2.3.1.1. Sự kế thừa quan niệm văn học trruyền thống
Kế thừa là một trong những quy luật cơ bản của sự phát triển văn học nghệ thuật. Bất cứ một nhà văn, nhà thơ nào, một nền văn học nào cũng hấp thụ những chất dinh dưỡng từ di sản văn học do lịch sử lưu truyền lại, chịu ảnh hưởng của những quán lệ và truyền thống đã hình thành lâu đời. Thiếu Sơn là một nhà trí thức Tây học, chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá châu Âu đặc biệt văn học Pháp, nhưng từ trong sâu thẳm, mạch nguồn
tư tưởng của ông vẫn thấm nhuần những tinh hoa của văn hoá, văn học truyền thống nước nhà và cốt cách dân tộc. Ông cho rằng học tập những thành tựu của nước ngoài ra để nhằm phát huy bản sắc văn hóa của mình, chứ không phải để đánh mất mình.
Phải thấy rằng, quan niệm văn học truyền thống của ông cha ta không đơn thuần chỉ có Văn dĩ tái đạo, Thi dĩ ngôn chí, phủ nhận tác dụng thẩm mỹ của văn chương mà trong thực tiễn sáng tác lẫn lý luận phê bình, cha ông ta ra sức đề cao cái hay, cái đẹp của văn thơ. Đề tựa Trích diễm thi tập, Hoàng Đức Lương viết: “Đối với thơ, người xưa hoặc ví như giò chả, hoặc ví như gấm thêu. Giò chả là vị ngon nhất trên đời, gấm thêu là sắc đẹp nhấ trên đời, hễ ai có mắt có miệng đều biết quý trọng, không dám khinh thường. Đến như thơ, thì lại là sắc ở ngoài mọi sắc, mắt thường không thể nhìn thấy được, vì ở ngoài mọi vị, miệng thường không thể đếm được” [18, 273].
Trần Thái Tông trong bài Hạch An bang phủ đã thấy:
Vạn tượng sinh hào đoan
(Muôn nghìn hình ảnh nảy dưới đầu ngọn bút)
Nguyễn Phi Khanh, trong bài Bồi Băng Hồ tướng công du xuân giang cũng nói:
Giai cú chỉ lan hương
(Câu thơ hay có hương thơm như hoa chỉ hoa lan)
Quan niệm câu thơ hay, đẹp, du diệu, kỳ vĩ, Tân Toại trong An Nam chí lược cho rằng: “Cổ lai hà vật biết thành thổ. Tử hậu duy thì khả thắng kim”, có nghĩa là: “xưa nay có vật gì rồi không thành bụi đất, sau khi chết, chỉ có thi còn quý hơn vàng”. Còn Nguyễn Trung Ngạn phát biểu:
Bình sinh sự nghiệp chân nan trợ Hậu thế văn chương bĩnh phượng nghi (Sự nghiệp bình sinh thật khó giúp cho đời
Nhưng văn chương để lại cho đời sau rực rỡ như dáng chim phượng)
Cha ông ta đã từng bước nhận ra văn học là một hình thái ý thức mang tính đặc thù thẩm mỹ, là một môn nghệ thuật, văn chương ở đây được xem như tinh hoa của ngôn từ nghệ thuật nhằm biểu đạt tư tưởng, tình cảm thẩm mỹ với sự hoà hợp giữa thế giới chủ quan và thế giới khách quan trong quá trình nhận thức. Kế thừa hạt nhân hợp lý trong quan niệm văn chương của trung đại, Thiếu Sơn phát biểu: “Theo sự hiểu biết của chúng tôi thì hầu hết văn học nước nào cũng lấy nghệ thuật làm gốc, trong văn học quý trọng cái đẹp, danh tiếng của một nhà thơ ở văn hơn là ở văn học, như ở trí sáng tạo hơn là việc khảo cứu” [78, 329]. Trong bài Hai cái quan niệm về văn học đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy, số 38, ngày 16-2-1935, ông đã khẳng định quan điểm văn chương mới, nhận định lại quan niệm văn chương cũ về hai khía cạnh: thể loại và đặc điểm. Ông phê phán quan niệm văn chương bị chi phối quá mạnh bởi tư tưởng công ích và tính mục đích trực tiếp (ích lợi về mặt đạo đức, về mặt chính trị) mà xem nhẹ bản chất của văn chương.
