghệ phải biểu đạt nội dung luân lý đạo đức phong kiến, trở thành công cụ tuyên truyền cho nó. Mặt khác, về quan hệ văn và đạo, nó tiêu biểu cho khuynh hướng trọng đạo khinh văn. Chu Đôn Di nói : “Những kẻ không biết phục vụ đạo đức mà chỉ coi trọng văn từ , thì chỉ được cái khéo suông mà thôi vậy. Than ôi, cái lệ ấy đã tồn tại lâu rồi” [67, 1942].

Phó Giáo sư Trần Nghĩa trong bài Góp phần tìm hiểu quan niệm “văn dĩ tải đạo” trong văn học cổ Việt nam thuyết minh khá tỉ mỉ: “Văn dĩ tải đạo không phải là một cái gì mãi mãi cố định. Trái lại trong quá trình đi sâu tìm hiểu nó, lắm lúc có cảm giác như chính mình đang đứng trước một chiếc túi thần kỳ, không biết đâu là nông sâu cạn hẹp. Cơ hồ có bao nhiêu thời đại, có bao nhiêu nhà văn, nhà thơ là có bấy nhiêu quan niệm Văn dĩ tải đạo…” [48, 100].

Văn học trung đại Việt Nam chịu sự chi phối của quan niệm Văn dĩ tải đạo. Đây là quan niệm văn học ra sức bảo vệ và tuyên truyền, biểu dương ngợi ca cho chế độ, đạo đức và lễ giáo phong kiến. Trong một bài phú còn sót lại của đời Trần, chúng ta thấy tác giả của nó - Phạm Kính Khê, đã đặt vấn đề văn học bên cạnh đạo đức, lễ nghĩa, khí tiết:

Đạo đức rộng ra là khuôn mẫu Lễ nghĩa vững chắc đá vàng

Khí tiết nghiêm túc tựa băng nương Văn chương sáng láng như nhật nguyệt.

(Thiên thu kim giám phú)

Nguyễn Trãi cũng gắn liền văn học với ngôn luận của thánh hiền, với đạo trung hiếu, đức nhân nghĩa:

Văn chương chép lấy đôi câu thánh Sự nghiệp tua gìn phải đạo trung Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược Có nhân, có trí, có anh hùng

(Bảo kính cảnh giới, số 5)

Quan niệm văn học truyền thụ đạo lý phong kiến trong thời hưng thịnh (thế kỷ X- XV) ở Việt Nam không phải rập khuôn theo công thức văn dĩ tải đạo của Tống Nho, mặc dù nó cũng chủ trương phải bảo vệ và tuyên truyền cho chế độ và đạo đức, lễ giáo phong kiến nhưng cũng chú trọng tính hiện thực, chứa đựng tính nhân dân, dân tộc. Trong bài Từ trong di sản, nghĩ về tư tưởng sáng tác của cha ông, Giáo sư Lê Đình Kỵ viết: “Quan điểm văn dĩ tải đạo… đã đưa thơ ca khỏi rơi vào chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa duy mĩ, cũng như góp phần bồi đắp nên truyền thống đề cao đạo đức, đề cao lý tưởng, coi trọng tác dụng giáo dục của văn thơ… Không phải tình cờ mà quan điểm văn dĩ tải đạo rất thịnh hành trong một nước luôn luôn phải chống trả và nhiều lần chiến thắng bọn bành trướng phương Bắc. Chính sự việc đã đưa dòng văn yêu nước lên chiếm vị trí hàng đầu trong nền văn học dân tộc từ lúc mới hình thành cho đến nay” [28, 112].

