1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh đặc điểm của truyện kể về địa danh giữa hai thế loại truyền thuyết và cổ tích

70 866 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 382 KB

Nội dung

Mục lục Phần I: Mở đầu. 1. Lý do chọn đề tài……………………………………………….… .1. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………….… 2. 3. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………….… .2. 4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….… .3. 5. Lịch sử vấn đề……………………………………………….…… 3. 6. Cấu trúc của khóa luận……………………………………….…… 6. Phần II: Nội dung. Chương I: Những vấn đề chung. 1. Giới thuyết một số khái niệm. 1.1. Truyện kể về địa danh…………………………………………… .7. 1.2. Khái niệm truyền thuyết………………………………………… 9. 1.3. Khái niệm truyện cổ tích……………………………………… .12. 2. Thống kê, phân loại truyện kể về địa danh. 2.1. Thống truyện kể về địa danh…………………………… ….….14. 2.2. Phân loại………………………………………………………… 16. Chương II: Sự tương đồng trong truyện kể về địa danh giữa hai thể loại truyền thuyết cổ tích. 1. Tiêu đề(tên gọi)………………………………………….….…….19. 2. Cốt truyện………………………………………………… ….….21. 3. Nhân vật………………………………………………….….……26. 4. Thời gian nghệ thuật……………………………………… …….29. 5. Không gian nghệ thuật…………………………………….… .…31. Chương III: Sự khác biệt trong truyện kể về địa danh giữa hai thể loại truyền thuyết cổ tích. 1. Cốt truyện…………………………………………………… ….36. 2. Nhân vật……………………………………………………… 44. 3. Thời gian nghệ thuật………………………………………… ….50. 4. Không gian nghệ thuật……………………………………………55. Phần III: Kết luận……………….… 64 Tài liệu tham khảo……………………………………………….…….67. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam một bộ phận truyện kể về địa danh. Bộ phận này chiếm một số lượng đáng kể nhưng lại chưa được các nhà nghiên cứu thực sự quan tâm. Để hiểu được thế nào là truyện kể về địa danh những đặc điểm nổi bật của bộ phận truyện này thì theo chúng tôi phải đi vào nghiên cứu các “văn bản” truyện cụ thể. Tất nhiên, chúng tôi chỉ chọn nghiên cứu những truyện đã được sưu tầm, công bố trong các tài liệu chứ không thể nghiên cứu tất cả những truyện lưu hành , trôi nổi trong dân gian. Mặt khác, chúng tôi cũng chỉ tập trung nghiên cứu những truyện kể về địa danh thuộc hai thể loại truyền thuyết cổ tích - hai thể loại chứa hầu hết bộ phận truyện kể này. 1.2. Việc sắp xếp các truyện kể về địa danh vào thể loại nào đang là một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu. Hầu hết bộ phận truyện này đều thuộc về truyền thuyết cổ tích, thế nhưng, ở một số truyện, ranh giới giữa truyền thuyết cổ tích vẫn chưa sự phân định rạch ròi, chưa sự thống nhất về mặt thể loại. Chẳng hạn như Sự tích hồ Gươm: Nguyễn Đổng Chi xếp vào truyện cổ tích (Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam,Viện văn học,1993), còn Hoàng Tiến Tựu, Nguyễn Xuân Đức…lại xếp nó vào thể loại truyền thuyết…; hay như Sự tích đầm Nhất Dạ bãi Tự Nhiên (còn gọi là Truyện Nhất Dạ Trạch): Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Tiến Tựu…xếp nó vào truyện cổ tích; còn Kiều Thu Hoạch trong bài Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến lại xếp nó vào thể loại truyền thuyết…Vậy, các truyện đó thực chất thuộc thể loại nào? Đây là câu hỏi đang được nhiều người quan tâm. 2 1.3. Hiện nay, ở nước ta, việc nghiên cứu văn bản văn học từ góc độ thi pháp thể loại là một xu hướng phổ biến mang lại hiệu quả đối với cả văn học dân gian văn học viết. Việc So sánh đặc điểm của truyện kể về địa