Thiếu Sơn luôn đề cao thuộc tính thẩm mỹ của văn chương. Trong bài Nhà thi sĩ, tác giả viết: “Chàng như con thú lạc đàn giữa nhân gian xã hội, khao khát những cái thiên hạ không màng, chàng thường lãnh đạm với những cái người ta tha thiết. Đời thích giàu sang, ham quyền quý, lặn ngụp trong nhan dục tư lợi, mài mị trong giấc mộng phù xanh. Nhà thi sĩ ngất ngây với ánh bình minh, hân hoan trước vầng trăng sáng khi siêu thoát trên đỉnh núi cao, lúc trải lòng trên làn sóng bạc. Tâm hồn chàng thường trong sáng phiêu diêu, tình cảm chàng rất dồi dào phong phú” [60, 100]. Ở đây, có sự kế thừa quan niệm văn chương là một nghệ thuật ngôn từ của cha ông ta xưa trong thi văn chữ Hán, nhiệm vụ của văn học là giúp cho con người cảm nhận được cái đẹp, cái lạ, cái hay trong đời sống và trong tâm linh của con người. Quan niệm này có điểm gần gũi với tư tưởng KinhDịch và quan niệm trong Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp, cho văn chương là cái đẹp của vũ trụ và tân hồn con người. Hay như Nguyễn Đình Chiểu cũng rất đề
cao phẩm chất thẩm mỹ của văn chương và xem nó thuộc phạm trù cái đẹp, cái cao cả. Trong Ngư tiều y thuật vấn đáp, Đồ Chiểu viết:
Văn chương ai cũng muốn nghe
Phun châu nhả ngọc, báu khoe tinh thần
Mối quan hệ giữa văn học với hiện thực vốn từ lâu đã được nhiều tác giả bàn đến. Thường khi thời thế có nhiều biến động thì quan niệm văn học với hiện thực càng trở nên sâu sắc. Lê Quý Đôn cho rằng làm thơ phải có ba điểm: “Một là tình, hai là cảnh, ba là sự ( ...) Tình là người cảnh là trời, sự là hợp ca trời đất quán thống lấy tình tham cảnh, lấy cảnh hỏi việc, gặp việc thì phát ra lời nói” [38, 124] .Ông cha ta thấy sáng tác văn chương của nhà văn luôn có mối gắn bó mật thiết với thiên nhiên, xã hội và thời đại. Ngô Thời Nhậm viết:“Văn chương có quan hệ đến vận đời”. Tiếp nối quan niệm văn học truyền thống về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, Thiếu Sơn đã bàn đến việc phản ánh hiện thực của loại hình nghệ thuật này. Nếu thừa nhận văn học là một hình thái ý thức thì việc phản ánh hiện thực của văn học là một quy luật, một thuộc tính. Dẫu biết rằng sáng tác văn học trước hết là một hành động tự giải tỏa, tự bộc lộ những phún thạch tình yêu và những trận động đất tâm hồn của người nghệ sĩ nhưng sẽ chẳng là gì nếu những tình cảm đó của anh không liên quan gì đến cuộc sống. Không ai phủ nhận yếu tố “thăng hoa” xuất thần trong sáng tạo nghệ thuật nhưng những trạng thái tinh thần này cũng chỉ có thể có được khi ấn tượng về cuộc sống của tác giả đạt đến độ sâu sắc, chín muồi. Có thể khẳng định sự thật cuộc sống chính là nguồn cội để nhà văn xây dựng nên “sự thật nghệ thuật”. Mà sự thực cuộc sống đúng như quan niệm của Thiếu Sơn là muôn màu, nó đa dạng phong phú vô cùng, tốt - xấu; thiện - ác,… đan xen. Chính vì thế nhà văn phải có cái nhìn bao quát toàn diện để có thể đưa vào tác phẩm của mình cái hiện thực ngổn ngang, bề bộn đó để giúp người đọc sau khi đọc tác phẩm “biết người, biết mình, biết cái phần cao thượng của nhân loại mà cảm phục, biết những chỗ yếu của nhân loại mà xót thương, biết
những cái cảm giác đó mà phát sinh ra những tư tưởng thâm trầm về cái nhân sinh triết học” [78, 324]. Có thể thấy quan niệm về văn học phản ánh hiện thực của Thiếu Sơn ở trên là một quan niệm sâu sắc, đúng đắn. Chính vì sự thực trong nghệ thuật là sự thực mang đậm tính quan niệm nên nó có màu sắc riêng, thời gian riêng, không gian riêng. Theo Thiếu Sơn “cái sự thực ở văn chương còn bao la rộng rãi hơn cái sự thực ở thực tế nhiều”. Bởi vì “đã có sự thực hữu hình thì cũng phải có sự thực vô hình, có sự thực hiện tại thì có sự thực đã qua, có sự thực mở mắt mà nhìn thì cũng có sự thực nhắm mắt mà cảm” [60, 181].