Từ thế kỷ XVI trở đi, khi chế độ phong kiến Việt Nam, từ chỗ đi đến cực thịnh vào thế kỷ XV, nhất là với triều đại Lê Thánh Tông thì bắt đầu xuống dốc. Quan niệm văn học phong kiến chính thống cũng trở nên tiêu cực và đến vua quan triều Nguyễn thì hoàn toàn rập khuôn theo công thức

Văn dĩ tải đạo của Tống Nho. Sáng tác của vua chúa quan lại trong thời kỳ này tất nhiên càng ra sức tô vẽ cho triều đình phong kiến cùng đạo đức lễ giáo của nó nhưng không còn tính chất tiến bộ như trước. Trịnh Căn phò Lê Huy Tông, trị vì trong hai mươi tám năm, đã tự ca tụng công đức của mình:

Đức vĩ giang hà nhuần chốn chốn Công tuỳ nhật nguyệt sáng đời đời

Hoàng Sĩ Khải viết Tứ thời khúc vịnh một phần quan trọng cũng là nhằm ca tụng công đức của vua Lê, Chúa Trịnh:

Bốn mùa ước những mùa xuân

Trị dài Trịnh chúa, Lê quân muôn đời

Học hành, thi cử, sáng tác văn chương của một bộ phận lớn nho sĩ cũng bộc lộ khuynh hướng công thức, tô hồng, xu phụ vua chúa. Phạm Đình Hổ viết: “Những kẻ tao nhân văn sĩ đều đua nhau theo lối văn phù phiến so với thời tiền Lê lại càng kém lắm… khi giảng học và mở khoa thi, thì phàm những đại nghĩa kinh nguyện và nguồn gốc trị loạn từ xưa đến nay, điều hay điều dở, không mấy người khảo sát cho tinh, chỉ chuyên học những bài chú thích, những bài nghị luận của các nhà hậu nho, nhặt lấy những câu đầu để hiểm hóc để ra văn cho hay” [26, 135].

Đến nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở nước ta, chiều hướng suy thoái lại càng bộc lộ thiêm một bước. Việc giáo hoá của triều Nguyễn là tuân thủ triệt để theo tam cương ngũ thường rất nghiệt ngã. Đây là một đặc điểm bắt nguồn từ Tống Nho. Sáng tác hoàn toàn theo ý thức hệ phong kiến chính thống trong thời kỳ này là ra sức chỉ đạo theo cách lý giải và quan niệm nghiệt ngã của Tống Nho. Lý Văn Phức viết Tự thuật ký, Nhi

thập tứ hiếu, Phụ châm tiên lãm nêu cao ba chữ trung, hiếu, tiết đến cực đoan, phi nhân đạo. Đặc biệt vua chúa càng chú tâm sáng tác theo xu hướng này. Tự Đức diễn ca Luận ngữ, Tháp điều diễn ca dựa theo mười điều huấn dụ của Minh Mạng về nhân dân, phong hoá. Nhưng đạo quan trọng nhất là đạo trung quân, hơn nữa là đạo ngu trung với các hoàng đế triều Nguyễn. Văn chương nghệ thuật đã ra sức ca công tụng đức của các đức vua và công thần, kể cả loại gián điệp đội lốt thầy tu, mạt sát coi họ là kẻ tử thù của triều Nguyễn là những anh hùng nông dân khởi nghĩa.

Sáng tác văn chương là để truyền thụ đạo đức, thì phê bình văn chương càng phải như vậy. Ngay đối với những tác phẩm giàu tính chân thực, tính nhân dân và phẩm chất thẩm mỹ không thể phủ nhận được như

Truyện Kiều thì các vua quan nhà Nguyễn cũng cố gò nó thành câu chuyện trung hiếu tiết nghĩa. Tự Đức có lần bày tỏ: “Mê gì, mê đánh tổ tôm. Mê ngựa Hậu Bố, mê Nôm Thúy Kiều”. Nhưng chính Tự Đức lại khẳng định Thúy Kiều từ đạo đức cương thường:

Ám đành tài mệnh ghét nhau

Khiến người đọc đến, nghẹn ngào lệ rơi Dẫu xưa nay mấy người hào kệt

Đạo cương thường gánh vác một thân

(Tống từ)