danh giữa hai thể loại truyền thuyết cổ tích cũng được chúng tôi tiến hành theo xu hướng chung đó. Trong chương trình Ngữ Văn THPT THCS (kể cả sách giáo khoa cũ mới) một số truyện thuộc thể loại truyền thuyết cổ tích được đưa vào giảng dạy, trong đó những truyện kể về địa danh như: Sự tích hồ Gươm, Sự tích núi Vọng Phu…Dạy văn nói chung dạy văn học dân gian nói riêng phải bám sát vào đặc trưng thể loại. Do đó, vấn đề mà chúng tôi đặt ra giải quyết ở đây sẽ ý nghĩa thiết thực đối với giáo viên học sinh khi tiếp cận các tác phẩm này sao cho việc giảng dạy vừa đạt hiệu quả cao vừa bám sát đặc trưng thể loại. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu So sánh để thấy được sự tương đồng khác biệt giữa truyện kể về địa danh thuộc thể loại truyền thuyết truyện kể về địa danh thuộc thể loại cổ tích. Lý giải nguyên nhân tại sao giữa chúng lại sự tương đồng khác biệt đó? Từ đó, chúng ta sẽ thấy được đặc trưng thi pháp của hai thể loại truyền thuyết cổ tích thông qua bộ phận truyện kể về địa danh. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài của chúng tôi là So sánh đặc điểm của truyện kể về địa danh giữa hai thể loại truyền thuyết cổ tích vậy nên, chúng tôi sẽ nghiên cứu những truyện mà tiêu đề của nó gắn với những địa danh cụ thể, hầu hết chúng đều xuất hiện dưới dạng các sự tích. Nguồn tư liệu chúng tôi sử dụng để giải quyết vấn đề bao gồm: 3 3.1. Tuyển tập văn học dân gian, tập 1: Thần thoại truyền thuyết, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2001. 3.2. Sáng tác dân gian về Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn, nhiều tác giả, sở Văn hóa - Thông tin Thanh Hóa xuất bản, 1985. 3.3. Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (5 tập), Nguyễn Đổng Chi, Viện văn học, 1993. 3.4. Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 6: Truyện cổ tích thần kì, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2004. 3.5. Tuyển tập văn học dân gian, tập 2, quyển 1: Truyện cổ tích, Nhà xuất bản giáo dục, 2001. Trong đó chúng tôi chỉ tìm hiểu trong phạm vi truyện kể dân gian của người Việt. 4. Phương pháp nghiên cứu Do mục đích của đề tài đối tượng nghiên cứu như đã trình bày ở trên, chúng tôi vận dụng các phương pháp: thống kê, phân loại, so sánh (chủ yếu là so sánh loại hình, so sánh lịch sử) phân tích - tổng hợp. Trong đó: thống kê, phân loại sẽ giúp ta cái nhìn bao quát hệ thống về bộ phận truyện kể về địa danh trong hai thế loại truyền thuyết cổ tích. So sánh nhằm làm nổi bật sự tương đồng khác biệt của bộ phận truyện này giữa truyền thuyết cổ tích. Còn phân tích - tổng hợp sẽ làm sáng rõ các luận điểm bằng các lý lẽ dẫn chứng minh họa khái quát, nâng cao vấn đề. 5. Lịch sử vấn đề Từ trước đến nay chưa một công trình nào thực sự đi vào nghiên cứu bộ phận truyện kể về địa danh, càng chưa công trình nào tìm hiểu, so sánh bộ phận truyện kể về địa danh giữa hai thể loại truyền thuyết cổ tích. 4 Trong các tài liệu như: giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của nhóm tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, Nhà xuất bản Giáo dục 2005 (trang 300; 313); Văn học dân gian Việt Nam của Hoàng Tiến Tựu, Nhà xuất bản Giáo dục, 1996 (trang 76, 77); Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam của Cao Huy Đỉnh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1974 (trang 45; 61); Thi pháp văn học dân gian của Lê Trường Phát, Nhà xuất bản Giáo dục 2001 (bài 2, bài 3)… nhắc đến truyện