Chính hoạt động phê bình của Thiếu Sơn đầu những năm 30 cũng không ngoài mục tiêu dân tộc, ý thức người phê bình luôn đề cao những nhà văn biết hướng về dân tộc, biết phát huy những cái thuộc về “bản sắc của nước Việt Nam”, tiếp thu tinh hoa của văn hoá, văn học nước nhà. Thiếu Sơn tâm niệm sau mỗi trang văn phải là: “Sau khi đã thấy người, ta sẽ thấy đất nước, nơi ruộng nương phong phú, chỗ rừng rú thanh u, nơi náo nhiệt như Sài Gòn - Chợ Lớn, chỗ êm đềm mát mẻ tận trong rẫy, trong làng, lúc trăng thanh giớ mát, cũng theo với những nhân vật trong truyện mà vui buồn ở chỗ phong cảnh nước nhà, tư tưởng theo cái phong tục của xã hội An Nam”. Đọc những bài viết của Thiếu Sơn, chúng ta có thể nhận ra vóc dáng tâm hồn ông, chân dung con người đau đáu vì quốc hồn, quốc tuý.
2.3.1.2. Ảnh hưởng quan niệm của phương Tây về văn học
Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã tiến nhanh trên con đường hiện đại hoá. Quá trình đổi mới và hiện đại hoá đó đã diễn ra dưới ảnh hưởng của các trào lưu văn học, triết học phương Đông và phương Tây nhất là của văn học Pháp. Điều đó là một quy luật, những nhà văn lớn, những trào lưu văn học tiêu biểu cho một thế kỷ thường là kết quả của một quá trình tổng hợp những điều thành tựu của truyền thống văn học dân tộc với tinh hoa văn hoá nhân loại.
Ngay từ năm 1904, từ nhữg dòng đầu tiên trong cuèn Văn minh tân học sách, để nói rõ ý của mình, nhóm Đông Kinh nghĩa thục đã viện dẫn đến một câu nói của nhà học giả phương Tây: “Văn minh không phải là cái có thể mua bằng giá trị mà thôi, mà còn phải mua bằng đau khổ nữa”. Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của người Âu ở nhiều lĩnh vực, các tác giả đã tìm ra những nguyên nhân khởi điểm dẫn đến sự trì trệ của nước nhà, trong đó ba nguyên nhân đầu tiên có thể gợi ý cho chúng ta nhiều điều trong hoàn cảnh tiếp nhận tri thức hiện đại nước ngoài: “Một là khởi ở cái điểm nội hạ, ngoại di, không thèm hỏi đến chính thuật và kĩ năng của các nước khác. Hai là khởi điểm ở các điểm quý đạo vương, khinh đạo bá, không thèm giảng đến cái học phú cường cơ xảo của nước ngoài. Ba là khởi ở điểm cho xưa là phải, nay là quấy không chịu xem xét kiến thức và những sự suy nghĩ bàn luận của người sau (...). Thành thử mấy nghìn năm nay, văn minh tiến hoá của ta mới có cái tính đĩnh mãi mà không có cái tĩnh động mãi. Thiệt cũng đáng ngậm ngùi buồn bã vậy” [77, 62].
Hướng về những kinh nghiệm văn học thuật của nước ngoài để học hỏi tham khảo, từ những năm đầu thế kỷ XX, trên các báo, tạp chí đã xuất hiện nhiều bài giới thiệu thành tựu của triết học, mỹ học, lý luận văn học phương Tây nói chung, nước Pháp nói riêng. Đi đầu trong công cuộc này là
Đông Dương tạp chí, Nam phong tạp chí và nhà xuất bản Âu Tây tư tưởng.
Từ năm 1917 đến 1931, Phạm Quỳnh đã viết những tiểu luận về Baudelaire, Pierre Loti, Anatole Francce, Voltaire, Rousseau, Auguste Comte, Bergson...
Nam phong cũng đã dịch và giới thiệu văn xuôi của G.Courte line, Guyác Maupassant, Priere Loti, kịch của Corneille, Molie...Từ năm 1913, Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch và cho đăng trên Đông Dương tạp chí thơ ngụ ngôn của LaFortaine, truyện thiếu nhi của Perrault, các vở kịch Trưởng giả học làm sang, Đạo đức giả, Người bệnh tưởng của Molierre và các tiểu thuyết Ba người lính ngự lâm pháo thủ (Alexandre Dumas), Những người khốn khổ
viết về những vấn đề lý luận văn học trên tạp chí Nam phong như: Bàn về văn minh học thuật nước Pháp (Số 1,7 - 1917), Về nghệ thuật bi kịch (Số 6.12 - 1917). Loạt bài Chúng ta cần phải làm gì để khuyến khích các nhà thơ và các nghệ sỹ trau dồi cái đẹp (số 60,7 - 1922; số 61,7-1922; số 62,8 - 1922)... Trên Tạp chí Thanh nghị: Nghệ thuật phê bình (số 16,1.8.1942),
Văn chương phê bình và văn học sử (số 106,10.3.1945).Trên Tạp chí Tri tân: Phê bình văn học (số 28, 19.2.1941)….