Có thể nói, vua quan triều Nguyễn rất tâm đắc với công thức Văn dĩ tải đạo. Nguyễn Tư Giản, kinh diên giảng quan của Tự Đức nói: “Văn của thánh nhân là để chở đạo, văn của văn nhân dùng để bàn về đạo và đạo ở đây hiển nhiên không phải là hiện thực khách quan, mà là đạo nghĩa của thánh hiền: “Thánh hiền không sinh, đạo học không sáng học giả đời nay mới trích văn chương và đạo đức ra làm đôi” và văn không nhất thiết phải thật và đẹp, miễn là nói lên cho được cái đạo đó. Nguyễn Văn Siêu cũng nhận định “văn với đạo tuy khác tên, nhưng kỳ thực văn là do đạo mà ra”.

Quan niệm thứ hai chi phối sâu sắc đến văn học trung đại Việt Nam là Thi ngôn chí, đây là quan niệm về bản chất của thơ, xuất hiện ở thời cổ đại Trung Quốc nhưng thịnh hành từ đời Hán và trở thành một quan niệm áp đảo về thơ, gắn liền với tư tưởng Nho gia. Chí ở đây chủ yếu là hoài bão chính trị, đạo đức lễ nghĩa, là chí hướng làm người, cũng bao hàm cả tình cảm. Tuy nhiên quan niệm này nhấn mạnh một chiều tới nội dung tư tưởng, chí hướng của thơ mà coi nhẹ hình thức thơ “Thi ngôn chí là quan niệm về bản chất quan trọng, cơ bản của thơ, nhưng không phải là tất cả. Tuỳ theo cách hiểu rộng, hẹp về “Chí” mà mệnh đề có nội dung phong phú hay nghèo nàn” [68, 1664].

Văn chương trung đại Việt Nam được đặt trên nền tảng ý thức hệ phong kiến chủ yếu là tư tưởng Nho gia. Không lạ nếu có nhiều điều trong quan niệm thơ của cha ông, từ cái lớn đến cái nhỏ, ít nhiều điều mang dấu ấn sâu đậm từ phương Bắc. Có khi sự lặp lại y nguyên từ ý tứ đến câu chữ như trường hợp Phạm Phú khi ông viết: “Thi thị thiên địa chi tâm, tại tâm vi chí, phát ngôn vi thi” (Thơ là tâm của trời đất, ở trong lòng là chí, phát ra lời là thơ). Hoặc khi Miên Trịnh viết : “Văn chương được mất ở tại tấc lòng” , không thể không liên tưởng tới câu thơ Đỗ Phủ:

Văn chương thiên cổ sự Đắc thất thốn tâm tri

Quan niệm thơ ca cổ điển nước ta cũng nằm trong công thức Thi ngôn chí như ở Trung Quốc. Trong lời tựa Việt âm thi tập tâm san, Phan Phù Tiên viết: “Trong lòng có điều gì tất hình thành ở lời. Thơ là để nói lên cái chí của mình” [8, 12].

Thế kỷ XV, Nguyễn Trãi ở bài Thu dạ dữ Hoàng Giang Nguyễn Nhược thuỷ đồng phú có viết:

Cao trai độc toạ hồn vô mỵ Hảo bả tân thi hứng chí luân

Hãy đem bài thơ nói lên cái chí của mình)

Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lời tựa Bạch Vân Am thi tập cũng nói : “Ôi nói tâm là để nói về cái chỗ mà chí đạt tới vậy, mà thơ là để nói chí” [46, 36]. Phùng Khắc Hoan lấy hai chữ Ngôn chí đặt tên cho một tập thơ của mình và trong lời tựa có viết: “Cái gọi là thơ thì không phải là làu lưỡi trong tiếng sáo, chơi chữ dưới ngòi biết đâu, mà là để ngâm vịnh tình tính cảm động mà phát ra ý chí nữa” [46, 40]. “Chí mà ở đạo đức thì tất là phát ra lời lẽ hồn hậu, chí mà ở sự nghiệp thì tất là như ra khí phách hào hùng, chí ở rừng suối, gò hoang thì thích giọng thơ liêu tịch, chí ở gió mây trăng tuyết thì thích vẽ thơ thanh cao, chí ở nổi uất ức thì làm ra lời thơ ưu tư, chí ở niềm cảm thương thì làm ra điệu thơ ai oán”.