kể về địa danh trong mỗi thể loại truyền thuyết cổ tích như là một sự điểm xuyết cho từng thể loại chứ chưa thành mục, thành phần cụ thể, cũng chưa sự so sánh bộ phận truyện này giữa các thể loại. Trên các tạp chí cũng đã một số bài viết liên quan đến vấn đề này. Đó là bài Về phương pháp so sánh trong nghiên cứu văn hóa dân gian của Chu Xuân Diên, Tạp chí văn học 1997, số 2, trang 22, đặt tiền đề lý thuyết cho các công trình nghiên cứu về sau. Đó là bài của Đinh Gia Khánh: Qua việc nghiên cứu các danh từ riêng trong một số truyện cổ tích, Tạp chí nghiên cứu văn học, 1962, số 3 trang 17; bài của Trần Quốc Vượng: Từ việc nghiên cứu một số tên riêng trong các truyền thuyết nói về thời kỳ dựng nước, Tạp chí văn học 1969, số 2 trang 63; bài của Dương Tất Từ: Qua lời kể dân gian, tìm hiểu thêm ý nghĩa một số tên làng, tên đất phong tục xung quanh truyền thuyết An Dương Vương, Tạp chí văn học 1969, số 8, trang 50; bài của Nguyễn Bích Hà: Bước đầu tìm hiểu truyện kể địa danh Việt Nam, Tạp chí văn học 1984, số 2 trang 59; bài của Nguyễn Duy Hinh: Vấn đề Từ Thức, Tạp chí văn học 1986, số 5, trang 102. Đó là bài của Hồ Ngọc Hùng: Về nhóm truyền thuyết khẩn hoang ở một số vùng đất mới, Tạp chí văn học 1998, số 4, trang 71; bài của Thái Hoàng: Truyền thuyết dân gian địa danh, Tạp chí văn học 1999, số 9, trang 41. 5 Các bài nghiên cứu này mới chỉ tìm hiểu vấn đề truyện kể về địa danh trong từng thể loại trong từng nhóm truyện một cách riêng lẻ chứ chưa đưa ra một bức tranh chung về bộ phận truyện kể này từ góc nhìn so sánh. Riêng bài của tác giả Nguyễn Bích Hà: Bước đầu tìm hiểu truyện kể địa danh Việt Nam đã đề cập đến khá nhiều truyện kể về địa danh. Tác giả đã chia nhóm các truyện kể này thành những truyện giải thích tên gọi núi, sông, hồ, đầm… của những xóm làng thành phố. Chẳng hạn như “Sự tích núi Voi”,“Sự tích hồ Tây”,“Sự tích đá Vọng Phu”…và một số truyện khác không nhằm giải thích tên gọi mà lại chú ý giải thích sự hình thành hay biến đổi của các địa danh: “Sự tích sông Tô Lịch Thiên Phù”,“Sự tích đồi Đùm đồi Vai”,“Sự tích hồ Ba Bể” [8; 59]. Tác giả mới chỉ bước đầu tìm hiểu về truyện kể địa danh chứ chưa quy nó về thể loại cụ thể để so sánh chúng dưới góc độ thi pháp. Mặc dù, Nguyễn Bích Hà đã chỉ ra rằng: một bộ phận truyện kể địa danh đi sâu mãi vào những vấn đề liên quan đến lịch sử địa danh, ổn định dạng truyện kể địa danh đích thực một bộ phận khác kết nạp thêm những chi tiết tính chất sinh hoạt xã hội, minh họa cho một bài học nhân sinh nào đó (lòng từ thiện, lòng chung thủy) khiến cho yếu tố địa danh nhạt dần, trở thành yếu tố không căn bản trong cốt truyện [8; 60] nhưng tác giả lại chưa đưa nó về hai thể loại cụ thểtruyền thuyết cổ tích để so sánh. Gần đây, một cuốn sách trong bộ Kể chuyện lịch sử Việt Nam do Nguyễn Bích Ngọc chủ biên, tên Bình Định Vương, nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin 2008, cũng đã tìm hiểu về các địa danh gắn với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tác giả đã sưu tầm đuợc 10 câu chuyện gắn với tên làng: làng Nhân; Hữu Lễ - Bái Thượng - Bái Đô; làng Tiên Nông; làng Hương; làng Trò; làng Năng Cát; chòm Thiu, chòm Đỏ; thôn Chí Cẩn - Đoán Quyết; làng Bà; làng Bất Căng. Ngoài ra, cuốn sách còn nhắc đến 6 13 địa danh khác: mả Ngô, thác Ma Ngao, Ngàn Tiên, cánh đồng Mẫu Hậu, đền Quốc Mẫu, núi Dầu, Thung Voi, giếng Hộ Quốc, bản Sắt, hòn Đá Khao, Vực Sống, Vực Bỏ trên sông Cầu Chày, núi Mục, hang Ta