Sự ảnh hưởng rõ rệt cũng được biểu hiện ở lĩnh vực thơ ca và văn xuôi. Với nhóm Tự lực văn đoàn, văn xuôi lãng mạn đã đưa vào văn học Việt Nam những tư tưởng tiến bộ của chủ nghĩa lãng mạn châu Âu: thái độ phản phong, ý thức đề cao tự do cá nhân. Với những đại diện tiêu biểu như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Tú Mỡ, Thế Lữ, lần đầu tiên nhóm Tự lực văn đoàn đã đưa ra mẫu hình nhân vật cá nhân cũng như các quyền tự do cá nhân để chống lại những khuôn khép của lễ giáo phong kiến. Nhóm này đã tuyên bố rõ ràng: “Đem phương pháp Thái Tây ứng dụng vào văn chương An Nam.” Ngoài ra chúng ta còn thấy sự có mặt của phong cách lãng mạn phương Tây trong văn học Việt Nam. Chẳng hạn ta có thể thấy phong cách huyễn tưởng của Edgar Poe trong truyện ngắn Vàng và máu của Thế Lữ.
Cái phương pháp “Thái Tây” cũng đã được áp dụng một cách có ý thức vào thơ ca Việt Nam. Từ năm 1932 đến 1942 các nhà thơ cách tân đã phát động một phong trào Thơ mới để làm một cuộc cải cách chống lại một lối thơ cũ sáo mòn, khô cứng trong khuôn khổ niêm luật cằn cỗi, vô hồn. Và trong cuộc đấu tranh để khẳng định cái mới này, phần thắng đã thuộc về họ. Trong khoảng thời gian 10 năm đó, các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã tiếp thu ba nguồn thơ ca quan trọng: dân ca Việt Nam, thơ Đường Trung Quốc, thơ ca phương Tây hiện đại, đặc biệt là thơ ca Pháp. Các nhà thơ đại diện cho phong trào Thơ mới như Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử... ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của các
nhà thơ phương Tây. Có thể nói rằng thơ ca phương Tây, đặc biệt là thơ ca Pháp hiện đại, đã làm thành một nguồn tiếp sức cho phong trào Thơ mới nói riêng và cho sự phát triển của ngôn ngữ thơ ca trong văn học Việt Nam nói chung.
Ngoài hai hiện tượng văn học kể trên, chúng ta còn có thể nói rằng nhiều tác giả văn xuôi Việt Nam, trong đó trước hết phải kể đến các nhà văn xuôi hiện thực chủ nghĩa, đã tiếp thu văn học phương Tây như tiếp thu một nguồn sáng tạo nghệ thuật. Ta có thể nhận thấy phong cách tự nhiên chủ nghĩa của Emile Zola trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, phong cách tâm lí-nội quan của Dostoevski trong một số tác phẩm của Nam Cao (ví dụ như Truyện người hàng xóm của ông có thể làm cho ta liên tưởng đến chuyện Ghi chép dưới nhà hầm của Dostoevski)... Và đặc biệt ở đây phải kể tới trường hợp Hồ Biểu Chánh.
Hồ Biểu Chánh đã trở thành nhà văn bình dân nhất Nam Bộ ở nửa đầu thế kỷ XX, và ông là một nhà văn điển hình cho hiện tượng phóng tác theo văn học phương Tây. Các cuốn tiểu thuyết được Hồ Biểu Chánh phóng tác dựa vào văn học phương Tây là: Chúa Tàu Kim Quy (1922, phỏng theo Bá tước Monte-Cristo của A. Dumas), Cay đắng mùi đời (1923, phỏng theo Không gia đình của H. Malot), Ngọn cỏ gió đùa (1926, phỏng theo Những người khốn khổ của V.Hugo). Xét trên tổng thể, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là những tác phẩm mang tính đạo lí-xã hội, lấy cuộc đấu tranh giữa chính và tà, giữa thiện và ác làm yếu tố chủ đạo của cấu trúc tự sự. Và những cuốn tiểu thuyết dùng để phóng tác được ông tuyển chọn theo tinh thần đó đã góp phần đáng kể vào việc thể hiện quan điểm đạo lí-nghệ thuật tiến bộ của ông. Nó xuất hiện như một sự tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài ở những nhà văn đang tập dượt một thể loại văn học mới. Chính vì vậy mà trong mấy chục năm đầu của thế kỉ XX, ở Việt Nam đã có một số nhà văn tiến hành công việc văn chương này, nhưng không phải ai cũng thành công. Trong số các tác giả phóng tác thì Hồ Biểu Chánh là người duy