Như vậy là từ khá sớm và trong suốt nhiều thế kỷ, sáng tác thơ của cha ông ta đã chịu sự chi phối của quan niệm Thi dĩ ngôn chí. Nhưng đây mới là xét vấn đề theo chiều dọc của lịch sử. Còn xét theo chiều ngang của các khuynh hướng thì mặc dù khác nhau trong cách nhìn nhận bản chất và chức năng xã hội của thi ca, nhưng về cơ bản vẫn tán thành công thức này về đặc trưng thể loại của nó. Nói đến Chí là nói đến thế chỉ giáo lý của đạo Nho như Nguyễn Thứ Phủ thừa nhận: “Thơ nói chí, nguyên uỷ và thể tài đã ghi rõ trong sách vở”. “Sách vở” ở đây là sách vở thánh hiền là Tứ thư, Ngũ kinh, cái khung tư tưởng vô cùng chặt chẽ và bó buộc.

Đi liền với “chí” là tâm . Người xưa quan niệm “tâm” là điểm đến của “chí”: “Nói tâm là cái chỗ mà chí đạt tới vậy” (Nguyễn Bỉnh Khiêm) [46, 36]. Trên cơ sở “tâm”, thơ nhằm bộc lộ “chí”. Tuy xưa kia ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam nảy sinh nhiều khuynh hướng triết học khác nhau, tranh chấp ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng riêng nguyên tắc “thi ngôn chí” thì “nhìn chung không phụ thuộc vào sự khác nhau của trường phái triết học” (I. S.Lisevich) [36, 213]. “Chí” có căn nguyên sâu xa từ đạo lý Nho gia khi được biểu hiện thành lời, thành thơ lại rất đa dạng. Tập trung và nổi bật hơn cả là nội dung chí hướng và chí khí. Bùi Văn Dị, một nhà

thơ sống ở thế kỷ XIX, khẳng định: “Thơ cốt để nói chí hướng của mình”. Lê Hữu Kiều sống trước ông một thế kỷ cũng thừa nhận: “Thơ để nói chí hướng của mình” [46, 55]. Nhưng những người phát ngôn rõ nhất cho quan niệm thơ là bày tỏ chí hướng của người viết là thầy trò Nguyễn Bỉnh Khiêm. Mỗi người sống trên đời đều theo đuổi mục đích riêng. Mục đích quyết định thiên hướng và cuộc đời con người. Nguyễn Bỉnh Khiêm viết: “Thơ lại là để nói chí; có kẻ chí để ở đạo đức; có kẻ chí để ở công danh, có kẻ chí để ở sự nhàn nhàn dật” [46, 36]. Ông thừa nhận khi về già “chí thích nhàn dật, lấy cảnh núi non sông nước làm vui”. Nên phần nhiều thơ ông hoặc “ca tụng cảnh đẹp đẽ của sơn thủy hoặc là tô vẽ nét thanh tú của hoa trúc, hoặc là tức cảnh mà ngụ ý, hoặc là tức sự mà tự thuật” [46, 37].

“Chí” trong thơ xưa còn là “ý chí” (chữ của Hồng Nhậm). Bởi, theo Cao Bá Quát, làm thơ tuy có phải chú trọng về quy cách nhưng “phải gốc ở tính tình” [46, 152]. Với người xưa, thơ có nhiều chức năng, trong đó có chức năng “dẫn dắt tính tình” (Đỗ Hạ Xuyên). Muốn nên người, quân tử phải nương theo “lễ” và “nhân”, người quân tử bởi vậy không thể không học “thi”. Tự trong bản chất, văn thơ ẩn chứa khí phách của văn nhân, thi

Một phần của tài liệu Đóng góp của thiếu sơn trong việc hiện đại hóa phê bình văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 56 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w