Lới. Tuy nhiên, đây chỉ là những câu chuyện ngắn gọn kể về các địa danh chứ không phải là sự đi sâu nghiên cứu đặc điểm của các truyện kể về địa danh. Mặt khác những câu chuyện này chỉ là một bộ phận trong số các dã sử về khởi nghĩa Lam Sơn mà tác giả sưu tầm trong công trình nghiên cứu này, chứ không phải hoàn toàn tập trung vào truyện kể địa danh. Như vậy, hầu hết các công trình nghiên cứu từ trước đến nay mới chỉ dừng lại ở việc sưu tầm, nghiên cứu truyện kể địa danh trong từng thể loại mà chưa thực sự công trình nào đi vào so sánh bộ phận truyện này giữa các thể loại với nhau. Từ thực tế đó, trên sở tiếp thu những thành tựu đã có, với cái nhìn tổng hợp, so sánh, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài cho khóa luận của mình là: So sánh đặc điểm của truyện kể về địa danh giữa hai thể loại truyền thuyết cổ tích. Với đề tài này, chúng tôi muốn góp phần thiết thực vào việc tiếp cận các truyện kể về địa danh từ góc độ thi pháp thể loại, đặc biệt là đối với những truyện còn sự giao thoa, nhập nhằng về thể loại. 6. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận được triển khai trong ba chương: Chương I : Những vấn đề chung. Chương II: Sự tương đồng trong truyện kể về địa danh giữa hai thể loại truyền thuyết cổ tích. Chương III: Sự khác biệt trong truyện kể về địa danh giữa hai thể loại truyền thuyết cổ tích. 7 PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Giới thuyết một số khái niệm Để tạo tiền đề về mặt lý thuyết cho việc so sánh đặc điểm của truyện kể về địa danh trong hai thể loại truyền thuyết cổ tích, chúng tôi sẽ đi vào giới thuyết một số khái niệm liên quan trực tiếp đến đề tài. 1.1. Truyện kể về địa danh “Địa danh” nếu chiết tự theo nghĩa Hán Việt thì “địa” nghĩa là “đất”; “danh” nghĩa là “tên”. Vậy “địa danh” là “ tên đất”. Còn theo “Từ điển tiếng Việt căn bản”, thì “địa danh” nghĩa là “tên vùng, miền, địa phương” [19; 240] . Tuy nhiên , theo chúng tôi, “địa danh” ở đây không bó hẹp trong những tên đất chung chung mà nó thể là tên đất, tên núi, tên làng, tên sông cụ thể ở các vùng, miền, các địa phương khác nhau. “Truyện kể” ở đây là những truyện kể dân gian tức là những truyện do nhân dân lao động sáng tạo ra, lưu truyền trong dân gian nhiều dị bản khác nhau. Vậy, “truyện kể về địa danh” theo chúng tôi là những truyện mà ngay từ tiêu đề đã gắn với những địa danh cụ thể. Đó là những địa danh thật trong thực tế nhưng đã được người dân lao động thổi hồn vào đó, gắn cho nó một nội dung lịch sử, xã hội nhất định. Bởi vậy, tiêu đề của truyện kể về địa danh thường đã gợi mở phần nào nội dung của truyện là giải thích nguồn gốc tên gọi, đặc điểm của các làng (như làng Đong, làng Cẩm Bào…), tên núi (như núi Mục, núi Đèn, núi Dầu, núi Ngũ Hành…), tên sông, hồ, ao, đầm (như hồ Gươm, hồ Ba 8 Bể, sông Cầu Chày, đầm Mực, sông Tô Lịch…), tên đất (như cánh đồng ao Voi, cánh đồng Mẫu Hậu, thành Lồi, thành Cổ Loa, thành Lục Niên…) Nguyễn Bích Hà, trong một bài viết cũng đã giới thiệu về bộ phận truyện kể về địa danh như sau: Trên mọi miền đất nước, đi đến đâu ta cũng được nghe kể chuyện về sông kia, núi nọ, đất này. Song nếu chú ý thì sẽ thấy không phải sông, núi, làng xóm nào cũng truyện kể về không phải ngẫu nhiên những con sông lớn, những trái núi cao hoặc những con sông, trái núi ảnh hưởng lớn đến đời sống cư dân một vùng, một miền, bao giờ cũng đựợc giải thích bằng truyện kể [8; 59]. Còn giáo sư Nguyễn Đổng Chi thì viết : Đặc biệt ở Việt Nam gần như mỗi thắng cảnh, mỗi một đền thờ địa phương đều gắn liền với một hoặc nhiều truyền thuyết, cổ tích. Những sáng tác dân gian đó, bên cạnh nội dung chủ yếu là những sự tích anh hùng hoặc những sự nghiệp lớn lao kỳ vĩ của dân chúng địa phương, còn giá trị là những “bài thơ” rất đẹp, những “tấm bia” nghệ thuật trong đó ghi chép, ca ngợi, làm thi vị thêm cảnh trí thiên nhiên đất nước của từng vùng [2; 92]. Qua sự thống (sẽ trình bày ở mục sau), chúng tôi thấy rằng hầu hết các truyện kể về địa danh đều tồn tại dưới dạng các sự tích theo công thức: Sự tích + địa danh: Sự tích hồ Gươm, Sự tích hồ Ba Bể, Sự tích núi Đèn, Sự tích thành Cổ Loa… Tuy nhiên , nói như thế không nghĩa là những truyện tiêu đề mở đầu bằng chữ “sự tích” đều là truyện kể về địa danh. Thực tế, rất nhiều truyện là “sự tích” nhưng không phải là truyện kể về địa danh như: Sự tích trầu cau, Sự tích chim đa đa, Sự tích con muỗi, Sự tích dưa hấu…Mặt khác, chúng tôi cũng không đồng nhất, hay nói cách khác là chúng tôi phân biệt rõ khái niệm truyện kể về địa danh với những truyện yếu tố địa danh xuất hiện. một số truyện 9 sự xuất hiện của yếu tố địa danh nhưng đó không phải là truyện kể về địa danh. Chẳng hạn trong truyện Thánh Gióng sự xuất hiện của những địa danh như làng Phù Đổng, núi Sóc Sơn…; trong truyện kể về Bà Trưng vùng Mê Linh… Những yếu tố địa danh đó chỉ đóng vai trò là không gian nghệ thuật - nơi nhân vật đã từng tồn tại hoặc đã sự kiện gì diễn ra ở đó… chứ không nhằm mục đích giải thích tên gọi, nguồn gốc, đặc điểm của địa danh hay thông qua địa danh để gửi gắm một vấn đề xã hội nào đó. Đối với những truyện như An Dương Vương thì nếu nó xuất hiện với tên gọi An Dương Vương hoặc Mị Châu, Trọng Thủy thì đó không phải là truyện kể về địa danh. Còn nếu nó xuất hiện với tên gọi Sự tích thành Cổ Loa thì nó được coi là truyện kể về địa danh. Tương tự, truyện Chử Đồng Tử không phải là truyện kể về địa danh nhưng với cái tên Sự tích đầm Nhất Dạ bãi Tự Nhiên hay Truyện Nhất Dạ Trạch thì nó lại là truyện kể về địa danh… Như vậy, tiêu đề của truyện kể là tiêu chí đầu tiên để nhận diện bộ phận truyện kể về địa danh trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Như chúng tôi đã đề cập ở mục “lý do chọn đề tài” thì hiện nay, vấn đề phân loại truyện kể dân gian đang gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu, bộ phận truyện kể về địa danh cũng chịu chung số phận. Để thể sắp xếp đúng thể loại thì theo chúng tôi cần phải bám sát vào các khái niệm “truyền thuyết” “cổ tích”. 1.2. Khái niệm truyền thuyết Từ khi truyền thuyết được tách ra thành một thể loại văn học dân gian đến nay, đã nhiều định nghĩa về truyền thuyết của các tác giả như: Nguyễn Đổng Chi, Phan Trần, Đỗ Bình Trị, Kiều Thu Hoạch, Lê Chí Quế, Phạm Văn Đồng, Hoàng Tiến Tựu…Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ 10 . so sánh đặc điểm của truyện kể về địa danh giữa hai thể loại truyền thuyết và cổ tích, chúng tôi phân loại các truyện trên vào hai thể loại truyền thuyết. trong truyện kể về địa danh giữa hai thể loại truyền thuyết và cổ tích. Chương III: Sự khác biệt trong truyện kể về địa danh giữa hai thể loại truyền thuyết

Ngày đăng: 22/12/2013, 12:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Mậu Cảnh, 2008, Lý thuyết và thực hành văn bản tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết và thực hành văn bản tiếng Việt
Nhà XB: NXBĐại học Quốc gia Hà Nội
2. Nguyễn Đổng Chi, 1993, Kho tàng truyện cổ tích Việt nam (5 tập), Viện văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện cổ tích Việt nam
3. Chu Xuân Diên, 1997, Về phương pháp so sánh trong nghiên cứu văn hóa dân gian, Tạp chí Văn học số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phương pháp so sánh trong nghiên cứu vănhóa dân gian
4. Hoàng Minh Đạo, 1991, Dạy truyện cổ tích trong chương trình ngữ văn 6, thông cáo khoa học số 2, trường Đại học Sư phạm Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy truyện cổ tích trong chương trình ngữvăn 6
5. Phạm Văn Đồng, 1969, Nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương, Báo nhân dân số ra ngày 24/09 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương
6. Nguyễn Xuân Đức, 2003, Những vấn đề thi pháp văn học dân gian, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp văn học dân gian
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
7. Cao Huy Đỉnh, 1974, Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt nam, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt nam
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
8. Nguyễn Bích Hà, 1984, Bước đầu tìm hiểu truyện kể địa danh Việt nam, Tạp chí văn học số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu truyện kể địa danh Việtnam
9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 1999, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữvăn học
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Nguyễn Thái Hòa, 2000, Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Nhà XB: NXB Giáodục
11. Thái Hoàng, 1999, Truyền thuyết dân gian và địa danh, Tạp chí văn học số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thuyết dân gian và địa danh
12. Trần Hoàng, 2002, Văn học dân gian Việt nam, NXB Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt nam
Nhà XB: NXB Đại học Huế
13. Nguyễn Duy Hinh, 1986, Vấn đề Từ Thức, Tạp chí văn học số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề Từ Thức
14. Hồ Ngọc Hùng, 1998, Về nhóm truyền thuyết khẩn hoang ở một vùng đất mới, Tạp chí văn học số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về nhóm truyền thuyết khẩn hoang ở một vùngđất mới
15. Đinh Gia Khánh, 1962, Qua việc nghiên cứu các danh từ riêng trong một số truyện cổ tích, Tạp chí nghiên cứu văn học số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qua việc nghiên cứu các danh từ riêng trongmột số truyện cổ tích
16. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, 2005, Văn học dân gian Việt nam, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn họcdân gian Việt nam
Nhà XB: NXB Giáo dục
17. Nguyễn Bích Ngọc, 2008, Bình Định Vương, NXB Văn hóa - thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình Định Vương
Nhà XB: NXB Văn hóa - thông tin
18. Bùi Mạnh Nhị, Hồ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Ngọc Điệp, 1999, Văn học dân gian những công trình nghiên cứu, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vănhọc dân gian những công trình nghiên cứu
Nhà XB: NXB Giáo dục
19. Nhiều tác giả, 2001, Từ điển tiếng Việt căn bản, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt căn bản
Nhà XB: NXB Đại học Quốcgia Hà Nội
20. Nhiều tác giả, 2001, Tuyển tập văn học dân gian, tập 1: Thần thoại và truyền thuyết, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập văn học dân gian, tập 1: Thần thoại vàtruyền thuyết
Nhà XB: NXB Giáo dục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w